Giáo án Ngữ văn 12 Tiết 1 – 2 – 3: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX

Giáo án Ngữ văn 12 Tiết 1 – 2 – 3: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX

Tuần 1; Tiết 1 – 2 – 3.

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS: - Hình dung cụ thể hoàn cảnh lịch sử một thời, từ đó hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 qua hai giai đoạn: 1945 - 1975 và từ 1975 đến hết thế kỷ XX.

 - Đánh giá được theo quan điểm lịch sử những thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của văn học giai đoạn 1945 – 1975 đối với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.

 - Thấy được những đổi mới và những thành tựu bước đầu của văn học giai đoạn từ năm 1975, đặc biệt là từ năm 1986, đến hết thế kỉ XX.

II. Chuẩn bị:

 - Soạn giáo án, phương pháp: nêu vấn đề, đặt câu hỏi gợi mở.

 - HS: soạn bài.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1197Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 Tiết 1 – 2 – 3: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1; Tiết 1 – 2 – 3.
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: - Hình dung cụ thể hoàn cảnh lịch sử một thời, từ đó hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 qua hai giai đoạn: 1945 - 1975 và từ 1975 đến hết thế kỷ XX.
	- Đánh giá được theo quan điểm lịch sử những thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của văn học giai đoạn 1945 – 1975 đối với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.
	- Thấy được những đổi mới và những thành tựu bước đầu của văn học giai đoạn từ năm 1975, đặc biệt là từ năm 1986, đến hết thế kỉ XX.
II. Chuẩn bị:
	- Soạn giáo án, phương pháp: nêu vấn đề, đặt câu hỏi gợi mở.
	- HS: soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định lớp; Kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở đầu năm.
	3. Giới thiệu bài mới: Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX có nhiều thành tựu rực rỡ. Để hiểu được những tác phẩm văn học trong giai đoạn này, chúng ta cần tìm hiểu quá trình phát triển và những thành tựu của cả một giai đoạn văn học. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu cho chúng ta những kiến thức này.
	4. Giảng bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
Bổ sung
Văn học giai đoạn 1945 – 1975 phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như thế nào?
Nêu dẫn chứng văn học theo sát bước đi của cách mạng và nhiệm vụ chính trị của đất nước.
Tại sao có thể nói văn học 1945–1975 là nền văn học hướng về đại chúng?
Khuynh hứng sử thi và cảm hứng lãng mạn thể hiện như thế nào trong văn học?
Nêu những biểu hiện của truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng trong văn học.
Nội dung nhân đạo được thể hiện như thế nào?
Các thành tựu nghệ thuật được thể hiện qua các mặt nào?
Nêu các hạn chế của văn học ở giai đoạn 1945 – 1975. Vì sao có những hạn chế đó?
HS đọc SGK: Trình bày các đặc điểm của văn học vùng địch tạm chiếm.
Nội dung tư tưởng có sự thay đổi như thế nào?
Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX.
HS đọc SGK phần 4, 5.
A – VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1975
Hoàn cảnh lịch sử: + Chiến tranh giải phóng dân tộc ác liệt và kéo dài. + Giao lưu văn hoá hạn chế.
I. Những đặc điểm cơ bản
1. Nền văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu
- Văn học là vũ khí phục vụ cách mạng. Quá trình vận động và phát triển của văn học theo sát bước đi của cách mạng và nhiệm vụ chính trị của đất nước.
- Nhân vật văn học: mọi tầng lớp nhân dân, được thể hiện ở tư cách công dân, phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng.
2. Nền văn học hướng về đại chúng
- Nhân dân lao động là đối tượng mà văn học tìm hiểu và ca ngợi.
+ Có cách hiểu mới về nhân dân. (phẩm chất tinh thần, sức mạnh của nhân dân)
+ Ca ngợi nhân dân qua các hình tượng nhân vật anh hùng hoặc hình tượng đám đông có sức mạnh.
+ Khẳng định sự đổi đời của nhân dân nhờ có cách mạng.
- Hình thức nghệ thuật: gần gũi với nhân dân, ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng, bình dị, dễ hiểu.
- Đội ngũ sáng tác được phát triển từ nhân dân.
3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Khuynh hướng sử thi: nhân vật gắn bó số phận mình với số phận đất nước, mang phẩm chất của cả cộng đồng. Tác phẩm thể hiện những mốc lịch sử quan trọng.
- Cảm hứng lãng mạn: hướng về tương lai với niềm vui chiến thắng.
Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn có cả trong văn xuôi.
II. NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1945 – 1975
1. Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử
- Văn học giai đoạn 1945-75 đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân.
2. Những đóng góp về tư tưởng
a) Truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng
- Yêu nước gắn với niềm tự hào làm chủ đất nước. Các nhà văn quan niệm đất nước – nhân dân.
- Yêu nước là chiến đấu chống giặc (chủ nghĩa anh hùng). Các nhà văn đã tạo nên nền văn học chiến đấu có sức cổ vũ lớn lao.
b) Truyền thống nhân đạo
- Hướng về nhân dân lao động:
+ Diễn tả nỗi khổ đau của nhân dân trong xã hội cũ.
+ Phát hiện phẩm chất tốt đẹp ở người lao động.
- Hạnh phúc được định nghĩa là sự cống hiến cho sự nghiệp chung.
3. Những thành tựu về nghệ thuật
a) Thể loại: Phát triển toàn diện, phong phú.
b) Phẩm chất thẩm mĩ: Thơ và truyện ngắn có nhiều thành tựu nghệ thuật
c) Phong cách nghệ thuật: Hàng loạt nhà thơ, nhà văn trẻ có giọng điệu riêng.
d) Tác phẩm nhiều tập: Xuất hiện nhiều.
đ) Lí luận phê bình: Phát triển mạnh từ 1960, biểu dương văn học cách mạng, phê phán các biểu hiện lệch lạc.
4. Một số hạn chế
- Thể hiện con người và cuộc sống một cách đơn giản, phiến diện, một chiều, công thức.
- Về nghệ thuật: Phẩm chất nghệ thuật bị hạ thấp; Phong cách riêng của nhà văn chưa phát huy. Đề tài có khi không phù hợp với nhà văn.
- Phê bình: nghiêng về tư tưởng chính trị.
Nguyên nhân: Do hoàn cảnh chiến tranh và quan niệm về văn học chưa đúng.
5. Sơ lược về văn học vùng địch tạm chiếm
- Có những xu hướng tiêu cực phản động.
- Xu hướng văn học yêu nước và cách mạng luôn tồn tại.
- Ngoài ra, có các tác phẩm viết về hiện thực xã hội, đời sống văn hoá, thiên nhiên, đất nước,... có nghệ thuật đặc sắc.
B. VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. Những chuyển biến đầu tiên của nền văn học trên đường đổi mới
+ Xuất hiện nhiều tác phẩm nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng, nói thật.
+ Văn học bắt đầu đổi mới tư tưởng thẩm mĩ, thể loại, thi pháp, phong cách nghệ thuật.
II. Những thành tựu chủ yếu và một số hạn chế của văn học giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX
1. Đổi mới về ý thức nghệ thuật
- Các nhà văn có nhận thức mới về hiện thực, con người và độc giả.
+ Hiện thực là phức tạp; con người là sinh thể phong phú, nhiều bí ẩn. Nhà văn phải nghiền ngẫm tìm tòi, khám phá.
+ Công chúng là bạn đọc bình đẳng với tác giả. Viết văn là đối thoại với công chúng.
- Ý thức cá nhân của nhà văn thức tỉnh.
2. Những thành tựu ở các thể loại
a) Văn xuôi: Thể loại, số lượng tác phẩm và tác giả phong phú.
b) Thơ: Có sự góp mặt của các tác giả ở nhiều thế hệ.
c) Nghệ thuật sân khấu: viết về nhiều đề tài, có nhiều tác phẩm hay.
d) Lí luận phê bình: Chú ý đến giá trị nhân văn, chức năng thẩm mĩ, ý nghĩa nhân bản trong văn học. Khoa nghiên cứu văn học có điều kiện phát triển.
3. Những đổi mới về nội dung và nghệ thuật
a) Quan niệm mới về con người:
+ Con người được nhìn nhận ở phương diện cá nhân, trong quan hệ đời thường.
+ Được nhìn nhận ở tính nhân loại.
+ Bên cạnh phẩm chất tinh thần còn có con người tự nhiên, nhu cầu bản năng.
+ Phương diện tâm linh được chú ý.
b) Nghệ thuật: Cảm hứng thế sự tăng mạnh, nội tâm nhân vật được khai thác kĩ,...
4. Một số hạn chế
5. Vài nét về văn học Việt Nam ở nước ngoài
IV. Củng cố: - Nêu các đặc điểm và thành tựu cơ bản của văn học giai đoạn 1945-1975.
- Sau 1975, các nhà văn đã đổi mới về ý thức nghệ thuật như thế nào? Văn học có đổi mới gì về nội dung tư tưởng?

Tài liệu đính kèm:

  • docKhai quat VHVN tu CM thang tam 1945.doc