Một số biện pháp diễn ý, hành văn hay

Một số biện pháp diễn ý, hành văn hay

I- GIỌNG VĂN VÀ SỰ THAY ĐỔI GIỌNG VĂN TRONG BÀI VIẾT

 Trong một bài văn nghị luận, người viết bao giờ cũng thể hiện một thái độ tình cảm, tư tưởng của mình trước vấn đề mà mình đang thảo luận. Giọng văn là sự thể hiện màu sắc biểu cảm ấy. Qua bài văn, người đọc có thể nhận ra người viết tán thành hay phản đối, ngợi ca hay châm biếm, kính cẩn hay suồng sã Hơn nữa để tránh nhàm chán , đơn điệu, người viết cần phải linh hoạt trong hành văn. Có thể tham khảo các biện pháp sau:

1- Sử dụng linh hoạt hệ thống từ nhân xưng: Từ xưng hô trong tiếng Việt hết sức phong phú và rất giàu màu sắc biểu cảm .

 _ Trong bài nghị luận, để diễn đạt ấn tượng chủ quan của riêng mình, người viết thường xưng tôi. Ví dụ:

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1434Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp diễn ý, hành văn hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DIỄN Ý , HÀNH VĂN HAY
GIỌNG VĂN VÀ SỰ THAY ĐỔI GIỌNG VĂN TRONG BÀI VIẾT
 Trong một bài văn nghị luận, người viết bao giờ cũng thể hiện một thái độ tình cảm, tư tưởng của mình trước vấn đề mà mình đang thảo luận. Giọng văn là sự thể hiện màu sắc biểu cảm ấy. Qua bài văn, người đọc có thể nhận ra người viết tán thành hay phản đối, ngợi ca hay châm biếm, kính cẩn hay suồng sãHơn nữa để tránh nhàm chán , đơn điệu, người viết cần phải linh hoạt trong hành văn. Có thể tham khảo các biện pháp sau:
Sử dụng linh hoạt hệ thống từ nhân xưng: Từ xưng hô trong tiếng Việt hết sức phong phú và rất giàu màu sắc biểu cảm .
 _ Trong bài nghị luận, để diễn đạt ấn tượng chủ quan của riêng mình, người viết thường xưng tôi. Ví dụ:
 “ Đọc những câu thơ trên, không hiểu sao tôi lại hình dung một dòng sông đang lặng lẽ chảy, mặt nước phẳng lặng sáng ngời lên giữa không gian cô quạnh đơn sơ”
 _ Khi biểu thị ý kiến riêng của mình, có thể viết : tôi cho rằng, tôi nghĩ rằng, theo chỗ tôi được biết.v.vNhưng khi để lôi kéo sự đồng tình đồng cảm, để vấn đề đang bàn bạc trở nên khách quan hơn, người viết thường xưng chúng tôi, ta, chúng ta, như mọi người đều biết, như mọi người đã thấy., ai cũng thừa nhận rằng.
 _ Khi viết về ngôi thứ ba (vắng mặt) như phân tích một nhân vật, gọi tên một tác giả nào đó cần xác định một đại từ cho phù hợp và tránh sự đơn điệu, trùng lặp. Trong trường hợp này người viết phải có vốn từ đồng nghĩa phong phú, vận dụng linh hoạt phép thế đồng nghĩa để kết nối các câu văn. Ví dụ phân tích nhân vật CHÍ PHÈO, ta có thể dùng xen các từ ngữ sau: y, gã, hắn, Chí Phèo, nó, con quỷ làng Vũ Đại, thằng chuyên rạch mặt ăn vạ, thằng cùng nhất trong đám cùng đinh.để chỉ nhân vật này trong chuỗi ngày tha hoá của y. Nhưng khi nói tới một Chí Phèo lương thiện thì có thể dùng anh hay anh ta. Khi viết về tác giả cũng cần linh hoạt như thế . Ví dụ viết về nhà thơ Tố Hữu, ta cũng cần thay đổi cách gọi: khi thì nhà thơ, khi thì tác giả, khi thìông, khi thì người thanh niên cộng sản, tác giả tập Từ ấy, tác giả tập Việt Bắc, người con xứ Huế, 
 Trong một số trường hợp, để thể hiện sự trân trọng và thân tình, người viết chỉ gọi họ của tác giả. Để tăng sắc thái thân mật, bè bạn, người viết chỉ gọi tên của tác giả. Ví du: Giới thiệu tập thơ của một nhà thơ trẻ,có người viết: “ Phải chăng có một dòng chảy thật vui, một niềm phấn khích đang “cười trong hồn” Duy khi bắt gặp cái ban mai tinh khiết, với một nhịp sống tươi non?”
 Trong bài văn nghị luận, khi chưa xác định được lứa tuổi của tác giả thì tốt nhất là dùng danh từ để gọi như: tác giả , nhà thơ, nhà văn
 2) SỬ dụng linh hoạt các tiểu từ, quán ngữ: vâng , đúng thế, không, điều ấy đã rõ, như vậy , như thế, chả lẽ, dễ thấy, phải chăng là, có thể nào là
 VD:-“ Vâng, xét ở một phương diện nào đó, có thể xem Nam Cao thuộc vào xu hướng văn học của những người đói” 
 _“ Cứ như cái tên của nó thì tác phẩm muốn nói về cách nhìn, về vấn đề quan điểm. Điều ấy đã rõ, nhưng nói chặt chẽ hơn căn cứ vào nội dung hình tượng thì đó trước hết là vấn đề lập trường. Đúng the,”
 _ “ Phải chăng là khiên cưỡng khi chúng ta đi tìm cái gạch nối hữu cơ giữa tiếng cười trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng với tiếng cười văn hoá dân gian Việt? Không! Hoàn toàn không!”
Sử dụng phối hợp các phương pháp lập luận:, các hình thức nêu và phân tích dẫn chứng: Khi thì dùng diễn dịch, khi thì dùng quy nạp, khi thì dẫn chứng trước, phân tích sau, khi thì phân tích trước , dẫn chứng sau, khi liên hệ, khi so sánh để bài viết có giọng văn sinh động, phong phú, không một chiều , đơn điệu.
VD: Ba đoạn văn sau đây trích từ một bài văn, người viết đã sử dụng linh hoạt nhiều cách diễn đạt:
 Đoạn I: “ Ở đó không gian, thời gian như ngưng đọng lại trong sự yên tĩnh đến vô biên. Câu thơ chùng xuống, nhịp thơ vẫn buồn tẻ nhưng hồn thơ cay đắng , xót xa:
 Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài trời mưa bụi bay.
 Đoạn II: 
 Hoa tay thảo những nét
 Như phượng múa , rồng bay.
 Câu thơ đang chật hẹp bỗng nhiên mở rộng cho ùa vào cái không khí tài hoa của con người”
 Đoạn III: “ Nỗi buồn , nỗi nhớ của Vũ Đình Liên đậm đà chất suy tư và mang nặng cái hồn của quá khứ xa xưa.Ta thoáng gặp một cái gì như thể, đại loại:
 Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời 
 Lúc người còn sống tôi lên mười
 Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
 Ao đỏ người đem trước giậu phơi
 ( Lưu Trọng Lư)
 Cũng như Lưu Trọng Lư nhớ về người mẹ và một tuổi thơ tươi đẹp, Vũ Đình Liên hướng về quá khứ, nỗi buồn của một thời đã qua”
 Ngoài những biện pháp nêu trên, giọng văn còn được thể hiện ở nhiều phương diện khác như cách dùng từ , đặt câu, cách lập luận, cách dùng hình ảnh, cách so sánh, cách sử dụng dấu câu,Như vậy giọng văn là một cái gì đó bao trùm cả bài viết, thể hiện ở mọi câu, mọi chữ, mọi yếu tố của văn bản.
II_ DÙNG TỪ ĐỘC ĐÁO:
 Dùng từ hay, độc đáo là một trong những yếu tố quyết định để có cách diễn đạt hay. Thật vậy, phải dùng được những từ hay, viết được đoạn hay rồi mới có bài hay. Tích luỹ vốn ngôn ngữ phải được coi là một nỗ lực thường xuyên của mỗi người.
 VD1: “ Chương XIII TẮT ĐÈN không khác gì một cái lòng chảo đã nguội đi, đã váng đọng lại một thứ bùn lưu niên, trên đó oằn lên một số sinh vật. Sinh vật Nghị Quế chồng, Sinh vật Nghị Quế vợ, mà lòng tham đã lấn choán hết tính người. Sinh vật lí trưởng và lũ sai nha đốc thuế người, đã tan hoang đi cái tâm người. Và trên cái sa mạc nhân tâm đó, không còn tia nước nguồn thương nào cảỞ chương này, cả chị Dậu quý mến của tác giả, của độc giả cũng chỉ là một con sinh vật mà thôi. Thật được làm người với tối thiểu phẩm cách làm người thì có đời nào chị Dậu lại phải đi đoạ lạc nhân phẩm mình đến mức phải đưa con đi bán như một hiện vật cũ ở chỗ chợ người , chợ giời”
 ( NGUYỄN TUÂN_ Truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố) 
VD2_ Một đoạn viết của nhà phê bình văn học HOÀI THANH về Văn chiêu hồn của Nguyễn Du: “ Mở đầu ( Văn chiêu hồn) là một cái nhìn rất bi thiết về cuộc đời. Một cõi dương ảm đạm, một thế giới vắng lặng, mênh mông. Toàn một màu chết: màu bạc của ngàn lau, màu vàng của lá rụng, tiếng sương sa lác đác, tiếng mưa khóc không thôi”
VD3_ “ Anh ( NAM CAO) quăng lên, đánh bài ngửa cái thằng tôi nhàu nát một cách không khoan nhượng, không né tránh vào con chữ. Viết hết , viết cạn kiệt. Viết xong lại “ đọc, nghiền ngẫm, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng” rồi lại tẩy xoá , thêm bớtcứ như thế các trang văn quằn quại ra đời. Có tiếng nấc, tiếng khóc , tiếng vặn mình, tiếng chửi thầm thiên hạ và chửi cả chính mình.
 Tất cả cứ ngổn ngang bời bời trên trang viết. Anh viết như một sự hành xác, như cứu rỗi, như xua đuổi tà ma trong chính hồn mình. Viết đến nghẹt thở” 
 (VĂN GIÁ)
III_ VIẾT CÂU LINH HOẠT:
Tính linh hoạt trong việc sử dụng câu thể hiện ở chỗ: tuỳ từng lúc , từng nơi, tuỳ vào giọng văn ở từng đoạn mà có những loại câu tương ứng để diễn đạt cho phù hợp. Có mấy cách phối hợp cần rèn luyện:
_ Phối hợp câu ngắn , câu dài phù hợp với hiện thực được diễn đạt.
VD: “ Pháp chạy, Nhật hàng, Vua Bảo đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ cộng hoà.”
 ( HỒ CHÍ MINH)
_ Trực tiếp dùng câu cảm thán để diễn đạt tình cảm thái độ của mình:
VD: “ Nhưng hỡi ôi! Niềm vui quá ngắn trước vẻ đẹp của tình người và của cảnh đời”
 ( VĂN TÂM _ Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ)
_ Dùng câu nghi vấn để gây sự chú ý cho người đọc. Câu nghi vấn ở đây như là đặt ra vấn đề, rồi sau đó lại tự trả lời , tự làm sáng tỏ.
_ Sử dụng loại câu có hai mệnh đề hô ứng, theo kiểu: Tuy . Nhưng., Vì thế.. cho nên; Nếu .. thì..; Không những..mà còn..; Càng càng..
VD: “Tuy chưa có gì là phè phỡn trong hạnh phúc, tuy chưa nhởn nhơ vì tiện nghi, vì sức khoẻ của mình nhưng ta cũng đã bịt tai, cứng lòng lại, ít nghe cái ngọn gió sầu vô hạn thổi ở bên ngoài phòng ta ở. Trong ngọn gió ấy víkhông có vấn đề xã hội thì cũng có số phận con người”.
_ Dùng câu phủ định của phủ định để nhấn mạnh sự khẳng định.
VD: So sánh hai câu văn sau:
 “ Nhà văn nhất định phải phản ánh trong sáng tác của mình những sự kiện , những vấn đề nóng bỏng của xã hội”
 “ Nhà văn không thể không phản ánh trong sáng tác của mình những sự kiện , những vấn đề nóng bỏng của xã hội”.
 Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc khi sử dụng câu khẳng định tuyệt đối, nói cách khác là phải uyển chuyển và có mức độ trong việc đánh giá. Để biểu thị sự thận trọng người ta thường mở đầu những câu đánh giá khái quát bằng các quán ngữ như: nhìn chung, về cơ bản, về một phương diện nào đó, thông thường, thường thường, hầu hết , đại đa số, hầu như, về đại thể,.VD: Không nên viết : “Chỉ có văn học mới đem lại niềm vui , hạnh phúc cho con người” Chỉ nên viết: “ Văn học góp phần đem lại niềm vui , hạnh phúc cho con người”
IV_ VIẾT VĂN CÓ HÌNH ẢNH:
 Văn nghị luận nói chung là loại văn của tư duy khái niệm, của suy lí lô gic. Ý tứ cần sáng tỏ , chặt chẽ, lập luận phải chắc chắn, đảm bảo độ chính xác cao. Tuy nhiên văn nghị luận , nhất là NGHỊ LUẬN VĂN HỌC, cũng cần hấp dẫn lôi cuốn người đọc bằng từ ngữ có tính hình tượng và gợi cảm cao. Có mấy thủ pháp cần áp dụng:
_ Sử dụng phép so sánh vừa chính xác , đích đáng, vừa bất ngờ thú vị sẽ tạo ra sức gợi cảm, gợi trí tưởng tượng phong phú trong lòng người đọc.
VD1_ “ Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời thi ca Việt Nam với cái đuôi loà chói rực rỡ của mình” (Theo CHẾ LAN VIÊN)
VD2_ “ Nếu chúng ta cũng liệt Tú Xương vào loại đỉnh thơ Nôm, thì Sông lấp chính là bóng cây hiên ngang trên sườn non đó vậy. Dẫn thơ Tú Xương mà vô tình hoặc cố ý đánh rớt bài Sông lấp, tức là bước lên lầu tháp mở cửa từng này, từng kia mà quên đi mất cái chuông trên vọng lâu vậy”
VD3_ ‘’ Người đọc lắm lúc có cảm giác như đứa trẻ trong rạp xiếc lo lắng nhìn bước chân người tái tử diễn trò leo dây giữa khoảng không. Nam Cao không làm xiếc ngôn tư , không làm trò kĩ thuật, anh tự thử thách mình về tư tưởng bằng cách buộc mình đi lại một cách mạo hiểm bên bờ vực thẳm. Trên này là chủ nghĩa nhân đạo, dưới kia là thái độ nhục mạ con người, trên này là chủ nghĩa hiện thực, dưới kia là chủ nghĩa tự nhiên. Đúng là nhiều phen Nam Cao đã tỏ ra nghiêng ngả, thậm chí muốn sa chân thụt bước. Nhưng người đọc, sau những phút giây hồi hộp căng thẳng, càng cảm thấy khoan khoái, thấy anh cuối cùng vẫn đứng vững được trên bờ”
 VD4_ “ Thiên tài nghệ thuật của Hô me rơ là lò nung mà qua đó, những lớp quặng còn thô của truyền thuyết dân gian, của những câu hát được nấu chảy thành những thỏi vàng nguyên chất” ( Biêlinxki).
VD5_ “ Văn học là lịch sử tâm hồn mỗi dân tộc, vì thế nó là nhịp cầu hữu nghị giúp cho việc giao lưu văn hoá giữa các dân tộc vốn đã diễn ra từ nghìn xưa() Mong rằng như hạt sương long lanh ánh mặt trời , các đoạn trích , các tác phẩm văn học sẽ phản ánh nét đặc sắc nghệ thuật trong cá tính sáng tạo của mỗi tác giả và nuôi dưỡng lòng yêu mến văn học trong chúng ta”

Tài liệu đính kèm:

  • docDien y hanh van trong VNL.doc