Giáo án Ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Hạnh Lợi

Giáo án Ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Hạnh Lợi

- Cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc (thế kỉ VIII - thế kỉ III TCN), ở Trung Quốc, diện tích sản xuất mở rộng, sản lượng, năng suất tăng. Do đó, xã hội có sự biến đổi, hình thành các giai cấp mới: địa chủ và nông dân.

+ Địa chủ: quan lại có nhiều ruộng đất, trở thành địa chủ. Kể cả những nông dân giàu có cũng trở thành địa chủ.

+ Nông dân bị phân hóa: một số người giàu trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ), những nông dân giữ được ruộng đất gọi là nông dân tự canh; những người không có ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp tô ruộng đất gọi là nông dân lĩnh canh. Nông dân đều phải nộp thuế, đi lao dịch cho nhà nước.

 

docx 62 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Hạnh Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 1
Ngày soạn: 19/9/2018
LỊCH SỬ THẾ GIỚI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
I. Mục tiêu
 - Củng cố lại kiến thức của chương trình lịch sử lớp 10 phần thế giới nguyên thủy, cổ đại, trung đại
- Luyện kĩ năng ghi nhớ nội dung
II. Nội dung
I. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
1. Thị tộc và bộ lạc
Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình và có cùng chung một dòng máu. Đứng đầu là tộc trưởng.
Bộ lạc là tập hợp những thị tộc sống gần nhau sống ở ven sông suối, có quan hệ gắn bó với nhau, mọi của cải sinh hoạt được coi là của chung, cùng làm chung, cùng ăn chung, cùng hưởng thụ như nhau.... đứng đầu là tù trưởng và tính "cộng đồng" rất cao
2. Sự xuất hiện của tư hữu và xã hội có giai cấp
Khi xã hội có sản phẩm thừa, một số người lợi dụng chức phận đã chiếm một phẩm của xã hội làm sản phẩm riêng cho mình.
Tư hữu bắt đầu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ, gia đình thay đổi theo, gia đình phụ hệ xuất hiện.
Khả năng lao động của các gia đình khác nhau, thúc đẩy sự phân biệt giàu, nghèo. Xã hội nguyên thủy tan vỡ. Con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên - Xã hội cổ đại.
II. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
1. Trung Quốc thời Tần - Hán
A. Xã hội:
- Cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc (thế kỉ VIII - thế kỉ III TCN), ở Trung Quốc, diện tích sản xuất mở rộng, sản lượng, năng suất tăng. Do đó, xã hội có sự biến đổi, hình thành các giai cấp mới: địa chủ và nông dân.
+ Địa chủ: quan lại có nhiều ruộng đất, trở thành địa chủ. Kể cả những nông dân giàu có cũng trở thành địa chủ.
+ Nông dân bị phân hóa: một số người giàu trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ), những nông dân giữ được ruộng đất gọi là nông dân tự canh; những người không có ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp tô ruộng đất gọi là nông dân lĩnh canh. Nông dân đều phải nộp thuế, đi lao dịch cho nhà nước.
- Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh thay cho quan hệ cũ và xã hội phong kiến được hình thành.
B. Chính trị:
+ Ở Trung ương : Hoàng đế các quyền tối cao, bên dưới các Thừa tướng, (quan văn) Thái uý (quan văn) và các quan coi giữ các mặt khác.
+ Ở địa phương, chia thành quận, huyện với các chức Thái thú và Huyện lệnh, phải chấp hành mệnh lệnh của nhà vuaàchế độ phong kiến tập quyền.
C. Đối ngoại:  xâm chiếm Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ...
2. Trung Quốc thời Đường:
A. Kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Giảm sưu thuế, bớt lao dịch.
+ Thực hiện chính sách quân điền và chế độ tô - dung - điệu. Ruộng tư nhân phát triển.
+ Áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất như chọn giống...
è nông nghiệp thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp :
+ Thời Đường bước vào giai đoạn thịnh đạt: có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền có đông người làm việc.
+ Thời Đường, ngoài đường biển đã hình thành "con đường tơ lụa", buôn bán với nước ngoài làm cho ngoại thương được khởi sắc.
B. Chính trị: từng bước hoàn chỉnh chính quyền từ trung ương xuống địa phương nhằm tăng cường quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.
+ Lập thêm chức Tiết độ sứ (là những thân tộc và công thần) đi cai trị vùng biên cương.
+ Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (con em địa chủ).
C. Đối ngoại: Nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược : Nội Mông, Tây Vực, Triều Tiên, An Nam... lãnh thổ được mở rộngàtrở thành đế quốc hùng mạnh.
3. Trung Quốc thời Minh – Thanh:
a. Thời Minh:
* Sự hình thành: Năm 1368, Chu Nguyên Chương lãnh đạo khởi nghĩa nông dân thắng lợi, lên ngôi vua, lập ra nhà Minh (1368 - 1644).
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: có bước tiến bộ về kĩ thuật canh tác, diện tích mở rộng hơn, sản lượng lương thực tăng.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp: mầm mống kinh tế TBCN đã xuất hiện : hình thành các công xưởng thủ công (trong các nghề làm giấy, gốm, dệt...); có người làm thuê trong một số nghề dệt, mía đường... thành thị mở rộng và đông đúc, đây là những trung tâm chính trị và kinh tế lớn (như Bắc Kinh, Nam Kinh).
* Chính trị: quan tâm đến xây dựng chế độ qun chủ chuyn chế tập quyền bằng việc :
+ Bỏ chức Thái uý và Thừa tướng, vua nắm quân đội.
+ Lập ra sáu bộ do các quan thượng thư phụ trách từng bộ : Lễ, Binh, Hình, Công, Lại, Hộ.
+ Các bộ chỉ đạo trực tiếp các quan ở tỉnh.
* Đối ngoại: tiếp tục chính sách xâm lược (xâm lược Đại Việt...)...
b. Thời Thanh: :
* Sự hình thành: Năm 1644, khởi nghĩa của Lý Tự Thành đã lật đổ triều Minh, nhưng lại bị người Mãn xâm chiếm, lập ra nhà Thanh (1644 - 1911).
* Tiếp tục củng cố bộ máy chính quyền và thực hiện :
+ Chính sách áp bức dân tộc.
+ Mua chuộc địa chủ, thu hút người Hán vào bộ máy quan lại.
* Đối ngoại: mở rộng bành trướng ra bên ngoài, trong đó có xâm lược Đại Việt, nhưng đã thất bại nặng nề, chính sách "đóng cửa" đã làm hạn chế buôn bán với nước ngoài...
 4. Đặc điểm chung của các triều đại PK Trung Quốc:
- Trong giai đoạn đầu của thời kì hình thành và phát triển của xã hội phong kiến tập quyền, đời sống nhân dân được cải thiện ít nhiều.
- Vào cuối các triều đại, giai cấp thống trị tăng cường bóc lột nhân dân, tô thuế nặng nề, xâm lược mở rộng lãnh thổ à đời sống nhân dân khổ cực.
- Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội ngày một tăng, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra có tính chu kì, làm sụp đổ các triều đại. Những lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa lại lên ngôi vua, tiếp tục xây dựng triều đại phong kiến mới.
5. Văn hóa
- Nho giáo:
+ Do Khổng Tử sáng lập, giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền....
+ Đến đời Tống, Nho giáo phát triển thêm, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho.
+ Sau này, học thuyết Nho giá càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
- Phật giáo:
+ Thịnh hành, nhất là thời Đường, Tống. Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí của đạo Phật, các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc truyền đạo.
+ Kinh Phật được dịch, in ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng ở các nơi.
- Sử học:
+ Thời Tần – Hán, Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập : Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố... Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán.
+ Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng.
- Văn học:
+ Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hoá Trung Quốc. Thơ ca dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị...
+ Ở thời Minh - Thanh, xuất hiện loại hình văn học mới là "tiểu thuyết chương hồi" với những kiệt tác như ”Thuỷ hử” của Thi Nại Am,  ”Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung...
- Khoa học - kĩ thuật: đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực
+ Toán học: Tổ Xung Chi thời Nam-Bắc triều đã tìm ra số Pi đến 7 số lể...
+ Thiên văn học: phát minh ra nông lịch thời Tần – Hán...
+ Y học: có nhiều thầy thuốc giỏi nổi tiếng như Hoa Đà...
+ Người Trung Quốc có rất nhiều phát minh, trong đó có 4 phát minh quan trọng, có cống hiến đối với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
- Nghệ thuật kiến trúc: đạt được những thành tựu nổi bật với những công trình như: Vạn lí trường thành, Cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động.
III. ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
- Văn hóa Ấn Độ thời Gúp- ta phát triển rực rỡ:
+ Đạo Phật: tiếp tục được phát triển, truyền bá khắp Ấn Độ. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa hang, tượng Phật bằng đá).
+ Ấn Độ giáo hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, với tín ngưỡng từ cổ xưa, tôn thờ nhiều thần thánh. Các công trình kiến trác thờ thần cũng được xây dựng với phong cách nghệ thuật độc đáo.
- Chữ viết : có từ rất sớm, từ chữ đơn giản Bra-mi (Brahmi) đã nâng lên, sáng tạo và hoàn thiện thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) dùng để viết văn, khắc bia. Chữ Pa-li viết kinh Phật.
- Văn học cổ điển Ấn Độ – văn học Hin-đu, mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển.
VH thời Gúp ta đã định hình VH TT Ấn Độ, làm nền cho VHTT Ấn Độ có giá trị văn hóa vĩnh cửu. Sự phát triển đó còn tạo điều kiện cho người Ấn Độ mang VH của mình truyền bá ra bên ngoài mà Đông Nam Á chịu ảnh hưởng rõ nét nhất.
- Văn hoá Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.
- Vị trí:
+ Có sự giao lưu giữa hai nền VH: VH Ấn Độ Hin-đu và VH Hồi giáo à bắt đầu có sự giao lưu VH Đông – Tây.
+ Đạo Hồi được truyền bá và ảnh hưởng đến một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á...
IV. ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN
1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại Đông Nam Á
- Điều kiện tự nhiên :
+ Gió mùa và ảnh hưởng của nó tới khí hậu Đông Nam Á.
+ Địa hình bị chia cắt, nhỏ, manh mún.
- Sự ra đời các quốc gia cổ đại:
+ Điều kiện hình thành : sự xuất hiện kĩ thuật luyện kim ; sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa nước ; ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa.
+ Quá trình hình thành : một số vương quốc đã được hình thành trong giai đoạn này : Cham-pa, Phù Nam, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic, Ma-lay-u, Ka-lin-ga...
- Kinh tế, chính trị – xã hội:
+ Kĩ thuật luyện kim (đồng và sắt); trồng cây ăn củ, ăn quả, nông nghiệp trồng lúa nước; dệt vải, làm gốm.
+ Là những quốc gia nhỏ, phân tán trên những địa bàn nhỏ hẹp.
- Quan sát lược đồ, xác định vị trí các quốc gia cổ đại Đông Nam Á.
2 - Vương quốc Cam-pu-chia:
+ Các giai đoạn phát triển lịch sử: thế kỉ VI đến năm 802 : nước Chân Lạp.
· Từ năm 802 đến năm 1432: thời kì Ăng-co, là giai đoạn phát triển thịnh đạt.
· Từ năm 1432 đến năm 1863: thời kì Phnôm Pênh là thời kì suy thoái, sau đó trở thành thuộc địa của Pháp
+ Thành tựu văn hoá tiêu biểu: chữ Khơ-me cổ; văn học dân gian và văn học viết; kiến trúc và điêu khắc: Ăng-co Vát và Ăng-co Thom đặc sắc, độc đáo.
3.  Vương quốc Lào:
+ Các giai đoạn phát triển lịch sử:
· Trước thế kỉ XIV: các mường Lào cổ.
· Năm 1353: Pha Ngừm thống nhất, thành lập Vương quốc Lan Xang.
· Từ năm 1353 đến nửa đầu thế kỉ XVIII: phát triển thịnh đạt.
· Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến năm 1893: suy yếu (chia thành 3 nước: Luông Pha-bang, Viêng Chăn và Chăm-pa-xắc) và bị thực dân Pháp xâm lược.
+ Thành tựu văn hoá tiêu biểu : chữ viết, kiến trúc: Thạt Luổng độc đáo.
V. TÂY ÂU THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
1. Sự hình thành quan hệ phong kiến:
- Những việc làm của người Giéc-man:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc "man tộc" mới như Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Đông Gốt, Tây Gốt,...
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.
+ Thủ lĩnh của họ tự xưng vua và phong tước vị : công tước, bá tước, nam tước...
+ Từ bỏ tôn giáo nguyên thuỷ, tiếp thu Ki-tô giáo.
- Kết quả:
+ Hình thành tầng lớp quý tộc vũ sĩ, tăng lữ, quan lại có đặc quyền, giàu có.
+ Nô lệ, nông dân biến thành nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa.
+ Quan hệ phong kiến đã được hình thành ở Tây Âu, điển hình là ở Vương quốc Phơ-răng.
2. Xã hội Tây Âu
- Lãnh địa là một khu đất rộng, trong đó có cả ruộng đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, sông đầm... Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, thôn xóm của nông dân..., xuất hiện ở thế kỉ IX.
- Đặc điểm của lãnh địa :
+ Là một đơn vị k ... iện khởi đầu Chiến tranh lạnh là:
+ Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (tháng 3-1947) khẳng định: Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì nhằm biến hai nước đó thành căn cứ quân sự chống Liên Xô.
+ “Kế hoạch Mác san” (tháng 6-1947) với khoản viện trợ 17 tỉ USD cho các nước Tây Âu nhằm tập hợp liên minh quân sự chống Liên Xô. Việc thực hiện kế hoạch này đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
+ Tháng 4-1949, Mĩ lôi kéo 11 nước thành lập khối quân sự NATO, đây là liên minh quân sự do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đẩy mạnh việc giúp đỡ các nước Đông Âu khôi phục kinh tế xây dựng chế độ mới.
+ Tháng 1-1949, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để thúc đẩy sự hợp tác và sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước.
+ Tháng 5-1955, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa thành lập Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va để tăng cường sự phòng thủ và chống lại sự đe doạ của Mĩ và phương Tây.
– Như vậy, sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava là những sự kiện đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực, mỗi phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm thế giới.
2. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây và sự chấm dứt “Chiến tranh lạnh”
– Từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX), xu hướng hoà hoãn Đông – Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mĩ.
+ Trên cơ sở những thoả thuận Xô – Mĩ, Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết (tháng 11-1972).
+ Năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1).
+ Tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí Định ước Henxinki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia và tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hoà bình, an ninh ở châu Âu.
– Từ năm 1985 trở đi, Mĩ và Liên Xô kí kết các văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học – kĩ thuật.
– Tháng 12-1989, tại đảo Manta (Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo M.Goócbachốp (Liên Xô) và G.Busơ (Mĩ) đã chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, tạo điều kiện giải quyết các xung đột, tranh chấp ở nhiều khu vực trên thế giới.
– Tình trạng Chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc sau khi Liên Xô tan rã (1991), trật tự hai cực không còn nữa.
– Nguyên nhân chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh:
+ Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài bốn thập kỉ đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.
+ Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu, trở thành những đối thủ cạnh tranh đối với Mĩ. Còn liên Xô lúc này nền kinh tế ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
3. Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh
– Tình hình thế giới có những thay đổi lớn và phức tạp, phát triển theo các xu thế chính sau đây:
+ Một là, trật tự thế giới hai cực đã tan rã, trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành và ngày càng theo xu thế đa cực với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc
+ Hai là, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh thực sự của quốc gia.
+ Ba là, sự tan rã của Liên Xô tạo cho Mĩ có lợi thế tạm thời, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới. Nhưng trong so sánh lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.
+ Bốn là, sau Chiến tranh lạnh, tuy hoà bình thế giới được củng cố, nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến lại xảy ra ở nhiều khu vực như bán đảo Bancăng, châu Phi và Trung Á.
– Thời cơ và thách thức:
+ Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người.
+ Nhưng cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11-9-2001đã mở đầu cho một thời kì biến động lớn, đặt các quốc gia dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố. Nó đã gây ra những tác động to lớn, phức tạp đối với tình hình thế giới và các quan hệ quốc tế.
II. Khu vực Đông Bắc Á
1. Những nét chung
– Là khu vực rộng lớn, đông dân. Trước chiến tranh thế giới II, hầu hết khu vực này là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
– Từ sau chiến tranh thế giới II, ngày càng biến đổi sâu sắc:
Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời (1-10-1949). Tuy nhiên, một số vùng đất vẫn là thuộc địa của Anh, Bồ Đào Nha, phải đến cuối những năm 1990 mới được trả về Trung Quốc: Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999).
Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt, hình thành hai quốc gia. Trong những năm 50 và 60 (thế ki XX), hai nhà nước ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu. Từ những năm 70, đặc biệt từ năm 1990 hai bên chuyển dần sang hoà dịu, đối thoại.
Từ những nước nghèo nàn, lạc hậu, hoặc bị chiến tranh tàn phá, khu vực này có sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông được đánh giá là những con rồng kinh tế.
Nhật Bản từ chỗ suy kiệt do chiến tranh, từ năm 1952 đến năm 1973 phát triển thành một nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Từ những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới. Đến cuối thế kỉ XX, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới.
2. Trung Quốc
a. Sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở Trung Quốc có ảnh hưởng của cả hai phe. Trung Hoa Quốc dân đảng dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ. Lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo dựa vào sự giúp đỡ của Liên Xô.
20/7/1946, Trung hoa Quốc dân đảng phát động nội chiến chống Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong năm đầu (từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947), lực lượng cách mạng thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, không ham giữ đất, chỉ nhằm tiêu diệt lực lượng đối phương.
Từ giữa năm 1947, Quân Giải phóng Trung Quốc chuyển sang phản công, lần lượt giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Tháng 4-1949, tiến vào giải phóng Nam Kinh.
Tháng 9-1949 cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Lực lượng Quốc dân đảng chạy ra Đài Loan.
Ngày 1/10/1049, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập.
– Cuộc cách mạng này có tính chất là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ.
– Ý nghĩa:
– Đối với Trung Quốc:
Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành; chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xoá bỏ chế độ phong kiến, quân phiệt, đưa nước Trung Hoa vào kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
– Đối với thế giới:
Làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng, nối liền từ Âu sang Á.
Có ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực.
b. Công cuộc cải cách – mở cửa (1978 – 2000)
– Tháng 12/1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách kinh tế – xã hội, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng; được nâng lên thành đường lối chung từ Đại hội XII (1982) và Đại hội XIII (1987) của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
– Nội dung căn bản của đường lối cải cách: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản (con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông); tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; tiến hành bốn hiện đại hoá nhằm mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
– Thành tựu:
GDP tăng trung bình hằng năm 8%; năm 2000, GDP đạt 1080 tỉ USD, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Về khoa học – kĩ thuật: tháng 10/2003, phóng thành công con tàu “Thần Châu 5” đưa nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ, trở thành nước thứ ba trên thế giới có tàu và người bay vào vũ trụ.
Về đối ngoại: cải thiện quan hệ với các nước: thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ (1979); từ những năm 80 (thế kỉ XX), bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Việt Nam; địa vị quốc tế không ngừng được nâng cao.
Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7-1997) và Ma Cao (12-1999).
I. Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
1. Hoàn cảnh
– Liên Xô ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế của người chiến thắng, nhưng cũng bị tổn thất nặng nề (khoảng 27 triệu người chết, 1.710 thành phố bị phá huỷ, 7 vạn làng mạc, 32.000 xí nghiệp bị phá huỷ).
– Các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu theo đuổi chính sách chống Liên Xô. Liên Xô phải chăm lo củng cố quốc phòng và an ninh.
– Liên Xô có trách nhiệm gúp đỡ các nước Đông Âu khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội; giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Thành tựu chủ yếu
– Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trước thời hạn 9 tháng. Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.
– Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 1970: đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc hoàn thành các kế hoạch kinh tế – xã hội dài hạn
Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới; đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng.
Liên Xô cũng thu được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, sản lượng nông phẩm trong những năm 60 (thế kỉ XX) tăng trung bình 16%/năm.
Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất (1961), mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Liên Xô chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học – kĩ thuật thế giới: vật lí, hoá học, điện tử, điều khiển học, khoa học vũ trụ
– Về đối ngoại, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới; đấu tranh cho hoà bình, an ninh thế giới, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động; tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước; ủng hộ các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
3. Ý nghĩa
– Trên cơ sở những thành tựu về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, quân sự, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Xô – viết không ngừng được cải thiện, Liên Xô có vị trí quan trọng trong việc giải quyết những công việc quốc tế.
– Liên Xô đạt thế cân bằng sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng với Mĩ và phương Tây; trở thành đối trọng của Mĩ trong trật tự thế giới hai cực, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
– Liên Xô có điều kiện giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc Á – Phi – Mĩ Latinh về vật chất và tinh thần trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới, trụ cột của hoà bình thế giới.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_lich_su_lop_12_nam_hoc_2018.docx