Giáo án Ngữ văn: Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( Trích “Những người khốn khổ”) V. Huy-Gô

Giáo án Ngữ văn: Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( Trích “Những người khốn khổ”) V. Huy-Gô

Tuần 29

 “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”

 ( Trích “Những người khốn khổ”)

 V. Huy-gô

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Hiểu được ý nghĩa của những hình tượng nhân vật đối lập, diễn biến của những tình tiết trong đoạn trích, cảm nhận được tình cảm yêu ghét của nhà văn đối với những nhân vật được khắc hoạ trái ngược nhau trong đoạn trích.

- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu và phân tích hình tượng nhân vật.

B. Tiến trình lên lớp:

 Bước 1: Ổn định, kiểm tra:

 Câu hỏi: Nêu vắn tắt những cống hiến vĩ đại của Mác – Ăngghen trong bài “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”. Bài viết của Ăngghen có những đặc sắc gì về nghệ thuật?

 Yêu cầu cần đạt: Xem lại nội dung bài học “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3584Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn: Người cầm quyền khôi phục uy quyền ( Trích “Những người khốn khổ”) V. Huy-Gô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 29 
 “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
 ( Trích “Những người khốn khổ”)
 V. Huy-gô
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
Hiểu được ý nghĩa của những hình tượng nhân vật đối lập, diễn biến của những tình tiết trong đoạn trích, cảm nhận được tình cảm yêu ghét của nhà văn đối với những nhân vật được khắc hoạ trái ngược nhau trong đoạn trích.
Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu và phân tích hình tượng nhân vật.
B. Tiến trình lên lớp:
 Bước 1: Ổn định, kiểm tra:
 Câu hỏi: Nêu vắn tắt những cống hiến vĩ đại của Mác – Ăngghen trong bài “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”. Bài viết của Ăngghen có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
 Yêu cầu cần đạt: Xem lại nội dung bài học “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác”.
 Bước 2: Bài học
 Giới thiệu bài: V. Huy gô là nhà văn của chủ nghĩa nhân đạo, cũng là cha đẻ của dòng văn học lãng mạn Pháp. Trong tiết học này chúng ta sẽ được biết đến tài năng của ông qua đoạn trích: “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”. Đây là một đoạn trích tiêu biểu của tiểu thuyết: “Những người khốn khổ” của V. Huy gô.
Tiểu dẫn:
Giáo viên yêu cầu một HS đọc tiểu dẫn trong sách giáo khoa và tóm tắt.
HS đọc, tóm tắt, HS khác nhận xét, bổ sung.
V.Huy gô(1802-1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết (nhà soạn kịch) lãng mạn Pháp. Ông sinh ra và lớn lên trong một thế kỉ đầy bão táp cách mạng. Ngay từ thời thơ ấu ông đã phải chịu cảnh sống gia đình có nhiều mâu thuẫn giữa cha và mẹ. Tuy nhiên, tài năng của một cậu bé có trí thông minh đã sớm được bộc lộ, mười lăm tuổi đoạt giải thưởng về thơ ca của viện Hàn Lâm, hai mươi tuổi ông in tập thơ đầu.
 Dưới sự tác động của hoàn cảnh xã hội, tư tưởng Huy gô có sự chuyển biến mạnh mẽ. Ban đầu, ông theo tư tưởng bão hoà những khi làm song cách mạng nổ ra. V.Huy gô trở thành chủ soái của dòng văn học lãng mạn Pháp. Đây là thời kì mở màn cho nhiều sang tác nổi tiếng của nhà văn.
Các tác phẩm chính bao gồm: 
về thể loại thơ gồm có: Về phương Đông (1829), Lá thu (1831), Trừng phạt (1853), Mặc tưởng (1856)
Về thể loại tiểu thuyết có hai bộ nổi tiếng: Nhà thờ đức Bà Pari (1831), Những người khốn khổ (1862)
Nội dung của các tác phẩm kể trên chủ yếu xoay quanh những mâu thuẫn nảy sinh trong long xã hội. Cụ thể là do tàn dư của chế độ phong kiến và mầm mống của chế độ tư bản độc quyền đang được hình thành. Hậu quả của hoàn cảnh xã hội đó là sản sinh ra những tầng lớp người dân bần cùng và nghèo khổ. Nhiều tác phẩm đã phản ánh tình cảnh thống khổ này, tiêu biểu nhất là hai tiểu thuyết đồ sộ: Nhà thờ đức Bà Pari và Những người khốn khổ. Gía trị tư tưởng của những tác phẩm này là tiếng nói bảo vệ lẽ phải và sự công bằng của Xã hội.
Thông qua những số phận cô lẻ, bi đát, nhà văn đem đến những thông điệp của tình thương và khẳng định những số phận oan trái ấy sẽ được bảo vệ bằng tình thương.
Đề tài, chủ đề và vị trí của đoạn trích:
Đề tài: Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nói về cuộc sống của những người lao động bình dân trong xã hội Pháp lúc bấy giờ.
Chủ đề: Đoạn trích nêu lên tình cảnh thống khổ của những người chịu cảnh đè nén của thế lực uy quyền trong xã hội. Qua đó, nhà văn ca ngợi sự cao quý của tình thương giữa những người cùng cảnh ngộ.
Vị trí đoạn trích: Đoạn trích: “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nằm cuối phần 1(phần có tên gọi Phăngtin) của tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.
Đọc - hiểu văn bản:
GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu đoạn trích.
GV gọi 1-2 học sinh đọc.
Đọc - hiểu tiểu đề và bố cục
GV nêu câu hỏi: Xem xét “Người cầm quyền” ở đây ứng với nhân vật nào? Bài này có thể chia làm mấy phần, hãy đặt tiêu đề cho từng phần.
HS suy nghĩ thảo luận và trình bày.
Yêu cầu cần đạt:
“Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là một đoạn trích trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ”. Bộ tiểu thuyết đồ sộ này được chia thành nhiều phần, mỗi phần chia thành nhiều quyển, mỗi quyển chia thành nhiều chương, mục. “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” là tiêu đề do nhà văn đặt.
“Người cầm quyền” ở đây ứng với nhân vật Giăng Van Giăng hay Gia ve? Lâu nay, Giave vẫn một mực phục tùng ông thị trưởng, tuy có lúc nghi ngờ ông chính là tên tù khổ sai Giăng Van Giăng. Bây giờ, Giăng van giăng trở lại với tên thật của mình nên gã thanh tra mật thám “khôi phục” quyền hành của hắn, như vậy có thể nghĩ “người cầm quyền” ở đây ứng với nhân vật Giave. Nhưng xét riêng đoạn trích tiểu thuyết, tên thanh tra mật thám hống hách với Giăng Van Giăng, bỗng phải nem nép nghe theo Giăng Van Giăng thì “người khôi phục uy quyền” chính là Giăng Van Giăng. Khả năng thứ hai có sức thuyết phục hơn. Có thể có một giả thiết: Khi người tù khổ sai lên nắm giữ uy quyền kẻ luôn tận tuỵ với nhà nước (Giave) phải phục tùng. Nhưng vì cứu Giôdép, Giăng Van Giăng trở lại tên thật của mình- kẻ khôi phục uy quyền.
Bố cục ba phần của đoạn trích theo khả năng thứ hai: 
- Phần thứ nhất là: Giăng van Giăng chưa mất hẳn uy quyền.
- Phần thứ hai là: Giăng van giăng đã mất hết uy quyền
- Phần thứ ba là: Giăng van giăng khôi phục uy quyền của mình.
2. Đọc-hiểu nhân vật Gia ve:
- GV nêu câu hỏi đọc hiểu nhân vật Giave( bộ dạng, ngôn ngữ, hành động, thái độ trước người bệnh, thái độ trước người chết) nó chứng minh nhà văn có dụng ý miêu tả hắn như một loài thú.
- Học sinh làm việc cá nhân với văn bản thảo luận, có thể nêu ý kiến.
Yêu cầu cần đạt:
 Nhà văn có dụng ý miêu tả nhân vật Giave như một loài cầm thú 
Diện mạo (trong bài đọc tham khảo): “ác thú”
Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động: thoạt tiên là tiếng hét “Mau lên” với lời bình của người kể chuyện: “không còn là tiếng người nữa mà là tiếng thú gầm” . Hắn vừa gầm vừa như thôi miên con người, “cặp mắt nhìn như cái móc sắt”. Sau đó hắn mới lao tới, ngoạm lấy con mồi (tóm lấy cổ áo), hắn đắc ý phá lên cười nhưng là “cái cười ghê tởm phát ra từ hai hàm răng”
Người kể chuyện có ý khắc hoạ “thế giới nội tâm” của con thú Giave qua thái độ, cách xử sự của hắn trước người bệnh. Chẳng quan tâm tới người bệnh nặng là Phăng tin, hắn cứ quát tháo trong bệnh xá. Chẳng cần biết Phăng tin gần đất xa trời chỉ cần bấu víu vào cuộc sống.
Thế giớ nội tâm của con thú Giave còn được thể hiện qua thái độ, cách cư xử của hắn trước nỗi đau của tình mẫu tử. Nếu là người, ai đứng trước nỗi đau ấy chắc cũng phải mủi lòng. Giave ngược lại
Trước người chết, Giave không những không mảy may xót thương mà hắn vẫn tiếp tục quát
Đọc-hiểu nhân vật Giăng van giăng:
GV chuyển tiếp bằng cách nêu lên vài nét về lai lịch nhân vật Giăng van giăng và nêu câu hỏi: Phân tích tính cách của nhân vật Giăng van giăng đối với Phăng tin qua những lời lẽ và hành động tinh tế đối với các nhân vật trong đoạn trích.
HS làm việc cá nhân với văn bản, thảo luận và nêu ý kiến.
Yêu cầu cần đạt:
Nhà văn chú ý khắc hoạ những nét tinh tế trong ngôn ngữ và hành động của Giăng van giăng đối với Phăng tin và đối với Giave, nhằm mục đích cứu vớt Phăng tin trong lúc bệnh tình nguy kịch. Khi Giave xuất hiện, ông biết hắn bắt mình nhưng nói thế nào để Phăng tin yên tâm? Sự thể sẽ ra sao nếu thay cho câu: “tôi biết là anh muốn gì” bằng câu “tôi biết là anh sẽ bắt tôi đi”.
Phần thứ hai của đoạn trích, khi Phăng tin biết rõ sự thật, Giăng van giăng muốn nói riêng với Giave. Giăng van giăng không phải sợ Gia ve mà sợ người
Phần cuối của đoạn trích, Giăng van giăng thì thầm bên tai Phăng tin lúc ấy đã chết rối. Người kể chuyện không rõ nhưng chúng ta đoán biết được ông thầm hưá với Phăng tin sẽ tìm mọi cách cứu Cô dét cho chị. Về sau, Giăng van giăng đã thực hiện được lời hứa ấy. 
Qua hai nhân vật Phăng tin và Giăng van giăng, V.Huy gô đã thể hiện tình thương của mình đối với những con người đau khổ, bất hạnh.
Đọc - hiểu sự đối lập hai nhân vật: Gia ve và Giăng van giăng:
GV nêu câu hỏi: Sauk hi học xong đoạn trích: “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” anh (chị) nhận xét gì về hai tính cách trái ngược nhau: Gia ve và Giăng van giăng?
HS trên cơ sở phân tích nhân vật đó suy nghĩ và trả lời.
Yêu cầu cần đạt:
Hai tính cách trái ngược nhau của Giave và Giăng van giăng là hai mặt đối lập giữa cường quyền và tình thương. Nếu Gia ve luôn “hoài nghi” và có thái độ ngang ngược, hống hách thì Giăng van Giăng lại là một người sống có trách nhiệm và luôn thường trực một tình thương cao cả đối với những người ngèo khổ. Nhân vật Giăng van giăng, hiện hữu trong phẩm chất con người ấy là lẽ sống tình thương. Ông có một khát vọng muốn xua tan nỗi đắng cay, oan trái của những con người khốn khổ bằng tình thương. Với một tâm hồn cao thượng như vậy, Giăng van giăng luôn cần có bên cạnh bao cảnh sống cơ hàn. Lẽ sống của ông lớn lao, ông chính là hiện diện của lẽ sống và tình thương.
Tính cách ấy trái ngược hẳn với Gia ve, một kẻ không có tình người. Với chức thanh tra, hắn luôn tác oai, tác quái và gây ra bao nhiêu hậu quả khốc liệt. Cái chết của bà Phăng tin và tuyệt vọng cũng do sự tàn nhẫn và thiếu lương tâm của Gia ve mới tạo nên cơn giằng xé đến nỗi bà phải chết. 
Đọc - hiểu bút pháp lãng mạn của Huy gô:
GV nêu câu hỏi: Hãy lí giải chi tiết nụ cười trên môi và gương mặt rạng rỡ của Phăng tin sau khi chị chết.
HS thảo luận và phát biểu ý kiến.
Yêu cầu cần đạt:
Phăng tin đã chết rồi vậy mà trên mí mắt nhợt nhạt của chị vẫn nở nụ cười. Thực tế là vô lý. Nhưng người duy nhất chứng kiến và phát hiện là bà Xem plix (bà là người không bao giờ biết nói dối). Kết hợp với chi tiết Giăng van giăng đối với Phăng tin thì thầm bên tai Phăng tin
Người chết mà khuôn mặt còn rạng rỡ, điều đó cũng vô lí. Nhưng người kể chuyện khi đó cũng thấy xúc động trước tình cảm của Giăng van giăng đối với Phăng tin, ông trông thấy khuôn mặt người chết rạng rỡ hẳn lên. 
Nhà văn đã xây dựng chi tiết này với ngòi bút mang màu sắc lãng mạn.
Tông kết:
GV chốt lại các kiến thức chính: Qua câu chuyện đầy cô lẻ, oan trái với những tính cách trái ngược, nhà văn muốn gửi gắm một thông điệp: Cuộc sống khi phải đối diện với những bất công và tuyệt vọng, con người có thể sưởi ấm và che chở cho nhau bằng tình thương. Chỉ có tình thương mới có thể sưởi ấm và che chở cho nhau bằng tình thương. Chỉ có tình thương mới có thê đẩy lùi được thế lực hắc ám của cường quyền và tạo niềm hi vọng tươi sang vào tương lai.
Bước 3: Luyện tập nâng cao:
 của V.Huy gô đối với những người khốn khổ trong đoạn trích: “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”.
Gợi ý:
Trong đoạn trích, nhân vật Phăng tin hiện lên là một người mẹ nghèo khổ, tình cảnh bi đát, Phăng tin có con gái la Cô dét nhưng số phận đã chia lìa hai mẹ con tạo thành nỗi đau giằng xé trong cõi lòng người mẹ. Xuất hiện trong đoạn trích nhân vật Phăng tin té ra là một người ốm yếu và bao trùm lên tâm trạng là sự lo lắng cho số mệnh của mình với cuộc đời người con gái duy nhất. Đặc biệt, khi có mặt của Gia ve, lời nói và hành động hiện lên nỗi nơm nớp lo sợ của một người phụ nữ yếu đuối.
Nhà văn miêu tả Phăng tin trong cơn tuyệt vọng bằng những biểu hiện của một người sắp chết. Phăng tin cố gắng chống lại với tử thần vì còn chút sức mạnh của tình yêu thương mà người mẹ dành cho một người con gái. cuối cùng của người đàn bà khốn khổ ấy gây xúc động mạnh hơn trái tim. Có được ấn tượng ấy là bởi vì tác giả đã khắc hoạ nhân vật bằng tài năng nghệ thuật của mình làm cho nhân vật hiện lên những nét cơ bản nhất ngay cả những giây phút cuối cùng của cuộc đời.
Vai trò của nhân vật Phăng tin là góp phần làm cho câu truyện them sâu sắc và hấp dẫn. Xuất phát từ số phận nghiệt ngã và oan trái của nhân vật này lôi kéo Giăng van giăng vào cuộc, nội dung câu chuyện dần dần biến đổi. Gía như Phăng tin không trở nên ốm yếu và bất lực trước số phận thì chưa hăn đã có một Giăng van giăng hào phóng và giàu tình thương như vậy. Đoạn trích thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn. Bằng việc khắc hoạ các hình tượng nhân vật, tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp của lẽ sống tình thương. Nhà văn đã lên tiếng bênh vực cho lẽ sống ấy, qua đó thể hiện được thái độ phê phán những thế lực đã ngăn chặn khát vọng sống cao đẹp của con người. 
Bước 4: Hướng dẫn học ở nhà:
Đọc cả tác phâm để hiểu them nhân vật và đặc biệt hiểu sâu hơn tư tưởng và bút pháp nghệ thuật của nhà văn.
Viết một đoạn nêu cảm nhận của bản thân sau khi học xong đoạn trích.
Ôn lại những lí thuyết “Phong cách ngôn ngữ chính luận” để chuẩn bị tốt cho bài luyện tập.
C. NHỮNG KIẾN THỨC CẦM THAM KHẢO:
1. V.Huy gô đã chứng kiến những biến động lớn lao của nước Pháp gần suốt thế kỉ XIX. Ông đã dần trở thành “nhân vật trung tâm của chủ nghĩa lãng mạn tiến bộ Pháp”. Tác phẩm đồ sộ của ông thuấm nhuần tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Ông đã sang tạo một công trình đặc sắc bao gồm kịch, tiểu thuyết, thơ ca, văn chính luậnphục vụ cho cuộc chiến đấu của nhân dân vì công lí, vì sự nghiệp hoà bình và tương lai của bao “kẻ khốn cùng” của xã hội.
2. “Những người khốn khổ” (1862) được thai nghén từ năm 1823, trải qua nhiều năm chuẩn bị công phu, mãi đến ngày 21-5-1861 mới viết xong. Những bước thăng trầm của lịch sử đã tác động đến tư tưởng của nhà văn trong cả quá trình hư cấu, xây dựng và sửa chữa. Bộ “tiểu thuyết nhân dân”, bản “anh hung ca của những con người bình thường” này chỉ có thể hoàn thành vào thời kì nhà văn chiến đấu bất khuất vì Công lí, tự do.
“Khi trên mặt đất, dốt nát và khốn khổ còn tồn tạ, thì những quyển sách như loại này còn có thể không phải là vô ích” (Huy gô). Tác phẩm đã gợi lên long thương vô hạn những kẻ khốn cùng trong xã hội và cố gắng mở ra con đường giải quyêt số phận của họHuy gô đã khẳng định một điều là chỉ có những người khốn khổ thật sự mới yêu thương nhau. Tiếng kêu thảm thương của những cháu bé đang đói lả thôi thúc Van giăng đập vỡ cửa kính lấy trộm miếng bánh cho các cháu. Phăng tin mất việc làm phải bán cả tóc lẫn răng để nuôi đứa con nhỏ. Van giăng phải đi cữu Săng ma chi ơ khỏi nanh vuốt của toà án. Họ quên mình vì nghĩ đến người khác. Tình mẹ con Phăng tin- Cô dét, tình cha con Van giăng- cô dét, tình yêu của Ê-pô-nin và tình đống chí của những con người ở xóm chợ Xăng ăng toan, nơi mà “những nỗi nghèo khổ và căm hờn ẩn náu”, những mối tình cao thượng ấy không phải ngẫu nhiên mà chúng ta chỉ thấy ở những người khốn khổ bất hạnh. Họ cần phản kháng lại trật tự xã hội bất công. Van giăng phải vượt ngục, Phăng tin phải kháng cự Gia ve. Và cao hơn hết là phải cùng nhau đứng về phía cách mạng, một sống một chết với kẻ thù. Huy gô đã khắc hoạ những gương mặt không phai mờ, những con người đau khổ nhìn về tương lai, sinh động hơn cả những người đang sống. Gía trị hiện thực chính là những con người đang sống thúc đây tác giả miêu tả”.
( Hoàng Thân- Nguyễn Ngọc Ban- Đỗ Đức Hiểu- Lịch sử văn học phương tây, tập 2)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(7).doc