Giáo án Ngữ văn 12 tiết 77: Thuốc - Lỗ tấn

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 77: Thuốc - Lỗ tấn

A. Mục tiêu bài học.

 Giúp học sinh nắm :

 - Lỗ Tấn là nhà cách mạng. Qua "Thuốc" thấy được tác dụng sâu xa của văn chương.

 - "Thuốc" thể hiện đầy đủ cách viết "chí quái chí dị" gieo ấn tượng lạ lùng để đánh thức con người ngủ say.

 B. Phương tiện và cách thức tiến hành.

 - Đọc diễn cảm + Nêu vấn đề + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .

 - Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.

 C. Tiến trình bài dạy.

 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 * CH: Em hãy trình bày ý nghĩa tình huống nhan đề truyện "Thuốc"?

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1189Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 77: Thuốc - Lỗ tấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuốc
 - Lỗ Tấn -
Tiết 77- ĐV: 	
Ngày soạn: 28/02/2009. 
Ngày giảng: 02/03/2009.
	A. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh nắm : 
	- Lỗ Tấn là nhà cách mạng. Qua "Thuốc" thấy được tác dụng sâu xa của văn chương.
	- "Thuốc" thể hiện đầy đủ cách viết "chí quái chí dị" gieo ấn tượng lạ lùng để đánh thức con người ngủ say.
	B. Phương tiện và cách thức tiến hành.
	- Đọc diễn cảm + Nêu vấn đề + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .
	- Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.
	C. Tiến trình bài dạy.
	1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	* CH: Em hãy trình bày ý nghĩa tình huống nhan đề truyện "Thuốc"?
	* Gợi ý trả lời:
 	Nhan đề của tác phẩm có 3 lớp nghĩa.
 	- Đó là phương thuốc chữa bệnh lao của người dân Trung Hoa lạc hậu tối tăm.
 	- "Thuốc" còn là căn bệnh tinh thần trầm trọng cần phải chạy chữa, cần phải có một phương thuốc đặc biệt nếu dân tộc Trung Hoa muốn giải phóng khỏi ngàn năm phong kiến.
 	- "Thuốc" đặt dấu hỏi về phương thuốc mà bố mẹ thằng Thuyên chữa bệnh cho nó, mà ông Ba vì cuồng tín đã bán đứng đứa cháu làm cách mạng, mà lão Cả Khang giết hại Hạ Du. Đó không phải là thuốc chữa bệnh mà là thuốc độc. Vậy thì cái gọi là thuốc thì phải là sự giác ngộ ra rằng đó là thuốc độc, phải tìm 1 thứ thuốc khác.
	3. Nội dung bài mới:	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
CH: Mở đầu truyện là hình ảnh gì?
CH: Phương thuốc đó là gì?
CH: Có phải một mình lão Hoa Thuyên đi lấy thuốc không?
CH: Chi tiết này nói lên điều gì ?
CH: Cảnh này được diễn ra như thế nào?
CH: Hậu quả của niềm tin này là gì?
CH: Hạ Du là người như thế nào?
CH: Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Hạ Du nói lên điều gì?
CH: Hai nghĩa đó là gì ? 
CH: Sự xuất hiện của vòng hoa trên mộ có ý nghĩa gì ?
 2. Phương thuốc của sự u mê.
 Mở đầu truyện là cảnh đêm thu về sáng, là cảnh lão Hoa Thuyên đi mua thuốc cho đứa con trai duy nhất đang kiệt quệ, mòn mỏi vì bệnh lao.
 - Phương thuốc để chữa bệnh lao là chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù, người làm cách mạng.
 + Thứ thuốc này thật kì quặc khó tin, thế nhưng đối với vợ chồng lão Hoa Thuyên thì đây là phương thuốc đặc hiệu đầy linh diệu có thể chữa khỏi bệnh lao.
 + Niền tin vào tính chất kì diệu của phương thuốc đã trở thành nguồn ánh sáng soi chiếu đường cho lão Hoa Thuyên đi trong đêm tối, giúp lão tăng thêm sinh lực sống. Tuy nhiên trong đáy sâu tâm thức lão vẫn mơ hồ nhận thấy viếc đi lấy thuốc có gì đó ma quái, ghê rợn. 
 + Trong cái đêm mờ sáng lạnh lẽo ấy đâu chỉ có mình lão Hoã Thuyên lặn lội, lọ mọ đi đến "ngã ba đường" nọ (nơi chém người) mà còn biết bao người đổ xô đến đấy.
 Qua đây đủ để cho ta thấy một niềm tin mông muội, u mê trùm lên cả đời sống bao người.
 - Cảnh chế biến và ăn thuốc.
 + Cảnh chế biến thuốc được diễn ra trang trọng giống như một nghi thức hành lễ nhưng vẫn phảng phất không khí ghê rợn. Thái độ nghiêm trọng thành kính của 2 ông bà Hoa Thuyên, 2 ông bà cùng im lặng run run, bí mật chế biến thuốc, bộc lộ sự tin tưởng sâu sắc vào "thần dược".
 + Nhìn đứa con ăn thuốc, ông bà tràn ngập niềm hi vọng, niềm hi vọng này diễn tả sự u mê, lạc hậu đến cùng cực của người dân Trung Hoa thời bấy giờ.
 Rút cục con bệnh bị chết thảm, chết khốc trong mùi máu của nước Trung Hoa cổ lỗ. Đó là cái giá phải trả của phương thuốc u mê.
 3. Hình tượng người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.
 Nhân vật Hạ Du xuất hiện gián tiếp qua sự bàn luận của những người trong quán trà.
 - Hạ Du là một trong những người cách mạng tiên phong của cách mạng Trung Quốc đầu thế kỉ XX, anh có lí tưởng rõ ràng: lật đổ ngai vàng và đánh đuổi ngoại tộc giành độc lập cho dân tộc.
 + Hạ Du hiên ngang đứng trước cái chết, dũng cảm tuyên truyền cách mạng với cả tên cai ngục trong những ngày ở tù chờ án chém. Thế nhưng tất cả ý chí, mục đích và hành động của anh lại bị nhận thức một cách méo mó, đầy sai lạc trong con mắt của quần chúng nhân dân và cả người thân trong gia đình.
 - Đối với quần chúng thì Hạ Dụ chỉ là "thằng khốn nạn", "nhãi con không muốn sống", "quân làm giặc", "kẻ điên khùng", "đáng tội chết".
 - Đối với họ hàng thì "may mà tố giác được không thì cả nhà mất đầu".
 - Đối với người bị bệnh thì "may phúc quá" khi lấy được thứ thuốc đặc hiệu.
 - Với những kẻ khác thì "thích quá", "ái chà chà", "nghe như chuyện làm giặc cơ vậy"...
 Thật xót xa và đau đớn cho hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong con mắt của quần chúng mê muội.
 => Qua nhân vật Hạ Du, tác giả tỏ thái độ trân trọng nhân cách người cách mạng, nhưng cũng có ngầm ý phê phán anh ta xa rời quần chúng, xa rời đến nỗi mẹ anh ta cũng không biết con mình làm cách mạng, chú anh ta coi là giặc và đi tố giác, người dân lấy máu của anh ta chữa bệnh như lấy máu của xúc vật vậy. Điều này cho ta thấy không những sự mê muội của dân trí mà còn sai lầm của những người làm cách mạng tư sản. Đáng lẽ người chiến sĩ phải được niềm tin của quần chúng, phải được quần chúng che chở và bảo vệ. Nhưng đây thì ngược lại, thật là một bi kịch lớn.
 4. Hình ảnh con đường mòn và sự đồng cảm của hai bà mẹ.
 * Hình ảnh con đường mòn có 2 ý nghĩa.
 - Nghĩa địa của người chết chém, chết tù để chung, nghĩa là người ta không phân biệt đâu là người làm cách mạng, đâu là kẻ cướp giết người, tất cả đều làm giặc.
 - Số người bị chính quyền tù tội giết chết cũng nhiều như người dân thường. Một con số cân bằng diễn tả một thực trạng đen tối, tàn bạo, bất công , một bối cảnh điển hình thê thảm của đất nước Trung Hoa trung cổ.
 => Con đường mòn ở nghĩa địa không chỉ đơn thuần là ranh giới tự nhiên mà còn là ranh giới vô hình của lòng người, của định kiến lâu đời trong đời sống xã hội.
 * Sự đồng cảm của 2 bà mẹ.
 - Trong một khoảnh khắc xúc động đầy cảm thông bởi cùng nhịp đập với trái tim người mẹ khốn khổ kia, bà Hoa đã bước sang con đường mòn để đồng cảm, chia sẻ nỗi đau với mẹ Hạ Du.
 - Phá bỏ khoảng cách vô hình ấy đâu có dễ dàng vì bà Hoa phải vượt qua định kiến cố hữu, ghê sợ và khinh bỉ những kẻ tử tội. Chỉ có kẻ xấu xa làm giặc mới bị tù, bị chết chém, loại người ấy đáng bị người đời nguyền rủa và xa lánh.
 5. Sự xuất hiện của vòng hoa trên mộ.
 - Người sống- mẹ tử tội đã được cảm thông, còn kẻ nằm dưới đất, người chiến sĩ cách mạng Hạ Du cũng được ai đó thấu hiểu, tiếc thương, tưởng nhớ đặt một vòng hoa trên mộ.
 - Vừa ngạc nhiên đến mức bàng hoàng, sững sờ, vừa ẩn dấu một niền vui vì có người hiểu con mình, bà mẹ Hạ Du cứ lặp đi lặp lại câu hỏi "Thế này là thế nào?". Bà đã khóc, khóc vì đã hiểu con mình, hiểu đường đi của con mình là đúng đắn, được người khác đồng tình.
 => Sự xuất hiện của vòng hoa ấy là câu trả lời về tương lai sự nghiệp cách mạng mà Hạ Du theo đuổi, là biểu hiện của lòng khâm phục nhân cách kiên cường của Hạ Du và là lời khẳng định lạc quan tất yếu của tiền đồ cách mạng Trung Quốc => Đây cũng chính là ý tưởng mang tính cách mạng của Lỗ Tấn.
 IV. Tổng kết.	
 "Thuốc" là một tác phẩm đặc sắc tiêu biểu cho ngòi bút cách mạng của Lỗ Tấn. Qua tác phẩm, tác giả đã làm thức dậy sự ngu muội, mù quáng của nhân dân Trung Hoa để vươn tới ánh sáng của tinh thần, của cách mạng. Tác phẩm thực sự là một vị "thuốc bổ" chữa bệnh về tinh thần cho quốc dân.
	4. Luyện tập, củng cố:
	- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi phần luyện tập.
	- Phương thuốc của sự u mê được diễn tả như thế nào ?

Tài liệu đính kèm:

  • docThuoc Lo Tan t2.doc