Giáo án Ngữ văn 12 tiết 79, 80: Vợ nhăt - Kim Lân

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 79, 80: Vợ nhăt - Kim Lân

Vợ nhặt

 Kim Lân

A/.MỤC TIÊU:

Giúp H:

- Hình dung cụ thể sự khủng khiếp của nạn đói ở nước ta năm 1945 và tội ác diệt chủng của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật.

- Hiểu được niềm khao khát hạnh phúc gia đình và niềm tin vào cuộc sống của người dân lao động.

- Hiểu được sáng tạo xuất sắc và độc đáo của tác giả ở thiên truyện, đặc biệt là trong nghệ thuật trần thuật, việc tổ chức tình huống, diễn tả tâm lí nhân vật, tạo không khí và dựng đối thoại.

- Rèn luyên kĩ năng phân tích tác phẩm truyện, chủ yếu là phân tích nhân vật và chi tiết nghệ thuật quan trọng.

- Đồng cảm với con người trong hoàn cảnh éo le, trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người .

B/.CHUẨN BỊ:

* GV:SGK, SGV, thiết kế bi học.

* HS:SGK; đọc hiểu bài “Vợ nhặt”, tiểu dẫn, phần chú thích và tri thức đọc – hiểu.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 32632Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 79, 80: Vợ nhăt - Kim Lân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 79,80
Ngày dạy: 
Vợ nhaët 
 Kim Lân
A/.MỤC TIÊU:
Giúp H:
- Hình dung cụ thể sự khủng khiếp của nạn đói ở nước ta năm 1945 và tội ác diệt chủng của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật.
- Hiểu được niềm khao khát hạnh phúc gia đình và niềm tin vào cuộc sống của người dân lao động.
- Hiểu được sáng tạo xuất sắc và độc đáo của tác giả ở thiên truyện, đặc biệt là trong nghệ thuật trần thuật, việc tổ chức tình huống, diễn tả tâm lí nhân vật, tạo không khí và dựng đối thoại. 
- Rèn luyên kĩ năng phân tích tác phẩm truyện, chủ yếu là phân tích nhân vật và chi tiết nghệ thuật quan trọng.
- Đồng cảm với con người trong hoàn cảnh éo le, trân trọng khát vọng hạnh phúc của con người.
B/.CHUẨN BỊ:
* GV:SGK, SGV, thiết kế bi học.
* HS:SGK; đọc hiểu bài “Vợ nhặt”, tiểu dẫn, phần chú thích và tri thức đọc – hiểu.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: “Vợ chồng A Phủ”
- Tóm tắt đoạn trích và nêu chủ đề? (I.2.b) (III)
- Phân tích đoạn Mị cởi trói cho A Phủ? (II.4)
3/ Giảng bi mới:
* Giới thiệu:
HOẠT ĐỘNG CỦA G VÀ H
NỘI DUNG BI HỌC
- H đọc Tiểu dẫn Trong SGK/22, tóm tắt những nét cơ bản về tác giả.
H nêu xuất xứ tp.?
- Em biết thêm được những gì về tp này?
- Em biết được những gì về bối cảnh của truyện?
- Hãy tóm tắt truyện?
- Dựa vào nội dung truyện hãy giải thích nhan đề "Vợ nhặt"?
- Nhà văn đã xây dựng tình huống truyện như thế nào?
- H thảo luận, trình bày tình huống truyện.
- Em hãy nhận xét về tình huống truyện?
- Tình huống đó có ý nghĩa gì?
+ Cái đói đã khiến cho người phụ nữ trở nên trơ trẽn, liều lĩnh, giá trị con người trở nên rẻ mạt, con người bị bóp méo về nhân cách
+ Dù trong hoàn cảnh bi thảm nhất, giá trị nhân bản không mất đi, con người vẫn cứ khao khát được làm Người, muốn được "nên người' và muốn cuộc đời thừa nhân họ như những con người. Chính tình người, lòng nhân ái, sự cưu mang đùm bọc của những con người nghèo đói là sức mạnh giúp họ vượt lên cái chết
- Qua cách miêu tả của nhà văn, Tràng hiện lên như thế nào?
- Vậy diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng ra sao từ khi quyết định lấy vợ? 
- Lúc quyết định để người đàn bà theo về tâm trạng anh ta ntn?
- Diễn biến tâm trạng của T ?
- Cảm nhận của em về diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ – mẹ Tràng ( lúc mới về, buổi sáng mai, bữa cơm đầu tiên) 
- HS phát biểu tự do , tranh luận. GV nhận xét và chốt lại những ý cơ bản. 
+ Khi hiểu ra, lòng bà mẹ như thế nào? ( tìm chi tiết và phân tích)
+ Bà lão bộc lộ tình thương qua lời nói, cử chỉ như thế nào?
+ Trước việc nàng dâu mới bà tỏ thái độ như thế nào?
+ Bà cụ đã nén buồn để động viên con bằng cách nào? ( Trong bữa ăn)
- Cảm nhận của em về diễn biến tâm trạng nhân vật “ Người vợ nhặt” ( lúc mới về, buổi sáng mai, bữa cơm đầu tiên) 
- HS phát biểu tự do , tranh luận. GV nhận xét và chốt lại những ý cơ bản. 
- Nhận xét của em về cách kể, cách dựng chuyện vả cách miêu tả tâm lí nhân vật trong TP?
- Chủ đề?
- Diễn giảng.
I/. GIỚI THIỆU:
1/ Tác giả: Kim Lân (1920 – 2007)
+ KL được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
+ Là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân nghèo rất gần gũi với sinh hoạt của ông- những con người gắn bó tha thiết với quê hương Cách mạng.
+ KL được coi là nhà văn của người nông dân Bắc bộ với những phong tục, văn hoá cổ truyền, đời sống làng quê.
+ Ông viết không nhiều, đóng vai Lão Hạc trong Làng Vũ Đại ngày ấy, thầy mo trong phim Vợ chồng A Phủ.
2/ Tác phẩm 
a) Xuất xứ 
- Truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện "Con chó xấu xí'
- Vợ nhặt được viết nhân kỉ niệm 10 năm Cách mạng tháng Tám (1945-1955) viết lại từ bản thảo dở dang của truyện dài 'Xóm ngụ cư".
* Bối cảnh xã hội của truyện:
Câu chuyện xảy ra trong bối cảnh phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, cùng với thực dân Pháp áp bức, bóc lột nhân dân ta. Chúng bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên vào tháng 3/1945, nạn đói khủng khiếp đã xảy ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Qủang Trị đến Bắc kì (Lạng Sơn), hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.
b) Tóm tắt 
- Tóm tắt: Nhân vật chính là Tràng người lao động nghèo ở xóm ngụ cư , chỉ nhờ 4 bát bánh đúc và một câu nói đùa mà anh ta nhặt được vợ .Anh đưa vợ về nhà trong sự bàn tán của người dân xóm : họ vừa mừng vừa lo cho anh , nhưng trong lòng anh thì dấy lên niềm vui và hạnh phúc. 
Mẹ anh sau phút ngỡ ngàng , bà cũng trong trạng thái vui buồn lẫn lộn . Buồn vì xót thương tủi phận cho con , thương con, thương dâu . Vui vì may mắn con trai bà có được vợ , bà nén buồn để động viên con . 
Sự xuất hiện người vợ đã làm thay đổi cuộc sống gia đình , mọi người sống hoà hợp đầm ấm hơn. Tuy cuộc sống vẫn cơ cực , tủi hờn nhưng vẫn nhen nhóm một tia hy vọng. 
II/.ĐỌC – HIỂU: 
1/ Nhan đề và tình huống truyện:
Vợ: thiêng liêng trân trọng.
Nhặt: nhặt nhạnh lượm lặt một cách tình cờ vu vơ.
=> Kim Lân kết hợp hai khái niệm đối lập tạo nên nhan đề, thân phận con người như cọng rơm cọng rác bên đường.
Tràng nhặt được vợ: 
- Tràng nghèo, xấu trai, là dân ngụ cư giữa lúc thiên hạ đói khát lại nhặt được vợ.
- Người như Tràng nuôi thân nuôi mẹ chẳng xong lại còn đèo bòng.
- Con người đang đối diện với cái đói và cái chết.
Đây là một tình huống oái oăm, bi hài, vui buồn lẫn lộn.
Tên truyện "Vợ nhặt"và tình huống "nhặt vợ" tạo nên sức hấp dẫn và chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.
2/ Tình huống truyện:
+ Tràng là một nhân vật có ngoại hình xấu xí lại là dân ngụ cư. Lời ăn tiếng nói thì cộc cằn, thô kệch. Gia cảnh lại rất khó khăn. Tình cảnh gia đình đã vậy lại gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn đeo bám. Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện vợ con của anh ta thì đột nhiên Tràng có vợ. Sự việc Tràng "nhặt" được vợ đồng nghĩa với việc gia đình tăng thêm một miệng ăn và đồng thời làm tăng thêm tai hoạ cho Tràng và gia đình anh ta, đẩy họ đến gần hơn với cái chết. Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt.
+ Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cùng bàn tán , phán đoán rồi cung fnghĩ: "Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?" và cùng nín lặng.
+ Bà cụ Tứ- mẹ Tràng - lại càng ngạc nhiên hơn. Bà lão chẳng hiểu gì, rồi "cúi đầu nín lặng" với nỗi lo riêng mà rất chung: "Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khat snày không".
+ Bản thân tràng cũng bất ngờ với chính hp của mình: "Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế". Thậm chí sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng.
* Tình huống vừa bất ngờ, vừa hợp lí ’ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật của tp.
+ Giá trị hiện thực: Tố cáo tội ác của thực dân pháp, phát xít Nhật qua bức tranh ảm đạm, thảm cảnh năm đói.
+ Giá trị nhân đạo: tình thân ái, cưu mang đùm bọc lẫn nhau, khát vọng hướng tới sự sống và hạnh phúc 
+ Giá trị nghệ thuật: Tình huống truyện khiến diễn biến câu chuyện phát triển tự nhiên và làm nổi bật được những cảnh đời, những thân phận, đồng thời làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tp.
3/ Diễn biến tâm trạng của các nhân vật: 
a. Diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng
- Nhà văn xây dựng một nhân vật: 
+ Xoàng xĩnh về ngoại hình: Chiếc áo nâu tàng, cái đầu trọc nhẵn, lưng to rộng như lưng gấu, mắt nhỏ tí, quai hàm bạnh
+ Cách nói năng cộc cằn, thô kệch: “Rích bố cu, hở. Làm đếch gì có vợ”.
+ Nhưng Tràng có tấm lòng nhân hậu: Thấy người đàn bà đói quá, anh sẵn sàng cho ăn, dù mình cũng chẳng dư dật gì.
+ Thấy người đàn bà quyết tâm theo mình anh dù có sợ cho tương lai nhưng cũng không từ chối.
- T nhặt được vợ trong nạn đói đang hoành hành. "Chậc, kệ!", cái tặc lưỡi của Tràng không chỉ là sự liều lĩnh mà còn thể hiện một sự cưu mang, một tấm lòng nhân hậu không nỡ chối từ người đàn bà trong hoàn cảnh ấy.’Quyết định có vẻ giản đơn nhưng thể hiện tình thương của con người đối với con người trong hoàn cảnh khốn cùng.
Trên đường về xóm ngụ cư T không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà "phởn phơ", "vênh vênh ra điều" trong phút chốc , T quên tất cả c/s đói khát, tăm tối, trong lòng hắn "chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên" và T có cảm giác êm dịu của một người lần đầu tiên đi cạnh cô vợ mới.
- Buổi sáng đầu tiên có vợ, T biến đổi hắn: bây giờ "hắn mới thấy hắn nên người", hắn thấy hắn có trách nhiệm phải lo lắng cho vợ con sau này, thấy gắn bó với cái tổ ấm của hắn,... 
’GV chốt: Hp cứ lớn dần lên, rõ nét hơn khi hắn có vợ. HP khiến T thay đổi, sự thay đổi thật đáng trân trọng ở con người khốn khổ này.
b. Diễn biến tâm trạng của nhân vật cụ Tứ mẹ Tràng: 
* Lúc đầu: 
- Bà lão lọng khọng đi vào : Một bà mẹ nghèo già yếu( cách dùng từ khẩu ngữ gợi dáng vẻ tiều tuỵ) 
+ Đứng sững lại, ngạc nhiên ; hấp háy cặp mắt “ Ai thế nhỉ” . Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu. 
+ Băn khoăn : Ô hay, thế là thế nào nhỉ? 
-> Bà ngạc nhiên vì việc Tràng có vợ quá đột ngột. 
* Khi hiểu ra: Lòng bà mẹ buồn vui lẫn lộn. 
- Buồn , tủi vì xót thương cho số kiếp con trai mình, thương con dâu. 
+ Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn lên làm nổi , những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. 
+ Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. 
“Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này u lo quá “ bà cụ nghẹn lời nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng
-> Tấm lòng bà mẹ bao la như biển cả. 
- Mừng vì con mình đã có được vợ. 
 + “ ừ, thôi các con phải duyên phải kiếp với nhau , u cũng mừng lòng” -> Nàng dâu mới được bà đón nhận trong niềm vui: đến bước này, con mình mới có được vợ. 
+ khuyên con những điều đôn hậu : “ Chúng mày bảo nhau mà làm ăn, cốt sao chúng mày hoà thuận-> Đó là những lời khuyên bày tỏ tấm lòng nhân hậu của bà mẹ. 
- Bà cố nén buồn để động viên con. 
+ Trong bữa ăn ,ngày đói, chỉ có cháo muối và rau chuối nhưng bà cụ toàn nói chuyện vui , toàn chuyện sung sướng về sau này: 
“ chuyện mua gà để sau này có được đàn gà-> niềm ước mơ về cuộc sống khấm khá hơn. 
“ Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Trong nhà mẹ con đầm ấm, hoà hợp . “ Người vợ Tràng cũng thay đổi, không còn chao chát chỏng lỏn mà trở thành người đàn bà hiền hậu đúng mực.” 
- > Trong cái đói nghèo cơ cực, họ vẫn khao khát cuộc sống gia đình đầm ấm. 
* Trong bức tranh xã hội xám ngắt ấy, tấm lòng của Tràng và bà mẹ là điểm sáng tươi đẹp. Họ đã tìm được niềm vui trong sự cưu mang , nương tựa vào nhau, tình cảm vợ chồng, mẹ con đã giúp họ vượt qua thực trạng u uất bế tắc.Đó là những tấm lòng cao đẹp. 
c. Diễn biến tâm trạng của nhân vật “ Người vợ nhặt”:
+ Thị theo Tràng trước hết là vì miếng ăn (chạy trốn cái đói).
+ Nhưng trên đường theo Tràng về, cái vẻ "cong cớn" biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính (đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, ngồi mớm ở mép giường,). Tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp khi bước chân về "làm dâu nhà người".
+ Buổi sớm mai, chị ta dậy sớm, quét tước, dọn dẹp. Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình, hình ảnh của một người "vợ hiền dâu thảo".
Người phụ nữ xuất hiện không tên, không tuổi, không quê như "rơi" vào giữa thiên truyện để Tràng "nhặt" làm vợ. Từ chỗ nhân cách bị bóp méo vì cái đói, thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức khi người phụ nữ này quyết định gắn sinh mạng mình với Tràng. Chính chị cũng đã làm cho niềm hi vọng của mọi người trỗi dậy khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái Nguyên người ta đi phá kho thóc Nhật.
4/Tìm hiểu một số nét đặc sắc nghệ thuật:
+ Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn.
+ Dựng cảnh chân thật, gây ấn tượng: cảnh chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói,
+ Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật.
+ Ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị, tự nhiên.
III/. CHỦ ĐỀ:
Tác phẩm tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến đã đẩy nhân dân vào nạn đói khủng khiếp 1945 . Đồng thời nói lên lòng nhân ái , khao khát tình thương , khao khát tổ ấm gia đình , luôn hướng về sự sống , tin tưởng ở tương lai của người nông dân trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào. 
IV/. TỔNG KẾT:
+ Vợ nhặt tạo được một tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đối thoại sinh động.
+ Truyện thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt thể hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình.
4/. Củng cố và luyện tập:
 - Nêu giá trị hiện thực và nhân đạo trong TP?
5/ Hướng dẫn H tự học ở nhà:
 - Học bài và làm BT nâng cao. Chuẩn bị bài: Luyện tập về nhân vật giao tiếp.
 + Đọc kĩ các câu hỏi và trả lời vào vở bài soạn.
E/.RÚT KINH NGHIỆM;
...

Tài liệu đính kèm:

  • docVo nhat 12NC.doc