Giáo án Lịch sử 12 - Bài 3: Các nước Đông Bắc Á

Giáo án Lịch sử 12 - Bài 3: Các nước Đông Bắc Á

I- MỤC TIÊU

 1. Kiến thức.

 - Biết được những biến đổi lớn lao của khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên) sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

 - Trình bày được nét nổi bậc về đường lối đổi mới của Trung quốc từ 12-1978.

 2. Kỹ năng.

 - Rèn luyện về kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.

 - Biết khai thác các tranh ảnh, biểu đồ để hiểu nội dung các sự kiện lịch sử.

 3. Thái độ.

 - Nhận thức được sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên không chỉ là thành quả đấu tranh của nhân dân các nước này mà còn là thắng lợi chung của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

 - Nhận thức rõ quá trình xây dựng CNXH diễn ra không theo con đường thẳng tắp, bằng phẳng mà gập ghềnh, khó khăn.

 4. Năng lực hướng tới:

 - Giúp học sinh thấy được KV Đông Bắc Á là khu vực có tiềm lực về kinh tế - chính trị trong những năm cuối TK 20 đầu 21.

 - Đông Bắc Á, là KV năng động quan trọng ở châu á nói riêng và TG nói chung.

II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Lược đồ khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

 - Tranh ảnh về đất nước Trung Quốc, lãnh tụ Mao Trạch Đông, bán đảo Triều Tiên.

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 - Học bài cũ, đọc trước bài mới.

 - Sưu tầm tranh ảnh về đất nước Trung Quốc và hai miền Triều Tiên.

III- PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm

IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động tạo tình huống học tập:

a. Mục tiêu:

- Ôn tập kiến thức cũ.

- Gây kích thích sự hứng thú cho học sinh, để các em sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới.

b. Phương pháp:

giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh kinh tế của: Hồng Koong, Hàn Quốc, Đài Loan.

Sau đó giáo viên đặt câu hỏi. Qua các hình ảnh trên em có cảm nhận và suy nghĩ gì?

HS suy nghĩ có thể trả lời:

c. Dự kiến sản phẩm: HS trả lời xong, sau đó GV bổ sung đưa ra vấn đề tìm hiểu bài học

Sau CTTG thứ hai, cùng với sự biến đổi chung của tình hình thế giới,Châu Á có sự chuyển mình, mỗi một khu vực bên cạnh tình hình chung của châu lục còn có những đặc điểm riêng. Ở bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khu vực đầu tiên - Đông Bắc Á sau CTTG thứ hai như thế nào?

 

doc 5 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 5409Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 12 - Bài 3: Các nước Đông Bắc Á", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4
 Ngày soạn............../........../.............
CHƯƠNG III – CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 - 1949)
Bài 3 – CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
I- MỤC TIÊU
 1. Kiến thức.
 - Biết được những biến đổi lớn lao của khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên) sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
 - Trình bày được nét nổi bậc về đường lối đổi mới của Trung quốc từ 12-1978.
 2. Kỹ năng.	
 - Rèn luyện về kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.
 - Biết khai thác các tranh ảnh, biểu đồ để hiểu nội dung các sự kiện lịch sử.
 3. Thái độ.
 - Nhận thức được sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên không chỉ là thành quả đấu tranh của nhân dân các nước này mà còn là thắng lợi chung của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
 - Nhận thức rõ quá trình xây dựng CNXH diễn ra không theo con đường thẳng tắp, bằng phẳng mà gập ghềnh, khó khăn.
 4. Năng lực hướng tới:
 - Giúp học sinh thấy được KV Đông Bắc Á là khu vực có tiềm lực về kinh tế - chính trị trong những năm cuối TK 20 đầu 21.
 - Đông Bắc Á, là KV năng động quan trọng ở châu á nói riêng và TG nói chung.
II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Lược đồ khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
 - Tranh ảnh về đất nước Trung Quốc, lãnh tụ Mao Trạch Đông, bán đảo Triều Tiên.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Học bài cũ, đọc trước bài mới.
 - Sưu tầm tranh ảnh về đất nước Trung Quốc và hai miền Triều Tiên.
III- PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm
IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động tạo tình huống học tập: 
a. Mục tiêu: 
- Ôn tập kiến thức cũ.
- Gây kích thích sự hứng thú cho học sinh, để các em sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới.
b. Phương pháp: 
giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh kinh tế của: Hồng Koong, Hàn Quốc, Đài Loan.
Sau đó giáo viên đặt câu hỏi. Qua các hình ảnh trên em có cảm nhận và suy nghĩ gì?
HS suy nghĩ có thể trả lời: 
c. Dự kiến sản phẩm: HS trả lời xong, sau đó GV bổ sung đưa ra vấn đề tìm hiểu bài học
Sau CTTG thứ hai, cùng với sự biến đổi chung của tình hình thế giới,Châu Á có sự chuyển mình, mỗi một khu vực bên cạnh tình hình chung của châu lục còn có những đặc điểm riêng. Ở bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khu vực đầu tiên - Đông Bắc Á sau CTTG thứ hai như thế nào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Cả lớp
*Mục tiêu: Khái quát chung được tình hình ĐBA sau CTTGT2
*Phương thức:
- GV sử dụng Bản đồ thế giới sau CTTG thứ hai, yêu cầu HS xác định các nước trong khu vực ĐBA trên bản đồ. Sau đó GV giới thiệu ĐBA là khu vực rộng lớn có diện tích trên 10 triệu km2 và đông dân nhất thế giới ( 2002:1.510 tỉ người). Nơi dây có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, do vậy trước CTTG thứ hai, các nước ĐBA ( trừ Nhật) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
- Sau đó, GV hỏi: Từ sau CTTG thứ hai, các nước ĐBA có những chuyển biến như thế nào?
- HS theo dõi SGK, trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét rút ra kết luận các vấn đề cơ bản như SGK. 
GV nêu thêm: (12/1945) sau CTTG thứ hai, T.Tiên tạm thời chia cắt làm 2 miền theo chế độ quân quản.Quân đội LX đóng ở phí Bắc vĩ tuyến 38, còn phía nam là quân đội Mĩ. Ở phía Bắc T.Tiên, Liên Xô nghiêm chỉnh thi hành các qui định của Hội nghị Matxcơva. Ngược lại ở Nam T.Tiên, Mĩ không tuân thủ những điều đã cam kết. Mĩ lập một chính quyền thân Mĩ do Lí Thừa Vãn cầm đầu và tìm cách chia cắt lâu dài đất nước T.Tiên. 5/1948, Nam T.Tiên đã tiến hành tuyển cử thành lập một nước riêng gọi là Đại Hàn Dân Quốc ( H.Quốc). Trước tình hình đó, ở miền bắc T.Tiên, với sự ủng hộ của LX, đã tuyên bố thành lập nước CHDCND T. Tiên (9/1948).
Do những bất đồng về quan điểm , tháng 6/1950 đã nổ ra cuộc chiến tranh giữa 2 miền. Đến tháng 7/1953, Hiệp định đình chiến mới được kí kết tại Bàn Môn Điếm (GV giới thiệu hình 8- Lễ kí Hiệp định đình chiến tại bàn Môn Điếm)., lấy vĩ tuyển 38 làm ranh giới quân sự giữa 2 miền Nam - Bắc.Một khu phi quân sự 4 km đã ngăn cách quân đội 2 bên. 
Hoạt động 2: Cá nhân.
*Mục tiêu: Phân tích ý nghĩa sự ra đời nước CHND T.Hoa
*Phương thức:
GV: Hãy cho biết nét chung về TQ:
HS: Tổng DT: 9.596.960 km2, DT đất: 9.326.410 km2; DS: 1.298.847.624 (2004).
 - GV thông báo :
 Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, lực lượng cách mạng do ĐCS TQ lãnh đạo ngày càng lớn mạnh. Đước sự giúp đở của Mĩ, Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động nội chiến nhằm tiêu diệt ĐCS T.Quốc.
 Ngày 20/7/1946, nôi chiến bùng nổ. Cuối 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa TQ được giải phóng. Lực lượng Đảng Quốc Dân thất bại phải chạy ra đảo Đài Loan.Trên cơ sở đó, ngày 1/10/1949, nước CHND T.Hoa ra đời, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông.
- Sau đó, GV yêu cầu HS quan sát hình 9 SGK ( Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước CHDCND T.Hoa
- GV: Sự ra đời của nhà nước CHDCND T.Hoa có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- HS trao đổi, phát biểu ý kiến, bổ sung cho nhau.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
* Ý nghĩa:
+ Sự ra đời của nước CHND T.Hoa đánh dấu thắng lợi của CM DT-DCND T.Quốc, chấm dứt ách thống trị của đế quốc, xoá bỏ tàn dư phong kiến, đưa TQ tiến lên XHCN.
+ CNXH được nối liền từ châu Âu sang châu Á. Làm tăng cường hệ thống XHCN trên thế giới, có ảnh hưởng sấu sắc đến PTGPDT trên thế giới.
Hoạt động 3: Cá nhân GV hướng dẫn HS. Tìm hiểu ở nhà nội dung Trung Quốc trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới ( 1949 – 1959)
Hoạt động 4: Cặp đôi
*Mục tiêu: Trình bày được nội dung và thành tựu của đường lối cải cách từ 12/1978. 
*Phương thức:
- GV giới thiệu bối cảnh Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách-đổi mới.
- GV thông báo: Đường lối cải cách, mở cửa do Đặng Tiểu Bình khởi xướng (12/1978) và đựơc nâng lên thành đường lối chung tại ĐH XII ĐCSTQ (1982) – ĐH XIII (1987).
- GV: cho các cặp đôi nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Nội dung đường lối cải cách?
+ Thực hiện đường lối cải cách - mở của đến nay, TQ đạt được những thành tựu gì?Thành tựu đó có ý nghĩa như thế nào?
 GV: Liên hệ sự kiện TQ phóng tàu vũ trụ Thần Châu 10, tàu Thiên Cung, Hằng Nga.
GV hướng dẫn HS xem cầu Nam Phố (Thượng Hải)
GV nêu nhanh: Trung Quốc thu hồi Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999). Đài Loan vẫn duy trì chính quyền riêng.
GV cho HS quan sát hình 9 SGK và nhận xét, có thể cho học sinh xem tranh và giới thiệu thêm về sự kiện TQ phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào vũ trụ.
+ Đường lối đối ngoại của Trung Quốc có gì khác so với hai giai đoạn trước?
HS: Suy nghỉ trả lời , GV bổ sung và kết luận. 
- GV liên hệ vài nét về CSĐN TQ về Biển Đông. Thất bại tại vụ Kiện của Philipin với TQ. Ngày 2/7/2016,Tòa án quốc tế phán quyết phần thắng thuộc về Philipin và những luận điệu của TQ là vô căn cứ, mở ra giai đoạn ĐT có lợi cho VN...
- Về ý nghĩa của những thành tựu, GV cùng HS phân tích, thảo luận và rút ra kết luận.
I. NÉT CHUNG VỀ KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á. 
- Trước, trong CTTG thứ hai, các nước ĐBA (trừ Nhật) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
- Sau CTTG thứ hai, tình hình khu vực có nhiều chuyển biến:
* Chính trị:
 + Cách mạng TQ thắng lợi dẫn tới sự ra đời của nước CHND T.Hoa (10/1949). Cuối thập niên 90, TQ thu hồi Hồng Kông và Ma Cao. Đài Loan vẫn tồn tại chính quyền riêng.
 + Bán đảo T.Tiên bị chia cắt và hình thành 2 nhà nước riêng biệt: Đại Hàn Dân Quốc ( Hàn Quốc) ở phía Nam (8/1948) và nhà nước CHDCND T.Tiên ở phía Bắc (9/1948).
* Kinh tế:
+ Sau CTTG thứ hai, các nước ĐBA đều bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế đạt những thành tựu to lớn ( Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan “hoá rồng”; Nhật bản đứng thứ hai thế giới, Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao nhất thế giới từ cuối TK XX).
II. TRUNG QUỐC
 1. Sự thành lập nước CH ND T.Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959).
a) Sự thành lập
 + 1946 – 1949S, nội chiến giữa Đảng CS T.Quốc và Quốc dân Đảng.
 + Cuối 1949, nội chiến kết thúc thắng lợi thuộc về Đảng CS T.Quốc
 + 1/10/1949, nước CHND Trung Hoa thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông.
 b) Trung Quốc trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới ( 1949 – 1959)( Không dạy)
2. Trung Quốc những năm không ổn định (1959 – 1978).( Không dạy)
3. Công cuộc cải cách - mở cửa (Từ 1978).
- Nội dung: Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường XHCN, nhằm hiện đại hoá và xây dựng CNXH đặc sắc TQ với mục tiêu biến TQ thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
- Thành tựu:
+ Kinh tế: Tiến bộ nhanh chống, GDP hàng năm trên 8%.
+ Khoa học kĩ thuật: Tháng 10 năm 2003, Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ “Thần Châu 5”
+ Văn hóa – giáo dục: Ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao.
+ Đối ngoại: 
 Mở rộng quan hệ hữu nghị với hầu hết các nước trên thế giới; Có nhiều đóng góp trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.
à Do đó, địa vị quốc tế của TQ ngày càng được nâng cao.
- Ý nghĩa: 
+ chứng minh sự đúng đắn của đường lối cải cách đất nước TQ; làm tăng sức mạnh và vị thế quốc tế của TQ.
 + bài học quý cho những nước đang tiến hành công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, trong đó có Việt Nam.
3. Hoạt động luyện tập
GV cho HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm
 Câu 1 : Những nước nào được mệnh danh là “ 3 con rồng” ở châu Á?
Hàn Quốc, Hồng Kong, Đài Loan
Hàn Quốc, Hồng Kong, Trung Quốc
Hàn Quốc, Việt Nam, Đài Loan
Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan
 Câu 2 : Nước nào có tốc độ kinh tế tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới từ đầu TKXXI
Nhật Bản
Trung Quốc
Hồng Công
Đài Loan
Câu 3: Ai là người khởi xướng cuộc cải cách KT- XH ở Trung Quốc?
Mao Trạch Đông
Đặng Tiểu Bình
Lưu Thiếu Kỳ
Giang Thanh
Câu 4: Mục tiêu của cuộc cải cách KT- XH năm 1978 ở Trung Quốc là?
giàu mạnh, dân chủ, văn minh
tự do, bình đẳng, bác ái
nâng cao dân trí
dộc lập tự chủ
Câu 5: Nhiệm vụ trung tâm của cuộc cải cách 1978 là gì?
phát triển kinh tế
phát triển văn hoá xã hội
cải cách và mở cửa
xây dựng quốc gia giàu mạnh
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: 
GV phát vấn HS một số câu hỏi mở rộng, để HS trình bày tư duy nhận biết của mình:
- Hãy cho biết vị trí của VN trong Asean. 
-Liên hệ về công cuộc đổi mới của Việt Nam 12-1986?
- Ý nghĩa của công cuộc đổi mới của TQ đối với vị thế của Trung Quốc hiện nay?
- Tìm đọc một số tác phẩm văn học nó lên tình hữu nghị VN -Trung Quốc.
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
- Làm bài tập 1,2 SGK (trang 25)
 - Đọc trước bài 4.CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_12_bai_3_cac_nuoc_dong_bac_a.doc