Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2016-2017 - Trần Thị Phương Anh

Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2016-2017 - Trần Thị Phương Anh

Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất : đại tiền Cambri, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh. Biết được một số hóa thạch điển hình trung gian giữa các ngành, các lớp chính trong giới Thực vật và Động vật

- Hiểu được thế nào là hoá thạch và vai trò của bằng chứng hoá thạch trong nghiên cứu sự tiến hoá của sinh giới.

- Giải thích được những biến đổi về địa chất luôn gắn chặt với sự phát sinh và phát triển của sinh giới trên Trái đất như thế nào?

- Trình bày được đặc điểm địa lí, khí hậu của trái đất qua các kỉ địa chất và những đặc điểm của các loài sinh vật điển hình của các kỉ và đại địa chất.

2. Kĩ năng:

- Phân tích, so sánh, thiết lập mối quan hệ, đọc bảng hệ thống.

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường, tránh sự tuyệt chủng của các loài SV.

4. Nội dung trọng tâm: - Sự phát sinh và phát triển của sinh giới gắn liền với sự biến đổi địa chất của trái đất.

5. Phát triển năng lực:

 

docx 93 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 832Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 12 - Chương trình học kỳ II - Năm học 2016-2017 - Trần Thị Phương Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20 - Tiết KHDH: 39 ; Ngày soạn: 01/01/2017 ; Ngày dạy: 02/01/2017 ; Lớp: 12C1, 12C3
Nguồn gốc sự sống
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Trình bày được sự phát sinh sự sống trên trái đất : quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính : tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học
- Giải thích được các thí ngiệm chứng minh quá trình trùng phân tạo ra các đại phân tử hữu cơ từ các đơn phân.
- Giải thích được các cơ chế nhân đôi, phiên mã, dịch mã đã có thể được hình thành như thế nào.
- Giải thích được sự hình thành các tế bào nguyên thuỷ đầu tiên.
2. Kĩ năng:
- So sánh, phân tích, hình thành khái niệm, lập sơ đồ...
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ / ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguồn gốc sự sống. 
3. Thái độ: Tăng thêm lòng yêu khoa học, thông qua tìm hiểu các giai đoạn phát sinh sự sống, đặc biệt các thí nghiệm chứng minh cho quá trình này, nhen nhómcho HS ý tưởng nghiên cứu,chứng minh các giả thuyết khoa học...
4. Nội dung trọng tâm: Tiến hoá hoá học
5. Phát triển năng lực:
STT
Tên năng lực
Các kĩ năng thành phần
1
Năng lực tự học
+ Tìm kiếm, chọn lọc, thu thập thông tin kiến thức qua sgk, mọi kênh thông tin khác nhau để thu thập kiến thức 
2
Năng lực thu nhận và xử lý thông tin
Đọc tài liệu tiếp nhận thông tin và chắt lọc nội dung cần nắm qua hướng dẫn của giáo viên
3
Năng lực giao tiếp
Phát triển ngôn ngữ nói thông qua trình bày ý kiến, phát biểu
II. Chuẩn bị của GV – HS:
1. GV: GA + SGK
2. HS: Soạn bài
III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ(5 phút )
- Trình bày quá trình hình thành loài cùng khu vực địa lý?
3. Bài mới: (35 phút )
 Nguồn gốc sự sống là một k/n được con người quan tâm từ lâu và được hoàn thiện dần qua thời gian.
+ Thuyết tự sinh (Aristot): Sinh vật tự nhiên sinh ra từ chất vô cơ (cá sinh ra từ bùn, giun từ đất).
+ Thuyết mầm sống (Richte - 1865):sự sống trên TĐ được đưa từ hành tinh khác đến, theo các thiên thạch.
+ Ăngghen 1878: sự sống phát sinh/TĐ trong những đk lsử nhất định là kết quả của sự vận động từ chất VC --> HC đơn gian --> phức tạp -> prôtêin/ phương thức hóa học 
+ Q/n hiện đại: sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hóa của h/c cacbon dẫn đến hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử prôtêin & A.Nu có khả năng tự nhân đôi tự đổi mới.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Năng lực hình thành
I. Tiến hoá hoá học: quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ theo phương thức hóa học dưới tác động của các tác nhân tự nhiên. Từ chất vô cơ à chất hữu cơ đơn giản à chất hữu cơ phức tạp
 1.Quá trình hình thành các chất HC đơn giản từ các chất vô cơ:
*Theo Oparin và Handan(1920):
+ Từ các chất vô cơ Q sấm sét, tia tử ngoại các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên.
*TN của Milơ và Urây (1953):
H.hợp khí H2, NH3, CH4, H2O Dòng điên cao thê một số chất hữu cơ đơn giản (Axit amin)
2. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ:
* TN của Fox và các cộng sự (1950):
+ H.hợp axit amin khô 150 – 180 độC chuỗi peptit ngắn (Prôtêin nhiệt).
*Tóm lại: trong đ/k khí quyển không có O2:
Từ các chất vô cơ Q sấm sét, tia tử ngoại các hợp chất đơn giản: aa, Nu, đường đơn, axit béo...
 kết hợp lại các đại phân tử hữu cơ.
+ Từ các Nu Trùng phân các ARN khác nhau về thành phần và L " ARN có khả năng nhân đôi tốt dưới tác dụng của CLTN. Từ ARN" ADN bền vững hơn, khả năng phiên mã ch.xác hơn => ADN là nơi lưu trữ và bảo quản TTDT, còn ARN làm nhiệm vụ dịch mã
+Cơ chế dịch mã có thể được hình thành:
-Các aa liên kết yếu với các Nu/ARN, còn ARN như khuôn mẫu để các aa bám vào và liên kết với nhau" chuỗi p.peptit ngắn " Prôtêin.
-Nếu chuỗi p.peptit ngắn này có đặc tính của enzim xúc tác cho q.t phiên mã và dịch mã thì sự tiến hoá sẽ xảy ra nhanh hơn.
II.Tiến hoá tiền sinh học: là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai và sau đó hình thành nên các tế bào sống đầu tiên.
+Trong nước có lipit, prô, axit Nu...do lipit kị nước " lớp màng bao bọc các đại phân tử hữu cơ " những giọt nhỏ li ti CLTN TB sơ khai.
+TB sơ khai nào có khả năng TĐC và NL với Mt và duy trì thành phần hoá học thích hợp thì được giữ lại và nhân rộng.
*Bằng thực nghiệm các nhà khoa học đã CM được qt này và đã tạo ra được các cấu trúc gọi là côaxecva từ các hạt keo.Côaxecva có những đặc tính sơ khai của sự sống như tăng kích thước và duy trì cấu trúc...
III.Tiến hoá sinh học: là g.đoạn từ các tế bào đầu tiên " các loài SV như ngày nay.
+Từ các TB sống nguyên thuỷ các nhân tố tiến hoá các loài SV hiện nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu giai đoạn tiến hóa hóa học(20p)
+ Tiến hoá hoá học là gì? kết quả của tiến hoá hoá học?
+ Theo Oparin,các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên được tạo ra từ đâu? Nhờ các nguồn năng lượng nào?
+ Dựa vào H.32 hãy mô tả TN của Milơ và Urây " GV tóm tắt lại và ghi bảng.
+ Các đại phân tử hữu cơ được tạo ra bằng cách nào?
+ Hãy trình bày thí nghiệm của Fox? TN này nhằm CM điều gì?
+ Tóm lại: Từ các chất vô cơ, bằng cách nào để tạo nên các đại phân tử hữu cơ? Với điều kiện nào của trái đất?
*Gợi ý trả lời lệnh:Trái đất ngày nay khác với khi mới được hình thành: khí quyển của trái đất trước kia không có Ôxi nên các chất hữu cơ được tao ra sẽ không bị ôxi hoá.Còn ngày nay, nếu các chất hữu cơ được tạo ra bằng con đường hoá họcở đâu đó trên trái đất thì nó sẽ bị ôxy hoá nhanh chóng và bị các VSV phân huỷ mà không thể lặp lại qt tiến hoá hoá học như trước đây...
+Bằng con đường trùng phân, từ các Nu đã tạo ra vật chất di truyền là ARN và ADN như thế nào?
+Sau khi ARN được tạo ra thì quá trình dịch mã có thể được hình thành như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu giai đoạn tiến hóa tiền sinh học(10p)
GV tổ chức HSatj động nhóm, thảo luận để tìm ra câu trả lời đúng. 
+Thế nào là tiến hoá tiền sinh học?
+Sau giai đoạn tiến hoá hoá học thì giờ đây trong nước đã xuất hiện những đại phân tử nào? Các phân tử Lipit có đặc tính gì? Từ đặc tính này hình thành nên hiện tượng gì?
+Khi đã hình thành nên tế bào sơ khai thì CLTN sẽ tác động như thế nào? Kết quả tb sơ khai nào sẽ được giữ lại và nhân rộng?
+Các nhà khoa học đã dùng thực nghiệm để chứng minh qt này như thế nào? Các giọt Lipôxômvà Côaxecva có đặc tính gì đáng chú ý?
Hoạt động 3: Tìm hiểu giai đoạn tiến hóa sinh học(5p)
+Tiến hoá sinh học là gì? Xảy ra khi nào? Kết quả và điều kiện của tiến hoá sinh học?
Năng lực tự học
Năng lực thu nhận và xử lý thông tin
Năng lực giao tiếp
Năng lực tự học
Năng lực thu nhận và xử lý thông tin
Năng lực giao tiếp
Năng lực tự học
Năng lực thu nhận và xử lý thông tin
Năng lực giao tiếp
4. Củng cố, dặn dò: (5 phút )	 
 - Đọc phần tổng kết 
 - Trả lời câu hỏi SGK. 
- Trả lời các câu hỏi SGK 
- Chuẩn bị bài 33-Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
V. Câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá năng lực HS
1. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của HS qua bài học
Nội dung
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nguồn gốc sự sống
Nêu được khái niệm tiến hóa hóa học
Nhận biết được sản phẩm của tiến hóa tiền sinh học
Sắp xếp được trình tự các giai đoạn tiến hóa
Lựa chọn được nguồn năng lượng chủ yếu tác động lên giai đoạn tiến hóa
Phân tích được chất hữu cơ hiện nay được hình thành chủ yếu bằng cách nào
2. Hệ thống câu hỏi và bài tập
Câu 1: Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp
A. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.
B. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học.
C. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học.
D. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học.
Câu 2: Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là 
A. hình thành các tế bào sơ khai.	B. hình thành chất hữu cơ phức tạp.
C. hình thành sinh vật đa bào.	 	D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay.
Câu 3: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá:
A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học
B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học
C. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học
D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học
Câu 4: Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là:
A. ATP	B. Năng lượng tự nhiên
C. Năng lượng hoá học	D. Năng lượng sinh học
Câu 5: Trong điều kiện hiện nay,chất hữu cơ được hình thành chủ yếu bằng cách nào?
A. Tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên 	B. Quang tổng hợp hoặc hoá tổng hợp
C. Được tổng hợp trong các tế bào sống	D. Tổng hợp nhờ công nghệ sinh học
Tuần: 21 - Tiết KHDH: 40 ; Ngày soạn: 08/01/2017 ; Ngày dạy: 09/01/2017 ; Lớp: 12C1, 12C3
Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phân tích được mối quan hệ giữa điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất : đại tiền Cambri, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh. Biết được một số hóa thạch điển hình trung gian giữa các ngành, các lớp chính trong giới Thực vật và Động vật
- Hiểu được thế nào là hoá thạch và vai trò của bằng chứng hoá thạch trong nghiên cứu sự tiến hoá của sinh giới.
- Giải thích được những biến đổi về địa chất luôn gắn chặt với sự phát sinh và phát triển của sinh giới trên Trái đất như thế nào?
- Trình bày được đặc điểm địa lí, khí hậu của trái đất qua các kỉ địa chất và những đặc điểm của các loài sinh vật điển hình của các kỉ và đại địa chất...
2. Kĩ năng:
- Phân tích, so sánh, thiết lập mối quan hệ, đọc bảng hệ thống...
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức giữ gìn đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường, tránh sự tuyệt chủng của các loài SV...
4. Nội dung trọng tâm: - Sự phát sinh và phát triển của sinh giới gắn liền với sự biến đổi địa chất của trái đất.
5. Phát triển năng lực:
STT
Tên năng lực
Các kĩ năng thành phần
1
Năng lực tự học
+ Tìm kiếm, chọn lọc, thu thập thông tin kiến thức qua sgk, mọi kênh thông tin khác nhau để thu thập kiến thức 
2
Năng lực thu nhận và xử lý thông tin
Đọc tài liệu tiếp nhận thông tin và chắt lọc nội dung cần nắm qua hướng dẫn của giáo viên
3
Năng lực giao tiếp
Phát triển ngôn ngữ nói thông qua trình bày ý kiến, phát biểu
II. Chuẩn bị của GV – HS:
1. GV: GA + SGK Tranh phóng to về các loại hoá thạch, phiếu học tập(Nếu cần).
Máy chiếu, máy tính
2. HS: Soạn bài mới
III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan
IV. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ(5 phút )
 Dùng câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 trang 139 SGK
 Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu sự phát sinh sự sống trên quả đát. Tuy nhiên, các giả thiết về sự hình thành và phát triển của sự sống đến nay vẫn còn nhiều tranh cã. Các nhà khoa học đã dựng lại bức tranh toàn cảnh về lịch sử hình thành và phát triển của nó trên cơ sở các bằng chứng gián tiếp và bằng chứng trực tiếp.
 3.Bài mới (35p)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
Năng lực hình thành
I. Hoá thạch và vai trò của các hoá thạch trong nghiên cứu lịch sử  ... trưởng mô ở bậc dinh dưỡng thứ n :
 H% tăng trưởng mô ở bậc n = 
Sản lượng sinh vật thực ở bậc n
x 100%
Sản lượng sinh vật toàn phần bậc n
	Trong đó :
	+ Sản lượng sinh vật toàn phần : là lượng vật chất (năng lượng) mà sinh vật sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
	+ Sản lượng sinh vật thực : là lượng vật chất (năng lượng) mà sinh vật đã tích lũy được sau khi mất đi do nhiều nguyên nhân (hô hấp, bài tiết..)
	+ Sản lượng sinh vật thực ở một bậc dinh dưỡng 
= sản lượng sinh vật toàn phần ở bậc dinh dưỡng đó – năng lượng mất đi do nhiều nguyên nhân
= sản lượng sinh vật toàn phần ở bậc dinh dưỡng đó x hệ số tích lũy.
	+ Hệ số tích lũy (%) = 100% - tỉ lệ % năng lượng mất đi.
II. Các bài tập mẫu :
Bài 1. Một hệ sinh thái nhận được năng lượng ánh sáng mặt trời là 106 kcal/m2/ngày. Chỉ có 2,5% năng lượng đó dùng cho quang hợp. Số năng lượng mất đi do hô hấp là 90%. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 sử dụng 1% số năng lượng nhưng chỉ so 10% năng lượng đó được tích lũy tạo ra sản phẩm. Năng lượng sinh vật tiêu thụ bậc 2 sử dụng là 0,5 kcal.
a. Tìm sản lượng sinh vật toàn phần ở thực vật?
b. Tìm sản lượng sinh vật thực tế ở thực vật và sinh vật tiêu thụ bậc 1?
c. Tính hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 1 và sinh vật tiêu thụ bậc 2? 
Bài giải :
a.	Năng lượng ánh sáng mặt trời cung cấp cho hệ sinh thái là	:	106 kcalo/m2/ngày
	H% quang hợp = 2,5%
ADCT :
 H% quang hợp = 
Sản lượng SV toàn phần của sinh vật sản xuất
x 100%
Năng lượng ánh sáng mặt trời/ hệ sinh thái
	=> Sản lượng sinh vật toàn phần của sinh vật sản xuất là :
106 x 2,5% = 2,5.104 kcalo.
b. Số năng lượng bị mất đi do hô hấp là 90%. Chỉ còn 10% năng lượng được tích lũy lại. Vậy ta có sản lượng sinh vật thực tế của thực vật là : 	2,5.104 x 10% = 2,5.103 kcalo
	Mặt khác sinh vật tiêu thụ bậc 1 chỉ sử dụng 1% số năng lượng nên sản lượng SVTP của sinh vật tiêu thụ bậc 1 là :	2,5.103 x 1% = 25 kcalo
Với hệ số tích lũy là 10%, ta có sản lượng sinh vật thực tế của sinh vật tiêu thụ bậc 1 là
	25 x 10% = 2,5 kcalo
c. Hiệu suất sinh thái giữa sinh vật tiêu thụ bậc 1 và sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
Bài 2. Cho chuỗi thức ăn : cây xanh -> chuột -> mèo -> đại bàng
Biết sản lượng sinh vật toàn phần của sinh vật sản xuất là 8.106 kcal, cây xanh phải sử dụng 90% năng lượng cho các hoạt động sống. Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 9%, hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là 12,5% và của sinh vật tiêu thụ bậc 3 là 8,5%. Biểu diễn sơ đồ hình tháp sinh thái năng lượng của chuỗi thức ăn trên.
Bài giải :
Sản lượng sinh vật toàn phần của sinh vật sản xuất (cây xanh) là 8.106 kcal. Cây xanh sử dụng 90% năng lượng cho hoạt động sống. Vậy con 10% năng lượng được tích lũy. Ta có sản lượng sinh vật thực mà cây xanh đưa vào chuỗi thức ăn là	:	10% x 8.106 = 8.105 kcal
Ta có H1 % = 9%. Nên ta có sản lượng của sinh vật tiêu thụ bậc 1 (chuột) tham gia vào chuỗi thức ăn là	
9% x 8.105 = 7,2.104 kcal
Ta có H2 % = 12,5%. Nên ta có sản lượng của sinh vật tiêu thụ bậc 2 (mèo) tham gia vào chuỗi thức ăn là	12,5% x 7,2.104 = 9.103 kcal
Ta có H3 % = 8,5%. Nên ta có sản lượng của sinh vật tiêu thụ bậc 3 (đại bàng) tham gia vào chuỗi thức ăn là	8,5% x 9.103 = 7,65.102 kcal
	Sơ đồ tháp năng lượng của chuỗi thức ăn :
Cây xanh: 8.106 kcal
Chuột: 7,2.104 kcal
Đại bàng: 7,65.102 kcal
Mèo: 9.103 kcal
III. Bài tập tự giải :
Bài 1. Sản lượng sơ cấp đưa vào lưới thức ăn trên một đồng cỏ là 16 tấn/ha/năm. Có khoảng 37,5% sản lượng trên được côn trùng và chim tiêu thụ. Thỏ cũng sử dụng nguồn thức ăn thực vật nói trên rồi sau đó lại làm mồi cho mèo rừng. Sinh khối trong năm của mèo rừng được tăng thêm 400kg, chiếm khoảng 25% lượng chất sống do chúng đồng hóa được từ thức ăn. Ở thỏ, trừ phần bị mèo rừng ăn chúng vẫn còn 80% sản lượng để duy trì sự ổn định của quần thể. Hãy xác định diện tích trên đồng cỏ cần thiết để mèo rừng săn mồi trong năm. Biết rằng hiệu suất chuyển hóa vật chất và năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng đều xấp xỉ 10%.
Hướng dẫn :	Diện tích cần thiết là 80 ha.
Bài 2. Xét chuỗi thức ăn : cỏ -> thỏ -> cáo -> vi khuẩn.
Biết sản lượng toàn phần của sinh vật sản xuất là 3.5.105 kcal/m2/ngày, có đến 90% năng lượng được cây xanh tiêu thụ cho chính quá trình sống của chúng. Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ cấp 1 là 12% và của sinh vật tiêu thụ cấp 2 là 9,5%.
a. Xác định sản lượng về năng lượng của thỏ và của cáo tham gia vào chuỗi thức ăn ?
b. Biếu diễn biểu đồ hình tháp sinh thái về năng lượng của chuỗi thức ăn nói trên ?
Hướng dẫn :	a. Ở thỏ 	: 4,2.103 kcal /m2/ngày	Ở cáo	: 339 kcal /m2/ngày	b. Học sinh tự lập biểu đồ.
VI. Xác định nội dung trọng tâm của chuyên đề
	Hướng dẫn học sinh cách giải, làm bài mẫu và làm bài tự giải.
VII. Phương tiện, thiết bị sử dụng trong chuyên đề:
	- Bài tập trong tài liệu.
VIII. Phương pháp giảng dạy
	- Tự học, tư duy, vận dụng.
IX. Bảng xác định năng lực/kĩ năng cần hướng tới
	ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CHUYÊN ĐỀ
STT
Tên năng lực
Các kĩ năng thành phần
1
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Xác định được các vấn đề cần làm trong các bài tập
2
Năng lực thu nhận và xử lý thông tin
Hiểu các dạng bài tập
3
Năng lực tư duy
Vận dụng công thức làm bài tập
4
Năng lực tính toán
Vận dụng kiến thức toán học để giải các bài tập
X. Tiến trình dạy học
Nội dung
thời gian ( phút)
Phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động
Nội dung cần đạt được
Năng lực/kĩ năng cần hướng tới
Dạng 1: bài tập về tổng nhiệt hữu hiệu
20’
- GV đưa ra công thức tính. Cho học sinh bài tập mẫu, sau đó gọi học sinh lên bảng làm các bài tập vận dụng
Bài 1. Ở một loài cá, trứng bắt đầu phát triển ở 40C và sẽ nở sau 60 ngày nếu nhiệt độ môi trường là 80C.
a. Xác định tổng nhiệt hữu hiệu cho quá trình phát triển thành cá con của trứng?
b. Xác định thời gian cần thiết cho quá trình nở của trứng nếu nhiệt độ của môi trường là 60C và 100C?
c. Rút ra nhận xét về mối tương quan giữa nhiệt độ môi trường với thời gian cần thiết để trứng nở?
Bài 2. Ở một loài côn trùng, nếu nhiệt độ trung bình của môi trường là 220C thì số thế hệ trong một năm là 26 và ở 140C thì trong một năm chúng phát triển 16 thế hệ.
a. Hãy xác định ngưỡng nhiệt phát triển của loài côn trùng trên?
b. Xác định tổng nhiệt hữu hiệu cho một chu kỳ sống của loài?
c. Nhận xét về tương quan giữa nhiệt độ môi trường với tốc độ phát triển của loài côn trùng trên?.
Dạng 1: bài tập về tổng nhiệt hữu hiệu
 Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phát triển của động vật, đặc biệt là ở động vật biến nhiệt, người ta đề ra một số khái niệm và công thức tính toán sau:
1. Ngưỡng nhiệt phát triển: (C : độ): là mức nhiệt độ thấp nhất cần thiết để duy trì sự phát triển của động vật. Ví dụ: ngưỡng nhiệt phát triển của cá rô phi Việt Nam là 5,60C; ruồi giấm là 80C; sâu khoang cổ là 100C
2. Tổng nhiệt hữu hiệu: (S : độ/ngày): là hằng số nhiệt độ cần thiết cho một giai đoạn phát triển nào đó hay một chu kì (vòng đời) phát triển của động vật biến nhiệt.
	Công thức tính tổng nhiệt hữu hiệu:	S = (T – C).D
Trong đó	:	
S:Tổng nhiệt hữu hiệu	 (độ/ngày)
T: Nhiệt độ môi trưởng	 (0C)
C:Ngưỡng nhiệt phát triển	 (0C)
D:Thời gian phát triển trong một chu kì hay giai đoạn 	(ngày)
Trong cùng một loài vì C không đổi nên tổng nhiệt hữu hiệu bằng nhau:
S = (T1 – C).D1 = (T2 – C).D2 = .....
	=> số thế hệ/năm (n)
	+ D = S : (T – C)
	+ n = 365 : D
NL giải quyết vấn đề
NL thu thập và xử lý thông tin
Năng lực tư duy
Năng lực tính toán
Dạng 2: bài tập hiệu suất sinh thái
20’
Bài 1. Sản lượng sơ cấp đưa vào lưới thức ăn trên một đồng cỏ là 16 tấn/ha/năm. Có khoảng 37,5% sản lượng trên được côn trùng và chim tiêu thụ. Thỏ cũng sử dụng nguồn thức ăn thực vật nói trên rồi sau đó lại làm mồi cho mèo rừng. Sinh khối trong năm của mèo rừng được tăng thêm 400kg, chiếm khoảng 25% lượng chất sống do chúng đồng hóa được từ thức ăn. Ở thỏ, trừ phần bị mèo rừng ăn chúng vẫn còn 80% sản lượng để duy trì sự ổn định của quần thể. Hãy xác định diện tích trên đồng cỏ cần thiết để mèo rừng săn mồi trong năm. Biết rằng hiệu suất chuyển hóa vật chất và năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng đều xấp xỉ 10%.
Dạng 2: bài tập hiệu suất sinh thái
+ Sản lượng sinh vật toàn phần : là lượng vật chất (năng lượng) mà sinh vật sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
+ Sản lượng sinh vật thực : là lượng vật chất (năng lượng) mà sinh vật đã tích lũy được sau khi mất đi do nhiều nguyên nhân (hô hấp, bài tiết..)
+ Sản lượng sinh vật thực ở một bậc dinh dưỡng 
= sản lượng sinh vật toàn phần ở bậc dinh dưỡng đó – năng lượng mất đi do nhiều nguyên nhân
= sản lượng sinh vật toàn phần ở bậc dinh dưỡng đó x hệ số tích lũy.
+ Hệ số tích lũy (%) = 100% - tỉ lệ % năng lượng mất đi.
NL giải quyết vấn đề
NL thu thập và xử lý thông tin
Năng lực tư duy
Năng lực tính toán
Củng cố 
5’
Làm trắc nghiệm
XI. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Bài tập
Nắm được công thức tỉnh tổng nhiệt \hữu hiệu và hiệu suất sinh thái
Biết phân biệt các dữ liệu đã cho
Vận dụng làm các bài tập
XII. Câu hỏi và bài tập củng cố
Câu hỏi, bài tập tự luận
Bài 3. Ở một loài, khi môi trường có nhiệt độ 260C có chu kỳ sống là 20 ngày. Trong môi trường có nhiệt độ là 19,50C có chu kì sống là 42 ngày.
a. Tính ngưỡng nhiệt phát triển và tổng nhiệt hữu hiệu của loài đó?
b. Tính số thế hệ của loài trên khi nhiệt độ bình quân của môi trường là 22,50C?
Bài 2. Xét chuỗi thức ăn : cỏ -> thỏ -> cáo -> vi khuẩn.
Biết sản lượng toàn phần của sinh vật sản xuất là 3.5.105 kcal/m2/ngày, có đến 90% năng lượng được cây xanh tiêu thụ cho chính quá trình sống của chúng. Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ cấp 1 là 12% và của sinh vật tiêu thụ cấp 2 là 9,5%.
a. Xác định sản lượng về năng lượng của thỏ và của cáo tham gia vào chuỗi thức ăn ?
b. Biếu diễn biểu đồ hình tháp sinh thái về năng lượng của chuỗi thức ăn nói trên ?
Hướng dẫn :	a. Ở thỏ 	: 4,2.103 kcal /m2/ngày	
	Ở cáo	: 339 kcal /m2/ngày	b. Học sinh tự lập biểu đồ.
Bài 3. Cho sơ đồ tháp năng lượng sau đây :
Cỏ: 150000 kcal /m2/ngày
Chuột: 19200 kcal /m2/ngày
Chim cú: 1440 kcal/m2/ngày
a. Xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 và sinh vật tiêu thụ bậc 2 ?
b. Nếu năng lượng của cỏ đưa vào chuỗi thức ăn chỉ chiếm khoảng 8% năng lượng do chúng đồng hóa được và chỉ có khoảng 6% năng lượng của ánh sáng mặt trời được cây xanh sử dụng. Xác định lượng năng lượng của ánh sáng mặt trời cần thiết để duy trì chuỗi thức ăn trên ?
c. Mối quan hệ về số lượng của quần thể chuột và quần thể cỏ sẽ như thế nào nếu quần thể chuột đột ngột giảm số lượng ? Qua đó phát biểu nội dung của trạng thái cân bằng của quần thể. Vẽ sơ đồ của sự biến đổi và cân bằng của quần thể cỏ trong ví dụ nói trên ?
Hướng dẫn :	a.	H1 = 12,8%	H2 = 7,5%	b. 31250000 kcal/m2/ngày
c. Học sinh tự rút ra nhận xét và vẽ sơ đồ.
Ngày soạn: 18/04/2016; ngày dạy: 21/4/2016; Tuần 33 – Tiết 52
NỘI DUNG 5: 
s

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_12_chuong_trinh_hoc_ky_ii_nam_hoc_2016.docx