Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 26: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 26: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

Bài 26: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh :

- Giải thích được tại sao quần thể lại là đơn vị tiến hoá mà không phải là loài hay cá thể.

- Giải thích được quan niệm về tiến hoá và các nhân tố tiến hoá của học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại.

- Giải thích được các nhân tố tiên shoá như đột biến, di-nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên làm ảnh hưởng đến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào.

II. Thiết bị dạy học

Tranh minh hoạ trong bài và một số ảnh sưu tầm được.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1 Kiểm tra bài cũ

 - Trình bày các luận điểm chính của học thuyết Lamac.

- Nêu sự khác nhau giữa CLTN và CLNT

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1973Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 26: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5 ngày 11 Tháng 12 năm 2008
Tiết 27
Bài 26: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
I. Mục tiờu	
Sau khi học xong bài này học sinh :
- Giải thích được tại sao quần thể lại là đơn vị tiến hoá mà không phải là loài hay cá thể.
- Giải thích được quan niệm về tiến hoá và các nhân tố tiến hoá của học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại.
- Giải thích được các nhân tố tiên shoá như đột biến, di-nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên làm ảnh hưởng đến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào.
II. Thiết bị dạy học
Tranh minh hoạ trong bài và một số ảnh sưu tầm được.
III. Tiến trỡnh tổ chức dạy học
1 Kiểm tra bài cũ
 - Trình bày các luận điểm chính của học thuyết Lamac.
- Nêu sự khác nhau giữa CLTN và CLNT
 	 2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản (ghi bảng)
- Hỏi: Vì sao quần thể là đơn vị tiến hoá chứ không phải là loài hay cá thể? Hs phải trả lời được quần thể là nơi lưu giữ các biến dị di truyền. Mổi quần thể có một vốn gen đặc thù, tiến hoá chính là làm thay đổi vốn gen của quần thể. Còn loài là đơn vị phân loại gồm nhiều quần thể, cá thể chỉ là đối tượng tực tiếp của CLTN.
- Hỏi: Theo quan niệm của Đacuyn thì đơn vị tiến hoá là gì?
- Hỏi: Học thuyết tiến hoá tổng hợp làm sáng tỏ những vấn đề gì? Hs trả lời theo nội dung cơ bản.
- Hỏi: Kết quả của tiến hoá nhỏ là gì? Hs: hình thành đặc điểm thích nghi.
- Hỏi: Quần thể có những nguồn biến dị nào? Hs trả lời như nội dung cơ bản.
- Hỏi: Đột biến gen là gì? đặc điểm của đột biến gen?
Hs: đột biến gen là những thay đổi trong cấu trúc gen xảy ra ở một vài cặp nucleotit ở một vị trí nào đó của phân tử ADN. đột biến gen có các đặc điểm là đột ngột, vô hướng
- Hỏi: Tần số đột biến gen rất nhỏ nhưng vì sao nó là nguồn nguyên liệu cho tiến hoá?
Hoạt động của thầy và trò
I. Quan niệm tiến hoá và nguồn nguyên liệu tiến hoá
1. Tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ
 Tiến hoá tổng hợp gồm:
+ Tiến hoá nhỏ: là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.(đ Quần thể là đơn vị tiến hoá chứ không phải là cá thể hay loài. Cá thể chỉ là đối tượng trực tiếp của CLTN)
+ Tiến hoá lơn: những biên đổi trên quy mô lớn trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
* Hình thành loài được xem là ranh giới giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lơn.
2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể
- Đột biến
- Biến dị tổ hợp
- Sự nhập gen từ quần thể khác vào.
ii. các nhân tố tiến hoá
 Có 5 nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. đó là: Đột biến, CLTN, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên
1. Đột biến
- Tần số đột biến ở mổi gen thấp từ 
10-6 – 10-4 đ tần số alen của quần thể thay đổi rất chậm chạp(không đáng kể)
Kiến thức cơ bản (ghi bảng)
Hs: vì cá thể có nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể. đa số đột biến gen là lặn đ nó được lưu giữ trong quần thể đ quần thể trở thành kho dự trử nguồn biến dị cho tiến hoá.
- Hỏi: Di nhập gen là gì? Hs: gen từ quần thể này chuyển sang quần thể khác. vì sao gen có thể chuyển từ quần thể này sang quần thể khác được? Hs các quần thể thường không cách li hoàn toàn với nhau đ thương xuyên có sự trao đổi các cá thể
- Hỏi: Đacuyn quan niệm về CLTN ntn? Hs phải nêu được thực chất của CLTN.
- Hỏi: CLTN làm thay đổi tần số alen ntn?Hs trả lời như kiến thức cơ bản.
- Hỏi: CLTN có vai trò đối với tiền hoá của sinh vật ntn? Hs trả lời như kiến thức cơ bản.
- Hỏi: Tốc độ làm thay đổi tần số alen của quần thể lệ thuộc vào những yếu tố nào? Hs trả lời theo nội dung cơ bản.
- Hỏi: Chọn lọc chống lại alen trội và chọn lọc chống lại alen lặn thì loại nào làm thay đổi tần số alen nhanh hơn? vì sao? Hs: Chọn lọc chống lại alen trội nhanh hơn vì. Alen trội biểu hiện tính trạng ngay ở kiểu gen dị hợp.
- Yếu tố ngẫu nhiên là những yếu tố ntn? Hs. Là những yếu tố làm thay đổi đột ngột số lượng cá thể của quần thể. 
- Vì sao các yếu tố này có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể? Hs. Vì tần số alen trong các cá thể bị chết không giống như của quần thể.
- Giao phối như thế nào gọi là giao phối không ngẫu nhiên? Hs. Trả lời như phần kiến thức cơ bản.
- Tại sao giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể mà làm thay đổi tần số kiểu gen? Hs. giao phối không ngẫu nhiên không làm mất các alen mà cá alen kết hợp nhau một các không ngẫu nhiên đ làm thay đổi tần số kiểu gen theo hướng tăng dần các kiểu gen đồng hợp giảm dần kiểu gen dị hợp tử trong quần thể.
(Hs đã được học ở bài di truyền quần thể)
- Nhưng cá thể có nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể đ Đb gen là nguồn phát sinh cá đột biến di truyền của quần thể 
- Đột biến gen cung cấp nguồn biến dị sơ cấp để giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp(các biến dị tổ hợp) vô cùng phong phú cho quá trình tiến hoá.
2. Di – nhập gen
- Các quần thể thường không cách li hoàn toàn với nhau đ thường xuyên có sự trao đổi các cá thể. Gọi là di nhập gen hay dòng gen.
- Di nhập gen làm phong phú vốn gen của quần thể và làm thay đổi tần số alen của quần thể.
- Tần số alen và tần số kiểu gen thay đổi nhanh hay chậm lệ thuộc vào số lượng cá thể ra hay vào quần thể lớn hay nhỏ.
3. Chọn lọc tự nhiên
Chọn lọc tự nhiên phân hoá khã năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể đ MT thay đổi theo hướng xác định thì CLTN sẽ làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định đ CLTN quy định chiều hướng tiến hoá
 CLTN làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm lẹ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Chọn lọc chống lại alen trội: Làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của QT
- Chọn lọc chống lại alen lặn: làm thay đổi tần số alen chậm hơn CL chống lại alen trội
4. Các yếu tố ngẫu nhiên
Các yếu tố ngẫu nhiên như: thiên tai hoả hoạnđ kích thước quần thể giảm mạnh đ thay đổi tần số alen của quần thể.
5. Giao phối không ngẫu nhiên
- Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm: tự thụ phấn, giao phối gần, giao phối có lựa chọn.
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi tần số kiểu gen theo hướng tăng dần các kiểu gen đồng hợp giảm dần kiểu gen dị hợp tử trong quần thể.
IV. Củng cố
- Ghi nhớ kiến thức trong khung
V. Bài tập về nhà :	
Hs làm bài tập 1,2,3,4,5 trang 117 Sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 26.doc