Giáo án ôn tốt nghiệp Văn 12: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

Giáo án ôn tốt nghiệp Văn 12: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG

THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

A. Mục đích yêu cầu

 Qua giờ ôn, nhằm giúp học sinh:

 Nắm được một cách đại cương về VH Việt Nam từ cách mạng tháng Tám - 1945 đến hết thế kỉ XX:

 - Giái đoạn văn học này chia thành hai giai đoạn: từ tháng Tám - 1945 đến 1975 và từ 1975 đến hết thế kỉ XX

 - Những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá dẫn đến sự hình thành và phát triển của hai giai đoạn văn học này

 - Quá trình phát triển, thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VH Việt Nam từ 1945 đến 1975

 - Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tốt nghiệp Văn 12: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:..
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
	Ngày soạn: 14.02.2009
	Ngày giảng:
	Lớp giảng: 	 12A1	12A2	12A3
	Sĩ số:
A. Mục đích yêu cầu
	Qua giờ ôn, nhằm giúp học sinh:
 Nắm được một cách đại cương về VH Việt Nam từ cách mạng tháng Tám - 1945 đến hết thế kỉ XX:
 - Giái đoạn văn học này chia thành hai giai đoạn: từ tháng Tám - 1945 đến 1975 và từ 1975 đến hết thế kỉ XX
 - Những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá dẫn đến sự hình thành và phát triển của hai giai đoạn văn học này
 - Quá trình phát triển, thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VH Việt Nam từ 1945 đến 1975
 - Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV
	- Giáo án
	- Các tài liệu tam khảo
C. Cách thức tiến hành
	- Ôn tập, củng cố
	- Luyện tập
D. Tiến trình giờ giảng
	1. Ổn định
	2. GTBH
	3. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Hãy nêu những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá dẫn đến sự hình thành và phát triển của hai giai đoạn văn học từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 và từ 1975 đến hết thế kỉ XX?
GV: Nêu những sự kiện lớn ở giai đoạn này?
HS trả lời GV chốt lại
GV: nêu những điểm cần lưu ý ở gia đoạn này?
HS trả lời GV chốt lại
GV: Khái quát quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của giai đoạn văn học 1945 -> 1975
GV: Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của VH Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 -> 1975?
GV: Hãy nêu những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX?
GV: Hãy nhắc lại những đặc điểm của văn học giai đoạn này?
HS nhắc lại GV ghi bảng
GV: đề bài
Phân tích đặc điẻm cơ bản của VHVN từ 1945 - 1975?trah

I. Kiến thức cơ bản
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá
a. giai đoạn 1945 - 1975
- Cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mĩ vô cugn ác liệt suốt hơn 30 năm
- Miền Bắc: công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới
- Văn học phát triển dưới sự thống nhất lãnh đạo của Đảng CS
- Điều kiện giao lưu văn hoá với các nước trên thế giới: không thuận lợi, chỉ giới hạn trong vài nước, chủ yếu là Liên Xô và Trung Quốc
b. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX
- Đất nước bước vào thời kì mới: thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước
- 1975 - 1985: nước ta phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế
- Nền kinh tế thị trường
- Văn hoá: giao lưu rộng rãi
- Các ngành liên quan như văn học dịch, báo chí, các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ
-> Yếu tố này ảnh hưởng thúc đẩy nền văn học đổi mới phù hợp với thị hiếu bạn đọc và nhu cầu, quy luật phát triển khách quan của văn học
2. Quá trình phát triển văn học từ cách mạng tháng Tám 1945 -> 1975
a. Chặng 1945 - 1954
- Nhiệm vụ: ca ngợi tổ quốc, quần chúng cách mạng, kêu gọi đoàn kết, cổ vũ phong trào Nam tiến, tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp và gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng. kháng chiến, hướng tới đại chúng.
- Thành tựu đạt được: truyện ngắn, kí thơ kịch
- Tác phẩm tiêu biểu: Vùng mỏ (Võ Huy Tâm), truyện Tây Bác (Tô Hoài), Cảnh khuya, Rằn tháng riêng (Hồ CHí Minh), Bên kí sông Đuống (Hoàng Cầm)
b. Chặng đường 1955 - 1964
- Nhiệm vụ: ca ngợi công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, cổ vũ cuộc kháng chiến ở miền Nam
- Thành tựu:
+ Văn xuôi:
● Mở rộng đề tài: hiện thực đời sống cách mạng với cái nhìn mới; viết về sự đổi mới của con người, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc
● Tác phẩm tiêu biểu: Mùa lạc (Nguyễn Khải), Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Vợ nhặt (Kim Lân)
+ Thơ ca: phát triển mạnh
● Cảm hứng: sự hồi sinh của đất nước, sự hài hoà giữa cái riêng và cái chung, nỗi đau chia cắt hai miền Nam - Bắc
●Tác giả tiêu biểu: Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu
c. Chặng đường 1965 - 1975
- Nhiệm vụ: viết về đề tài kháng chiến chống Mĩ
- Thành tựu:
+ Văn xuôi: Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Rừng xà Nu (Nguyễn Trung Thành)
+ Thơ ca: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu)
3. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945 - 1975
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướgn cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
b. Nền văn học hướng về đại chúng
c. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
4. Chuyển biến và thành tựu ban đầu của VHVN tử 1975 đến hết thế kỉ XX
a. Thơ ca
- Chủ yếu viết theo lối tư duy cũ nên thành tựu không nhiều
- Tác giả tiêu biểu:
+ Cây bút cũ: Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Thanh Thảo
+ Cây bút mới: Y Phương, Nguyễn Quang Thiều
b. Văn xuôi: Khởi sắc
- Hướng đổi mới: chọn một cách tiếp cận khác về chiến tranh, về hiện thực đời sống, nhìn thẳng vào hiện thực, đi sâu vào những góc khuất trong tâm hồn con người
- Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu
c. Kịch nói, lí luận, phê bình văn học: có sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ
5. Đặc điểm cơ bản của VHVN sau 1975
- Vận động theo xu hướng dân chủ hoá
- Phát triển trên nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo là tinh thần nhân bản và sự ý thức sâu sắc, ý thức cá nhân
- Phát triển phong phú đa dạng, phức tạp về khuynh hướng thể loại hướng tới tình hiện đại.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
- Đề tài phản ánh: hiện thực cách mạng
- Nội dung tư tưởng: lí tưởng cách mạng
- Đề tại văn học phản ánh: tổ quốc và CNXH
- Hình tượng chính: người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang, lực lượng khác, dân quan, du kích, thanh niên xung phong, dân công, cuộc sống mới, con người mới
b. Nền văn học hướng về đại chúng
- Nhà văn gắn bó với nhân dân lao động
- Lực lượng sáng tác bổ sung những cây bút từ trong nhân dân
- Nội dung sáng tác: phản ánh đời sống nhân dân, tâm tư khát vọng nỗi bất hạnh của họ trong xã hội cũ, phát hiện khả năng và phẩm chất của người lao động, tập trung xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng.
- Nghệ thuật: giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn, tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, phát huy thể thơ dân tộc.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Khuynh hướng sử thi
+ Nội dung: đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, liên quan đến giai cấp, tổ quốc, đồng bào, thời đại
+ Nhân vật: đại diện cho tinh hoa, khí phác, phẩm chất, ý chí của toàn dân tộc, có tính cách và tình cảm phi thường
+ Lời văn: mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng
- Khuynh hướng lãng mạn:
+ Nội dung: tràn đầy mơ ước, hướng tới tương lai, khẳng định cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
	4. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Chuẩn bị ôn: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Tài liệu đính kèm:

  • doconTNkhai quat van hoc VN.doc