Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 - Trường THPT Chương Mỹ A

Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 - Trường THPT Chương Mỹ A

Tiết 1-2

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM THÁNG TÁM 1945

ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX.

 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Hiểu được hoàn cảnh lịch sử và những đặc điểm cơ bản của VHVN sau CM tháng Tám qua 2 giai đoạn: 1945-1975 và từ năm 1975- hết thế kỉ XX.

- Nắm được thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của văn học 45-75.Thấy được những đổi mới bước đầu của VH từ 1975, đặc biệt từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.

- Rèn luyện năng lực tổng hợp khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã họcvề VHVN từ CM tháng Tám 1945- hết thế kỉ XX.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 

doc 72 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1070Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 - Trường THPT Chương Mỹ A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1-2 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM THÁNG TÁM 1945
ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX.
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Hiểu được hoàn cảnh lịch sử và những đặc điểm cơ bản của VHVN sau CM tháng Tám qua 2 giai đoạn: 1945-1975 và từ năm 1975- hết thế kỉ XX.
- Nắm được thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của văn học 45-75.Thấy được những đổi mới bước đầu của VH từ 1975, đặc biệt từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.
- Rèn luyện năng lực tổng hợp khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã họcvề VHVN từ CM tháng Tám 1945- hết thế kỉ XX.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975.
	- Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
2. Kĩ năng:
	Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.
 III. Phương tiện: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo.
 IV. Phương pháp: Nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, thuyết giảng...
 V. Tiến trình bài dạy:
- Ổn định lớp
- Giới thiệu bài mới: Đặt giai đoạn văn học VN từ CM tháng Tám 1945 trong tiến trình lịch sử VH dân tộc, nhấn mạnh vị trí đặc biệt của VH giai đoạn này 
- Bài mới:
Hoạt động của GV&HS
Nội dung kiến thức
Hoạtđộng1:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu những nét lớn của VH giai đoạn 1945-1975.
- Yêu cầu HS đọc kĩ câu hỏi 1,2,3 SGK, dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà , trao đổi nhóm, hình thành ý chính theo yêu cầu của từng câu hỏi của nhóm được phân công
- Gọi HS đại diện trình bày 
- HS thảo luận theo nhóm 8 chia thành 4 nhóm :
Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm còn lại đối chiếu nội dung và tham gia thảo luận bổ sung.
- HS trình bày ngắn gọn, chọn dẫn chứng tiêu biểu minh hoạ
- D/C SGK
- Dựa vào SGK hướng dẫn HS nắm một số nét chính về VH vùng địch tạm chiếm
(Phần này GV thuyết giảng sơ lược và yêu cầu HS nắm ý trong SGK)
D/C : Những tác giả tiêu biểu
(SGK)
- Nêu và giải thích 3 đặc điểm lớn của VH 1945-1975?
- Em hiểu thế nào là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong VH giai đoạn này?
GV lưu ý Hs đây là đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của VH giai đoạn này, đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triểnCM của VH
- Nêu và phân tích một vài dẫn chứng minh hoạ:
Ví dụ: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phới phới dậy tương lai”
(T, Hữu); “Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm. Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội”
Hướng vận động trong tư tưởng, cảm xúc của tác giả , trong số phận nhân vật thường đi từ “Thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”, từ bóng tối ra ánh sáng. từ đau khổ đến hạnh phúc...
D/C :
Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam, Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
“Muốn trùm hạnh phúc dưới trời xanh.Có lẽ lòng tôi cũng hoá thành 
 ngói mới”
( Xuân Diệu)
Hoạt động2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về giai đoạn văn học sau 1975- hết thế kỉ XX.
- Nêu câu hỏi 4 SGK: Hãy giải thích vì sao VHVN từ sau 1975 phải đổi mới?
- Nêu câu hỏi gợi mở cho hS trả lời, nhận xét và chốt lại ý chính.
- HS dựa vào SGK và phần bài soạn, làm việc cá nhân trả lời.
Tập thể lớp nhận xét bổ sung
- Hãy nêu những chuyển biến và thành tựu ban đầu của nền văn học?
Lưu ý HS theo dõi sự chuyển biến qua từng giai đoạn cụ thể và nêu thành tựu tiêu biểu.
- Diễn giảng thêm về một vài tác phẩm nêu trong SGK
- HS theo dõi SGK trình bày gọn những ý chính.
Nêu D/C
- Qua tìm hiểu em hãy rút ra những đánh giá chung về VH sau 1975, giải thích nguyên nhân m tích cực và hạn chế của VH? 
Gv chốt lại đánh giá chung về VH sau 1975 cho HS ghi vào vở.
* Củng cố tổng hợp kiến thức bài học. 
- Gọi HS đọc phần kết luận, gạch chân các ý chính trong SGK, ghi phần Ghi nhớ vào vở
- HS ghi vào vở phần ghi nhớ trong SGK
I/ Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945- 1975:
 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
- Văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng 
- Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dào suốt 30 năm.
- Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài bị hạn chế, nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển .
 2.Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
 a. Chặng đường từ năm 1945-1954:
- VH tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta
- Thành tựu tiêu biểu: Truyện ngắn và kí. Từ 1950 trở đi xuất hiện một số truyện, kí khá dày dặn. (D/C SGK).
 b. Chặng đường từ 1955-1964:
- Văn xuôi mở rộng đề tài.
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ.
- Kịch nói cũng có một số thành tựu đáng kể.
c. Chặng đường từ 1965-1975:
- Chủ đề bao trùm là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hoạ thành công hình ảnh con người Vn anh dũng, kiên cường, bất khuất.( Tiêu biểu là thể loại Truyện-kí cả ở miền Bắc và miền Nam).
- Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, thực sự là một bước tiến mới của thơ ca VN hiện đại
- Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.
 d. Văn học vùng địch tạm chiếm:
- Xu hướng chính thống: Xu hướng phản động (Chống cộng, đồi truỵ bạo lực...)
- Xu hướng VH yêu nước và cách mạng : + Nội dung phủ định chế độ bất công tàn bạo, lên án bọn cướp nước, bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và tinh thần dân tộc...
 + Hình thức thể loại gon nhẹ: Truyện ngắn, thơ, phóng sự, bút kí
- Ngoài ra còn có một sáng tác có nội dung lành mạnh, có giá trị nghệ thuật cao. Nội dung viết về hiện thực xã hội, về đời sống văn hoá, phong tục, thiên nhiên đất nước, về vẻ đẹp con người lao động...
 3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN 1945-1975:
 a. Một nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Văn học được xem là một vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
- Văn học tập trung vào 2 đề tài lớn đó là Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội (thường gắn bó, hoà quyện trong mỗi tác phẩm)=> Tạo nên diện mạo riêng cho nền Vh giai đoạn này.
 b. Một nền văn học hướng về đại chúng.
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và phục vụ vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.
- Nội dung, hình thức hướng về đối tượng quần chúng nhân dân cách mạng.
 c. Một nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện sau:
 . Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
 . Nhân vật chính là những người đại diện cho tinh hoa khí phách, phẩm chất, ý chí của cộng đồng dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng cộng đồng hơn là khát vọng cá nhân
 . Con người do vậy chủ yếu được khai thác ở khía cạnh bổn phận trách nhiệm công dân, ở tình cảm lớn, lẽ sống lớn.
 . Lời văn sử thi thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn: Là cảm hứng khẳng định cái Tôi đầy tình cảm cảm xúc và hướng tớ lí tưởng: tập trung miêu tả và khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, con người mới.Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và hướng tới tương lai tươi sáng của dân tộc.
=> Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp hoà quyện làm cho văn học giai đoạn này thấm đẫm tinh thần lạc quan, tin tưởng và do vậy VH đã làm tròn nhiệm vụ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.
II/ Văn học VN từ sau 1975- hết thế kỉ XX .
1/ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá VN từ sau 1975:
- Đại thắng mùa xuân năm 1975 mở ra một thời kì mới-thời kì độc lập tự do thống nhất đất đất nước-mở ra vận hội mới cho đất nước
- Từ năm 1975-1985 đất nước trải qua những khó khăn thử thách sau chiến tranh.
- Từ 1986 Đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện, nền kinh tế từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hoá có điều kiện tiếp xúc với nhiều nước trên thế giới, văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ...
=> Những điều kiện đó đã thúc đẩy nền văn học đổi mới cho phù hợp với nguyện vọng của nhà văn, người đọc cũng như phù hợp quy luật phát triển khách quan của nền văn học.
2/Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học sau 1975 đến hết thế kỉ XX:
- Từ sau 1975, thơ chưa tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn như các giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn có một số tác phẩm ít nhiều gây chú ý cho người đọc (Trong đó có cả nhưng cây bút thuộc thế hệ chống Mĩ và những cây bút thuộc thế hệ nhà thơ sau 1975).
- Từ sau 1975 văn xuôi có nhiều thành tựu hơn so với thơ ca. Nhất là từ đầu những năm 80. Xu thế đổi mới trong cách viết cách tiếp cận hiện thực ngày càng rõ nét với nhiều tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma văn Kháng, Nguyễn Khải.
- Từ năm 1986 văn học chính thức bước vào thời kì đổi mới : Gắn bó với đời sống, cập nhật những vấn đề của đời sống hàng ngày. Các thể loại phóng sự, truyện ngắn, bút kí, hồi kí... đều có những thành tựu tiêu biểu.
- Thể loại kịch từ sau 1975 phát triển mạnh mẽ (Lưu Quang Vũ, Xuân Trình...)
=>Nhìn chung về văn học sau 1975 
- Văn học đã từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới và vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.
- Vh cũng phát triển đa dạng hơn về đề tài, phong phú, mới mẻ hơn về bút pháp,cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy .
- Nét mới của VH giai đoạn này là tính hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn đến số phận con người trong những hoàn cảnh phức tạp của đời sống.
- Tuy nhiên VH giai đoạn này cũng có những hạn chế: đó là những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh hoặc nảy sinh khuynh hướng tiêu cực, nói nhiều tới các mặt trái của xã hội...
III/ Kết luận: (Ghi nhớ- SGK)
- VHVN từ CM tháng Tám 1945-1975 hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt, trải qua 3 chặng, mỗi chặng có những thành tựu riêng, có 3 đăc điểm cơ bản...
- Từ sau 1975, nhất là từ năm 1986, VHVN bước vào thời kì đổi mới, vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc; có tính chất hướng nội, quan tâm đến số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp của cuộc sống đời thường, có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật.
* Kiểm tra đánh giá : Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp nhận bài học qua các câu hỏi:
 - Các chặng đường phát triển của văn học VN từ 1945- 1975, thành tựu chủ yếu của các thể loại?
 - Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945-1975? Hãy làm rõ những đặc điểm đó qua các thể loại?
 - Hãy trình bày những thành tựu bước đầu của VhVN từ sau 1975- hết thế kỉ XX?
* Bài tập luyện tập: Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta.”
 Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
- Gợi ý: NĐT đề cập đến mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến:
 . Một mặt: Văn nghệ phụng sự kháng chiến. Đó là mục đích của nền văn nghệ mới trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh – Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
 . Mặt khác, chính hiện thực phong phú , sinh động của cách mạng, kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào cho văn nghệ.
* Bài tập nâng cao: Hãy phân tích đặc điểm của khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn trong VH giai đoạn 1 ... ết trồng tre ...) 
=> Sự phát hiện thú vị và độc đáo của tg về ĐN trên các phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá với nhiều ý nghĩa mới : Muôn vàn vẻ đẹp của ĐN đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân , của những con người vô danh , bình dị . ĐN từ nhân dân mà ra, do nhân dân mà có và nhờ nhân dan mà tồn tại
c. Nghệ thuật : 
- Thể thơ tự do phóng túng . 
- Sử dụng phong phú, đa dạng và đầy sáng tao chất liệu văn hoá dân gian. 
- Giọng thơ trữ tình - chính trị . 
4. Chủ đề : Văn bản đã thể hiện một cái nhìn mới mẽ về đất nước : ĐN là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân . Nhân dân là người làm ra đất nước
IV. Củng cố : HS cần nắm : 
- Về tiểu sử và phong cách sáng tác của NKĐ . 
- Vị trí và hoàn cảnh sáng tác của văn bản . 
- Cách cảm nhận ĐN vừa cụ thể vừa độc đáo của tg ở phương diện thời gian, không gian và văn hoá. 
- Tư tưởng ĐN của nhân dân . 
V. Dặn dò : -Học thuộc đoạn trích. 
 - Làm bài tập ở sách bài tập. 
 - Chu ẩn bị bài đọc thêm : Đất nước ( Nguyễn Đình Thi) theo nhóm
...............................................................................................................................................
 Tiết 31 ( 15 phút) Đọc thêm :
 ÑAÁT NÖÔÙC
	(Nguyeãn Ñình Thi) 
 I/ Muïc tieâu caàn ñaït : Giuùp hoïc sinh naém baét vaán ñeà : 
 + Taùc giaû Nguyeãn Ñình Thi laø moät nhaø vaên ña taøi thaønh coâng hôn caû vaãn laø thô. 
 + Thô cuûa oâng giaøu caûm xuùc, keát tinh chaát trí tueä khi vieát veà nhaân daân, ñaát nöôùc. 
 + Veû ñeïp saâu laéng, gôïi caûm vaø thuyeát phuïc qua taùc phaåm thô “Ñaát nöôùc”
 II/ Phöông tieän thöïc hieän : - SGK - Caùc taøi lieäu ñoïc theâm. - Saùch GV- thiết kế dạy học 
 III/ Caùch thöùc tieán haønh: Treân cô sôû ñoïc – hieåu baøi thô, GV yeâu caàu hoïc sinh: 
+ Veà nhaø, ñoïc kyõ baøi thô, tìm hieåu phaàn Höôùng daãn hoïc baøi. 
+ Coá gaéng giaûi ñaùp caùc caâu hoûi SGK, nhaát laø phaûi thaáy ñöôïc dung yù cuûa taùc giaû khi söû duïng caùc bieän phaùp ngheä thuaät tu töø. 
 IV/ Caùc böôùc leân lôùp : 
1 – OÅn ñònh lôùp.
2 – Kieåm tra söï chuaån bò cuûa hoïc sinh. 
3 – Vaøo lôùp hoïc. 
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
 Hoạt dộng 1: Tìm hiểu chung 
1/ Em haõy sô löôïc vaøi neùt veà taùc giaû Nguyeãn Ñình Thi ? 
 (trình baøy neùt chuû yeáu) 
-Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ, tìm hiểu bố cục để nắm mạch cảm xúc của tác giả 
Hoạt động2 : Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
- Nêu câu hỏi cho HS thảo luận
- Trong đoạn mở đầu, hình ảnh mùa thu Hà Nội hiện ra qua hoài niệm của nhà thơ có gì đặc sắc?
 -Nét đặc sắc trong nghệ thuật diễn tả của tác giả là gì?Hãy tìm và phân tích các chi tiết nghệ thuật đó?
- Cảm nhận của em về cảnh sắc mùa thu trong đoạn thơ tiếp theo như thế nào, có gì khác về cảm xúc và cách diễn tả của tác giả?
 5/ Baèng caûm nhaän rieâng cuûa baûn thaân, em khai thaùc giaù trò ñaëc saéc về nội dung và nghệ thuật trong đoạn thơ còn lại? . 
-Phân tích giá trị đặc sắc của 4 câu kết thúc bài thơ
 (GV nhaán maïnh giaù trò to lôùn cuûa taùc phaåm thô ÑAÁT NÖÔÙC trong neàn vaên chöông daân toäc) 
 Trình baøy nhöõng neùt cô baûn veà taùc giaû NÑT.
- HS đọc bài thơ, xác định bố cục và nêu nhận xét về mạch cảm xúc
Đọc 7 caâu ñaàu thô ñaàu, trao đổi , traû lôøi. 
( Cảm giác mát trong của thời tiết mùa thu đưởctuyền qua chuỗi âm thanh trong trẻo. nhẹ nhàng và êm dịu của câu thơ mở đầu, thấm vào hồn người đọc, gợi lên nỗi nhớ mùa thu Hà Nội...)
HS chæ ra caùc chi tiết ngheä thuaät thô ñaëc saéc. Phân tích hiệu quả biểu đạt của các chi tiết đó
HS trao đổi nhóm, ghi lại kết quả và đại diện trả lời
HS làm việc cá nhân , trình bày cảm nhận qua việc hiểu các chi tiết ,từ ngữ, hình ảnh...
 Ñoïc – suy nghó traû lôøi caâu hoûi. 
HS trao đổi nhóm, trả lời
HS đọc , suy nghĩ, cảm thụ và trả lời 
Lớp trao đổi thống nhất đánh giá
 I/ Giôùi thieäu chung : 
 1/Taùc giaû : (ñoïc SGK môùi trang 124, SGK cuõ, trang 85, 86) 
 2/ Quaù trình hoaøn thaønh : Taùc phaåm hoaøn thaønh năm 1955 đdược đưa vào tập thơ: Người chiến sĩ (1956) .Trong baì thơ có sự lắp ghép một số đoạn từ những bài thơ sáng tác trong những năm KC
 -Bài : Saùng maùt trong nhö saùng naêm xöa, (1948) 
 - Ñeâm mít tinh, 1949
=> Như vậy cảm hứng bài thơ được ấp ủ trong suốt quá trình cuộc kháng chiến. Tuy coù theå laép gheùp caùc maûng thô nhöng taùc phaåm thô vaãn laø moät chænh theå. 
 3/ Boá cuïc : 
 + Phaàn 1 ( 21 câu đầu) Cảm nhận về mùa thu đất nước
 + Phaàn 2 (còn lại) Cảm xúc và suy ngẫm về đất nưổctng kháng chiến 
 II/ Ñoïc hieåu vaên baûn : 
 1. Cảm nhận về mùa thu đất nước:
 * 7 caâu ñaàu : Hoài niệm về mùa thu Hà Nội năm xưa:
+ 3 câu mở đầu : Mùa thu gợi nhớ 
Thời gian: Sáng thu ( hiện tại) 
Không gian: Mang sắc màu, hương vị mùa thu 
=> Cách mở đầu có phần giống với thể hứng trong ca dao
 + Mùa thu Hà Nội năm xưa:
 - “saùng chôùm laïnh” 
 - “Xao xaùc hôi may” 
 - “Theàm naéng – laù rôi ñaày” 
 - “Ngöôøi ra ñi / ñaàu khoâng ngoaûnh laïi => theå hieän yù chí quyeát taâm. 
=> Từ ngữ, hình ảnh, chi tiết miêu tả gợi lên tất cả cái thần cái hồn của mùa thu Hà Nội và tâm trạng của những con người năm xưa: Đẹp một cách hiu hắt , vắng lặng, man mác nỗi buồn vấn vương....
=> Có thể nói đây là những câu thơ được chắt ra từ máu thịt, tâm hồn cũng như tài năng của một nghệ sĩ đa tài về thơ, nhạc hoạ- Nguyễn Đình Thi
 * 14 caâu tieáp theo : Muøa thu môùi nôi Vieät Baéc. Loøng kieâu haõnh, töï haøo veû ñeïp cuûa ñaát nöôùc, truyeàn thoáng baát khuaát cuûa daân toäc Vieät Nam.
 - Caâu thô 5 chöõ “muøa thu nay khaùc roài”
 - Lôøi thô ngaén goïn, chaéc khoeû nhaèm khaúng ñònh söï thay ñoåi cuûa hoaøn caûnh xaõ hoäi, trong nhaän thöùc cuûa con ngöôøi. 
 - Chuù yù caùc bieän phaùp ngheä thuaät tu töø, ngoân ngöõ thô. 
 + Ñöùng – vui – nghe : nieàm vui, söï haân hoan phôi phôùi. 
 + Ngheä thuaät nhaân hoa, loái noùi aån duï
 + Söï phoái hôïp thanh traéc thanh baèng
=>Böùc tranh thu ñeïp, loùng laùnh nieàm vui söôùng, töï haøo.
 + Cuïm töø “Nöôùc chuùng ta” – trang nghieâm, trang troïng. 
 + Laëp töø “Nhöõng” – hình aûnh ñaát nöôùc truø phuù, meânh moâng. 
 + Töï laùy “ñeâm ñeâm”, “rì raàm” – söï lieân töôûng veà moãi quan heä giöõa hieän taïi vaø quaù khöù. 
 2.Cảm xúc và suy ngẫm về Đất nước trong chiến tranh:
 a/ Ñaát nöôùc trong ñau thöông : 
 - Caùnh ñoàng queâ – chaûy maùu. 
 - Daây theùp gai – ñaâm naùt trôøi chieàu. 
 - Baùt côm chan ñaày nöôùc maét. 
 - Ñöùa ñeø coå – ñöùa loät da. 
 b/ Ñaát nöôùc anh dũng, bất khuất: 
 - Ngôøi leân neùt maët queâ höông. 
 - Baät leân nhöõng tieáng caêm hôøn. 
=> quyeát lieät, döõ doäi
 - Ngheä thuaät ñoái laäp : 
 Xieàng xích > < trôøi ñaày chim
 Suùng ñaïn > < ñaát ñaày hoa
 yeâu nöôùc, 
 thöông nhaø 
=> khaúng ñònh söùc maïnh tinh thaàn, taâm hoàn ngöôøi Vieät Nam
 - Ñoäng töø oâm (trong caâu thô: “oâm ñaát nöôùc ”) ñöôïc hieåu theo nghóa nhö moät tính töø : söï níu giöõ, nieàm tin yeâu voâ bôø, khoâng ñeå ai cöôùp laáy. 
 c/ Noåi baät vaø ñaëc saét nhaát vaãn laø 4 ncaâu thô cuoái
 + Hình thöùc theå hieän : thô 6 chöõ coâ ñuùc, raéc roûi. 
 + Buùt phaùp nhaân hoaù, keát hôïp vôùi söï linh hoaït, nhuaàn nhò trong vieäc ñöa thaønh ngöõ “töùc nöôùc vôõ bôø” vaøo thô.
=> Taïo neân veû ñeïp haøo huøng, traùng leä veà con ngöôøi Vieät Nam, daân toäc Vieät Nam. Ñoaïn thô ñaõ khaùi quaùt ñöôïc söùc vöôn daäy thaàn kyø cuûa daântoäc Vieät Nam chuùng ta. 
 Toùm laïi, ÑAÁT NÖÔÙC laø moät taùc phaåm thô gaây moät aán töôïng maïnh nhôø vaøo chaát chính luaän – tröõ tình hoaø quyeän töï nhieân, uyeån chuyeån. 
 Taùc phaåm ñaõ khaéc chaïm thaønh coâng moät töôïng ñaøi kyø vyõ baèng thô veà con ngöôøi Vieät Nam. Toå quoác Vieät Nam. 
4/ Cuûng coá : “Ñaát nöôùc”, moät ñoùng goùp đặc sắc cuûa N Ñ T cho neàn thi ca daân toäc. 
5/ Daën doø : Chuẩn bị tiết học thực hành luyện tập về một số phép tu từ ngữ âm
.......................................................................................................................................... 
Tiết 32 , Tiếng Việt : 
 THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM
A/ Mục tiêu bài học: giúp học sinh:
 - Củng cố và nâng cao nhận thức về một số phép tu từ ngữ âm(tạo nhịp điệu, âm hưởng, điệp âm, điệp vần, điệp thanh): đặc điểm và tác dụng của chúng.
 - Biết phân tích các phép tu từ trong văn bản, bước đầu biết sử dụng các phép tu từ.
B/ Phương pháp:
 - Thảo luận tổ (nhóm) đàm thoại, phát vấn, tích hợp.
C/ Phương tiện: SGK, SGV.
D/ Tiến trình lên lớp:
 1/ Ổn định lớp.
 2/ Kiểm tra bài cũ.
 3/ Bài mới
 - Lời vào bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS giải bài tập phần 1.
GV: chia nhóm học sinh
Yêu cầu HS đọc ngữ liệu và thảo luận theo câu hỏi bài tập.
GV hướng dẫn HS trả lời bài tập, nhận xét, tổng hợp rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS giải bài tập phần 2.
Tiếp tục cho HS thảo luận nhóm theo bài tập SGK.
GV chốt lại tác dụng của các phép tu từ biểu cảm, gợi hình trong văn bản.
GV chuẩn bị đoạn thơ, đoạn văn cho HS luyện tập ở lớp.
HS hoạt động nhóm (từng bàn) thảo luận
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Lần lượt các bài tập 1,2,3
HS hoạt động theo nhóm, trả lời các bài tập và nhân xét của các nhóm còn lại.
HS trả lời bài.
I/ Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu
Bài tập 1:
 - Hai vế câu mở đầu dài- nhịp dàn trải thể hiện cuộc đấu tranh từng kỳ của dân tộc. Vế sau ngắn: dồn dập mạnh mẽ, khẳng định quyền độc lập.
 - Thay đổi linh hoạt các thanh bằng trắc
 - Phối hợp nhịp điệu, âm thanh, kết hợp biện pháp tu từ từ vựng, cú pháp.
 Bài tập 2:
 Đoạn văn lời kêu gọi cứu nước phối hợp nhiều yếu tố.
 - Phép điệp, phép đối: từ ngữ, nhịp điệu, kết cấu ngữ pháp.
 - Sử dụng vần
=> Tạo âm hưởng cho đoạn văn.
Bài tập 3:
 Kết hợp sử dụng phép tu từ nhân hoá, các động từ với các yếu tố ngữ âm.
 - Ngắt nhịp (liệt kê)
 - Xen kẻ nhịp ngắn dài.
 - Ngắt nhịp giữa chủ ngữ, vị ngữ (không dùng từ là), tạo nên âm hưởng mạnh mẽ, ý nghĩa khẳng định.
II/ Điệp âm, điệp vần, điệp thanh:
 Bài tập 1:
 a. Lặp lại và phối hợp phụ âm “lửa lựu lập loè” _trạng thái ẩn hiện.
 b. Phối hợp các phụ âm: diễn tả trạng thái ánh trăng.
Bài tập 2:
 Đoạn thơ lặp nhiều lần vầng “ang” =>âm hưởng rộng mở kéo dài. Nó phù hợp với cảm xúc: mùa đông tiếp diễn với nhiều dấu hiệu đặc trưng.
Bài tập 3:
 Các yếu tố ngữ âm trong đoạn thơ
 - Nhịp điệu
 - Phối hợp các thanh trắc-bằng
 - Từ láy gợi hình, phép đối từ ngữ, lặp từ ngữ.
 - Lặp cú pháp (câu 1-3)
 Luyện tập:
Tìm các phép tu từ ngữ âm được sử dụng trong các ngữ liệu sau:
 - Đoạn thơ (GV tự chọn).
 - Đoạn văn (GV tự chọn).
4/ Củng cố:
 + Điệp âm, điệp vần, điệp thanh, nhịp điệu, âm hưởng là những phép tu từ ngữ âm thường dùng trong văn bản, đặc biệt những văn bản nghệ thuật.
 + Luyện tập ở nhà: chỉ ra phép tu từ ngữ âm và ý nghĩa của nó trong đoạn thơ, đoạn văn đã học trong chương trình.
5/ Dặn dò: chuẩn bị bài mới.
 ............................................................................................................................................... 
Tiết 33-34 , Làm văn: 
 BÀI VIẾT SỐ 3 : NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an NV 12 HKI hay.doc