Chương I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Tiết 4 : ĐỘT BIẾN GEN
A. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức. Qua tiết này học sinh phải :
- Phát biểu được khái niệm đột biến gen, đột biến điểm, thể đột biến.
- Phân biệt được các dạng đột biến gen.
- Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen.
- Nêu được hậu quả và vai trò của đột biến gen.
- Phân biệt được đột biến giao tử, đột biến tiền phôi và đột biến xôma.
2. Kĩ năng.
Rèn luuyện học sinh các kĩ năng : thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp,
3. Giáo dục.
Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn, bảo vệ môi trường.
Ngày soạn : 1/9/2008 Phần V : DI TRUYỀN HỌC Chương I : CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Tiết 4 : ĐỘT BIẾN GEN A. MỤC TIÊU : 1.Kiến thức. Qua tiết này học sinh phải : - Phát biểu được khái niệm đột biến gen, đột biến điểm, thể đột biến. - Phân biệt được các dạng đột biến gen. - Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen. - Nêu được hậu quả và vai trò của đột biến gen. - Phân biệt được đột biến giao tử, đột biến tiền phôi và đột biến xôma. 2. Kĩ năng. Rèn luuyện học sinh các kĩ năng : thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, 3. Giáo dục. Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn, bảo vệ môi trường. B. PHƯƠNG PHÁP. - Phương pháp quan sát tìm tòi. - Phương pháp hỏi đáp tìm tòi. C. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ. 1. Thầy : - Soạn giáo án. - Tranh : H4.1-2 2. Trò : Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên. D. TIỀN TRÌNH LÊN LỚP. I. ỔN ĐỊNH LỚP(1’) II. KIỂM TRA BÀI CŨ (5’) Trình bày cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở vi khuẩn E.coli ? III. TRIỂN KHAI BÀI. 1. Đặt vấn đề (2’) Đột biến gen là gì ? Các dạng đột biến điểm ? Hậu quả và cơ chế biểu hiện của các dạng đột biến ? 2. Bài mới (30’) a. HOẠT ĐỘNG 1(10’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV. Yêu cầu học sinh quan sát H4.1 và đọc thông tin ,trả lời câu hỏi : Đột biến gen là gì ? Các dạng đột biến điểm ? Thể đột biến là gì ? HS. Quan sát H4.1 ,đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi. GV. Bổ sung và kết luận. I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN 1. Khái niệm - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. Thường chỉ liên quan đến 1 cặp nuclêôtit ( đột biến điểm) hoặc một số cặp nuclêôtit. - Trong tự nhiên, các gen có thể bị đột biến nhưng với tần số thấp. - Thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình. 2. Các dạng đột biến Các dạng đột biến điểm : thay thế, mất và thêm 1 cặp nuclêôtit. b. HOẠT ĐỘNG 2 (20’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi : nguyên nhân gây ra đột biến gen ? HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên. GV. Bổ sung và kết luận. GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi : đột biến gen phụ thuộc vàp những yếu tố nào ? Thế nào là dạng tiền đột biến ? HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên. GV. Bổ sung và kết luận. GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi : tại sao đa số đột biến gen gây hại cho cơ thể sinh vật ? Vai trò của đột biến gen ? HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên. GV. Bổ sung và kết luận. GV. Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi : đặc điểm của đột biến giao tử, đột biến tiền phôi, đột biến xôma ? HS. Đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi của giáo viên. GV. Bổ sung và kết luận. II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN. 1. Nguyên nhân - Các dạng nulêôtit hiếm kết cặp bổ sung không đúng khi nhân đôi dẫn đến đột biến gen. - Do sự tác động của các tác nhân vật lí, hoá học hoặc sự rối loạn trao đổi chất trong tế bào làm biế đổi cấu trúc của gen. 2. Cơ chế phát sinh đột biến gen. - Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng, cường độ của tác nhân đột biến và cấu trúc của gen. - Thông thường, sự thay đổi một nuclêôtit nào đó dưới dạng tiền đột biến. Nếu không được sữa chữa thì trở tha hf dạng đột biến. 3.Hậu quả và vai trò của đột biến gen. - Sự biến đổi của gen à biến đổi mARN à biến đổi protein à thường có hại, giảm sức sống của cơ thể. - Đột biến có vai trò làm cho sinh vật ngày càng đa dạng và phong phú, cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. III. SỰ BIỂU HIỆN CỦA ĐỘ BIẾN. 1. Đột biến giao tử. - Phát sinh trong giảm phân, qua thụ tinh đi vào hợp tử. - Đột biến trội biểu hiện kiểu hình của cơ thể mang đột biến. - Đột biến lặn thường tồn tại ở trạng thái dị hợp ở thế hệ đầu tiên. Chỉ biểu hiện kiểu hình ở trạng thái đồng hợp lặn. - Qua giao phối đột biến phát tán trong quần thể. - Di truyền qua sinh sản hữu tính. 2. Đột biến tiền phôi. - Phát sinh trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. - Di truyền qua sinh sản hữu tính. - Biểu hiện tương tự đột biến giao tử. 3. Đột biến xôma - Xảy ra trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng và được nhân lên thành mô. - Nếu là đột biến trội sẻ biểu hiện ở một phần của cơ thể. - Không di truyền qua sinh sản vô tính. IV. CỦNG CỐ (5’) Đột biến gen là gì ? Sự biểu hiện của các dạng đột biến ? V. DẶN DÒ (2’) - Kiến thức trọng tâm : khái niệm đột biến, hậu quả và vai trò, cơ chế biểu hiện của đột biến. - Đọc bài 5 và trả lời câu hỏi : + Bộ NST lưỡng bội, đơn bội ? + Cặp NST tương đồng ? + Cấu trúc hiển vi và siêu hiển vi của NST ?
Tài liệu đính kèm: