Giáo án Sinh 12 tiết 24: Các bằng chứng tiến hóa

Giáo án Sinh 12 tiết 24: Các bằng chứng tiến hóa

PHẦN SÁU: TIẾN HÓA

Chương I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

Tiết 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 - Trình bày được 1 số bằng chứng về giải phẫu so sánh để chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

 - Giải thích được tại sao căn cứ vào các cơ quan thoái hóa lại xác định được quan hệ họ hang giữa các loài về mặt hình thái? Tại sao các cơ quan thoái hóa hầu như không còn giữ chức năng gì mà vẫn được lưu lại, di truyền qua các đời không bị CLTN loại bỏ?

 - Nêu và giải thích được các bằng chứng phôi sinh học, địa sinh học, sinh học phân tử và tế bào chứng tỏ nguồn gốc chung của các loài.

 2. Kĩ năng

 - Kĩ năng quan sát, so sánh thông qua hình trong SGK.

 - Kĩ năng phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1309Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 tiết 24: Các bằng chứng tiến hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/11/2009
Ngày giảng:
PHẦN SÁU: TIẾN HÓA
Chương I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Tiết 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
 - Trình bày được 1 số bằng chứng về giải phẫu so sánh để chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.
 - Giải thích được tại sao căn cứ vào các cơ quan thoái hóa lại xác định được quan hệ họ hang giữa các loài về mặt hình thái? Tại sao các cơ quan thoái hóa hầu như không còn giữ chức năng gì mà vẫn được lưu lại, di truyền qua các đời không bị CLTN loại bỏ?
 - Nêu và giải thích được các bằng chứng phôi sinh học, địa sinh học, sinh học phân tử và tế bào chứng tỏ nguồn gốc chung của các loài.
 2. Kĩ năng
 - Kĩ năng quan sát, so sánh thông qua hình trong SGK.
 - Kĩ năng phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.
 3. Thái độ
- Nâng cao ý thức học tập bộ môn qua việc học sinh nắm chắc các bằng chứng tiến hóa trực tiếp và gián tiếp.
II. Thiết bị dạy học
- Hình 24.1-2, bảng 24 SGK và 1 số hình ảnh sưu tầm từ Internet.
III. Phương pháp
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp, giảng giải và hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình tổ chức bài học
 1. Ổn định tổ chức lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
 3. Bài mới: Các loài sinh vật hiện nay do đâu mà có? Khi khoa học chưa phát triển, con người giải thích sự tồn tại của muôn loài do thượng đế, chúa trời  Ngày nay khoa học hiện đại đã chứng minh các loài sinh vật hiện nay có chung nguồn gốc và được phát sinh từ giới vô cơ. Những bằng chứng tiến hóa cho ta thấy mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HS: Mục I, hình 24.1 SGK.
® Thảo luận.
- Những điểm tương đồng trong cấu tạo xương chi của các loài? 
- Những biến đổi ở xương bàn tay giúp mỗi loài thích nghi như thế nào?
- Phân biệt cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa, cơ quan tương tự? VD minh họa?
- Tại sao các cơ quan thoái hóa không giữ chức năng gì vẫn được di truyền qua các thế hệ mà không bị CLTN loại bỏ?
- Những đặc điểm tương đồng, tương tự hoặc thoái hóa cho phép kết luận gì về quan hệ giữa các loài sinh vật?
- Tại sao người ta thường sử dụng các cơ quan thoái hóa hoặc tương đồng để xác định quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài?
HS: Mục II, hình 24.2 SGK.
® Thảo luận.
- Những điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi của cá, kì giông, rùa, gà, lợn, bò, thỏ. 
- Tại sao các loài khác nhau lại có những đặc điểm phát triển phôi giống nhau?
GV: Những sai khác trong phôi ở giai đoạn muộn cho thấy quan hệ họ hàng giữa các loài.
HS: Mục III SGK.
® Thảo luận.
- Thế nào là bộ môn địa lí sinh vật học? 
- Kết quả nghiên cứu của Darwin về sinh vật trên đảo Galapagos và Nam Mỹ?
- Tại sao sinh vật đảo và lục địa lại giống nhau trong khi điều kiện sống khác nhau?
GV: Điều kiện sống ở đảo khác xa với đất liền → SV có những biến đổi để thích nghi nhưng vẫn giữ được các đặc điểm của tổ tiên như thú ăn thịt cỡ nhỏ do chỉ ăn bò sát là con mồi nhỏ, các loại chim, côn trùng có cánh tiêu giảm hoặc không có cánh...
- Hiện tượng các loài giống nhau do điều kiện sống tương tự hay do có chung nguồn gốc là phổ biến hơn?
HS: Mục IV, hình 24.2 SGK.
® Thảo luận.
- Điểm giống nhau trong cấu tạo tế bào, vật chất di truyền, mã di truyền của các loài SV.
- Bảng 24 SGK cho thấy người có quan hệ gần gũi nhất với loài nào trong bộ linh trưởng? Tại sao? 
- Phân tích trình tự aa trong cùng 1 loại protein hay trình tự các nucleotit trong cùng1 gen của các loài cho phép ta kết luận gì về quan hệ họ hàng giữa các loài?
I. Bằng chứng giải phẫu so sánh
- Cơ quan tương đồng: Những cơ quan tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc từ một cơ quan ở loài tổ tiên, ở các loài khác nhau có thể thực hiện những chức năng khác nhau.
VD: Tay người, chi trước các loài thú là các cơ quan tương đồng.
- Cơ quan thoái hóa: Cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ 1 cơ quan ở 1 loài tổ tiên nhưng không còn thực hiện chức năng hoặc chức năng tiêu giảm.
VD: Ruột thừa của người và manh tràng của thỏ 
- Cơ quan tương tự: Cơ quan thực hiện cùng chức năng nhưng khác nguồn gốc.
* Kết luận: Các đặc điểm giải phẫu là bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.
II. Bằng chứng phôi sinh học
- Sự phát triển phôi nhiều loài động vật giống nhau, đều trải qua giai đoạn có đuôi, có khe mang, tim phôi đều có giai đoạn 2 ngăn ...
* Kết luận:
- Sự giống nhau trong phôi chứng tỏ các loài có chung nguồn gốc.
- Các loài có họ hàng gần gũi thì sự phát triển phôi càng giống nhau ở giai đoạn muộn hơn.
III. Bằng chứng địa lí sinh vật học.
- Địa lí sinh vật học: Môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố của các loài trên trái đất. 
- Sự gần gũi về địa lí giúp các loài dễ phát tán.
- Sự giống giữa các loài chủ yếu do chung nguồn gốc hơn là do sống ở môi trường giống nhau.
IV. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
- Cơ sở vật chất di truyền của các loài: Acid Nucleiec (ADN hoặc ARN) và protein. ADN đều cấu tạo từ 4 loại Nucleotid (A, T, G, X).
Protein đều được cấu tạo từ 20 loại aa.
- Các loài sinh vật đều sử dụng chung 1 loại mã di truyền.
- Phân tích trình tự aa của cùng 1 loại protein hay trình tự nucleotit trong cùng 1 gen ở các loài khác nhau → quan hệ giữa các loài.
 4. Củng cố
- Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái thì người ta hay sử dụng cơ quan thoái hóa?
- Hãy tìm một số bằng chứng sinh học phân tử để chứng minh mọi sinh vật trên trái đất đều có chung một nguồn gốc.
 5. Dặn dò
- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị nội dung bài 25 “Học thuyết Lamar và học thuyết Darwin”. Nguyên nhân nào dẫn tới sự hình thành loài mới.
Ý kiến của tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt24.12.doc