Giáo án Sinh bài 1: Gen, mã di truyền và biến dị

Giáo án Sinh bài 1: Gen, mã di truyền và biến dị

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Kiến thức:

Sau khi học bài này học sinh cần :

- Trình bày được khái niệm, cấu trúc chung của gen.

- Nêu được các khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền.

- Từ mô hình nhân đôi ADN, mô tả các bước của quá trình nhân đôi AND, làm cơ sở cho sự nhân đôi NST.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

 Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.

2.Phương tiện dạy học:

- Tranh hình 1.1 hình 1,2 sách giáo khoa và bảng 1 sách giáo khoa.

- Mô hình ADN.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh bài 1: Gen, mã di truyền và biến dị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:1 TIẾT:1
NS: ND:
PHẦN NĂM 	
CHƯƠNG I :	CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
 BÀI : 1
	žžžžžwwwwwœ v wwwwwžžžžžž
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Kiến thức:
Sau khi học bài này học sinh cần :
Trình bày được khái niệm, cấu trúc chung của gen.
Nêu được các khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền.
Từ mô hình nhân đôi ADN, mô tả các bước của quá trình nhân đôi AND, làm cơ sở cho sự nhân đôi NST.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
	Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.
2.Phương tiện dạy học:
Tranh hình 1.1 hình 1,2 sách giáo khoa và bảng 1 sách giáo khoa.
Mô hình ADN. 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số.
2. Nội dung bài mới:
Em hãy cho biết cấu tạo đơn phân của ADN mà em đã học ở lớp 9 và lớp 10 gồm những thành phần nào? Và có bao nhiêu loại axit amin ? cấu trúc chung của gen cấu trúc gồm những thành phần nào?
Để hiểu rõ hơn hôm nay chúng ta nghiên cứu. Bài 1 GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Em hãy quan sát mô hình ADN và cho biết AND có cấu tạo như thế nào? ARN? 
Gồm những thành phần nào?
à vậy gen là gì?
Em hãy tìm một số ví dụ mà em biết.
Vậy gen cấu trúc gồm những thành phần nào?
Em hãy quan sát hình 1.1 và thông tin sách giáo khoa và cho trả lời các câu hỏi sau.
Cấu trúc chung1 gen cấu trúc gồm những thành phần nào? 
Chức năng của từng vùng?
Mã mở đầu nằm ở vị trí nào?
Phân biệt gen phân mãnh và gen không phân mảnh?
à kết luận. 
Bổ sung: trong hai mạch pôlinuclêôtit của gen, một mạch chứa thông tin gọi là mạch khuôn có chiều 3`à 5` ( mạch có nghĩa)
Mạch còn lại có chiều 5`à 3` là mạch bổ sung ( không phải mạch khuôn).
Gen được cấu tạo từ các nuclêôtit prôtêin được cấu tạo từ aa vậy làm thế nào mà gen quy định tổng hợp prôtêin được?
Em hãy đọc II và cho biết mã di truyền là gì? 
Tại sao mã di truyền là mã bộ ba?
Nếu 1 nuclêôtit xác định 1 a.a thì có 41= 4 tổ hợp (chưa đủ mã hoá 20 loại a.a).
Nếu 2 nuclêôtit xác định 1 a.a thì có 42= 16 tổ hợp 
Nếu 3 nuclêôtit xác định 1a.a thì có 43= 64 tổ hợp( thừa đủ để mã hoá 20 loại a.a)
à mã di truyền là mã bộ ba
Một bộ ba mã hoá được mấy a.a? có bộ ba nào không mã hoá được a.a?
Mã di truyền lưu giữ trong ADN phiên mã sang mARN cũng chính là giải mã ADN. Năm 1966 tất cả 64 bộ ba trên mARN ( các côđon) tương ứng 64 bộ ba trên ADN mã hoá cho các a.a được giải hoàn toàn bằng thực nghiệm.
( xem bảng 1 SGK).
Em hãy nêu đặc điểm chung của mã di truyền?
ADN nhân đôi trong pha nào của chu kì tế bào?
Phát phiếu học tập ( thảo luận nhóm 4 phút)
1. Các enzim và thành phần tham gia quá trình sao chép ADN? 
2. Chức năng của mổi enzim sao chép AND?
3. Phân biệt chiều tổng hợp của các đoạn okazaki và chiều của hai mạch mới.
4. Các bước quá trình nhân đôi ADN.
Enzim ADN pôlimeraza
Enzim mở xoắn ( đêrulaza) 
Enzim nối ( ADN- ligaza) 
Enzim tác động ( hình thành các đoạn nhỏ phân đoạn okazaki)
A,T,G,X tự do trong môi trường nội bào.
à kết luận.
Gồm:4 thành phần.
Axit 
Đường 
Một trong 4 loại bazơ nitríc: A,T, G,X.
Gen tARN mã hoá phân tử ARN 
Là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định. Sản phẩm đó có thể là phân tử ARN hay chuỗi pôlipeptit
Gen hemôglôbin anpha (Hbα) là gen mã hoá chuổi pôlipeptit α góp phần tạo nên phân tử Hb trong tế bào hồng cầu,..
Quan sát và thảo luận nhóm
( 3phút)
Đại điện nhóm trả lời.
Các nhóm khác bổ sung.
V đ hoà
V m hoá
V k thúc
Mã mở Mã kết 
đầu thúc
(AUG) (UAA,UAG,UGA) 
Là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các a.a trong prôtêin. (3nuc đứng kế tiếp nhau quy định 1 a.a)
Suy nghĩ trả lời.
Một bộ ba mã hoá được 1 a.a có 4 
bộ ba không mã hoá được a.a 
(AUG MĐ :UAA,UAG,UGA KT) 
Đọc thông tin bảng 1 và trả lời câu hỏi.
Trong pha S.
Thảo luận nhóm 
Suy nghĩ 
Đại điện nhóm trả lời, 
Các nhóm khác bổ sung.
I. GEN.
1. Khái niệm gen:
Là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định. Sản phẩm đó có thể là phân tử ARN hay chuỗi pôlipeptit.
à Sự đa dạng của gen chính là sự đa dạng di truyền ( đa dạng vốn gen ) của sinh giới. 
Bảo vệ vốn gen, đặc biệt là nguồn gen quý bằng cách bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc động thực vật quý hiếm.
2. Cấu trúc của gen cấu trúc:
* Vùng điều hoà: nằm ở đầu 3` của mạch gốc của gen, có trình tự nuclêôtit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời cũng chứa trình tự nuclêôtit điều hoà quá trình phiên mã.
* Vùng mã hoá: mang thông tin mã hoá các axit amin.
Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá liên tục ( gen không phân mảnh)
Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá aa ( êxôn )
Là các đoạn không mã hoá aa( intron). Vì vậy, các gen này được gọi là gen phân mãnh.
* Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5` của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
II. MÃ DI TRUYỀN.
1. Khái niệm
Là trình tự các nuclêôtit trong gen quy định trình tự các a.a trong prôtêin. (3nuc đứng kế tiếp nhau quy định 1 a.a)
2. Mã di truyền là mã bộ ba.
Có 64 mã bộ ba
Gen giữ thông tin di truyền dạng mà di truyền, phiên mã sang ARN thông tin dịch mã thành trình tự các a.a trên chuổi polipetit.
3.Đặc điểm chung của mã di truyền.
Mã di truyền đọc từ mã xác một điểm xác định theo từng bộ 3 nuclêôtit mà không gối lên nhau.
Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài điều có chung một bộ mã di truyền, trừ 1 vài ngoài lệ.
Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hoá cho 1 loại a.a.
Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại a.a,trừ AUG và UGG.
III. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN ( TÁI BẢN ADN)
Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN.
Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách đần.( chạc chử Y).
Bước 2: Tổng hợp các mạch 
ADN mới.
Enzim ADN. Pôlimeraza sử dụng một mạch làm khuôn ( nguyên tắc khuôn mẩu) tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung A=T, GX.
 Vì enzim ADN. Pôlimeraza
chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5`à3`, nên mạch khuôn 3`à5` được tổng hợp liên tục, mạch còn tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (Okazaki) sao đó các đoạn được nối lại nhờ enzim nối.
Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành.
Giống nhau, giống ADN mẹ
½ tổng hợp từ môi trường ½ là của mẹ ( nguyên tắc bán bảo tồn)
Phiếu học tập.
đêrulaza
 Câu hỏi: Quan sát hình và cho biết.
Các enzim và thành phần tham gia quá trình sao chép ADN.
Chức năng của mổi enzim sao chép ADN.
Phân biệt chiều tổng hợp của các đoạn okazaki và chiều của hai mạch mới.
ADN- ligaza
Em hãy trình bày các bước quá trình nhân đôi ADN.
Mô hình cơ chế sao chép ADN ở E.coli
3. Củng cố:
A. Trắc nghiệm:
Em hãy chọn câu trả lời đúng:
Em hãy cho biết bộ ba mã mở đầu là bộ ba nào trong các bộ ba sao:
AUG 	 B. UAA
C. UAG 	 D. UGA 
 2. Giả sử 1 gen được cấu tạo từ hai loại nuc A và X trên mạch gốc của gen đó có thể có tối đa:
	A. 2 loại mã bộ ba	B. 8 loại mã bộ ba
	C. 16 loại mã bộ ba	D. 32 loại bộ ba
 3. Từ 1 ADN mẹ tạo được 2 ADN con. Trong 2 ADN con có ½ là của mẹ. Vậy sao 4 lần tự nhân đôi có bao nhiêu ADN con mới hoàn toàn được tạo ra?
	A. 4	B. 10	C. 15	D. 16
 4. Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN.
	A. Tháo xoắn phân tử ADN.	B. Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch ADN.
	C. Lắp ráp các nuclêôtit tự do, theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
	D. Cả A,B,C.
B. Tự Luận:
 1. Làm thế nào để bảo vệ các loại động vật quý hiếm?
 2. Để truy bắt tội phạm ( tội phạm quốc tế ) thường dựa vào ADN?
4. Dặn dò:
 Về nhà các em tìm sách giáo khoa cũ đọc bài 15-16 ( lớp 11)
 Làm các bài tập 1,2,3,4,5. SGK trang 10.
Xem trước BÀI 2 PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ.Và trả lời các câu hỏi sau:
Em hãy trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã, dịch mã?	 
Duyệt của Ban Giám Hiệu 	Duyệt của tổ trưởng.
Ngày.......tháng......năm 2008 	Ngày.......tháng......năm 2008
P. Hiệu trưởng	Tổ trưởng 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 1.doc