Đề cương Sinh 12 - Chương 4 (kèm đáp án)

Đề cương Sinh 12 - Chương 4 (kèm đáp án)

Bài 18 Chọn giống vật nuôi và cây trồng trên nguồn biến dị

1/ Trong chọn giống người ta tạo biến dị tổ hợp chủ yếu bằng phương pháp:

 a lai phân tử. b lai khác loài. c lai cá thế. d lai tế bào.

2/ Trong chọn giống, điều nào sau đây không đúng với phương pháp tự thụ phấn?

 a Củng cố một số đặc tính mong muốn. b Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn.

 c Tạo sản phẩm sử dụng trong lai kinh tế. d Tạo ra các dòng thuần chủng.

3/ Để tạo ưu thế lai, người ta tiến hành : Dòng A x dòng B --> dòng C.

 Dòng D x dòng E --> dòng F.

 Dòng C x dòng F --> dòng G. Đây là phép lai:

 a thuận nghịch. b sử dụng con lai F làm sản phẩm.

 c khác dòng kép. d sử dụng con lai G làm giống.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2375Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Sinh 12 - Chương 4 (kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG IV:
Bài 18 Chọn giống vật nuôi và cây trồng trên nguồn biến dị
1/ Trong chọn giống người ta tạo biến dị tổ hợp chủ yếu bằng phương pháp:
	a	lai phân tử.	b	lai khác loài.	c	lai cá thế.	d	lai tế bào.
2/ Trong chọn giống, điều nào sau đây không đúng với phương pháp tự thụ phấn?
	a	Củng cố một số đặc tính mong muốn.	b	Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn.
	c	Tạo sản phẩm sử dụng trong lai kinh tế.	d	Tạo ra các dòng thuần chủng.
3/ Để tạo ưu thế lai, người ta tiến hành : Dòng A x dòng B --> dòng C.
	 Dòng D x dòng E --> dòng F.
	 Dòng C x dòng F --> dòng G. Đây là phép lai:
	a	thuận nghịch.	b	sử dụng con lai F làm sản phẩm.
	c	khác dòng kép.	d	sử dụng con lai G làm giống.
 4/ Trong chọn giống vật nuôi, cây trồng, điều nào sau đây đúng với kết quả biến dị tổ hợp?
	a	Tạo nhiều giống phù hợp với nhu cầu sản xuất. 	b	Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen. 
	c	Tạo nhiều giống mới có năng suất cao. 	d	Tạo sự đa dạng về kiểu hình trong chọn giống.
 5/ Ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau là do:
	a	tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần, tỉ lệ thể dị hợp tăng lên, gen lặn có hại được biểu hiện.
	b	tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp tăng lên, gen lặn có hại được biểu hiện.
	c	tỉ lệ thể đồng hợp giảm dần, gen lặn có hại được biểu hiện.
	d	tỉ lệ thể dị hợp tăng lên, gen lặn có hại được biểu hiện.
 6/ Phương pháp lai nào sau đây tạo ưu thế lai tốt nhất?
	a	Lai khác thứ.	b	lai khác nòi.	c	Lai khác dòng.	d	Lai khác loài.
 7/ Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần?
	a	Tạo ưu thế lai.	b	Hiện tượng thoái hoá giống.
	c	Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, tỉ lệ thể dị hợp giảm.	d	Tạo ra dòng thuần.
 8/ Phương pháp lai nào dưới đây không được sử dụng để tạo ưu thế lai?
	a	Lai khác dòng đơn.	b	Lai cải tiến giống.	c	Lai khác dòng kép.	d	Lai kinh tế.
 9/ Phương pháp lai nào sau đây không sử dụng để tạo giống lai cho ưu thế lai?
	a	Lai khác dòng đơn. b	Lai thuận nghịch. c Lai tế bào sinh dưỡng. 	dLai khác dòng kép.
 10/ Theo giả thuyết siêu trội, con lai có kiểu hình vượt trội so với bố mẹ khi có kiểu gen:
	a	AaBBDd.	b	aaBBddEE.	c	AaBbDd.	d	AaBBDDee.
 11/ Phương pháp chọn giống chủ yếu đôí với động vật là:
	a	gây đột biến nhân tạo và chọn lọc.	b	lai tế bào. 	c	giao phối.	d lai phân tử.
 12/ Phương pháp lai nào dưới đây được sử dụng chủ yếu để tạo giống cây trồng mới?
	a	Lai hữu tính kết hợp đột biến thực nghiệm. 	b	Tạo ưu thế lai.
	c	Nuôi cấy mô thực vật, nuôi cấy bao phấn, hạt phấn. 	d	Lai giữa cây trồng và loài hoang dại.
 13/ Để tạo ưu thế lai, người ta tiến hành : Dòng A x dòng B --> con lai C.
	 Dòng D x dòng E --> con lai F.
	 Con lai C x con lai F --> con lai G. Điều nào sau đây là đúng nhất?
	a	Đây là phép lai khác dòng đơn.	b	Con lai G được dùng trong sản xuất.
	c	Đây là phép lai thuận nghịch.	d	Con lai F được dùng trong sản xuất.
 14/ ưu thế lai là hiện tượng:
	a	con lai có sức sống, năng suất co hơn hẳn bố mẹ. 	b	con lai có NS cao hơn P nhưng bất thụ.
	c	con lai mang kiểu gen đồng hợ trội. 	d	con lai có kiểu hình mới so với bố mẹ.
 15/ Trong chọn giống, lai khác dòng nhằm mục đích:
	a	tạo tổ hợp lai có giá trị	b	tạo ưu thế lai. c tạo dòng thuần. 	d	tạo giống mới.
 16/ Nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra biến dị tổ hợp?
	a	Liên kết gen. b Hoán vị gen.	c Quá trình phát sinh giao tử 	d	Quá trình thụ tinh.
 17/ Trong việc tạo ưu thế lai, người ta lai thuận nghịch giữa các dòng tự thụ phấn nhằm tìm ra:
	a	các giống thuần mang tính trạng mong muốn.	b	tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất.
	c	tổ hợp các gen trội có lợi	d	tổ hợp các gen lặn gây hại để loại bỏ.
 18/ Trong chọn giống cây trồng, để củng cố một đặc tính mong muốn, người ta áp dụng phương pháp:
	a	lai khác dòng.	b	lai khác thứ.	c	tự thụ phấn.	d	lai thuận nghich.
 19/ Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong phép lai:	
	a	khác loài.	b	khác dòng.	c	thuận nghịch.	d	khác thứ.
 20/ Giả thuyết siêu trội trong ưu thế lai là:
	a	cơ thể dị hợp của các alen tốt hơn thể đồng hợp , do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận trong cùng một lôcút trên 2 nhiễm sắc thể của cặp tương đồng.
	b	các gen không alen tác động bổ trợ lẫn nhau.
	c	các alen trội trội thường có tác động có lợi nhiều hơn các alen lặn, tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi dẫn đến ưu thế lai.
	d	ở cơ thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại không cho các alen này biểu hiện.
 21/ Lai khác thứ có mục đích:
	a	để sử dụng ưu thế lai và tạo giống mới.	b	chỉ để tạo giống mới.
	c	để cải tiến giống.	d	chỉ để sử dụng ưu thế lai.
 22/ Phương pháp chủ động tạo biến dị trong chọn giống cổ điển:
	a	chọn các cá thế biến dị tốt, phát sinh ngẫu nhiên. 	b	lai giống.
	c	tạo ưu thế lai. 	d	gây đột biến nhân tạo.
 23/ Trong chọ giống vật nuôi, để tạo ưu thế lai, việc đầu tiên người ta phải tiến hành là:
	a	lai thuận nghịch. b tạo ra các dòng thuần. c lai khác dòng đơn. 	d	lai khác dòng kép.
 24/ Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi cây trồng được tạo ra bằng cách:
	a	gây đột biến nhân tạo. 	b	tạo ADN tái tổ hợp nhờ công nghệ di truyền
	c	lai giống tạo biến dị tổ hợp. d	gây ĐB nhân tạo, lai giống , tạo ADN tái tổ hợp nhờ CN gen
 25/ Phương pháp nào sau đây là cơ bản để tạo ra biến dị tổ hợp?
	a	Gây đột biến nhân tạo.	b	Lai giống. c Chọn lọc nhân tạo. 	d	Gây đa bội.
 26/ Theo giả thuyết siêu trội, để con lai có kiểu hình vượt trội so với bố mẹ. Phép lai nào là phù hợp?
	a	♀ aaBBdd x ♂ AABBdd.	b	♀ aaBBdd x ♂ AAbbDd.	
	c	♀ AABBDD x ♂ aabbdd.	d	♀ AABBDD x ♂ aaBBDD.
Bài 19 TạO GIốNG BằNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐộT BIếN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO 
 1/ Ưu điểm chính của lai tế bào xôma so với lai hữu tính là:
	a	tổ hợp thông tin di truyền của 2 loài khác xa nhau. 	b	tạo ưu thế lai ở F1 .
	c	khắc phục được hiện tượng thoái hoá do lai gần. 	d	khắc phuc hiện tượng bất thụ do lai xa.
 2/ Trong chọn giống, để tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài, người ta áp dụng phương pháp:
	a	lai khác dòng.	b	lai tế bào xôma.	c	lai tế bào sinh dục.	d	lai thuận nghịch.
 3/ Phương pháp chọn giống nào dưới đây được dùng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật?
	a	Lai giữa loài đã thuần hoá và loài hoang dại 	b	Lai khác thứ.
	c	Lai khác dòng.	d	Gây đột biến bằng các tác nhân vật lý, hoá học.
 4/ Phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đối tượng sinh vật:
	a	nấm.	b	động vật.	c	vi sinh vật.	d	thực vật.
 5/ Phương pháp gây đột biến nhân tạo ít có hiệu quả đối với đối tượng sinh vật:
	a	thực vật.	b	vi sinh vật.	c	động vật.	d	nấm.
 6/ Điểm giống nhau giưa lai tế bào và lai hữu tính là:
	a	có quá trình kết hợp các giao tử. b	cây lai có bộ NST dạng song nhị bội không cần đa bội hoá.
	c	tạo ra cây dị đa bội.	d	dễ thực hiện cho kết quả tốt.
 7/ Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh do nuôi cấy mô tạo thành lại có kiểu gen như dạng gốc vì:
	a	kiểu gen được duy trì ổn định thông qua nguyên phân.
	b	kiểu gen được duy trì ổn định thông qua giảm phân.
	c	kiểu gen được duy trì ổn định thông qua trực phân.
	d	kiểu gen được duy trì ổn định thông qua nguyên phân và giảm phân.
 8/ Điều nào sau đây là không đúng với phương pháp cấy truyền phôi?
	a	Biến đổi thành phần cuả phôi theo hướng có lợi cho con người.
	b	Tạo ra nhiều cin vật có kiểu gen giống nhau.
	c	Phối hợp nhiều phôi thành thể khảm.
	d	Tách phôi ra nhiều phần, nhiều phần kết hợp lại thành một phôi riêng biệt.
 9/ Điều nào sau đây không đúng với nhân bản vô tính ở động vật bằng kỹ thuật chuyển nhân?
	a	Cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục. 	b	ĐV có vú có thể nhân bản từ tế bào xôma.
	c	Cần có sự tham gia tế bào chất của noãn bào.	d	Có thể tạo ra giống ĐV mang gen người.
 10/ Việc nhân bản vô tính ở vật nuôi bằng kỹ htuật chuyển nhân mang lại lợi ích :
	a	tạo ra các giống động vật mang gen người phục vụ y học. 	b	tăng năng suất trong chăn nuôi.
	c	tăng nhanh giống vật nuôi quý hiếm. 	d	Tất cả các lợi ích trên.
 11/ Điều nào không đúng với quy trình nuôi cấy hạt phấn?
	a	Các dòng tế bào đơn bội có các kiêu gen khác nhau, biểu hiện sự đa dạng của các giao tử do giảm phân tạo ra.
	b	Các dòng tế bào có bộ gen đơn bội nên alen lặn được biểu hiện thành kiểu hình, cho phép chọn lọc in vitro ( trong ống nghiệm) ở mức tế bào những dòng có đặc tính mong muốn.
	c	Lưỡng bội hoá dòng tế bào 1n thành 2n rồi cho mọc thành cây lưỡng bội là cách duy nhất để tạo thành cây lưỡng bội hoàn chỉnh.
	d	Các hạt phấn riêng lẻ có thể mọc trên môi trường nuôi nhân tạo trong ống nghiệm thành dòng tế bào đơn bội.
 12/ Tế bào trần là:
	a	tế bào đã loại bỏ thành xenlulôzơ.	b	tế bào mang ADN tái tổ hợp.
	c	một loại tế bào nhân sơ có ADN dạng trần.	d	một loại tế bào đa nhân không màng.
 13/ Ý nào không đúng với vai trò của nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng?
	a	Tạo ra giống mới.
	b	Tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
	c	Bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
	d	Tiết kiệm được diện tích sản xuất giống.
 14/ Trong phương pháp lai chọn giống thực vật, nguồn nguyên liệu của lai tế bào xôma là:
	a	hạt phấn (n). b noãn (n). c tế bào sinh noãn.	d	hai dòng tế bào 2n khác nhau.
 15/ Phát biểu nào sau đây là không đúng với công nghệ tế bào thực vật?
	a	Giúp nhân giống nhanh chóng các loại cây trồng quý hiếm.
	b	Nuôi cấy tế bào lưỡng bội phát triển thành cây lưỡng bội được dùng để chọn giống.
	c	Nuôi cấy các mẫu mô thực vật trong ống nghiệm sau đó tái sinh thành cây mới.
	d	có thể tạo ra các cây trồng đồng hợp về tất cả các gen.
 16/ Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội ở thực vật do nó có khả năng:
	a	tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ. 	b	tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào.
	c	kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển. 
	d	cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho NST không phân li.
 17/ Tác nhân gây đột biến nào sau đây để tạo thể đa bội?
	a	Các loại tia phóng xạ.	b	Tia tử ngoại.	c	Côisixin 	d	Sốc nhiệt.
 18/ Trong nhân bản vô tính ở động vật, cừu Đôly sinh ra có kiểu hình giống hệt kiểu hình của:
	a	cừu bố. b cừu cho tế bào trứng. c cừu cho tế bào tuyến vú. 	d	cừu mẹ.
 19/ Để nhân nhiều động vật quý hiếm hoặc các giống vật nuôi sinh sản chậm và ít, người ta tiến hành:
	a	phối hợp 2 hay nhiều phôi thành thể khảm.
	b	tách phôi thành 2 hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành phôi riêng biệt.
	c	làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi trước khi mới phát triển.
	d	làm biến đổi các thành phần của phôi khi mới phát triển.
 20/ Phương pháp chủ động tạo biến dị trong chọn giống hiện đại:
	a	tạo ưu thế lai. 	b	gây đột biến nhân tạo.
	c	lai giống. 	d	chọn các cá thể biến dị tốt, phát sinh ngẫu nhiên.
 21/ Để hai tế bào sinh dưỡng có thể dung hợp thành một tế bào thống nhất, điều quan trọng đầu tiên là:
	a	nuôi cấy trong mooi trường thích hợp.	b	dùng hoocmôn thích hợp để dung hợp.
	c	loại bỏ thành tế bào.	d	dùng xung điện cao áp để kích thích.
 22/ Phương pháp nào sau đây dùng để nhân bản những cá thể động vật quý hiếm?
	a	Lai tế bào sinh dưỡng.	b	Lai hữu tính.
	c	Cấy truyền phôi, lai hữu tính.	d	Nhân bản vô tính, cấy truyền ... sẹo.
 27/ Công nghệ tế bào là:
	a	ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
	b	ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô chỉ để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh
	c	ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô chỉ để tạo ra cơ quan 
	d	ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp chỉ nuôi cấy tế bào để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
 28/ Ưu điểm nổi bật của phương pháp chọn giống bằng nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh là:
	a	tạo dòng thuần chủng, tính trạng chọn loc được sẽ rất ổn định.
	b	tạo giống cây quý, bảo tồn nguồn gen không bị tuyệt chủng.
	c	tạo dòng biến dị xôma, lai tạo những giống cây trồng mới.
	d	tạo giống chất lượng bảo tồn nguồn gen quý.
 29/ Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào dựa trên cơ sở tế bào học là:
	a	Sự nhân đôi và ơhân li đồng đều của NST trong giảm phân.
	b	Sự nhân đôi và ơhân li đồng đều của NST trong nguyên phân.
	c	Sự nhân đôi và ơhân li đồng đều của NST trong trực phân.
	d	Sự nhân đôi và ơhân li không đồng đều của NST trong nguyên phân.
 30/ Trong quy trình nhân bản vô tính ở động vật, tế bào được sử dụng để cho nhân là:
	a	tế bào xôma. b tế bào tuyến sinh dục. c tế bào tuyến vú. d	tế bào động vật.
 31/ Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân, tạo ra động vật mang gen người nhằm:	
	a	cung cấp cơ quan nội tạng của người cho việc thay thế cơ quan trong y học.
	b	tạo ra những đặc điểm nổi trội ở vật nuôi thích nghi cao với môi trường.
	c	ghép cơ quan nội tạng vào người bệnh mà không bị đào thải. 	d	Cả 2 ý a và c đúng.	
 32/ Vì sao phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả đối với vi sinh vật?.
	a	Vì vi sinh vật dễ đối với việc xử lí các tác nhân gây đột biến.
	b	Vì vi sinh vật có tốc độ sinh sản nhanh nên dễ phân lập được các dòng đột biến.
	c	Vì vi sinh vật rất mẫn cảm với tác nhân đột biến.
	d	Vì việc xử lí vi sinh vật không tốn nhiều thời gian và công sức.
 33/ Điều nào dưới đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến?
	a	Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn. b	Tạo dòng thuần chủng của thể ĐBiến.
	c	Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. 	d	Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu.
 34/ Trong các bước sau đây: I. Chọn lọc cá thể có kiểu hình mong muốn.
	II. Tạo dòng thuần.
	III. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến theo trình tự nào sau đây?
	a	I --> --> II --> III.	b	III --> II --> I.	c	II --> III --> I.	d	III --> I --> II.
 35/ Nguyên tắc của nhân bản vô tính là:
	a	chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.
	b	chuyển nhân của tế bào xôma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.
	c	chuyển nhân của tế bào trứng (n) vào một tế bào xôma , kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.
	d	chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi rồi tiếp tục hình thành cơ thể mới.
Bài 20: TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN
1/ Một trong những ứng dụng của kỹ thuật di truyền là:
	a	tạo các giống cây ăn quả không hạt. 	b	sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn.
	c	tạo ưu thế lai..	d	nhân bản vô tính.
 2/ Kỹ thuật chuyển gen là:
	a	KT tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế khác. bKT tạo SV biến đổi gen
	c	Kỹ thuật phân lập dòng tế bào xôma. 	d	kỹ thuật tách chiết thể truyền.
 3/ Trong tạo giống bằng công nghệ gen, giống cà chua có thể bảo quản lâu không bị hư hỏng là do:
	a	tác dụng của auxin trong quá trình chín hoá chậm. 
	b gen sản sinh ra êtilen đã được làm bất hoạt.
	c	tác dụng của xitôkinin tác động vào quá trình chín hoá. 
	dgen sản sinh ra một loại Pr kháng vi nấm.
 4/ Trong kỹ thuật di truyền, đối tượng thường được sử dụng làm " nhà máy " sản xuất các sản phẩm sinh học là:
	a	tế bào thực vật. b tế bào động vật. c vi khuẩn Ascherichia coli. 	d	tế bào người.
 5/ Giống lúa "gạo vàng" giúp điều trị cho các bệnh nhân bị các chứng rối loạn do thiếu vitamin A vì giống lúa này chứa:
	a	β- carôten.	b	vitamin A.	c	tinh bột.	d	vitamin B1 , B2 , B6 .
 6/ Loại prôtêin của người không do vi khuẩn E. Coli sản xuất là:
	a	vacxin viêm gen B. b insulin. c hoocmôn tăng trưởng của người.	d	tirôzin
 7/ Vi khuẩn E. Coli SX vacxin viêm gan B để phòng bệnh viêm gan B ở người . Đây là kết quả của việc:
	a	gây đột biến gen để tạo những dòng đột biến. 	b	gây đột biến nhân tạo.
	c	dùng phagơ làm vectơ trong kỹ thuật chuyển gen.
	d	dùng plasmit làm thể truyền trong kỹ thuật chuyển gen.
 8/ Biện pháp nào sau đây được sử dụng để làm biến đổi hệ gen của một vi sinh vật phù hợp với lợi ích của con người?	
	a	đưa thêm một gen của một loài khác vào trong hệ gen.
	b	loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
	c	làm biến đổi một gen nào đó đã có sẵn trong hệ gen 	
	d	Cả 3 biện pháp trên.
 9/ Trong kỹ thuật chuyển gen, để nhận biết tế bào nào đã nhận ADN tái tổ hợp, tế bào nào không nhân, các nhà khoa học đẫ sử dụng:
	a	thể truyền có gen đánh dấu hoặc gen thông báo. 	b	enzim restrictaza để nhận biết.
	c	xung điện để tìm các tế bào. 	d	mARN khi chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
 10/ Công nghệ genlà:
	a	quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới.
	b	quy trình chỉ tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới.
	c	quy trình chỉ tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có thêm gen mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới.
	d	quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen đột biến mới, từ đó tạo ra cơ thể với những đặc điểm mới.
 11/ Trong kỹ thuật chuyển gen, để làm dãn màng sinh chất cho ADN tái tổ hợp đi qua, người ta dùng:
	a	CaCl2 hoặc xung điện.	b	virut Xenđê. c Fe hoặc Mn. 	d	enzim ligaza.
 12/ Mục đích của kỹ thuật di truyền là:
	a	tạo biến dị tổ hợp.	b	gây ra đột biến gen.
	c	chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận.	d	gây ra đột biến NST.
 13/ Trong các khâu sau đây:
I. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện.
II. Tách ADN từ NST của tế bào cho và tách ADN ( plasmit) từ vi khuẩn hoặc virut.
III. Tạo ADN tái tổ hợp.
Trình tự nào sau đây đúng với quy trình chuyển gen?
	a	I --> III --> II.	b	I --> II --> III.	c	III --> II --> I	d	II --> III --> I
 14/ Kỹ thuật di truyền là:
	a	kỹ thuật được thao tác trên tế bào nhân sơ. 	b	kỹ thuật được thao tác trên tế bào nhân thực
	c	KT được thao tác trên nhiễm sắc thể. d	KT được thao tác trên vật liệu di truyền ở mức phân tử.
 15/ Thành tựu nổi bật trong ứng dụng công nghệ gen so với lai hữu tính là:
	a	sử dụng các plasmit, vikhuẩn làm thể truyền. 	b	thực hiện nhan chóng, hiệu quả cao.
	c	tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài khác xa trong bậc thang phân loại loài.
	d	gắn được những gen cần chuyển vào thể truyền.
 16/ Trong KT chuyển gen, để có thể nối các đoạn ADN với nhau thành ADN tái tổ hợp người ta dùng:
	a	xung điện.	b	Fe hoặc Mn.	c	enzim ligaza.	d	enzim restrictaza.
 17/ Điều nào sau đây là không đúng với plasmit?
	a	Được sử dụng làm vectơ trong kỹ thật chuyển gen. 	b	Có trong nhân của tế bào .
	c	Có khả năng tự nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào 	d	Phân tử ADN nhỏ, dạng mạch vòng.
 18/ Tế bào nhận ADN tái tổ hợp thường là:
	a	tế bào động vật.	b	Tế bào người. c tế bào thực vật.	d	vi khuẩn Ascherichia coli.
 19/ Điều nào không đúng với việc làm biến đổi hệ gen của sinh vật?
	a	Tạo môi trường cho gen nào đó biểu hiện khác thường. 	b	Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.
	c	loại bỏ hay làm bất hoạt một gen nào đó. 	d	Làm biến đổi gen đã có sẵn trong hệ gen.
 20/ Chọn giống động vật bằng kỹ thuật di truyền có ưu thế hơn so với tạo giống mới bằng các biện pháp thông thường là do:
	a	thay gen đúng mục tiêu.	b	tiết kiệm được thời gian, tài chính.
	c	có hiệu quả trên mọi đối tượng.	d	đơn giản, dễ thực hiện.
 21/ Trong kỹ thuật di truyền người ta thường dùng thể truyền là:
	a	thực khuẩn thể và vi khuẩn.	b	thực khuẩn thể và plasmit	c	plasmit và vi khuẩn.
	d	plasmit và nấm men.
 22/ Vi khuẩn E. Coli có thể sản xuất loại hoocmôn dùng điều trị bệnh tiểu đường ở người, hoocmôn này có tên là:
	a	noađrênalin.	b	adrênalin.	c	glucagôn.	d	insulin.
 23/ Điều nào sau đây là không đúng với công nghệ gen?
	a	Chọn thể đột biến mang gen mong muốn làm vectơ.
	b	Là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật biến đổi gen.
	c	Chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác giữa các loài khác nhau.
	d	Là quy trình tạo ra các sinh vật có thêm gen mới.
 24/ Thành tựu hiện nay do công nghệ ADN tái tổ hợp đem lại là:
	a	hạn chế tác động của các tác nhân đột biến.
	b	tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp.
	c	tạo ra các sinh vật chuyển gen, nhờ đó sản xuất với công nghệ lớn các sản phẩm sinh học nhờ vi sinh vật.
	d	tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc.
 25/ Trong kỹ thuật ADN tái tổ hợp, enzim cắt được sử dụng để cắt phân tử ADN dài thành các đoạn ngắn là:
	a	ligaza.	b	ADN polimeraza.	c	restrictaza.	d	ARN polimeraza.
 26/ Những thành quả nào sau đây có được ở cây trồng mà không phải do công nghệ gen?
	a	Giống bông kháng sâu hại.	b	Giống lúa lùn năng suất cao IR22.
	c	Giống cà chua để lâu không bị hư hỏng.	d	Giống lúa "gạo vàng"
 27/ Điều nào sau đây là không đúng với vectơ chuyển gen?
	a	Là các plasmit, phagơ, một số NST nhân tạo.
	b	Là một phân tử ADN nhỏ có khả năng tự nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào.
	c	Tồn tại độc lập trong tế bào, mang được gen cần chuyển.
	d	Là một loại tARN.
¤ Đáp án Bài 20: TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN
	 1[ 1]b...	 2[ 1]a...	 3[ 1]b...	 4[ 1]c...	 5[ 1]a...	 6[ 1]d...	 7[ 1]d...	 8[ 1]d...
	 9[ 1]a...	 10[ 1]a...	 11[ 1]a...	 12[ 1]c...	 13[ 1]d...	 14[ 1]d...	 15[ 1]c...	 16[ 1]c...
	 17[ 1]b...	 18[ 1]d...	 19[ 1]a...	 20[ 1]a...	 21[ 1]b...	 22[ 1]d...	 23[ 1]a...	 24[ 1]c...
	 25[ 1]c...	 26[ 1]b...	 27[ 1]d...
¤ Đáp án Bài 19 TạO GIốNG BằNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐộT BIếN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO 
	 1[ 1]a...	 2[ 1]b...	 3[ 1]d...	 4[ 1]c...	 5[ 1]c...	 6[ 1]c...	 7[ 1]a...	 8[ 1]d...
	 9[ 1]a...	 10[ 1]d...	 11[ 1]c...	 12[ 1]a...	 13[ 1]a...	 14[ 1]d...	 15[ 1]b...	 16[ 1]d...
	 17[ 1]c...	 18[ 1]c...	 19[ 1]b...	 20[ 1]b...	 21[ 1]c...	 22[ 1]d...	 23[ 1]c...	 24[ 1]a...
	 25[ 1]d...	 26[ 1]c...	 27[ 1]a...	 28[ 1]a...	 29[ 1]b...	 30[ 1]c...	 31[ 1]d...	 32[ 1]b...
	 33[ 1]d...	 34[ 1]d...	 35[ 1]d...
¤ Đáp án Bài 18 CHọN GIốNG VậT NUÔI VÀ CÂY TRồNG TRÊN NGUồN BIếN Dị
 1[ 1]c...	 2[ 1]c...	 3[ 1]c...	 4[ 1]b...	 5[ 1]b...	 6[ 1]c...	 7[ 1]a...	 8[ 1]b...
	 9[ 1]c...	 10[ 1]c...	 11[ 1]c...	 12[ 1]a...	 13[ 1]b...	 14[ 1]a...	 15[ 1]b...	 16[ 1]a...
	 17[ 1]b...	 18[ 1]c...	 19[ 1]b...	 20[ 1]a...	 21[ 1]a...	 22[ 1]b...	 23[ 1]b...	 24[ 1]d...
	 25[ 1]b...	 26[ 1]c...

Tài liệu đính kèm:

  • docCAU HOI CHUONG IV.doc