Giáo án Sinh bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

Giáo án Sinh bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức:

Sau khi học bài này học sinh cần:

- Giải thích được quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến

- Nêu được một số thành tựu tạo giống thực vật bằng công nghệ tế bào.

- Trình bày được kĩ thuật nhân bản vô tính ở động vật.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

 Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.

2.Phương tiện dạy học:

- Tranh hình 19 sách giáo khoa.

- Phiếu học tập

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2019Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:10 TIẾT:20
NS:9/10 ND:23/10
BÀI : 19
žžžžžwwwwwœ v wwwwwžžžžžž
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Kiến thức: 
Sau khi học bài này học sinh cần:
Giải thích được quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến
Nêu được một số thành tựu tạo giống thực vật bằng công nghệ tế bào.
Trình bày được kĩ thuật nhân bản vô tính ở động vật.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
	Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.
2.Phương tiện dạy học:
Tranh hình 19 sách giáo khoa.
Phiếu học tập
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi, cây trồng được tạo bằng những cách nào
Ưu thế lai là gì? Nêu phương pháp tạo giống ưu thế lai, tại sao ưu thế lai thường cao nhất ở F1 và giảm dần qua các đời sau?
3. Nội dung bài mới:
Bài trước chúng ta nghiên cứu phương thức chon giống vật nuôi cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, còn 1 nguồn nguyên liệu cũng có giá trị đối với chọn giống đó là đột biến. Hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Đột biến tạo giống mới có thể dựa trên cơ sở nào?
Một kiểu gen cụ thể muốn nâng cao năng suất cần biến đổi vật chất di truyền cũ tạo ra đột biến gen.
Nghiên cứu sách giáo khoa Mục I.1 Cho biết qui trình tạo giống mới gồm mấy bước.
Tác nhân gây đột biến ở sinh vật? Các loại tác nhân cụ thể.
Tại sao xử lí mẩu vật phải lựa chọn tác nhân, liều lượng, và thời gian hợp lí?
Phương pháp gây đột biến chủ yếu phù hợp với đối tượng nào?
Tại sao?
Tại sao động vật bậc cao người ta không hoặc ít gây đột biến?
Tại sao khi gây đột biến nhân tạo phải chọn lọc ? có phải mỗi loại đột biến ta thu được kết quả mong muốn không? Vì sao?
Nếu chúng ta chọn được gen đột biến như mong muốn bước kết tiếp ta phải làm gì?
Hãy cho biết cách thức để nhận biết Các cây tứ bội trong các cây lưỡng bội?
Phát phiếu học tập
Thảo luận nhóm 5 phút.
Giáo viên lắng nghe
=> kết luận.
( phiếu học tập)
Năm 1997 người ta đã nhân bản thành công con cừu đôly. Dựa vào kiến thức đã học lớp 11 và hình 19 em hãy trình bày quy trình nhân bản cừu đôly.
Em hãy cho biết ý nghĩa thực tiễn của phương pháp nhân bản vô tính ở động vật?
Còn phương pháp cũng nhân cao năng suất trong chăn nuôi mà chúng ta đã học công nghê 10 đó là gì?
Em hãy trình bày sơ lượt về quá trình này?
Gồm 3 bước:
Xử lí mẩu vật bằng tác nhân đột biến
Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
Các loại tác nhân: Tác nhân vật lí( tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt). Tác nhân hóa học ( 5Bu, EMS,..Consixin)
Để đạt hiệu quả cao nhất.( phần lớn đột biến là có hại,..)
Chủ yếu là vi sinh vật và thực vật
(VSV:biến dị di truyền chủ yếu tạo ra nhờ đột biến gen.) sinh sản nhanh chon lọc và nhân các cá thể đột biến dễ dàng hơn. 
Hệ gen của chúng phức tạp,phần lớn các đột biến làm mất cân bằng hệ gen dẫn đến rối loạn về sinh lí nên giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản,hoặc chết.
Tại vì đột biến thường không có hướng, tác nhân gây đột biến với nhiều loại tác nhân khác nhau trong đó chỉ 1 phần nhỏ là loại đột biến mà người chọn giống quan tâm. Làm thế nào để phát hiện là điều không dễ dàng => sàng lọc chọn những đột biến mong muốn. Sau khi chon được các đột biến mong muốn nuôi trong môi trường dinh dưỡng thích hợp. 
Cơ quan sinh dưỡng ( 4n) có kích thước to hơn các cây lưỡng bội(2n).
Học sinh thảo luận nhóm.( 5’)
Đại diện nhóm 1 trình bày.
Nhóm 3 nhận xét, bổ sung
Các nhóm còn lại nhận xét.
bổ sung 
=> lĩnh hội kiến thức.
Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân,nuôi trong phòng thí nghiệm.
Tách tế bào trứng của cừu khác loại bỏ nhân của tế bào này.
Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bỏ nhân.
+ Nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để trứng phát triển thành phôi.
+ chuyển phôi vào tử cung của cừu mẹ để nó mang thai.
Nhân nhanh giống vật nuôi quí hiếm. cung cấp cơ quan nội tạng cho người bệnh.
Cây truyền phôi.
Chia cắt phôi đông vật thành nhiều phôi => cho phôi này vào tử cung các con vật khác. 
=> tạo được nhiều động vật có kiểu gen giống nhau.
I.TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN.
1. Qui trình.
- Gồm 3 bước:
Xử lí mẩu vật bằng tác nhân đột biến
Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với vi sinh vật.
2.Một số thành tựu tạo giống ở Việt Nam.
Xử lí tác nhân vật lí, hóa học thu được nhiều chủng vi sinh vật, lúa , đậu tương,  có nhiều đặc tính quí
Sử dụng consixin tạo dâu tằm tứ bội.
II. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
1. Công nghệ tế bào thực vật 
( Đáp án phiếu học tập)
2.Công nghệ tế bào động vật.
a. Nhân bản vô tính ở động vật
- Gồm các bước:
Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân,nuôi trong phòng thí nghiệm.
Tách tế bào trứng của cừu khác loại bỏ nhân của tế bào này.
Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bỏ nhân.
+ Nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để trứng phát triển thành phôi.
+ chuyển phôi vào tử cung của cừu mẹ để nó mang thai.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Nhân bản vô tính thành công ở chuột, khỉ, bò, dê, lợn ,.. Nhân nhanh giống vật nuôi quí hiếm.
Tạo ra các giống động vật mang gen người nhằm cung cấp cơ quan nội tạng cho người bệnh.
b. Cấy truyền phôi 
* Ý nghĩa: Tạo nhiều giống vật nuôi có kiểu gen giống nhau cùng cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
Phiếu học tập:
Nội dung
Nuôi cấy mô tế bào
Dung hợp tế bào trần
Chọn dòng tế bào xoma
Nuôi cấy hạt phấn hoặc noản.
Nguồn nguyên
liệu ban đầu
Cách tiến hành
Cơ sở di truyền củaphương pháp
Ưùng dụng
thực tiễn.
Đáp án:
Nội dung
Nuôi cấy mô tế bào
Dung hợp tế bào trần
Chọn dòng tế bào xoma
Nuôi cấy hạt phấn hoặc noản.
Nguồn nguyên
liệu ban đầu
Tế bào, mô 
Tế bào sinh dưỡng, ( xoma) 
Cây lai khác loài.
Noản, hạt phấn
Cách tiến hành
Cho tế bào ( mô) vào môi trường dinh dưỡng đặc biệt 
Loại bỏ thành tế bào của hai loài, đưa 2 tế bào vào môi trường dinh dưỡng đặc biệt dung hợp với nhau 
lấy tế bào ( xoma) cho vào môi trường dinh dưỡng đặc biệt
Nuôi noản, hạt phấn => cây đơn bôi( n ). Hóa chất => mô đơn bội => hc=> cây lưỡng bội
Cơ sở di truyền của phương pháp
Con lai có bộ NST hoàn toàn giống mẹ 
Con lai có bộ NST giống 2 loài 
Tạo được cây con có bộ NST hoàn toàn giống mẹ 
Đồng hợp tử về tất cả các kiểu gen.
Ưùng dụng
thực tiễn.
Nuôi cấy da ( bị bỏng),.. tạo giống cây đồng nhất về kiểu gen.
Cây lai giữa 2 loài thuốc lá, giữa khoai tây và cà chua.
Tạo được nhiều cây quí trong thời gian ngắn nhất.
Lợi trong chọn giống và cây trồng.
4 Củng cố: 
1. Ưu điểm của lai tế bào so với sinh sản hữu tính là.
	A. Tạo được hiện tượng ưu thế lai.
	B.Hạn chế được hiện tượng thoái hóa.
	C. Tái tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài rất xa nhau trong bậc thang phân loại
	D. Giải quyết tình trạng khó khăn trong giao phối của phương pháp lai xa.
2.Người ta dùng phương pháp nào sau đây để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai?
	A. Xung điện cao áp	B. Hooc môn thích hợp	
C. Keo hữu cơ polietilen glycol	D. Không có phương án đúng.
3. Cừu đôly là kết quả của phương pháp
	A. Lai tế bào	B. Lai xa	
	C. Nhân dòng vô tính	D. Không phải các phương pháp trên.
Đáp án: 1C	2B	3C
5 Dặn dò:
	Về nhà học bài, làm bài tập 1,2,3,4,5 sách giáo khoa trang 82
Xem trước bài 20 TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN. Trả lời các câu hỏi sau: Các bước tiến hành trong kĩ thuật cấy gen? sinh vật biến đổi gen là gì? Những thành tựu tạo giống biến đổi gen.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 19.doc