Đề cương môn Văn

Đề cương môn Văn

I.Câu hỏi phụ:

1.Trình bày vài nét về tiểu sử tác gia Hồ Chí Minh?

-Sinh ngày 19/5/1890 mất ngày 2/9/1969 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.

-1911 ra đi tìm đường cứu nước.

-1919 gửi tới Hội nghị hoà bình ở Véc-xay bản yêu sách của nhân dân An Nam

-1920 dự Đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sang lập Đảng CS Pháp.

-1925 sáng lập Thanh niên cách mạng đồng chí hội

-3/2/1930 thành lập Đảng CSVN

-2/1941 về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc CMVN và tiến tới giành thắng lợi cuộc CMT8

-2/9/1945 đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình

-1946 được bầu làm chủ tịch nước và giữ chức vụ đó tới lúc từ trần.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG MÔN VĂN
I.Câu hỏi phụ:
1.Trình bày vài nét về tiểu sử tác gia Hồ Chí Minh?
-Sinh ngày 19/5/1890 mất ngày 2/9/1969 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
-1911 ra đi tìm đường cứu nước.
-1919 gửi tới Hội nghị hoà bình ở Véc-xay bản yêu sách của nhân dân An Nam
-1920 dự Đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sang lập Đảng CS Pháp.
-1925 sáng lập Thanh niên cách mạng đồng chí hội
-3/2/1930 thành lập Đảng CSVN
-2/1941 về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc CMVN và tiến tới giành thắng lợi cuộc CMT8
-2/9/1945 đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình
-1946 được bầu làm chủ tịch nước và giữ chức vụ đó tới lúc từ trần.
2.Quan điểm sáng tác của HCM:
-Văn học là vũ khí đắc lực cho sự nghiệp CM
-Văn học phải đảm bảo tính chân thật và tính dân tộc
-Sáng tác phải xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
3.Phong cách nghệ thuật của HCM:
-Văn chính luận:ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
-Truyện và kí: lối kể chân thực, giàu tính luận chiến và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
-Thơ ca: đa dạng về phong cách: có nhiều bài cổ thi hàm súc, uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật; lại có những bài là lời kêu gọi, chúc mừng, thăm hỏi, giáo huấn
4.Trình bày hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa lịch sử bản “tuyên ngôn độc lập” (HCM)?
-Hoàn cảnh sáng tác:Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh. Cách mạng tháng 8 thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945 Chủ tịch HCM từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH.
-Ý nghĩa lịch sử: là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên đất nước ta. Đồng thời tuyên bố với thế giới qyền độc lập tự do của nước ta.
5.Hoàn cảnh sáng tác văn bản “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” (Phạm Văn Đồng)?
Phạm văn Đồng viết nhân kỷ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888)
6.Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tây Tiến” (Quang Dũng)?
Tây Tiến là một quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đáng tiêu lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây bắc bộ VN. Địa bàn đóng quân và hoạt động khá rộng lớn, bao gồm các tỉnh Sơn la, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là những thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian kgổ, vô cùng thiếu thốn vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy họ sống rất lạc quan và chiến đấu dũng cảm. Đaòn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng là đại đội trưởng. Cuối 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ này. 
7.Trình bày những nét cơ bản về tiểu sử Tố Hữu?
-Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Phù Lai, Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.
-Xuất thân gia đình nhà nho nghèo.
-12 tuổi mồ côi mẹ, 13 tuổi xa gia đình học trường Quốc học Huế.
-18 tuổi tham gia CM.
-4/1939 bị TD Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên
-3/1942 vượt ngục và tiếp tục hoạt động CM
-Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ đến năm 1986 giữ nhiều cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
-1996 được tặng giải thưởng HCM về Văn học nghệ thuật.
8.Chứng minh con đường thơ của Tố Hữu luôn gắn liền với đường cách mạng?
Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nến văn nghệ CMVN. Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường CMVN.
1)Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946), là chặng đường đầu tiên của đời thơ TH, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. Gồm 3 phần:
-“Máu lửa”:Sự cảm thông sâu sắc với c/s cơ cực của những người nghèo khổ trong XH.
-“xiềng xích”: Khát khao yêu đời, yêu tự do, ý chí kiên cường của người chiến sĩ quyết tâm tiếp tục chiến đấu ngay trong nhà tù.
-“Giải phóng”: Ca ngợi thắng lợi của cuộc CM, nền độc lập, tự do của tổ quốc, khẳng định niềm tin tưởng vững chắc của nhân dân vào chế độ mới.
2)Tập thơ “Việt Bắc” (1946 – 1954): P/á c/s k/chiến và con người k/chiến tuy gian khổ nhưng anh hùng , tập trung ca ngợi phẩm chất cao đẹp của ngừơi chiến sĩ nhất là Bác Hồ. 
3)Tập thơ “Gió lộng” (1955 – 1961): Niềm vui và niềm tự hào của người làm chủ đất nước. P/á c/s mới XHCN ở miền Bắc, nhớ về miền Nam còn chia cắt. 
4)Tập thơ “Ra trận” (1962 – 1971), “Máu và hoa” (1972 – 1977): Không khí hào hùng của cuộc k/chiến chống Mĩ. Có những suy nghĩ và phát hiện về con người VN rất đáng tự hào, với đủ mọi tầng lớp. Tổng kết giai đoạn k/chiến và niềm vui chiến thắng bằng cảm hứng lãng mạn, anh hùng.
5)Tập thơ “Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999):Những chiêm nghiệm mang tính phổ quát về c/đời và con người.
9.Trình bày phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?
Chất trữ tình chính trị sâu sắc.
-Biểu hiện tâm hồn: Hướng tới cái ta chung.
-Miêu tả đời sống: mang đậm tính sử thi.
-Nghệ thuật: mang đậm tính dân tộc:
+Thể thơ truyền thống
+Sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc
+Phát huy cao độ tính nhạc
+Sử dụng tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ.
10.Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ “Việt bắc”?
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7/1954, hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng c/s mới.
10/1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiên 1khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ này.
11.Trường ca “Mặt đường khát vọng “ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Tác phẩm được hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971. in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Đoạn trích “Đất nước” trích từ phần đầu chương V của trường ca.
12.Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh)?
Sáng tác 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là bài thơ đặc sắc viết về t/y, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”
13.Xuất xứ bài “Đàn ghi ta của Lor – ca”?
Bài thơ được in trong tập “Khối vuông ru – bích”, là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.
14.Hoàn cảnh sáng tác “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân)?
Tác phẩm là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ đã thu hoạch được trong chuyến đi gin khổ và hào hứng đến vùng Tây Bắc xa xôi, rộng lớn. Trích trong tập tùy bút “Sông Đà”.
15.Nêu hoàn cảnh sáng tác “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Là bút kí xuất sắc, viết tại Huế ngày 4/1/1981, in trong tập sách cùng tên. 
II.Nội dung, nghệ thuật cơ bản của các tác phẩm:
1.Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh:
a.Nội dung:
-Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn: Bản tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776), Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791) ð +Chiêu gậy ông đập lưng ông.
+Ngầm đặt 3 cuộc CM (Mĩ, Pháp, Việt Nam) ngang hàng nhau.
+Khẳng định quyền độc lập tự do của mọi dân tộc là chân lí.
-Cơ sở thực tiễn: + Về chính trị, về kinh tế , về ngoại giao, về quân sự.
+Tinh thần nhân đạo của dân tộc VN.
 +Sự thật lịch sử và cơ sở pháp lí quốc tế (Sự thật là năm 1940sự thật là dân ta lấy lại nước VN; Hội nghị Tê hê răng, Cựu Kim Sơn)
-Lời tuyên bố độc lập và ý chí quyết tâm giữ vững quyền độc lập tự do của toàn thể dân tộc Việt Nam.
b.Nghệ thuật: -Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, lí lẽ sắt bén.
-Ngôn ngữ giàu hàm súc.
-Bằng chứng thuyết phục.
-Giọng điệu hùng hồn (lặp cấu trúc).
2.Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc (Phạm Văn Đồng)
a.Nội dung:
-NĐC là nhà thơ yêu nước (Xuất thân, quê hương, thời cuộc, bản thân; Quan điểm sáng tác)
-Nội dung thơ văn yêu nước của NĐC: ca ngợi những người anh hùng cứu nước; Đánh giá tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Xúc cảnh”
-Đánh giá tác phẩm lớn của NĐC “Lục Vân Tiên”
-Khẳng định vị trí của NĐC trong lịch sử Văn học dân tộc, trong đời sống tâm hồn dân tộc và trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
b.Nghệ thuật: -Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng.
-Ngôn ngữ giàu hàm súc.
3.Tây Tiến – Quang Dũng:
a.Nội dung:
-Những chặng đường hành quân gian khổ (thiên nhiên vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình)
-Những kỷ niệm về tình quân dân thắm thiết (Chan hòa màu sắc, âm thanh)
-Hình ảnh người lính Tây Tiến: Chịu nhiều gian khổ, mất mát hi sinh nhưng rất đỗi hiên ngang, lạc quan yêu đời, có lí tưởng cao đẹp.
-Lời thề gắn bó với Tây Tiến, với miền Tây.
b.Nghệ thuật: -Bút pháp anh hùng, lãng mạn kết hợp với hiện thực.
-Mạch cảm xúc dâng tràn được biểu đạt bằng những giọng điệu, ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc
4.Việt Bắc (trích) – Tố Hữu:
a.Nội dung:
-Tâm trạng lưu luyến, bịn rịn của người ở lại: Nhắc lại cả một quá trình gắn bó lâu dài.
-Kỷ niệm về thiên nhiên và con người Việt Bắc:
+Con người: Giản dị, cần cù, chịu nhiều gian khó nhưng giàu tình nghĩa, luôn sống lạc quan.
+Thiên nhiên: Khắc nghiệt nhưng rất đỗi thơ mộng.
-Nhớ về Việt Bắc đáng giặc, Việt Bắc anh hùng: Con người cùng với thiên nhiên đánh giặc
-Niềm tin vào Việt Bắc, vào Đảng, vào Bác Hồ.
b.Nghệ thuật:
-Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian.
-Ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh.
-Thể thơ dân tộc.
5.Đất nước (trích) – Nguyễn Khoa Điềm
a.Nội dung:
-Quá trình hình thành và trưởng thành của đất nước: Từ phương diện văn hóa dân gian, văn học dân gian, phong tục tập quán, đạo lí của dân tộc, d0ời sống lao động, ở phương diện thời gian, không gian, địa lí và lịch sử.
-Thức tỉnh thế hệ trẻ: phải thấy được sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và dân tộc, giữa thế hệ này với thế hệ khác nối tiếp nhau.
-Tư tưởng đất nước của nhân dân: +Cảnh thiên nhiên kỳ thú đã gắn liền với đời sống dân tộc.
+Những con người vô danh, bình dị đã gìn giữ và truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị văn hóa.
-Đất nước của nhân dân của ca dao thần thoại.
+Say đắm trong tình yêu.
+Quý trọng tình nghĩa.
+Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu.
b.Nghệ thuật: -Định nghĩa bằng cách chiết tự, soi chiếu trong nhiều phương diện để cảm nhân 5đất nước sâu sắc hơn.
-Xưng hô (ta – anh – em) thân mật
-Sử dụng chất liệu dân gian một cách sáng tạo
-Thể thơ tự do, kết hợp nhuần nhị giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận.
6.Sóng – Xuân Quỳnh
a.Nội dung:
-Sóng là biểu hiện tâm trạng của người nữ đang yêu, luôn tồn tại những trạng thái trái ngược nhau và có khát vọng mãnh liệt tìm đến chân trời hạnh phúc. 
-Biểu hiện của tình yêu chân thực, cao đẹp:+Tình yêu đến một cách hồn nhiên không toan tính.
+Nỗi nhớ vượt ra khỏi khoảng cách của không gian, thời gian, luôn thường trực trong lòng.
+Luôn hướng về nhau dù bất cứ nơi nào (sự thủy chung, son sắt).
+Cùng nhau vượt qua những trở ngại dù đó là trở ngại của không gian, thời gian đời người (vĩnh cửu hóa tình yêu)
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời người ai cũng có
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Vẫn biết yêu anh khi đã chết đi rồi” (Tự hát)
b.Nghệ thuật:-Âm điệu dìu dặt của thể thơ 5 chữ như âm địu của sóng biển, sóng lòng.
-Ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.
7.Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo:
a.Nội dung:
-Hình tượng Lor-ca: +Có khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật. Lor-ca được so sánh như một dũng sĩ trên trận tuyến chống lại chủ nghĩa phát xít và nền nghệ thuật già cỗi Tây Ban Nha. 
+Cái chết đầy bi thảm của Lor-ca, cùng với sự tiêu tan về tài năng của lor-ca.
-Nỗi xót thương và sự suy tư về cuộc giã từ của lor-ca
b.Nghệ thuât: -Thể thơ tự do, không dấu câu
-Sử dụng hình ảnh biểu tượng, siêu thực
-kết hợp hài hòa hai yếu tố thơ và nhạc.
8.Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân:
a.Nội dung:
-Hình tượng con sông Đà: +Hung bạo: Hoang sơ, nguy hiểm, tâm địa độc ác, xảo trá, nham hiểm “kẻ thù số một”
+Trữ tình: Đẹp, dịu dàng, quyến rũ, màu nước thay đổi theo mùa, hoang sơ tạo ra không khí xa xưa, huyền thoại.
-Dự cảm về tiềm năng sông Đà: Thủy điện. du lịch. Giao thông.
-Người lái đò sông Đà: Tài năng, kinh nghiệm, yêu làng mạc, không tự phụ (tài hoa, lãng tư
b.Nghệ thuật: -Sử dụng kiến thức liên ngành
-Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sáng tạo.
-Mạch tự sự kết hợp mạch cảm xúc.
9.Ai đã đặt tên cho dòng sông (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường
a.Nội dung: -Vẻ đẹp nên thơ của sông Hương 
-T/y đối với dòng sông Hương: dịu dàng, trữ tình, quyến rũ
b.Nghệ thuật: -Xúc cảm sâu lắng.
-Trí tưởng tưởng phong phú

Tài liệu đính kèm:

  • docCAU HOI PHU ON THI TN MON VAN.doc