Đề thi học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2008-2009 (Có đáp án)

Đề thi học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2008-2009 (Có đáp án)

Câu 25: Hoán vị gen thường nhỏ hơn 50% vì:

A. Hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài, cá thể.

B. Các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết, nếu có hoán vị gen xảy ra chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit khác nguồn của cặp NST kép tương đồng.

C. Chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen.

D. Các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn.

 

doc 3 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 112Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2008-2009 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 12- Năm học 2008-2009
MÔN: Sinh học
(Đề thi có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) 
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:.............................................. Số báo danh:................
(Đáp án đúng là phương án có gạch chân)
Câu 1: Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng để nhân giống nhanh chóng nhiều động vật quý hiếm được gọi là phương pháp
A. Kỹ thuật chuyển phôi.	B. Nuôi cấy hợp tử.
C. Nhân giống đột biến.	D. Cấy truyền phôi
Câu 2: Điều không thuộc bản chất của qui luật phân ly của Men Đen
A. Do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp.
B. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định.
C. Các giao tử là giao tử thuần khiết.
D. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui định.
Câu 3: Kiểu gen AaBb cho được các kiểu giao tử sau:
A. AB ; Ab ; aa ; ab.	B. AB ; Ab ; Aa ; ab.	C. AA ; Ab ; aB ; ab	D. AB ; Ab ; aB ; ab.
Câu 4: Điều kiện quan trọng nhất đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là
A. Trội lặn hoàn toàn.
B. Mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng phải nằm trên một cặp nhiễm sắc thể.
C. Mỗi gen quy định một tính trạng tương ứng.
D. Bố mẹ phải thuần chủng.
Câu 5: Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở thế hệ thứ hai có sự phân ly theo tỉ lệ
A. 1 trội: 1 lặn.	B. 1 trội: 2 lặn.	C. 2 trội: 1 lặn.	D. 3 trội: 1 lặn.
Câu 6: Một quần thể thực vật, thế hệ xuất phát P có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ % Aa ở thế hệ thứ nhất và thứ hai lần lượt là:
A. 0,5 % ; 0,5 %.	B. 50 % ; 25 %.	C. 0,75 % ; 0,25 %.	D. 75 % ; 25 %.
Câu 7: Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số:
A. Tính trạng của loài.	B. Nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội n của loài.
C. Nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.	D. Giao tử của loài.
Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen ?
A. Tuỳ khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động.
B. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở cơ thể có kiểu gen dị hợp tử.
C. Tuỳ loài sinh vật, tuỳ giới tính.
D. Có sự tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu I giảm phân.
Câu 9: Trong một quần thể ngẫu phối, nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3, thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra
A. 10 tổ hợp kiểu gen.	B. 4 tổ hợp kiểu gen.	C. 8 tổ hợp kiểu gen.	D. 6 tổ hợp kiểu gen.
Câu 10: Kiểu gen AB/ ab, nếu xảy ra hoán vị gen với f = 20 % thì tỉ lệ các loại giao tử là:
A. AB = 25 % ; ab = 25 % ; Ab = 25 % ; aB = 25 %.
B. Ab = 40 % ; Ab = 40 % ; AB = 10 % ; ab = 10 %.
C. AB = 40 % ; ab = 40 % ; Ab = 10 % ; aB = 10 %.
D. AB = 45 % ; ab = 45 % ; Ab = 5 % ; aB = 5%.
Câu 11: Qui luật phân ly không nghiệm đúng trong điều kiện
A. Tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.
B. Số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.
C. Tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường.
D. Bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.
Câu 12: Trường hợp dẫn tới sự di truyền liên kết là
A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
B. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết.
C. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.
D. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau.
Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết?
A. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
C. Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới.
D. Làm hạn chế các biến dị tổ hợp.
Câu 14: Qui trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước:
1. Chọn lọc cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
2. Tạo dòng thuần chủng
3. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến
A. 3→ 1→ 2	B. 3→ 2→ 1	C. 1→ 2→ 3	D. 2→ 3→ 1
Câu 15: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích
A. Tạo giống mới.	B. Cải tiến giống.	C. Tạo dòng thuần.	D. Tạo ưu thế lai.
Câu 16: Trong trường hợp các gen phân ly độc lập, tác động riêng lẻ, các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là:
A. 1/16.	B. 81/256.	C. 27/256.	D. 3/256.
Câu 17: Cừu Đôli được sinh ra bằng phương pháp
A. Kỹ thuật chuyển gen.	B. Cấy truyền phôi ở động vật.
C. Lai tế bào trần ở động vật	D. Nhân bản vô tính ở động vật.
Câu 18: Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,04AA + 0,32Aa + 0,64aa = 1, tần số các alen A và a là:
A. A = 0,2 , a = 0,8 B. A = 0,4 , a = 0,6 C. A = 0,75 , a = 0,25	D. A = 0,64 , a = 0,36
Câu 19: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly là :
A. Do sự di truyền cùng nhau của cặp alen trên một nhiễm sắc thể.
B. Sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
C. Sự phân ly đồng đều của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen alen.
D. Các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.
Câu 20: Trong các phát biểu sau, phát biểu phù hợp với định luật Hacđi- Van bec là
A. Trong một quần thể ngẫu phối, tần số các alen và thành phần kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ B. Trong một hệ sinh thái đỉnh cực, dòng năng lượng không thay đổi.
C. Trong quần thể, tần số đột biến bù trừ với áp lực chọn lọc.
D. Các cá thể có chiều cao hơn phân bố bên dưới các vĩ độ cao hơn.
Câu 21: Hiện nay cà chua biến đổi gen có thể vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị hỏng, là do người ta đã:
A. đưa thêm gen hạn chế quả chín vào tế bào	B. gây bất hoạt gen làm chín quả
C. gây biến đổi gen làm chín thành chậm chín	D. loại bỏ gen làm chín quả
Câu 22: Ưu thế lai cao nhất ở
A. F1.	B. F4.	C. F2.	D. F3.
Câu 23: Vốn gen của quần thể là
A. Toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể tại thời điểm xác định.
B. Tần số kiểu gen của quần thể tại thời điểm xác định.
C. Tổng số các kiểu gen của quần thể tại thời điểm xác định.
D. Tần số các alen của quần thể tại thời điểm xác định
Câu 24: Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để
A. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
B. đưa ADN tái tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
C. tạo ADN tái tổ hợp được dễ dàng.
	D. nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
Câu 25: Hoán vị gen thường nhỏ hơn 50% vì:
A. Hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài, cá thể.
B. Các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết, nếu có hoán vị gen xảy ra chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit khác nguồn của cặp NST kép tương đồng.
C. Chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen.
D. Các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn.
Câu 26: Đem lai hai cây đậu Hà Lan F1 dị hợp về một cặp tính trạng, Menden thu được F2 tỉ lệ kiểu hình
A. 1:1	B. 9:3:3:1	C. 3:3:1:1	D. 3:1
Câu 27: Trong một quần thể tự phối thì thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng
A. Ngày càng ổn định về tần số các alen.
B. Phân hóa thành các dòng thuần có kiển gen khác nhau.
C. Tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp.
D. Ngày càng phong phú, đa dạng về kiểu gen.
Câu 28: Một quần thể bò 400 con lông vàng, 400 con lông lang trắng đen, 200 con lông đen. Biết kiểu gen BB quy định lông vàng, Bb quy định lông lang trắng đen, bb quy định lông đen. Tần số tương đối của các alen trong quần thể là:
A. B=0,6 ; b=0,4	B. B=0,8 ; b=0,2	C. B=0,4 ; b=0,6	D. B=0,2 ; b=0,8
Câu 29: Nếu F1 có n tính trạng (trội-lặn hoàn toàn) do n cặp gen dị hợp trên n cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau, thì số loại kiểu hình ở F2 là bao nhiêu?
A. 2n	B. n2	C. 2n	D. 2n + 1
Câu 30: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập. Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ là
A. AaBb x Aabb.	B. Aabb x AaBB.	C. AaBB x aaBb.	D. AaBb x AaBb.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_132_nam_hoc_2008_2.doc