Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh :
- Trình bày nội dung chính của học thuyết Lamac.
- Nêu được những hạn chế của học thuyết Lamac.
- Giải thích được nội dung chính của học thuyết Đacuyn.
- Nêu được những ưu, nhược điểm của học thuyết Đacuyn.
II. Thiết bị dạy học
Tranh minh hoạ trong bài 25.1 - 2 Sgk và một số ảnh sưu tầm được.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1 Kiểm tra bài cũ
Người ta sử dụng những bằng chứng nào để chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật? cho ví dụ.
Thứ 4 ngày 10 Tháng 12 năm 2008 Tiết 26 Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn I. Mục tiờu Sau khi học xong bài này học sinh : - Trình bày nội dung chính của học thuyết Lamac. - Nêu được những hạn chế của học thuyết Lamac. - Giải thích được nội dung chính của học thuyết Đacuyn. - Nêu được những ưu, nhược điểm của học thuyết Đacuyn. II. Thiết bị dạy học Tranh minh hoạ trong bài 25.1 - 2 Sgk và một số ảnh sưu tầm được. III. Tiến trỡnh tổ chức dạy học 1 Kiểm tra bài cũ Người ta sử dụng những bằng chứng nào để chứng minh mối quan hệ họ hàng giữa cỏc loài sinh vật? cho vớ dụ. 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản (ghi bảng) Gv treo tranh minh hoạ quá trình hình thành loài hươu cao cổ và giải thích tranh vẽ theo quan niệm của Lamac - Hs nghiên cứu sách giáo khoa. + Em hảy rút ra nguyên nhân tiến hoá theo Lamac: Mt thay đổi đ sinh vật chủ động thay đổi tập quán hoạt động cho phù hợp đ hình thành đặc điểm thích nghi đ hình thành loài mới. - Gv giải thích để Hs hiểu được các quan điểm của Lamac về nguyên nhân và cơ chế tiến hoá: hình thành đặc điểm thích nghi và hình thành loài mới. - Học thuyết Lamac có những điểm tồn tại nào? Hs trả lời như phần nội dung cơ bản. - Học thuyết Lamac có những điểm thành công nào? Hs: nêu được nguyên nhan tiến hoá là do môi trường thay đổi, cá sinh vật đa dạng phong phú đều có nguồn gốc chung. Hoạt động của thầy và trò I/ Học thuyết tiến hoá Lamac - Nguyên nhân tiến hoá + Do môi trường thay đổi nên sinh vật chủ động thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan để thích nghi với điều kiện sống mới. + Những cơ quan nào hoạt động nhiều thì ngày một phát triển những cơ quan nào ít hoạt động thì ngày một tiêu biến. + Những tính trạng thích nghi đều được di truyền cho thế hệ sau. - Nhược điểm: + Lamac cho rằng các thường biến cũng di truyền được. + Trong quá trình tiến hoá, sinh vật chủ động biến đổi để thích nghi với môi trường. Không có loài nào bị tiêu diệt mà chỉ chuyển từ loài này sang loài khác. Kiến thức cơ bản (ghi bảng) - Hs nghiên cứu Sgk. - Đacuyn đã giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi ntn? Hs: từ nguồn biến dị qua CLTN đ đặc điểm thích nghi. Gv treo tranh vẽ hình 25.2 - Đacuyn đã giải thích sự hình thành loài mới ntn? Hs: loài mới được hình thành qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của CLTN đào thải những dạng kém thích nghi đ hình thành nên các loài mới thích nghi với môi trường. Gv treo tranh vẽ hình 25.1 - Hs làm lệnh Sgk. - CLTN khác CLNT ntn? Hs: khác ở thực chất, động lực và kết quả. - Học thuyết Đacuyn có những ưu điểm gì? Hs + Nguyên nhân tiến hoá là các biến di di truyền. + Cơ chế tiến hoá là CLTN. - Tồn tai củ học thuyết là chưa biết được nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị. II/ Học thuyết tiến hoá Đacuyn - Sinh vật luôn phải đấu tranh sinh tồn đ chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mổi thế hệ. - Các cá thể có biến dị di truyền giúp nó thích nghi tốt đ tồn tại đ sinh ra nhiều con cháu. Ngược lại những cá thể mang biến dị có hại sẽ bị đào thải. Đacuyn gọi là sự phân hoá khã năng thích nghi của các cá thể. Là sự chọn lọc tự nhiên - Đacuyn giải thích sự tiến hoá của sinh vật là: từ một nguồn gốc chung do ngoại cảnh thay đổi và nguồn biến dị sẵn có được phân hoá thành nhiều loài với các đặc điểm thích nghi khác nhau - Thuyết tiến hoá Đacuyn đã giải thích được tính thống nhất trong đa dạng của sinh giới và nêu được cơ chế tiến hoá tạo nên sự đa dạng của sinh giới là chọn lọc tự nhiên. IV. Củng cố - Ghi nhớ kiến thức trong khung V. Bài tập về nhà : Hs làm bài tập 1,2,3,4,5 trang 112 Sgk
Tài liệu đính kèm: