A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Kiến thức:
Sau khi học bài này học sinh cần:
- Nêu được các hình thức biến động số lượng của quần thể, lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được các nguyên nhân nên biến động số lượng cá thể trong quần thể và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
- Nêu được cách quần thể điều chỉnh số lượng cá thể.
- Vận dụng những kiến thức của bài học vào giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học:
Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng.
2.Phương tiện dạy học:
- Tranh hình 39.1 hình 39.2 hình 39.3 sách giáo khoa.
TUẦN:27 TIẾT:45 NS: ND: BÀI : 39 wwwww v wwwww A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Sau khi học bài này học sinh cần: Nêu được các hình thức biến động số lượng của quần thể, lấy được ví dụ minh họa. Nêu được các nguyên nhân nên biến động số lượng cá thể trong quần thể và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng. Nêu được cách quần thể điều chỉnh số lượng cá thể. Vận dụng những kiến thức của bài học vào giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường. B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, hỏi đáp, diễn giảng. 2.Phương tiện dạy học: Tranh hình 39.1 hình 39.2 hình 39.3 sách giáo khoa. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sỉ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Một quần thể ổn định thì 4 nhân tố là mức độ sinh sản mức độ tử vong, mức độ xuất cư và mức độ nhập cư có liên quan với nhau như thế nào? 3. Nội dung bài mới: Khi nào thì số lượng cá thể của quần thể bị biến động ? Dựa vào đâu mà các nhà nông nghiệp xác định được đúng thời vụ để gieo trồng đạt hiệu quả và năng xuất cao ít tốn chi phí? Để trả lời câu hỏi trên hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu Bài: 39 Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Quan sát hình 39.1 B và cho biết vì sao sống lượng thỏ và mèo rừng lại tăng và giảm theo chu kì gần giống nhau? Theo em thế nào là biến động theo chu kì ? Cho ví dụ Thế nào là biến động không theo chu kì? Cho ví dụ Em hãy thảo luận điền vào phiếu học tập ( 3 phút) Giáo viên kết luận ( phiếu học tập ) Từ phiếu học tập ta có thể chia nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể thành 2 nhóm đó là nhân tố sinh thái vô sinh và nguyên nhân thay đổi do các nhân tố sinh thái hữu sinh. Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh có ảnh hưởng như thế nào tới trạng thái cân bằng quần thể? Lấy ví dụ minh họa. Sự điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì? Khi môi trường thuận lợi số lượng cá thể của quần thể như thế nào? Tại sao? Khi điều kiện môi trường không thuận lợi số lượng cá thể trong quần thể như thế nào? Tại sao Quan sát hình 39.3 và cho biết khi nào quần thể đạt trạng thái cân bằng ? Quần thể đạt mức độ cân bằng khi các yếu tố : mức sinh sản (b) mức độ tử vong (d) xuất cư (e) nhập cư (i) có quan hệ với nhau theo phương trình Mức sinh sản+ nhập cư = tử vong + xuất cư. ( b + i = d + e). Thỏ là thức ăn của mèo rừng, số lượng mèo rừng phụ thuộc vào lượng thức ăn là thỏ . khi số lượng thỏ tăng lên, mèo rừng có nguồn thức ăn dồi dào nên có điều kiện tăng số lượng cá thể. Tuy nhiên số lượng thỏ phụ thuộc vào số lượng mèo rừng. ( thỏ và mèo rừng khống chế lẫn nhau. Biến động theo chu kì : xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường Ví dụ: cá cơm ở biển peru có chu kì biến động là 7 năm khi có dòng nước nóng chảy về làm cá chết hàng loạt Biến động không theo chu kì: xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên Ví dụ : Những năm trời rét nhiệt độ dưới 80C thì ếch nháy chết hàng loạt. Học sinh thảo luận nhóm Nhóm 1 báo cáo kết quả Các nhóm còn lại nhận xét Các nhân tố sinh thái vô sinh tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể nên còn được gọi là nhóm nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể. Các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng đến trạng thái sinh lí cá thể . . Điều kiện môi trường không thuận lợi, mức sinh sản giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống con non thấp,.. Nhóm các nhân tố hữu sinh luôn bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên được gọi là nhóm nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể. Cạnh tranh giữa các cá thể, kẻ thù, sức sinh sản, tử vong, phát tán,..có ảnh hưởng số lượng cá thể trong quần thể. Có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho quần thể có thể tồn tại và phát triển. Nguồn thức ăn đồi dào, các nhân tố điều chỉnh mật độ ( cạnh tranh, kẻ thù ,..) tác động làm cho quần thể tăng mức sinh sản , giảm mức độ tử vong, nhiều cá thể từ nơi khác nhập cư tới sống trong quần thể => số lượng cá thể của quần thể tăng lên. Khi số lượng cá thể tăng cao => nguồn sống giảm cạnh tranh giữa các cá thể, tăng mức độ tử vong giảm mức sinh sản => xuất cư=> số lượng cá thể được điều chỉnh => số lượng cá thể giảm. Khi số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp môi trường sống => quần thể cân bằng. I. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ. 1.Biến động theo chu kì: Biến động theo chu kì : xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường 2. Biến động không theo chu kì: Biến động không theo chu kì: xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên II. NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ 1.Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể a/ Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh: Các nhân tố sinh thái vô sinh tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể nên còn được gọi là nhóm nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể b/ Do thay đổi của các nhân tố hữu sinh: Nhóm các nhân tố hữu sinh luôn bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên được gọi là nhóm nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể. 2.Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể Quần thể sống trong môi trường nhất định luôn có su hướng điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách giảm số lượng cá thể hoặc kích thích làm cho số lượng cá thể của quần thể tăng cao Trong môi trường thuận lợi: Thức ăn dồi dào, ít kẻ thù,.. sức sinh sản tăng, tử vong giảm, nhập cư tăng => cá thể quần thể tăng nhanh chóng. Trong môi trường không thuận lợi Số lượng cá thể cao, thức ăn thiếu hụt, nơi sống chật chội,.. cạnh tranh giữa các cá thể , mức tử vong cao, sức sinh sản giảm, xuất cư tăng, => số lượng quần thể được điều chỉnh giảm xuống. 3. Trạng thái cân bằng của quần thể: Khi số lượng cá thể trong quần thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Phiếu học tập Hãy nêu những nguyên nhân gây nên sự biến động số lượng cá thể của các quần thể theo chu kì và không theo chu kì (Trong các ví dụ đã nêu ở phần I) Quần thể Nguyên nhân gây biến động quần thể Cáo ở đồng riêu phương bắc Sâu hại mùa màng Cá cơm ở vùng biển peru Chim cu gáy Muỗi Eách nháy Bò sát, ếch nháy ở miền bắc Việt Nam Bò sát, chim nhỏ, gặm nhấm Động thực vật vùng u minh thượng Thỏ ở Oâxtralia Đáp án Quần thể Nguyên nhân gây biến động quần thể Cáo ở đồng riêu phương bắc Phụ thuộc vào số lượng co mồi là chuột Lemmut Sâu hại mùa màng Vào mùa có khí hậu ấp áp, sâu hại sinh sản nhiều Cá cơm ở vùng biển peru Dòng nước nóng làm cá cơm chết hàng loạt Chim cu gáy Phụ thuộc vào nguồn thức ăn Muỗi Vào thời gian có nhiệt độ ấp áp và độ ẩm cao muổi sinh sản nhiều Eách nháy Vào mùa mưa ếch nháy sinh sản mạnh Bò sát, ếch nháy ở miền Bắc Việt Nam Số lượng giảm bất thường khi có nhiệt độ xuống quá thấp 80C Bò sát, chim nhỏ, gặm nhấm Số lượng giảm do lũ lụt bất thường. Động thực vật vùng u minh thượng Số lượng giảm do cháy rừng Thỏ ở Oâxtralia Số lượng tăng giảm bất thường do nhiểm vi rút gây bệnh u nhầy. D. Củng cố: 1. Nguyên nhân của những biến động số lượng cá thể trong quần thể là gì? 2. Vì sao nói : Trong tự nhiên quần thể sinh vật có su hướng điều chỉnh số lượng cá thể của mình ở mức cân bằng? Đáp án: Do những thay đổi của những nhân tố sinh thái vô sinh của môi trường ( khí hậu, thổ nhưỡng ,) và các nhân tố hữu sinh ( cạnh tranh các cá thể trong cùng 1 đàn, số lượng kẻ thù,..) Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới mức độ sữ dụng nguồn sống trong môi trường , tới mức độ sinh sản và tử vong của cá thể. Khi số lượng cá thê thấp mà điều kiện sống của môi trường thuận lợi ( nguồn sống dồi dào, khí hậu phù hợp,..) số cá thể mới sinh ra tăng lên. Ngược lại, khi số lượng cá thể tăng cao dẫn tới điều kiện sống của môi trường không thuận lợi, số cá thể bị chết tăng lên. E. Dặn dò: Về nhà làm bài tập 2.3.4 sách giáo khoa trang 174. Học bài từ bài từ bài 32 đến bài 39 để kiểm tra 1 tiết.
Tài liệu đính kèm: