TIẾT 92
Tiếng Việt: PHONG CÁCH NGỮ HÀNH CHÍNH.
-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1-Kiến thức `
- Nắm vững đặc điểm của ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác : chính luận, khoa học ,nghệ thuật
.2-Kĩ năng: Có kĩ năng hoàn chỉnh văn bản theo mẫu in sẵn của nhà nước, hoặc có thể tự soạn thảo những văn bản thông dụng như đơn từ, biên bản , khi cần thiết.
3-Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án
2-Phương pháp:
- Giáo viên gợi ý cho học sinh tự hình thành kiến thức bằng cách nhận xét văn bản hành chính, những yêu cầu sử dụng ngôn ngữ hành chính.Học sinh đọc, hiểu và làm một số bài tập để tạo ý thức về văn bản hành chính.
TIẾT 92 NS: 21-3 Tiếng Việt: PHONG CÁCH NGỮ HÀNH CHÍNH. -MỤC TIÊU BÀI HỌC 1-Kiến thức ` - Nắm vững đặc điểm của ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác : chính luận, khoa học ,nghệ thuật .2-Kĩ năng: Có kĩ năng hoàn chỉnh văn bản theo mẫu in sẵn của nhà nước, hoặc có thể tự soạn thảo những văn bản thông dụng như đơn từ, biên bản ,khi cần thiết. 3-Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP: 1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án 2-Phương pháp: - Giáo viên gợi ý cho học sinh tự hình thành kiến thức bằng cách nhận xét văn bản hành chính, những yêu cầu sử dụng ngôn ngữ hành chính.Học sinh đọc, hiểu và làm một số bài tập để tạo ý thức về văn bản hành chính. 1-Công việc chính @.Giáo viên: SGK, SGV,GA,tài liệu, công cụ; @. Học sinh: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới. 2-Nội dung tích hợp: Phong cách ngôn ngữ tiếng Việt, Đặc điểm loại hình tiếng Việt. D- Tiến trình: 1- Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số 2- Kiểm tra bài cũ: 3-Giới thiệu bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt I –VĂN BẢN HÀNH CHÍNH VÀ NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH Bước 1: Cho học sinh đọc to các văn bản trước lớp Bước 2: Gợi ý HS phát biểu ý kiến nhận xét các loại văn bản về: Những điểm giống nhau giữa các văn bản về tính khuôn mẫu, về từ ngữ hành chính, về mục đích giao tiếp của các văn bản. Những điểm khác nhau giữa các văn bản về nhân vật giao tiếp, mục đích giao tiếp, .Bước 3: Từ những nhận xét về những điểm giống nhau và khác nhau của các văn bản ,GV có thể gợi cho học sinh phát biểu vắn tắt các khái niệm văn bản hành chính, ngôn ngữ hành chính. II-ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH Chủ yếu nêu những điểm giống nhau để rút ra các đặc trưng dùng trong các văn bản . Bước 1: Tìm hiểu tính khuôn mẫu của văn bản hành chính : Thế nào là tính khuôn mẫu ? Tính khuôn mẫu của văn bản hành chính biểu hiện qua những yếu tố nào? Bước 2: Tìm hiểu tính minh xác của văn bản của văn bản hành chính : Thế nào là tính minh xác ? Tính minh xác của của văn bản hành chính biểu hiện qua những yếu tố nào? Bước 3: Tìm hiểu tính công vụ của văn bản hành chính : Thế nào là tính công vụ ? Tính công vụ của văn bản hành chính biểu hiện qua những yếu tố nào? Bước 4 : Hình thành khái niệm phong cách ngôn ngữ hành chính và sau đó hướng dẫn học sinh làm bài tập. III- LUYỆN TẬP: Bài tập 1 (SGK) Bài tập 1 (SGK) Bài tập 1 (SGK) I –VĂN BẢN HÀNH CHÍNH VÀ NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH 1-Văn bản hành chính Bước 1: Đọc văn bản mẫu Văn bản 1 là nghị định của Chính phủ Văn bản 2 là giấy chứng nhận của thủ trưởng một cơ quan nhà nước Văn bản 3 là đơn của một công dân gửi một cơ quan Nhà Nước hay do Nhà nước quản lí. Bước 2: Nhận xét: -Những điểm giống nhau ,khác nhau của các văn bản được xét làm ví dụ: a) Giống nhau: Các văn bản đều có tính pháp lí, là cơ sở để giải quyết các vấn đề mang tính hành chính công vụ. -Về cách trình bày : Có bết cấu thống nhất gồm 3 phần. -Về từ ngữ: Có một lớp từ ngữ hành chính được dùng với tần số cao : Căn cứ, xin cam đoan, chịu trách nhiệm thi hành - Về kiểu câu: Có những văn bản tuy dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu.Ví dụ : Chính phủ căn cứquyết định : điều 1,2,3Mỗi ý quan trọng đều được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng b)Khác nhau: Mỗi loại văn bản có một thuộc một phạm vi quyền hạn, đối tượng thực hiện khác nhau. Bước 3: Khái niệm văn bản hành chính, ngôn ngữ hành chính: Văn bản hành chính là các văn bản dùng trong lĩnh vực hành chính như nghị định của Chính phủ, pháp lệnh, quyết định ; văn bằng , chứng chỉ , giấy khai sinh ; đơn, bản khai, báo cáo biên bản,... Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị ,xã hội, kinh tế( gọi chung là cơ quan), hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lí. II-ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH 1- Tính khuôn mẫu: Thể hiện ở kết cấu văn bản gồm 3 phần: -Phần đầu -Phần chính -Phần cuối Biểu hiện rõ nhất của tính khuôn mẫu là nhiều loại văn bản có mẫu chung, được in sẵn ; khi dùng, chỉ cần điền nội dung cụ thể. Ví dụ: Giấy khai sinh, giấy hợp đồng 2- Tính minh xác : Văn bản hành chính không dùng các phép tu từ và lối biểu đạt hàm ý . Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Văn bản hành chính là chứng tích pháp lí nên không thể tuỳ tiện xoá bỏ, thay đổi, sữa chữa. Các văn bản hành chính đòi hỏi chính xác đến từng dấu chấm ,dấu phẩy, chữ kí, thời gian mà văn bản có hiệu lực. Nội dung văn bản phải được soạn thảo theo các căn cứ pháp lí rõ ràng và được trình bày minh bạch theo các điều, khoản, chương, mục. 3-Tính công vụ Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong giao tiếp công vụ. Tính công vụ là tính chất chung của cả cộng đồng hay tập thể. Trong văn bản hành chính, những biểu đạt của tình cảm cá nhân bị hạn chế ở mức độ tối đa. Những từ ngữ biểu cảm nếu dùng chỉ có tính ước lệ, khuôn mẫu. Trong đơn từ cá nhân cần chú ý biểu ý hơn là biểu cảm. Trong các văn bản của cơ quan hay tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,người kí văn bản không phải kí với tư cách cá nhân mà với cương vị và trách nhiệm của người đại diện cho cơ quan hay tổ chức đó. Chỉ sử dụng từ toàn dân trong đó lớp từ hành chính được dùng với tần số cao III- LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Một số loại văn bản thường liên quan đến công việc học tập trong nhà trường của học sinh là: giấy khai sinh, đơn xin phép, giấy chứng nhận tốt nghiệp Bài tập 2: Một số đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày văn bản ,từ ngữ ,kiểu câu trong Quyết định về việc ban hành chương trình trung học cơ sở. -Kết cấu ba phần theo khuuôn mẫu chung. -Dùng nhiều từ ngữ hành chính :quyết định, ban hành ,căn cứ, -Ngắt dòng ,ngắt ý, đánh số rõ ràng, rành mạch Bài tập 3: Khi ghi biên bản cần chú trọng những nội dung sau: -Quốc hiệu ,tiêu ngữ, tên biên bản -Địa điểm và thời gian họp; -Thành phần cuộc họp; - Nội dung họp: Người điều khiển, người phát biểu, nội dung thảo luận, kết luận của cuộc họp; - Chủ toạ và thư kí kí tên. 4-Củng cố -Khái quát lại kiến thức cơ bản . - Làm các bài tập 1,2,3 (Phần luyện tập) 5. Dặn dò: -Chuẩn bị bài : Văn bản tổng kết. * Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: