Giáo án Ngữ văn 12 tuần 22 đến 24

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 22 đến 24

RỪNG XÀ NU

 Nguyễn Trung Thành

A/ MỤC TIÊU

Giỳp học sinh:

- Củng cố toàn diện kiến thức về tác phẩm và tác phẩm.

 - Vận dụng hiểu biết về tác giả, đặc biệt là phong cách của nhà văn vào tìm hiểu tác phẩm

B/ NỘI DUNG

II. PHÂN TÍCH

1. Hình tượng rừng xà nu

2. Hình tượng nhân vật Tnú

- Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Câu chuyện về cuộc đời anh là câu chuyện

được sử thi hóa qua lời kể của cụ Mết.

Cuộc đời Tnú gắn liền với cuộc đời làng Xô Man. Âm hưởng sử thi chi phối tác giả trong khi xây dựng nhân vật này. Tnú có cuộc đời tư nhưng không được quan sát từ cái nhìn đời tư. Tác giả xuất phát từ vấn đề cộng đồng để phản ánh đời tư của Tnú.

 

doc 11 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tuần 22 đến 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Ngày soạn: 13/1/2009 
Rừng xà nu
 Nguyễn Trung Thành
A/ Mục tiêu
Giỳp học sinh:
- Củng cố toàn diện kiến thức về tác phẩm và tác phẩm.
 	- Vận dụng hiểu biết về tác giả, đặc biệt là phong cách của nhà văn vào tìm hiểu tác phẩm
B/ nội dung
Ii. Phân tích
Hình tượng rừng xà nu
Hình tượng nhân vật Tnú
- Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Câu chuyện về cuộc đời anh là câu chuyện 
được sử thi hóa qua lời kể của cụ Mết.
Cuộc đời Tnú gắn liền với cuộc đời làng Xô Man. Âm hưởng sử thi chi phối tác giả trong khi xây dựng nhân vật này. Tnú có cuộc đời tư nhưng không được quan sát từ cái nhìn đời tư. Tác giả xuất phát từ vấn đề cộng đồng để phản ánh đời tư của Tnú.
* Phẩm chất, tính cách của người anh hùng:
- Gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thực :khi còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế và liên lạc cho anh Quyết và bộ đội. Khi đi liên lạc, Tnú rất thông minh, thóa vát, không đi theo đường mòn vì ở đó có giặc phục kích, leo lên cây cao xác định phương hướng rồi xé rừng mà đi, qua sông chỗ nước xiết chứ không qua chỗ nước êm...
- Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách: bị giặc bắt Tnú nhanh trí nuốt lá thư, bị tra tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc, không hé răng một lời, bị cầm tù anh vượt ngục về làng....
* Số phận đau thương:
- Mồ côi từ nhỏ, được cụ Mết và dân làng cưu mang.
- Hạnh phúc với Mai vừa bừng nở đã bị bọn giác chà đạp. Tnú không cứu được vợ con, tận mắt chứng kiến cảnh vợ con bị sát hại, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt 10 đầu ngón tay).
*Quật khởi đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt bọn ác ôn.
	- Tnú đã lao vào lũ giặc với sức mạnh hùm thiêng.
- "Tnú không cứu được vợ con"- cụ Mết nhắc tới 4 lần để nhấn mạnh: khi chưa cầm vũ khí, Tnú chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người thương yêu nhất Tnú cũng không cứu được. Câu nói đó của cụ Mết đã khắc sâu một chân lí: “ chúng nó đã cầm súng, mình phảin cầm giáo”: chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ được những gì thân yêu, thiêng liêng nhất. Chân lí cách mạng đi ra từ chính thực tế máu xương, tính mạng của dân tộc, của những người thương yêu nên chân lí ấy phải ghi tạc vào xương cốt, tâm khảm và truyền lại cho các thế hệ tiếp nối. 
*Số phận của người anh hùng gắn liền với số phận cộng đồng. Cuộc đời Tnú đi từ đau thương đến cầm vũ khí thì cuộc đời của làng Xô Man cũng vậy.
- Khi chưa cầm vũ khí, làng Xô Man cũng đầy đau thương: Bọn giặc đi lùng như hùm beo, tiếng cười "sằng sặc" của những thằng ác ôn, tiếng gậy sắt nện "hù hự" xuống thân người. Anh Xút bị treo cổ. Bà Nhan bị chặt đầu. Mẹ con Mai bị chết rất thảm. Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay.
- Cuộc sống ngột ngạt dòn nén đau thương, căm thù. Đêm Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay, làng Xô Man đã nổi dậy "ào ào rung động", "xác mười tên giặc ngổn ngang", tiếng cụ Mết như mệnh lệnh chiến đấu: "Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên!" 
 	=> Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng. Câu chuyện về cuộc đời một con người trở thành câu chuyện một thời, một nước. Như vậy, câu chuyện về cuộc đời Tnú đã mang ý nghĩa cuộc đời một dân tộc. Nhân vật sử thi của Nguyễn Trung Thành gánh trên vai sứ mệnh lịch sử to lớn.
Đặc sắc nghệ thuật
- Cách trần thuật đậm đà chất sử thi: Câu chuyện về cuộc đời của Tnú và của làng 
Xôman được kể lại bởi cụ Mết bên bếp lửa nhà rông, gợi liên tưởng đến các già làng kể khan cho con cháu nghe. Với giọng điệu và ngôn ngữ trang trọng, thái độ chiêm ngưỡng... đã góp phần tạo nên tính sử thi của tác phẩm.
	- Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật: Khắc họa nhân vật Tnú nhà văn tập trung miêu tả hai bàn tay của anh. Qua bàn tay nhà văn đã tái hiện lên cả cuộc đời và tính cách nhân vật. Với các nhân vật khác tác giả cũng thường nhắc đi nhắc lại một vài điểm riêng biệt và nổi bật. Đó vừa là đặc điểm của sử thi, vừa khiến cho nhân vật khắc vào trí nhớ cảu người đọc một ấn tượng không phai mờ.
	- Cảm hứng lãng mạn: tính lãng mạn thể hiện ở cảm xúc của tác giả bộc lộ trong lời trần thuật, thể hiện ở việc đề cao vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong sự đối lập với sự tàn bạo của kẻ thù.
C. Củng cố - Dặn dò.
- Nắm được những nét chính về nhà văn và tác phẩm
- Học bài. Chuẩn bị bài mới
d. RúT KINH Nghiệm 
.......................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
&...
Tuần 23
Ngày soạn: 16/1/2009 
Những đứa con trong gia đình
 Nguyễn Thi
A/ Mục tiêu
Giỳp học sinh:
- Củng cố toàn diện kiến thức về tác phẩm và tác phẩm.
 	- Vận dụng hiểu biết về tác giả, đặc biệt là phong cách của nhà văn vào tìm hiểu tác phẩm
B/ nội dung
I. tiểu dẫn
1. Tác giả
- NT (1928- 1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở Hải Hậu- Nam Định.
- NT sinh ra trong một gia đình nghèo, mồ côi cha từ năm 10 tuổi, mẹ đi bước nữa nên vất vả, tủi cực từ nhỏ. Năm 1943, NT theo người anh vào Sài Gòn, năm 1945, tham gia cách mạng, năm 1954, tập kết ra Bắc, năm 1962, trở lại chiến trường miền Nam. NT hi sinh ở mặt trận Sài Gòn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu thân 1968.
- NT còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn. Sáng tác của NT gồm nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. Ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 2000.
* Đặc điểm sáng tác: 
- Nhân vật của Ng.Thi có cá tính riêng nhưng tất cả đều có những đ.điểm chung "rất Nguyễn Thi". Đó là:
+ Yêu nước mãnh liệt, thủy chung đến cùng với Tổ quốc, căm thù ngùn ngụt bọn xâm lược và tay sai của chúng, vô cùng gan góc và tinh thần chiến đấu rất cao- những con người dường như sinh ra để đánh giặc.
+ Tính chất Nam bộ: thẳng thắn, bộc trực, lạc quan, yêu đời, giàu tình nghĩa. 
Các nhân vật trong Những đứa con trong gia đình đều tiêu biểu cho những đặc điểm trên.
- Nguyễn Thi là cõy bỳt cú năng lực phõn tớch tõm lớ sắc sảo. Văn Nguyễn Thi giàu chất hiện thực nhưng thấm đẫm chất trữ tỡnh.
- Ngụn ngữ phong phỳ, gúc cạnh, đậm chất Nam Bộ.
2. Tác phẩm
 - Trong 1 trận chiến đấu ở vựng cao su với bọn Mĩ, Việt tiờu diệt được 1 xe bọc thộp của địch nhưng bị thương khắp người, hai mắt khụng nhỡn thấy gỡ. Lỳc tỉnh Việt cố lết từng đoạn để đi tỡm đồng đội.
 - Những lỳc thiếp đi rồi tỉnh dậy Việt như gặp lại từng người thõn trong gia đỡnh. Lần thứ 2 tỉnh dậy nghe tiếng ếch nhỏi kờu, Việt nhớ những đờm cựng chị Chiến đi bắt ếch, nhớ đến chỳ Năm, đến những cõu hũ của chỳ và đặc biệt là cuốn sổ của gia đỡnh
 - Lần thư 3, tiếng trực thăng đỏnh thức Việt dậy Việt nhớ lại những ngày cựng chị Chiến đi bắt chim, bõy giờ đi bộ đội Việt vẫn mang theo cỏi nỏ thun. Rồi Việt nhớ đến mỏ, nhớ đến cõu chuyện mỏ kể về cỏi chết của ba, nhớ cảnh mỏ che chở cho đàn con của mỡnh
 - Lần thứ 4, tiếng dế gỏy u u đỏnh thức Việt, hỡnh ảnh mỏ vẫn cũn trong đầu, Việt nhớ lại ngày hai chị em đăng kớ tũng quõn với ý chớ quyết tõm trả thự cho mỏ
 - Đến ngày thứ 3, anh Tỏnh dẫn tiểu đội đi tỡm, mấy lần đụng địch và cuối cựng gặp được Việt trong bụi rậm. Việt được đưa về điều trị ở 1 bệnh xỏ dó chiến.
Ii. Phân tích
1. Một gia đình giàu truyền thống
a, Nơi lưu giữ truyền thống
-Đó là cuốn sổ gia đình .Đây là cuốn gia phả -ghi chép hệ thống và thứ bậc trong gia đình .Ta thường thấy ở nhiều gia đình có nền nếp sống .Nội dung gia phả thường ghi: Họ tên khai sinh; Tên huý ( đặt trước lúc mất ); Mất ngày ( cúng giỗ ) ; Nơi an táng .
Cuốn sổ chú Năm ghi tuy không đầy đủ như thế nhưng cũng khá tường tận : 
 “ Thím Năm đi xuồng dọc lá chuối bị ca nông Mỏ Cày bắn bể xuồng chết còn mặc cái quần mới ,trong túi còn hai đồng bạc ,giỗ nhằm ngày  Ông nội nghe súng nổ sợ bò đứt dây ra nắm giàm ( dây xỏ mũi bò ) ,lính tổng phòng vào nói  mày là du kích rồi bắn vào giữa bụng ộng nội ,giỗ nhằm ngày  Ngày 29 tháng chạp âm ( tháng 12) đại diện Toả cho lính đến cắt lúa của bác Hai nói là ruộng của Việt Minh cấp ,có chửi “ đù mẹ” ,rồi đập bể cái trã kháp rượu ( nồi cất rượu) .Ngày quận Sơn dắt lính Mỏ Cày về bao nhà hỏi bà nội chú Năm trốn đâu ,bà nội nói không biết .Quận Sơn bắt bà nội cúi xuống giữa sân đánh bà nội ba roi  Ngày ba mươi tháng sáu nhằm trời tối, Tía của Việt ôm đệm đi ngủ ngoài bờ bị lính Tây bốt Kinh Ngang bắt chặt đầu, má Việt ôm rổ đi đòi đầu lượm được hai ngàn đồng của chi bộ ,tía Việt giấu ở bờ ruộng ”
	- Sau đó chú Năm có ghi một số công tác của gia đình .
 “ ông nội đi đóng đáy( đóng cọc giăng lưới bắt cá) ở sông Bình khánh có mò được hai cây mút mát( loại súng tay) dưới tàu chìm; Thằng hai con chú Năm đi về phép ,lúc ngang lộ Giồng Trôm thấy cốt ngã ba (lô cốt giặc ) liền bò vào đặt trái ( mìn ) ,lấy cốt xong bó năm cây súng vác về xã nhà” - Dưới câu này chú Năm có ghi còn nhiều việc thỏn mỏn ( nhỏ ) tôi ghi không hết, để rồi sắp nhỏ nó ghi thêm .Kế câu đó là chiến công của chị em Việt và Chiến trên sông Định Thuỷ
- Đó là câu nói của chú Năm :
 “ Chú thường ví chuyện gia đình nhà ta nó dài như sông để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, lắm nước bạc nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra tứ đó. Trăm sông đổ về một biển ,con sông của gia đình ta cũng chạy về biển mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ngoài cả nước ta” 
Đây là đoạn kể tự nhiên qua lời độc thoại .Truyền thống gia đình ví như con sông ,ta nhận ra nhiều điều thú vị: + Truyền thống gia đình nào cũng đẹp ,đáng trân trọng 
 + Truyền thống xây dựng lên và giữ gìn quê hương ,làng xóm 
 + Truyền thống gia đình giúp các thế hệ sống tốt đẹp hơn 
 + Truyền thống gia đình làm nên truyền thống đất nước và cả nhân loại . “ Trăm sông đổ về biển .Biển thì rộng lắm ” 
b, Truyền thống gia đình
- Đây là một gia đình có thù sâu với phong kiến và đế quốc. Đồng thời đó còn là gia đình có truyền thống cách mạng .Tuy không làm đến cấp nọ, cấp kia nhưng trực tiếp tham gia chiến đấu, gom góp vũ khí cho cách mạng.
2. Những con người làm lên truyền thống
a, Chú Năm- hình tượng kết tinh truyền thống cảu gia đình
	- Người trực tiếp ghi cuốn sổ gia đình, hiện còn đầu đạn trên bả vai.
	- Là người ưa chuộng đạo lí: trọn tình nhà vẹn ngĩa nước; việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non.
	- Là người luôn hướng về truyền thống, vun đắp bề dày cho truyền thống, giữ gìn truyền thống trong câu hò và cuốn sổ: chú hay kể chuyện gia đình và cuối câu chuyện, thế nào chú cũng hò lên mấy câuđó như là ngọn nguồn, là hồn thiêng của đất nước, cảu cha ông đang nhập vào chú Năm mà chuyền đến các thế hệ sau. Cuốn sổ trong tay chú Năm là một cuốn gia phả đặc biệt, ở đó mỗi dòng, thậm chí mỗi chữ đều có máu và nước mắt.
b, Má Việt- hiện thân cho truyền thống
	- Là  ... ghĩa. Trong con người chú Năm phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xưa.
- Chú Năm là một thứ gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong những câu hò, trong cuốn sổ gia đình).
+ Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống:
- Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi". "người sực mùi lúa gạo" thứ mùi của đồng áng, của cần cù mưa nắng.
- ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che chở cho đàn con và tranh đấu.
- Người mẹ không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả.
+ Những đứa con, sự tiếp nối truyền thống:
- Chiến mang dáng vóc của mẹ, cách nói in hệt mẹ. 
- So với thế hệ mẹ thì Chiến là khúc sông sau. Khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa hơn khúc sông trước. Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa có dịp cầm súng, còn Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi tên đi bộ đội cầm súng trả thù cho ba má.
- Việt, chàng trai mới lớn, lộc ngộc, vô tư.
- Chất anh hùng ở Việt: không bao giờ biết khuất phục; bị thương chỉ có một mình vẫn quyết tâm sống mái với kẻ thù.
- Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi bị thương vẫn là người đi tìm giặc. Việt chính là hiện thân của sức trẻ tiến công.
2. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng ắm [], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".
+ Điều đó có nghĩa là: từ một dòng sông gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biểm cả, đến đại dương của nhân dân và nhân loại.
+ Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.
C. Củng cố - Dặn dò.
- Nắm được những nét chính về nhà văn và tác phẩm
- Học bài. Chuẩn bị bài mới
d. RúT KINH Nghiệm 
.......................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
&...
Tuần 24
Ngày soạn: 25/1/2009 
Chiếc thuyền ngoài xa
 Nguyễn Minh Châu
A/ Mục tiêu
Giỳp học sinh:
- Củng cố toàn diện kiến thức về tác phẩm và tác phẩm.
 	- Vận dụng hiểu biết về tác giả, đặc biệt là phong cách của nhà văn vào tìm hiểu tác phẩm
B/ nội dung
I. tiểu dẫn
1. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay"
- Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đời thường, Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
- Tác phẩm chính (SGK)
2. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa 
Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. 
Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).
II. Phân tích
1. Tình huống truyện
-Nhân vật chính là nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng .Tình huống của truyện là tình huống nhận thức của Phùng, thể hiện cốt truyện có chiều sâu về tâm trạng .Theo dõi sơ đồ 
Tình huống nhận thức của Phùng
Cái đẹp của Bạo lực trong gia Cảnh giải quyết ban
 nghệ thuật đình làng chài đầu của Đẩu và kết
 thúc câu chuyện .
2. Nhận thức thứ nhất của Phùng: về cái đẹp của nghệ thuật
 - Phùng đang đứng trước cảnh biển sớm khi mặt trời mới thức dậy qua đám mây ánh hồng .Phùng bộc lộ rung động trước cảnh : 
 + “ Một cảnh đắt trời cho” mà “ suốt đời cầm máy chưa bao giờ thấy” 
 + Nó đẹp “ như bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ” 
 + Điểm nhìn của nghệ thuật “ Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào” . Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua đôi mắt của người nghệ sĩ .Anh khẳng định “ toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp ,một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích” 
 + Phùng bộc lộ sự rung động “ Đứng trước nó tôi trở nên bối rối .Trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” và “ phát hiện ra khoảnh khắc trắng ngần của tâm hồn” .
 - Phùng là một nghệ sĩ trên đường săn tìm cái đẹp .Anh thực sự biết quan sát lựa chọn cái đẹp của thiên nhiên ,cảnh vật ,con người .Sự rung động của người nghệ sĩ đã đến đúng lúc .Sự rung động thực sự khi đứng trước cái đẹp .Cái đẹp tự nhiên “ đắt giá” , “trời cho” ,mới thực sự làm rung động lòng người . Từ đây ,ta thấy người nghệ sĩ phải là người phát hiện và mang cái đẹp đến cho đời .
 - Phùng còn nhận ra trong suy nghĩ của mình “ chẳng biết ai đó lần đầu phát hiện ra bản thân cái đẹp là đạo đức”. Nếu cụ Nguyễn Tuân còn sống đến bây giờ chắc cụ hài lòng lắm vì có một đệ tử đã đồng cảm về cái đẹp như mình .Đó là cái đẹp phải kết hợp với cái tâm ,cái tài kết hợp với cái thiện .
3. Nhận thức thứ 2 của Phùng: về bạo lực gia đình
 * Người đàn ông đánh vợ .Người vợ không có phản ứng gì 
 - Bạo lực gia đình là vấn đề tồn tại trong xã hội .Bước sang thế kỉ XXI chúng ta vẫn chưa dứt điểm được .ở đâu có bạo lực gia đình thì nạn nhân của nó là người vợ ,người mẹ và những đứa con tội nghiệp .Bạo lực là dấu hiệu của sự đau khổ ,rạn nứt của hạnh phúc gia đình .Nó làm tổn thương bao mối quan hệ của đời sống tình cảm con người .
 Bạo lực ấy diễn ra thường xuyên “ Ba ngày một trận nhẹ ,năm ngày một trận nặng”. Nhà văn để cho nhân vật Phùng chứng kiến :
 + “ Người đàn bà đứng lại ,ngước mắt nhìn qua chỗ con thuyền đậu ,đưa tay lên định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống đưa cặp mắt nhìn xuống chân” 
 + “ Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ ,mặt đỏ gay ,lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau, họ đã nói hết ,chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy, dùng cái thắt lưng quật tới tấp lên lưng người đàn bà , lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng ngiến vào nhau ken két .Cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn “ Mày chết đi cho ông nhờ .Chúng mày chết đi cho ông nhờ” 
 + “ Người đàn bà có vẻ cam chịu nhẫn nhục không hề kêu một tiếng ,không chống trả ,cũng không tìm cách trốn chạy .
 -> Có thể không có chuyện vợ chồng thoả thuận với nhau : Có đánh thì lên bờ ,đừng đánh trước mặt các con .Nghĩa là không có chuyện in hệt như nhà văn miêu tả .Nhưng nhận thức của các nhà văn không sai .Vì trên đời này còn có vô số những kẻ vũ phu ,người phụ nữ phải chịu thiệt thòi trong đòn roi và những đứa con sống trong mặc cảm .
 * Bạo lực gia đình lại diễn ra ngay sau chiếc xe dò phá mìn của mĩ trên bãi cát .Phải chăng cuộc chiến đầu giành độc lập tự do ta đã giải quyết được trọn vẹn ,mang lại niềm vui cho mọi người . Nhưng sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng còn biết bao vấn đề đặt ra : Đói kém ,bệnh tật ,bạo lực gia đình  Chúng ta nghĩ gì đây? 
 * Hiện thực cuộc sống làm người đọc mủi lòng .Biết bao cảnh đời cứ phơi bày ra trước mắt :
 + Một người đàn bà trạc ngoài bốn mươi , một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển , cao lớn với những đường nét thô kệch . Mụ rỗ mặt . Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới , tái ngắt và dường như đang buồn ngủ . Người đàn ông đi sau . Tấm lưng rộng và cong như một con thuyền . Mái tóc tổ quạ .Lão đi chân chữ bát ,hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ. 
 - Cặp vợ chồng làng chài hẳn không phải là người giàu có , sung sướng . Họ cũng là nạn nhân của cái nghèo khổ , vất vả lao động cật lực mà vẫn ngặt nghèo vì miếng cơm manh áo . -Đông con . Người đàn bà thú nhận : “ Người đàn bà chép miệng ,con mắt như nhìn suốt cả đời mình : “ giá tôi đẻ ít và chúng tôi sắm được cái thuyền rộng hơn” .Thì ra đẻ nhiều ,thuyền nào cũng từ mười đến hơn mười đứa .Đây là nguyên nhân của sự đói nghèo . Rồi thiên tai , trời làm động biển “ vợ chồng con cái phải ăn xương rồng chấm muối” Cái lí ở đời “ ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn ,cho nên phải gánh lấy cái khổ .Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống như mình trên đất được” . 
 Do con người, do thiên tai do cái lẽ ở đời đã ăn sâu ,bám bám rễ hàng ngàn đời nay mà người đàn bà phải chịu đau khổ .Người đàn ông vì vất vả cực nhọc ,không biết đổ cái bực tức , uất ức vào đâu , chỉ còn biết trút lên người vợ .
 - Phác thương mẹ nhưng hành động liều lĩnh, thiếu suy nghĩ. Nó chỉ nghĩ thương mẹ bị đánh mà sẵn sàng bỏ quên tình phụ tử. Xét cho cùng, Phác cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình. Cứ xem cử chỉ của nó thì thấy: “ Cái thằng nhỏ lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt”. Hành động nhất thời của Phác “ Như viên đạn” bắn vào người bố và lúc này “ đang xuyên qua tâm hồn” người mẹ .Tình cảnh thật đau lòng . Làm thế nào để xoá đi những chuyện đau lòng trong gia đình này 
4. Nhận thức thứ 3 của Phùng: về cách giải quyết
 - Cách giải quyết của chánh án toà án huyện là : 
 + Gọi người đàn bà tới cơ quan và nói bằng giọng giận dữ: “ Chị không sống nổi với lão vũ phu ấy đâu” Cách giải quyết này tuy đứng về phía người đàn bà nhưng thiếu thực tế. Đáng lẽ phải tìm hiểu nguyên nhân, phân tích cụ thể, nắm bắt yêu cầu nguyện vọng. Cách giải quyết này thực sự chưa ổn. Không thể áp dụng lí thuyết sách vở mà phải căn cứ vào thực tế đời sống. Cách gợi ý của Đâủ làm cho căn phòng “ lồng lộng gió biển tự nhiên bị hút hết không khí trở nên ngột ngạt”. Cảm giác của Phùng thấy như vậy. Pháp luật phải gắn liền với đạo đức, không thể áp dụng tuỳ tiện. Giải quyết li hôn càng làm cho gia đình rạn nứt và tan vỡ. Những đứa con rồi sẽ ra sao ? Điều quan trọng là các chú đâu có phải là người làm ăn  cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ khó nhọc” Nghĩa là ra khơi vào lộng cần phải có bàn tay cảu người đàn ông. Người đàn ông là trụ cột trong nhà .
 - Cuối truyện Đẩu đi gặp người đàn ông . Phùng đi gặp thằng Phác . Kết quả như thế nào , tác giả còn bỏ ngỏ . Chỉ biết bức ảnh anh chụp có chiếc thuyền lưới vó và suy nghĩ của Phùng “ bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh ,đó là người đàn bà vùng biển cao lớn với đường nét thô kệch ,tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá ,nửa thân dưới ướt sũng ,khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm” .Phải chăng đây là sự trăn trở trước cuộc sống còn nhiều điều khó khăn , vất vả của người làm nghệ thuật . Đó là mối quan hệ giữa văn chương với cuộc đời .

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap 12(1).doc