Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 1: Gen, mã di truyền và sự nhân đôi của ADN

Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 1: Gen, mã di truyền và sự nhân đôi của ADN

Bài 1: Gen, mã di truyền và sự nhân đôi của ADN

I/ Mục tiêu:

Sau khi học xong học sinh cần:

- Trình bày KN và cấu trúc của Gen

- Khái niệm về mã di truyền và đặc điểm chung của mã di truyền

- Từ mô hình cấu trúc của ADN mô tả các bước của quá trình tự hnân đôi của ADN làm cơ sở cho sự nhân đôi NST.

II/ Phương tiện dạy học:

Tranh phóng to hình 1.1, 1.2 sgk. Máy chiếu

III/ Tiến trình bài giảng:

1, Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sỉ số, sơ đồ lớp

2, Kiểm tra bài cũ:

Nêu cáu trúc của ADN (HS đã học ở chương trình lớp 10)

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh 12 chuẩn bài 1: Gen, mã di truyền và sự nhân đôi của ADN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3 ngày 25 Tháng 8 năm 2009
Tiết 1
Phần 5: di truyền học
Chương i: cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị
Bài 1: Gen, mã di truyền và sự nhân đôi của ADN
I/ Mục tiêu:
Sau khi học xong học sinh cần:
Trình bày KN và cấu trúc của Gen
Khái niệm về mã di truyền và đặc điểm chung của mã di truyền
Từ mô hình cấu trúc của ADN mô tả các bước của quá trình tự hnân đôi của ADN làm cơ sở cho sự nhân đôi NST.
II/ Phương tiện dạy học:
Tranh phóng to hình 1.1, 1.2 sgk. Máy chiếu
III/ Tiến trình bài giảng:
1, ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sỉ số, sơ đồ lớp 
2, Kiểm tra bài cũ: 
Nêu cáu trúc của ADN (HS đã học ở chương trình lớp 10)
3, Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản (ghi bảng)
Hảy nhắc lại định nghĩa gen theo SH lớp 9: HS trả lời theo sách lớp 9. GV sữa lại theo ĐN của sách 12.
Quan sát hình 1.1 sgk hảy chỉ ra cấu trúc chung của gen? HS trả lời: có 3 vùng và điền các vùng vào hình 1.1. Vùng mở đầu, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
Hảy nêu cấu trúc của ADN ở chương trình lớp 10? HS trả lời: cấu trúc hoá học ADN là đa phân. Đơn phân là nuclêôtít, mổi nuclêôtít gồm có 3 thành phần (1 pt axit phốtphoric, 1 pt đường đêôxiribo, 1 trong 4 loại bazơ nitơ A;T;G;X). Các nuclêôtít liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị tạo thành chuổi pôli nuclêôtít (mạch đơn). 2 mạch đơn xoắn tạo thành ADN. Từ kiến thức này làm tiền đề để xây dựng KN mã di truyền
Mã di truyền là gì? HS trả lời theo sgk.
Tại sao mã di truyền là mã bộ 3? HS dựa vào toán tổ hợp để trả lời. Có hơn 20 loại aa, có 4 loại nuclêôtít mổi tổ hợp có bao nhiêu nuclêôtít để tạo ra trên 20 loại tổ hợp. Bộ 1 ta có 41= 4, bộ 2 ta có 42=16 bộ 3 ta có 43=64, bộ 4 ta có 44= 256 trong đó 4; 16 quá nhỏ không đủ để mã hoá aa còn 256 quá lớn không phù hợp với đặc điểm của sinh vật. Vậy mã DT là mã bộ 3
Hoạt động của thầy và trò
I/ Gen
1, Khái niệm 
2, Cấu trúc chung của gen
 Vùng điều hoà
 mang tín hiệu KĐ và đh
3 vùng Vùng mã hoá, mang 
 thông tin mã hoá aa
 Vùng kết thúc, mang 
 tín hiệu KT
SV nhân sơ vùng mã hoá liên tục
SV nhân chuẩn vùng mã hoá không liên tục (phân mảnh). Đoạn mã hoá (Exon) Đoạn không mã hoá (Intron)
II/ Mã di truyền
1, Khái niệm: theo sgk
- Mã di truyền là mã bộ 3
- Tại sao mã di truyền là mã bộ 3: 
+ Bằng lí thuyết: Bộ 1 ta có 41= 4, bộ 2 ta có 42=16 bộ 3 ta có 43=64. 64 bộ 3 đủ để mã hoá cho hơn 20 loại aa
Kiến thức cơ bản (ghi bảng)
Nghiên cứu bảng 1. Chứng minh có 64 bộ 3? HS tính trên bảng và trả lời chỉ có 64 bộ 3. GV khắc sâu mổi đặc điểm cho HS để có thể vận dụng sau này
Hảy nêu các bước của một chu kì tế bào? HS nêu lại chu kì TB theo kiến thức lớp 10.[ kì trung gian gồm pha G1, S, G2) và các kì phân bào ( kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối)] 
Tại sao sự nhân lên của ADN diễn ra trong pha S? Pha tháo xoắn tự nhân đôi chuẩn bị cho quá trình phân bào
Quan sát hình 1.2 sgk mô tả các bước của quá trình tự sao: HS nghiên cứu hình và trình bày kiến thức cơ bản từng bước 
GV: chỉ mach 3! – 5! Tổng hợp liên tục, còn mạch 5! – 3! Tổng hợp nên các đoạn okazaki. 
Vì sao 2 mạch tổng hợp kác nhau? HS suy luận. Do chiều tác động của enzim ADN polimeraza và chiều phát triển mạch pôli nuclêôtít là 5! – 3!
Nêu ý nghĩa, nguyên tắc của tự sao ADN? HS trả lời từ 1 pt ADN nhân thành nhiều pt ADN mới phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng.
+ Bằng thực nghiệm: theo bảng 1 sgk
2, Đặc điểm chung của mã DT
( 6 đặc điểm sgk)
III/ Sự nhân đôi của ADN
- Diễn ra trong pha S của chu kì tế bào
- Các bước tái bản ADN
Bước 1: Tháo xoắn ( nhờ enzim tháo xoắn)
Bươc 2: Tổng hợp ADN mới: dưới tác ụng của
 enzim ADN polimeraza bằng các nuclêôtít tự do trong môi trường TB để tổng hợp nên mạch bổ sung dựa trên hai mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung
Bước 3: Hai phân tử ADN con xoắn lại: trong pt ADN con 1 mạch mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo toàn)
* ý nghĩa của tự nhân đôi ADN:
Từ 1 pt ADN nhân thành nhiều pt ADN mới phục vụ cho nghiên cứu và ứng dụng
4, Củng cố:
- Khái niệm về gen
- Mã di truyền là mã bộ ba và 5 đặc trưng khác
- Cơ chế tự sao và nguyên tắc tự sao
- ứng dung hai nguyên tắc tự sao trong nghiên cứu, thực tiển và trong giải bài tập sinh học
5, Bài tập:
Trang 9 sgk 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 1.doc