Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 11

Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 11

Lông hút rất dễ gẫy và sẽ biến mất ở môi trường quá

ưu trương, quá axit hay thiếu ôxi.

nhược trương, quá axit hay thiếu ôxy.

nhược trương, quá kiềm hay thiếu ôxy.

ưu trương, quá kiềm hay thiếu ôxy.

 

doc 58 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm sinh học lớp 11 
Chương I – chuyển hóa vật chất và năng lượng
A. chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật
Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua
miền lông hút.
lá.
thân.
rễ.
Lông hút rất dễ gẫy và sẽ biến mất ở môi trường quá 
ưu trương, quá axit hay thiếu ôxi.
nhược trương, quá axit hay thiếu ôxy.
nhược trương, quá kiềm hay thiếu ôxy.
ưu trương, quá kiềm hay thiếu ôxy.
Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
thẩm thấu.	
cần tiêu tốn năng lượng.
	nhờ các bơm ion.	
chủ động.	
Dòng libe còn được gọi là dòng
nhựa luyện.
	nhựa nguyên.
	mạch gỗ.	
mạch rây.
Dòng mạch gỗ còn được gọi là dòng
	đi lên.	
đi xuống.
	libe.	
nhựa luyện.
Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là
nước và các ion khoáng.	
các chất dự trữ.	
	glucôzơ và tinh bột.	
các chất hữu cơ.
 Mạch gỗ được cấu tạo chủ yếu từ
	quản bào và mạch ống.	
ống rây và tế bào kèm.
	các tế bào sống.	
quản bào và ống rây.
 Điều không thuộc động lực đẩy của dòng mạch gỗ là
	sức hút của dòng nhựa luyện.
sự thoát hơi nước ở lá.	
áp xuất rễ.
	sự liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách mạch gỗ.
 Động lực đẩy của dòng libe là
sự chênh lệch áp xuất thẩm thấu giữa cơ quan cho và cơ quan nhận.
áp xuất rễ.
	sự liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách mạch gỗ.
	sự thoát hơi nước ở lá.	
 Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên trong ống vẫn có thể 
tiếp tục đi lên vì
quản bào và mạch ống có các lỗ bên.
áp suất rễ rất lớn.
mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào chết.
vách mạch gỗ được licnhin hoá.
* Động lực quan trọng nhất đưa dòng nước lên cao trong cây là
sức hút của sự thoát hơi nước.
áp lực rễ.
lực liên kết hyđrô.
lực liên kết giữa nước với thành mạch dẫn.
 Nước vận chuyển trong các tế bào sống nhờ
sức hút nước tăng dần.
thoát hơi nước.
áp lực rễ.
liên kết hyđrô.
* Sự bay hơi nước qua mặt lá khác sự thoát hơi nước qua mặt lá là
chịu sự điều chỉnh của khí khổng.
chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.
chịu ảnh hưởng của độ ẩm.
nước từ thể lỏng chuyển thành hơi.
Trong tế bào khí khổng cấu trúc không liên quan đến điều chỉnh đóng mở là
có nhân to.
có các hạt tinh bột.
có lục lạp.
độ dày của hai mép khí khổng khác nhau.
ở thực vật, con đường thoát hơi nước chủ yếu qua
khí khổng.	
mặt dưới của lá.
	cutin.	
mặt trên của lá.	
* Nguyên nhân trực tiếp điều chỉnh đóng mở khí khổng là tế bào khí 
khổng
thay đổi sức trương P.
quang hợp.
mất nước.
hút nước.
* Thế nước thấp nhất trong cây ở
lá cây. 
các lông hút ở rễ. 
các mạch gỗ ở thân.
cành cây.
Cây mất cân bằng nước khi
hút nước ít hơn thoát nước.
hút nước nhiều hơn thoát nước.
hút nước quá ít.
thoát nước quá mạnh.
Thoát hơi nước không có vai trò
thúc đẩy vận chuyển dòng nhựa nguyên.
hạ nhiệt độ của lá.
tạo động lực phía trên hút dòng nước và khoáng từ rễ lên các bộ phận khác của cây.
giúp cây hấp thụ được CO2 cần cho quang hợp.
* Nhân tố nội tại quyết định nhất đến sự thoát hơi nước là
sự đóng mở của khí khổng.
kích thước của khí khổng.
số lượng khí khổng.
sự phân bố của khí khổng ở lá.
Hàm lượng nước cao nhất trong cây ở giai đoạn
non.
già.
ra hoa.
chín.
Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là
hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.
độ dày mỏng của lớp cutin.
nhiệt độ môi trường.
gió và các ion khoáng.
Hai con đường thoát hơi nước chủ yếu ở lá cây là
	cu tin và khí khổng.	
cutin và biểu bì lá cây.
	mặt trên và mặt dưới lá.	
khí khổng và biểu bì lá.
Khi khí khổng đóng lại
sự thoát hơi nước được thực hiện qua cu tin.
sự thoát hơi nước ngừng hoàn toàn.
cây ngừng hút nước.
cây thoát nước thành giọt qua mép lá.
Thoát hơi nước qua mặt dưới mạnh hơn mặt trên vì
khí khổng chủ yếu phân bố ở mặt dưới.
mặt dưới không có cutin.	
mặt trên lá tập trung nhiều khí khổng.
mặt dưới không có khí khổng.
Hiện tượng ứ giọt là do
	áp suất của rễ.	
lực liên kết giữa các phân tử nước.
	lực hút của lá.	
lực đẩy của nước và lực hút của lá.
Đối với thực vật nguyên tố thiết yếu là nguyên tố có vai trò sinh lí quan 
trọng và
rất cần cho sinh trưởng , phát triển của cây, nếu thiếu nó cây không thể hoàn thành chu trình sống.
 nếu thiếu nó cây vẫn hoàn thành chu trình sống của mình nhưng không ra hoa, kết quả.
nếu thiếu nó cây vẫn hoàn thành chu trình sống của mình, vẫn ra hoa , kết quả.
rất cần cho sinh trưởng , phát triển của cây. 
Nguyên tố đa lượng thường có hàm lượng 
lớn hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể.
nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể.
lớn hơn 0, 001% khối lượng chất sống của cơ thể.
nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể.
Nguyên tố vi lượng thường có hàm lượng 
nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể.
lớn hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể.
lớn hơn 0, 001% khối lượng chất sống của cơ thể.
nhỏ hơn 0,001% khối lượng chất sống của cơ thể.
Nguyên tố chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lượng chất khô của cây là
	cácbon.	
nitơ.	
ôxi.	
hidrô.
Các nguyên tố phát sinh hữu cơ gồm có
	A. C, H, O.	N.	
B. C, H, O, P. 	
C. C, H, O.	
D. C, H, N, P.
Những nguyên tố vi lượng chủ yếu là
	 Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo.	
P, K, S, Ca, Mg, Na, H.
	C, H, O, N, Na, Cu, Ca.	
P, K, S, Ca, Cl, Zn, Cu, Mo.
* Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ, nhưng có vai 
trò quan trọng, vì 
chúng tham gia vào hoạt động chính của các enzim
chúng cần cho một số pha sinh trưởng
chúng được tích luỹ trong hạt
chúng có trong cấu trúc tất cả bào quan
Không thuộc vai trò của các nguyên tố đa lượng đối với cây là
quyết định hoạt hoá hệ thống enzym.
thường đóng vai trò cấu trúc tế bào.
thành phần của các đại phân tử trong tế bào.
ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh 
Đặc điểm quyết định sự khuyếch tán của các ion từ đất vào rễ là
sự chênh lệc nồng độ ion đất- rễ.
thoát hơi của lá.
trao đổi chất của rễ.
nhu cầu của ion.
Ion K+ xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế
chủ động.
thẩm thấu.	
	chênh lệch nồng độ.	
khuếch tán.
Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo con đường
	tế bào và gian bào.	
lông hút.
	thông qua màng sinh chất.	
tế bào và lông hút.
Các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo cơ chế
	chủ động và thụ động.	
chủ động và thẩm thấu
	khuếch tán và thẩm thấu.	
thụ động và khuếch tán.
Đặc điểm của cơ chế hút khoáng chủ động là các ion khoáng 
đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
di chuyển không phụ thuộc vào nồng độ.
di chuyển không phụ thuộc vào nồng độ.
Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào
chênh lệch nồng độ ion.
hoạt động trao đổi chất.
cung cấp năng lượng.
nhu cầu của cơ thể
Đặc điểm không liên quan đến hút khoáng thụ động là
hô hấp của rễ.
građien nồng độ giữa đất và rễ.
kích thước chất tan vận chuyển.
tính tan trong màng li pít.
* Sự xâm nhập chất khoáng chủ động của tế bào phụ thuộc vào
trao đổi chất của tế bào. 
gradien nồng độ chất tan. 
hiệu điện thế màng.
tham gia của năng lượng.
* Đặc trưng liên quan đến hút khoáng tích cực là
năng lượng.
gradient nồng độ.
tính thấm của màng.
hiệu điện thế của màng.
* pH của dung dịch đất ít ảnh hưởng đến
tốc độ khuếch tán của các ion.
độ hoàn tan của các chất khoáng
hoạt động của vi sinh vật trong đất.
sự phân giải chất hữu cơ trong đất.
* Trong quá trình hút khoáng, oxy ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình
hoạt động hô hấp của rễ.
sự sinh trưởng của rễ.
sự phân giải chất hữu cơ trong đất.
tốc độ khuếch tán của các ion.
Nguyên tố tham gia thành phần của prôtêin, axit nuclêic là
nitơ.
kali.
phôt pho.
lưu huỳnh.
Có vai trò là cation nội bào chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế 
bào, nhân tố phụ gia của enzim thuộc về
kali.
nitơ.
phôt pho.
lưu huỳnh.
Tham gia thành phần của axit nuclêic, ATP, cần cho nở hoa, đậu quả, 
phát triển rễ là nguyên tố
phôt pho.
ni tơ.
ka li.
lưu huỳnh
Hình thành bản giữa ở thành tế bào, nhân tố phụ gia của enzim là chức 
năng của nguyên tố
can xi
ni tơ.
ka li.
lưu huỳnh
Nguyên tố tham gia thành phần của clorophyl, nhân tố phụ gia của 
enzim là
magiê.
kali.
can xi.
lưu huỳnh.
Duy trì cân bằng ion, tham gia trong quang hợp là nguyên tố
 clo.
magiê.
can xi.
sắt.
Là thành phần của một số xitôcrôm, nhân tố phụ gia của enzim thuộc 
chức năng của nguyên tố
đồng.
clo.
sắt.
natri
Cây có các lá già bị khô mép, sinh trưởng còi cọc, đó là dấu hiệu thiếu
	kali.	
canxi.	
nitơ.	
sắt.
Cây có lá mới màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm, đó là dấu hiệu 
thiếu
	 lưu huỳnh.	
canxi.	
nitơ.	
sắt.
Cây có lá non màu lục đậm không bình thường, đó là dấu hiệu thiếu
	đồng.	
canxi.	
nitơ.	
sắt.
Cây có lá nhỏ, màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh 
trưởng rễ bị tiêu giảm, đó là dấu hiệu thiếu
	phốt pho.	
canxi.	
nitơ.	
sắt.
Cây có gân lá chuyển màu vàng, đó là dấu hiệu thiếu
	sắt.	
canxi.	
nitơ.	
sắt.
Đối với cây, Ca có vai trò nhất trong
cấu trúc thành tế bào.
điều chỉnh pH của tế bào.
hoạt hoá các enzym.
đối kháng với các ion khác.
Dấu hiệu thiếu canxi ở thực vật là
	lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh sinh trưởng chết.	
lá có màu vàng, da cam
	lá già hoá vàng.	
lá non màu trắng, vàng.
* Canxi	
cho phép nối ngang thành tế bào bằng pectan.
cần cho sự tạo áp suất trương nước trong tế bào khí khổng.
có chức năng chủ yếu trong phân li nước ở quá trình quang hợp.
là ion kim loại phổ biến nhất trong các prôtêin vận chuyển điện tử.
* Hiện tượng ở đầu lỏ và mộp lỏ bị hoỏ trắng sau đú hoỏ đen, phiến lỏ bị 
uốn cong rồi xoăn lại đõy là hiện tượng thiếu nguyờn tố khoỏng 
can xi.
kali.
magie.
photpho.
* Khi cây trồng thiếu can xi sẽ dẫn tới
hiện tượng ở đầu lỏ và mộp lỏ bị hoỏ trắng sau đú hoỏ đen, phiến lỏ bị uốn cong rồi xoăn lại.
tốc độ hỳt O2 bị giảm thay đổi hoạt tớnh enzim trong hụ hấp, cỏc hợp chất phụtpho hữu cơ và pụlisacarit bị phõn giải, ngưng trệ tổng hợp protờin và cỏc nuclờotit tự do.
giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dũng chất đồng hoỏ từ lỏ.
ức chế quỏ trỡnh tạo cỏc hợp chất phốtpho hữu cơ gõy hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ mỏy tổng hợp prụtein kộm hiệu quả, Riboxoom bị phõn giải, sự hỡnh thành lục lạp bị hư hại.
 Cây thiếu magiê lá thường có màu vàng, da cam, đỏ, tím, lá non màu 
nhạt vì magiê có vai trò
 là thành phần của diệp lục.
là thành phần của prôtêin, axit nuclêic.
hoạt hoá axit amin.
là thành phần của khung, vách tế bào.
Trong cơ thể thực vật, kali giữ vai trò
hoạt hoá enzim, cân bằng nồng độ nước và ion.
là thành phần của prôtêin, axit nuclêic.
là thành phần của diệp lục, hoạt hoá axit amin.
là thành phần của prôtêin, co-enzim.
Kali không tham gia điều tiết quá trình
 vận chuyển nước.
vận chuyển chất hữu cơ.
đóng mở khí khổng.
giảm độ nhớt chất nguyên sinh.
* Khi cây trồng thiếu ka li sẽ dẫn tới
giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dũng chất đồng hoỏ từ lỏ.
tốc độ hỳt O2 bị giảm thay đổi hoạt tớnh enzim trong hụ hấp, cỏc hợp chất phụtpho hữu cơ và pụlisacarit bị phõn giải, ngưng trệ tổng hợp protờin và cỏc nuclờotit tự do.
ức chế quỏ trỡnh tạo cỏc hợp chất phốtpho hữu cơ gõy ... 
Xuân hoá là mối phụ thuộc của sự ra hoa vào
 nhiệt độ.
 tuổi cây.
 chu kỳ quang.
 độ dài ngày.
Chu kỳ quang là sự ra hoa phụ thuộc vào
 độ dài ngày và đêm.
 tuổi của cây.
 độ dài ngày.
 độ dài đêm.
Thời gian sáng trong quang chu kỳ có vai trò
tăng số lượng, kích thước hoa.
kích thích ra hoa.
cảm ứng ra hoa.
tăng chất lượng hoa.
Thời gian tối trong quang chu kỳ có vai trò
cảm ứng ra hoa.
kích thích ra hoa.
tăng số lượng hoa.
tăng chất lượng hoa.
Phân loại cây theo phản ứng quang chu kỳ, cây trung tính ra hoa
 ở ngày dài và ngày ngắn.
 trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.
 trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ.
 trong điều kiện chiếu sáng 12 giờ.
Phân loại cây theo phản ứng quang chu kỳ, cây ngày ngắn ra hoa
 trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.
 ở ngày ngắn.
 trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ.
 trong điều kiện chiếu sáng 12 giờ.
Phân loại cây theo quang chu kỳ, cây ngày dài ra hoa
 trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ.
 trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.
ở ngày dài.
trong điều kiện chiếu sáng 12 giờ.
Điều không đúng về ý nghĩa của hiểu biết về quang chu kỳ trong sản xuất nông nghiệp là ứng dụng
 kích thích hoa và quả có kích thước lớn
 khi nhập nội.
 lai giống.
 bố trí thời vụ.
Yếu tố bên ngoài tác động lên hầu hết các giai đoạn sinh trưởng và phát 
triển ở thực vật là
 nước.
 nhiệt độ.
 ánh sáng.
 phân bón.
Yếu tố bên ngoài có tác dụng là nguồn cung cấp nguyên liệu cho cho cấu trúc tế bào và các quá trình sinh lý diến ra trong cây là
 phân bón.
 ánh sáng.
 nhiệt độ.
 nước.
Yếu tố có vai trò quyết định ở giai đoạn nảy mầm cua hạt, chồi lá
 nhiệt độ.
 ánh sáng.
 nước.
 phân bón.
sinh trưởng và phát triển ở động vật
Biến thái là sự thay đổi
đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
về hình thái, cấu tạo và sinh lí trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
đột ngột về hình thái, cấu tạo trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
đột ngột về hình thái, sinh lí trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật.
ở động vật, sinh trưởng và phát triển không qua biến thái và qua biến 
 thái không hoàn toàn giống nhau ở điểm
 con non gần giống con trưởng thành.
 đều phải qua giai đoạn lột xác.
 đều không qua giai đoạn lột xác.
 con non không giống con trưởng thành.
ở động vật, sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn giống nhau ở điểm
đều phải qua giai đoạn lột xác.
 con non giống con trưởng thành.
 đều không qua giai đoạn lột xác.
con non khác con trưởng thành.
Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái khác sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở điểm
 không phải qua giai đoạn lột xác.
 con non giống con trưởng thành.
 con non khác con trưởng thành.
 phải qua giai đoạn lột xác.
Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn khác sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn ở chỗ
con non giống con trưởng thành.
 phải trải qua giai đoạn lột xác.
 con non khác con trưởng thành.
không qua giai đoạn lột xác.
Sinh trưởng và phát triển của con gà là
không qua biến thái.
qua biến thái hoàn toàn.
qua biến thái hoàn toàn.
qua lột xác.
Trong các sinh vật sau, sinh trưởng phát triển không qua biến thái gồm
cá chép, khỉ, chó, thỏ.
cánh cam, bọ rùa.
bọ ngựa, cào cào.
bọ xít, ong, châu chấu, trâu. 
Trong các sinh vật sau, sinh trưởng phát triển qua biến thái hoàn toàn gồm
cánh cam, bọ rùa.
cá chép, khỉ, chó, thỏ.
bọ ngựa, cào cào.
bọ xít, ong, châu chấu, trâu. 
Trong các sinh vật sau, sinh trưởng phát triển qua biến thái không hoàn toàn gồm
bọ ngựa, cào cào.
cánh cam, bọ rùa.
cá chép, khỉ, chó, thỏ.
bọ xít, ong, châu chấu, trâu. 
Trong các hiện tượng sau, không thuộc biến thái là
rắn lột bỏ da.
châu chấu trưởng thành có kích thước lớn hơn châu chấu còn non.
nòng nọc có đuôi còn ếch thì không.
bọ ngựa trưởng thành khác bọ ngựa còn non ở một số chi tiết.
ở động vật, hoocmôn sinh trưởng được tiết ra từ
tuyến yên.
buồng trứng.
tuyến giáp.
tinh hoàn.
ở ếch, quá trình biến thái từ nòng nọc thành ếch nhờ hoocmôn
 tiroxin.
 sinh trưởng.
 ostrogen.
 testosteron.
ở giai đọan trẻ em, nếu tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hoocmôn sinh trưởng sê làm cho người đó
 trở thành người khổng lồ.
 chậm lớn hoặc ngừng lớn.
 trở thành người bé nhỏ.
 sinh trưởng phát triển bình thường.
Nếu thiếu Iốt trong thức ăn thường dẫn đến thiếu hoocmôn
 tiroxin.
 ecđisơn.
 ostrogen.
 testosteron.
ở sâu bướm, hoocmôn ecdisơn có tác dụng
gây lột xác và kích thích sâu thành nhộng và bướm.
gây lột xác và ức chế sâu thành nhộng và bướm.
ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
kích thích thể allata tiết ra juvenin.
ở sâu bướm tác dụng của juvenin là
ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
kích thích tuyến trước ngực tiết ra ecdisơn.
kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
ức chế tuyến trước ngực tiết ra ecdisơn.
Vào thời kì dậy thì trẻ em có những thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí 
 do cơ thể tiết ra nhiều hoocmôn
 ostrogen (nữ) và testosteron (nam).
 sinh trưởng.
 tiroxin.
 ostrogen (nam) và testosteron (nữ).
Các hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển ở động vật không xương sống là
 juvenin, ecdisơn, hoocmôn não.
 tiroxin, juvenin, ecdisơn.
 ecdisơn, tiroxin, hoocmôn não.
 juvenin, tiroxin, hoocmôn não.
ở giai đoạn trẻ em hoocmôn sinh trưởng tiết ra quá ít sẽ làm cho người 
 đó
 não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.
 trở thành người khổng lồ.
 trở thành người bé nhỏ.
 mất bản năng sinh dục.
Trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí 
 tuệ thấp là do cơ thể không có đủ hoocmôn
 tiroxin.
 sinh trưởng.
 ostrogen.
 testosteron.
Trong sinh trưởng và phát triển ở động vật thiếu coban, gia xúc sẽ mắc bệnh thiếu máu ác tính, dẫn tới giảm sinh trưởng. Hiện tượng trên là ảnh hưởng của nhân tố
thức ăn.
 độ ẩm.
 nhiệt độ.
 ánh sáng
Chương IV- Sinh sản
Hình thức sinh sản của cây rêu là sinh sản
 bào tử.
 giản đơn.
 sinh dưỡng.
 hữu tính.
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
 không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.
 chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.
 bằng giao tử cái.
 có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.
Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là
giảm phân và thụ tinh.
nguyên phân và giảm phân.
kiểu gen của hậu thế không thay đổi trong quá trình sinh sản.
bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi.
Thụ tinh là quá trình 
hợp nhất hai giao tử đơn bội đực và cái. 	
hợp nhất con đực và con cái.
hình thành giao tử đực và cái	
Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào, mô thực vật là tính
toàn năng.
phân hóa.
chuyên hoá.
cảm ứng.
Thụ phấn là quá trình
vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhuỵ và hạt phấn nảy mần trên đầu nhuỵ
hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng.
vận chuyển hạt phấn từ nhuỵ đến núm nhị.
hợp nhất hai nhân tinh trùng với một tế bào trứng.
Hình thức thụ tinh kép có ở thực vật
hạt kín	
hạt trần	
 hai lá mầm.	
một lá mầm.
Hạt được hình thành từ
noãn đã được thụ tinh.
bầu nhị.
bầu nhuỵ.
hạt phấn.
Hạt lúa thuộc loại
hạt nội nhũ.
quả giả.
hạt không nội nhũ.
quả đơn tính.
Hạt đỗ thuộc loại
hạt không nội nhũ.	
quả đơn tính. 
hạt nội nhũ.	
quả giả.
Quả được hình thành từ
 bầu nhuỵ.
 noãn đã được thụ tinh.	
 bầu nhị.
 noãn không được thụ tinh.	
Không thuộc những đặc trưng của sinh sản hữu tính là
tạo ra hậu thế luôn thích nghi với môi trường sống ổn định.
trong sinh sản hữu tính luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các tế bào sinh dục (các giao tử).
luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.
sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.
Hình thức sinh sản bằng nảy chồi gặp ở nhóm động vật
bọt biển, ruột khoang.
nguyên sinh. 	
ruột khoang, giun dẹp.
bọt biển, giun dẹp.	
Hình thức sinh sản phân mảnh thấy ở nhóm động vật
 bọt biển, giun dẹp.	
ruột khoang, giun dẹp.
nguyên sinh. 	
bọt biển, ruột khoang.
Hình thức sinh sản lưỡng tính thường gặp 
chân đốt.	
chân khớp.	
giun đất. 	
sâu bọ.
Trong tổ ong, cá thể đơn bội là
 ong đực.	
 ong thợ.	
 ong chúa. 	
 ong cái.
Trinh sản là hình thức sinh sản
không cần có sự tham gia của giao tử đực.
xảy ra ở động vật bậc thấp.
chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính cái.
sinh ra con cái không có khả năng sinh sản.
Điều không đúng khi nhận xét thụ tinh ngoài kém tiến hoá hơn thụ tinh 
 trong là
số lượng trứng sau mỗi lần đẻ rất lớn lên số lượng con sinh ra nhiều.
tỉ lệ trứng được thụ tinh thấp.
trứng thụ tinh không được bảo vệ, do đó tỉ lệ sống sót thấp.
từ khi trứng sinh ra, thụ tinh cho đến lúc phát triển thành cá thể con hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường nước.
Thụ tinh chéo tiến hoá hơn tự thụ tinh vì
ở thụ tinh chéo, cá thể con nhận được vật chất di truyền từ 2 nguồn bố mẹ khác nhau, còn tự thụ tinh chỉ nhận được vật chất di truyền từ một nguồn.
tự thụ tinh diễn ra đơn giản, còn thụ tinh chéo diễn ra phức tạp.
tự thụ tinh chỉ có cá thể gốc, còn thụ tinh chéo có sự tham gia của giới đực và giới cái. 
tự thụ tinh diễn ra trong môi trường nước, còn thụ tinh chéo không cần nước.
Giun dẹp có các hình thức sinh sản
 phân mảnh, phân đôi.
 nảy chồi, phân đôi.	
 phân đôi sinh sản.	
nảy chồi phân mảnh.
Hệ thần kinh và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sản sinh tinh trùng và trứng thông qua hệ
 nội tiết.
 tuần hoàn. 	
 thần kinh.	
 sinh dục.	
Trong cơ chế điều hoà sinh sản tinh trùng, testosteron tiết ra từ tuyến
 tế bào kẽ trong tinh hoàn. 
 tuyến yên.	
vùng dưới đồi.	
 ống sinh tinh.
ở nữ giới, progesteron và ostrogen được tiết ra từ
vùng dưới đồi.	
 nang trứng.
tuyến yên.	
 thể vàng.
Kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng là hoocmôn
FSH.
LH.
GnRH.
ICSH
Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng là hoocmôn
testostêrôn.
LH.
GnRH.
ICSH
Kích tế bào kẽ (tế bào Lêiđich) sản xuất ra testostêrôn là hoocmôn
LH.
GnRH.
ICSH
FSH
Điều nào sau đây không liên quan đến nồng độ hoocmôn nhau thai HCG ?
thể vàng hoạt động
phát triển của phôi
nồng độ prôgestêrôn cao
nồng độ LH cao
Khi phụ nữ mang thai, một số hoocmôn duy trì nồng độ ở mức cao, số khác duy trì ở mức thấp như 
FSH
LH
Estrôgen
Prôgestêrôn
thấp
thấp
cao
cao
thấp
thấp
cao
thấp
thấp
cao
cao
cao
cao
cao
thấp
thấp
Con người không thể điều khiển sinh sản ở động vật bằng biện pháp như 
 tính thời điểm cho chúng sinh con và khoảng cách sinh con.
điều chỉnh số con ở động vật bằng cách sử dụng hoocmôn (tự 
nhiên hoặc tổng hợp).
 thay đổi các yếu tố môi trường, xử lí giao tử, thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi... 
điều khiển giới tính bằng cách sử dụng hoocmôn, tách tinh trùng,...
Cho tập hợp các câu sau:
Từ chưa có cơ quan sinh sản đến có cơ quan sinh sản chuyên biệt.
Từ cơ thể lưỡng tính đến cơ thể đơn tính.
Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong.
Từ thụ tinh cần nước đến thụ tinh không cần nước.
Từ tự thụ tinh đế thụ tinh chéo.
Con sinh ra từ chưa được chăm sóc, nuôi dưỡng đến được chăm sóc, nuôi dưỡng.
Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính được thể hiện:
123456.
13456.
12346
12356.

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_lop_11.doc