Ôn luyện về tác phẩm Văn học nước ngoài (nội dung ôn thi tốt nghiệp THPT)

Ôn luyện về tác phẩm Văn học nước ngoài (nội dung ôn thi tốt nghiệp THPT)

SỐ PHẬN CON NGƯỜI

Sô-lô-khốp

 A. GHI NHỚ

1. M. A. Sô-lô-khốp (1905 – 1984), giải Nô-ben văn học 1965, là nhà văn Nga lỗi lạc, tác giả của những tác phẩm giàu kịch tính và đậm chất hiện thực như Những truyện ngắn Sông Đông, Sông Đông êm đềm, Họ chiến đấu vì Tổ Quốc, Đất vỡ Hoang,.

 2. Số phận con người (1957) kể về cuộc đời của Xô-cô-lốp, một công dân Xô-viết trải qua những biến động lịch sử lớn lao những thập niên đầu thế kỉ XX. Tác phẩm qua đó biểu dương phẩm chất anh hùng, lòng nhân ái, ca ngợi khát vọng vươn lên làm chủ số phận của những người Nga trong và sau chiến tranh.

 3. Kết cấu theo lối “truyện lồng trong truyện”, Số phận con người (trích) thành công trong việc xây dựng nhân vật Xô-cô-lốp có số phận, tính cách; ở sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, trữ tình và chính luận, chi tiết nghệ thuật chọn lọc sinh động, đặc sắc

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn luyện về tác phẩm Văn học nước ngoài (nội dung ôn thi tốt nghiệp THPT)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN LUYỆN VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI (*)
 (Nội dung ôn thi tốt nghiệp THPT)
SỐ PHẬN CON NGƯỜI
Sô-lô-khốp
 A. GHI NHỚ
1. M. A. Sô-lô-khốp (1905 – 1984), giải Nô-ben văn học 1965, là nhà văn Nga lỗi lạc, tác giả của những tác phẩm giàu kịch tính và đậm chất hiện thực như Những truyện ngắn Sông Đông, Sông Đông êm đềm, Họ chiến đấu vì Tổ Quốc, Đất vỡ Hoang,...
            2. Số phận con người (1957) kể về cuộc đời của Xô-cô-lốp, một công dân Xô-viết trải qua những biến động lịch sử lớn lao những thập niên đầu thế kỉ XX. Tác phẩm qua đó biểu dương phẩm chất anh hùng, lòng nhân ái, ca ngợi khát vọng vươn lên làm chủ số phận của những người Nga trong và sau chiến tranh.
            3. Kết cấu theo lối “truyện lồng trong truyện”, Số phận con người (trích) thành công trong việc xây dựng nhân vật Xô-cô-lốp có số phận, tính cách; ở sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, trữ tình và chính luận, chi tiết nghệ thuật chọn lọc sinh động, đặc sắc
 B. LUYỆN TẬP
 I. ĐỀ, VẤN ĐỀ 
  Đề 1: Tóm tắt truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp (phần trích trong SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008)
  Đề 2: Nhân vật Xô-cô lốp và sự bất diệt của lòng nhân ái trong truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp. 
  Đề 3: Cách kể chuyện của Sô-lô-khốp trong Số phận con người. 
  Đề 4: Giới thiệu ngắn gọn về Sô-lô-khốp và truyện ngắn Số phận con người
 (*): Khi biên soạn phần này, chúng tôi có tham khảo, sử dụng một số đề và gợi ý của TS Phạm Thị Phương, trong sách Tự học và  tự kiểm tra ngữ văn 12 (phần văn học và làm văn), NXB Giáo dục, 2009.
II. GỢI Ý GIẢI ĐỀ
  Đề 1
Người kể chuyện tình cờ gặp anh lái xe An-đơ-rây Xô-cô-lốp cùng bé Va- ni-a, và nghe Xô-cô-lốp kể về cuộc đời của anh. Phần trích trong SGK kể về cuộc sống của nhân vật sau chiến tranh, có thể tóm tắt như sau:
- Xô-cô-lốp giải ngũ khi vợ con anh đều chết ở hậu phương. Người con trai niềm hi vọng cuối cùng của anh cũng hy sinh trước ngày chiến thắng. Trong tình trạng bị tổn thương năng nề về thể chất lẫn tinh thần, anh không về quê mà đến U-riu-pin-xcơ, quê hương của một người bạn, sống bằng nghề lái xe. 
       - Tại đây, anh gặp bé Va-ni-a – một đứa trẻ mồ côi cha mẹ, sống vất vưởng, đơn độc – và nhận bé làm con, hai người nương tựa vào nhau mà sống. Cùng với sự hồi sinh trong tâm hồn là không ít xáo trộn trong đời sống sinh hoạt thường ngày của anh.
       - Một chuyện không may xảy ra, bị tước mất bằng lái, Xô-cô-lốp quyết định cùng con trai mới là bé Va-ni-a lên đường tới Ka-sa-rư để sinh sống.
 Đề 2:
  Tham khảo mấy ý chính:
 1. Cảnh ngộ và tính cách của Xô-cô-lốp – cảnh ngộ, tính cách của một người lính Nga thời hậu chiến:
  - Chịu đựng quá nhiều đau thương mất mát mà vẫn kiên cường.
  - Càng trải nghiệm đau thương càng khao khát hạnh phúc và giàu tình thương.
 2. Tình thương của Xô-cô-lốp dành cho Va-ni-a, hiện thân đầy đủ cho sự bất diệt của lòng nhân ái.
  - Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm « con trai mới » có thể bởi nhiều lí do, nhưng quan trọng nhất vẫn là xuất phát từ niềm thương cảm tha thiết, chân thành. - Thông qua nhân vật Xô-cô-lốp và tình thương dịu ngọt mà anh dành cho bé Va-ni-a, tác giả muốn khẳng định niềm tin vào sự bất diệt của lòng nhân ái. Sức mạnh tinh thần không chỉ được biểu hiện trong đấu tranh chống những thế lực hung tàn, mà còn ở lòng nhân ái: con người có thể bị vùi dập, bị ném vào những trận cuồng phong lịch sử dữ dội nhất, phải trải qua những cửa ải của địa ngục trần gian, nhưng hủy diệt lòng nhân ái của nó thì không thể được.
Đề 3
 - Số phận con người có hai người kể: tác giả và nhân vật. Tác giả kể về cuộc gặp gỡ tình cờ với một cựu chiến binh và được anh ta kể cho nghe về cuộc đời mình. Hai lời kể bổ sung cho nhau làm khơi sâu hơn niềm xúc động về số phận con người.
 Lời kể của nhân vật Xô-cô-lôp đóng vai trò chủ chốt trong việc biểu lộ một tâm hồn đau khổ nhưng cương nghị. Đó là thứ tiếng nói vọng lên từ tâm hồn nhân vật chính: vừa nói với người nghe, vừa nói với chính mình, vừa kể, vừa tự phân tích, giải bày những cảm giác của mình. Nhờ lời kể này mà các kỉ niệm quá khứ gắn kết với hiện tại, nghĩ nhiều đến tương lai.
 Người kể – tác giả bổ sung thêm việc miêu tả nhân vật từ bên ngoài, đồng thời đưa ra những nhận xét có tính trữ tình ngoại đề, làm cho tư tưởng, tình cảm của tác phẩm được đậm nét hơn.
 Cả hai lời kể đều đậm đà chất trữ tình, lôi cuốn người đọc thâm nhập vào nỗi đau và niềm vui của nhân vật.
 Đề 4
  1. M. A. Sô-lô-khốp (1905 – 1984), giải Nô-ben văn học 1965, là nhà văn Nga lỗi lạc, tác giả của những tác phẩm giàu kịch tính và đậm chất hiện thực như Những truyện ngắn Sông Đông, Sông Đông êm đềm, Họ chiến đấu vì Tổ Quốc, Đất vỡ Hoang,... 
 2. Số phận con người (1957) kể về cuộc đời của Xô-cô-lốp, một công dân Xô-viết trải qua những biến động lịch sử lớn lao những thập niên đầu thế kỉ XX. Tác phẩm qua đó biểu dương phẩm chất anh hùng, lòng nhân ái, ca ngợi khát vọng vươn lên làm chủ số phận của những người Nga trong và sau chiến tranh.
 3. Kết cấu theo lối “truyện lồng trong truyện”, Số phận con người (trích) thành công trong việc xây dựng nhân vật Xô-cô-lốp có số phận, tính cách; ở sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, trữ tình và chính luận, chi tiết nghệ thuật chọn lọc sinh động, đặc sắc.
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
Ê. Hê - minh - uê.
 A. GHI NHỚ
  1. Ê. Hê-minh-uê (1899-1961), Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954, là một trong những nhà văn lớn nhất của nền văn học hiện đại Mĩ. Ông là nhà báo có cuộc đời sôi động, xông xáo tham gia nhiều hoạt động cứu trợ các nạn nhân chiến tranh, không ngừng đấu tranh cho một thế giới hòa bình. 
   Đề xướng và trung thành với nguyên lí “tảng băng trôi” trong sáng tác văn học, ông là tác giả của hàng loạt tiểu thuyết xuất sắc: Giã từ vũ khí, Hạnh phúc ngắn ngủi của Phran-xít Má-cô-bơ, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả,
  2. Ông già và biển cả được coi là một kiệt tác văn chương thế giới. Tác phẩm thể hiện niềm tin bất diệt vào ý chí và nghị lực con người, chuyển tải thông điệp nổi tiếng của Hê-minh-uê: Con người ta sinh ra không phải để dành cho thất bại, con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại.
  3. Kết cấu theo lối “truyện lồng trong truyện”, Số phận con người (trích) thành công trong việc xây dựng nhân vật Xô-cô-lốp có số phận, tính cách; ở sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, trữ tình và chính luận, chi tiết nghệ thuật chọn lọc sinh động, đặc sắc.
 B. LUYỆN TẬP
  I. ĐỀ, VẤN ĐỀ
  Đề 1: Giới thiệu ngắn gọn về Hê-minh-uê và sáng tác văn chương của ông.
  Đề 2: Sự thể hiện nguyên lý “tảng băng trôi” trong đoạn trích (ông lão và con cá kiếm)
  Đề 3: Phân tích cuộc chiến đấu của ông lão với con cá kiếm.
  Đề 4: Ý nghĩa ẩn dụ về mối quan hệ giữa ông lão Xan-ti-a-gô với con cá kiếm.
  Đề 5: Tư tưởng “con người không thể bị đáng bại” trong đoạn trích.
II. GỢI Ý GIẢI ĐỀ
 Đề 1
 1. Ê. Hê-minh-uê (1899-1961), Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954, là một trong những nhà văn lớn nhất của nền văn học hiện đại Mĩ. Ông là nhà báo có cuộc đời sôi động, xông xáo tham gia nhiều hoạt động cứu trợ các nạn nhân chiến tranh, không ngừng đấu tranh cho một thế giới hòa bình. 
   Đề xướng và trung thành với nguyên lí “tảng băng trôi” trong sáng tác văn học, ông là tác giả của hàng loạt tiểu thuyết xuất sắc: Giã từ vũ khí, Hạnh phúc ngắn ngủi của Phran-xít Má-cô-bơ, Chuông nguyện hồn ai, Ông già và biển cả,
  2. Ông già và biển cả được coi là một kiệt tác văn chương thế giới. Tác phẩm thể hiện niềm tin bất diệt vào ý chí và nghị lực con người, chuyển tải thông điệp nổi tiếng của Hê-minh-uê: Con người ta sinh ra không phải để dành cho thất bại, con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại.
  3. Kết cấu theo lối “truyện lồng trong truyện”, Số phận con người (trích) thành công trong việc xây dựng nhân vật Xô-cô-lốp có số phận, tính cách; ở sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, trữ tình và chính luận, chi tiết nghệ thuật chọn lọc sinh động, đặc sắc.
 Đề 2
 Xan-ti-a-gô và con cá kiếm là hai đối thủ ngang sức ngang tài. Trong cuộc chiến giữa họ, dù chiến thắng hay chiến bại thì cả hai nhân vật đều bộc lộ những phẩm chất lẫm liệt, hào hùng.
 Khi phân tích, cần nhận ra và làm nổi bật vẻ đẹp này. Có thể phân tích theo trình tự cuộc chiến hay theo tương quan lực lượng (sức mạnh, tài trí) của hai bên. Ví dụ, theo cách thứ hai:
   - Phía cá: đây là con cá khổng lồ (là niềm mơ ước từ lâu của ông lão). Màu sắc, phong thái của nó đều rất đẹp kể cả trong cuộc chiến cũng như lúc đón nhận cái chết. Đặc biệt, trong giao tranh, hành động của con cá như tóat ra một tinh thần thượng võ: sức mạnh nghiêng về mình, cá kiếm không lồng lên làm đắm thuyền, không lặn sâu làm đứt dây câu, nó chấp nhận đọ sức một cách sòng phẳng lẫm liệt (kéo đối thủ ngày càng xa bờ). Cái chết của nó cũng thật lẫm liệt (nhảy vọt lên không trung, phô bày lần cuối sức mạnh và tầm vóc không lồ. Vẻ đẹp và tầm vóc của nó càng tôn nổi vẻ đẹp và tầm vóc của ông lão.
  - Phía người: việc chiến thắng con cá kiếm có thể xem như một kì công chinh phục đối thủ. Ông lão chiến thắng, bởi trước hết, ông đã biết đánh giá đúng thậm chí biết ngưỡng mộ cái “hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng” “chưa từng thấy” của đối thủ - “người anh em”, bởi đã huy động đến sức cùng lực kiệt của mình. Chiến thắng còn bởi sự gan lì, khéo léo và tài trí (“Mình chỉ hơn cu cậu ở mánh khóe thôi”). Và cho dầu chiến thắng (giết con cá) có mang lại nỗi quyến luyến xót thương bao nhiêu thì vẫn phải giành bằng được, bởi điều đó rất quan trọng với ông lão (“Con cá là vận may của ta”).
Đề 3
 - Viết theo nguyên lí “tảng băng trôi”, các hình tượng nhân vật trong Ông già và biển cả thường mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. “Biển cả”, “ông già”, “con cá kiếm”, đều mang nghĩa biểu tượng.
 - Mối quan hệ của ông lão với con cá kiếm không đơn thuần là người đi săn và vật bị săn, cũng không phải là một cuộc săn bắt bình thường, mà nó mang ý nghĩa ẩn dụ cho hành trình của con người đi thực hiện khát vọng cao cả, khẳng định ý chí và ý nghĩa tồn tại của mình.
 - Với Xan-ti-a-gô, con cá kiếm vừa là đối tượng chinh phục, vừa là đối tượng đáng kính nể, thậm chí bao hàm cả niềm cảm thông, tri kỉ. (Xan-ti-a-gô trìu mến gọi cá kiếm, ngắm nhìn nó, thán phục và hài lòng về nó: “con cá là vận may của ta” ).
 Đề 4
 - Tư tưởng “Con người không thể bị đánh bại” quán xuyến toàn bộ tác phẩm, nn khi phân tích, cần luôn gắn phần văn bản này với toàn bộ tác phẩm (xem Phần tóm tắt tác phẩm).
 - Con người đúng là “không thể bị đánh bại”, ngay cả khi nó bị thất thế và đơn độc, bởi con người có nghị lực, ý chí quyết tâm và sự khéo léo. Quan hệ giữa con cá kiếm với ông lão đánh cá biểu hiện ý nghĩa biểu tượng này. Một con cá kiếm uy nghi, khổng lồ tung hoành giữa chốn biển khơi quen thuộc với một ông già bé nhỏ cô đơn đang ngày càng bị kéo ra xa bờ. Xan-ti-a-gô thì ở tuổi gần đất xa trời, mệt mỏi, kiệt sức, thiếu nước uống và lương thực. Con cá kiếm thì ở giữa vương quốc của nó, nơi nó tràn trề sức mạnh nhất. Ngậm lưỡi câu trong miệng, nó rẽ sóng ào ào kéo ông lão ra khơi xa. Ông lão hết sức chật vật với nó (sợi dây xiết trên vai, tay trái tê bại, tay phải đứt bật máu). Nhưng cuối cùng, ông lão đã chinh phục được đối thủ đáng kính nể.
 Bằng chiến thắng này, ông lão đã khẳng định ý nghĩa tồn tại của mình với tư cách một người đánh cá chân chính.
THUỐC 
Lỗ Tấn
 A. GHI NHỚ
 1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học: 
  Lỗ Tấn (1881-1936), tên khai sinh là Chu Thụ Nhân, quê ở Chiết Giang Trung Quốc. Ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc từ khi còn nhỏ tuổi và được học bổng sang Nhật, nhưng khi nhận thấy chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần, ông đã chuyển sang làm văn nghệ để thức tỉnh đồng bào. Ông là nhà văn cách mạng có ảnh hưởng lớn trên văn đàn Trung Quốc.
  Chủ đề bao trùm các sáng tác của ông là phê phán “quốc dân tính”, căn bệnh tinh thần kìm hãm sự phát triển của đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ. Từ đó, thôi thúc đồng bào mình kiếm tìm phương thuốc để cứu dân tộc.
  Tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn có thể kể: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại (truyện ngắn); Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng (tạp văn)
 2. Truyện Thuốc là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Lỗ Tấn. Truyện có hai chủ đề: sự ngu muội, lạc hậu của nhân dân Trung Quốc thời  kì trước Cách mạng Tân Hợi (1911) và nỗi cô quạnh của nhà cách mạng đương thời. Qua hai chủ đề đó, Lỗ Tấn muốn thức tỉnh nhân dân, để họ có thể tự vực mình dậy, thoát khỏi nọc độc u mê của ngàn năm phong kiến.
 3. Truyện ngắn Thuốc sử dụng nghệ thuật tự sự hiện đại trong việc xây dựng kết cấu, xây dựng những tuyến hình ảnh đối lập và những hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.
 B. LUYỆN TẬP
 I. ĐỀ, VẤN ĐỀ
 Đề 1: Giới thiệu ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Lỗ Tấn.
 Đề 2: Nhận xét về hai tuyến nhân vật trong kết cấu (song tuyến) của truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn).
 Đề 3: Vị trí của nhân vật Hạ Du trong tác phẩm Thuốc và dụng ý của Lỗ Tấn
 Đề 4: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn và hình ảnh tượng trưng trong truyện Thuốc của Lỗ Tấn
 Đề 5: Bi kịch của nhà cách mạng Hạ Du và âm hưởng buồn đau của truyện ngắn Thuốc.
 Đề 6: Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng đám dông trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn 
 Đề 7: Về quan điểm trị bệnh cho quốc dân bằng văn chương của Lỗ Tấn
II. GỢI Ý GIẢI ĐỀ
 Đề 1
 1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học:   Lỗ Tấn (1881-1936), tên khai sinh là Chu Thụ Nhân, quê ở Chiết Giang Trung Quốc. Ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc từ khi còn nhỏ tuổi và được học bổng sang Nhật, nhưng khi nhận thấy chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần, ông đã chuyển sang làm văn nghệ để thức tỉnh đồng bào. Ông là nhà văn cách mạng có ảnh hưởng lớn trên văn đàn Trung Quốc.
Chủ đề bao trùm các sáng tác của ông là phê phán “quốc dân tính”, căn bệnh tinh thần kìm hãm sự phát triển của đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ. Từ đó, thôi thúc đồng bào mình kiếm tìm phương thuốc để cứu dân tộc.
  Tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn có thể kể: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại (truyện ngắn); Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng (tạp văn)
 2. Truyện Thuốc là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Lỗ Tấn. Truyện có hai chủ đề: sự ngu muội, lạc hậu của nhân dân Trung Quốc thời  kì trước Cách mạng Tân Hợi (1911) và nỗi cô quạnh của nhà cách mạng đương thời. Qua hai chủ đề đó, Lỗ Tấn muốn thức tỉnh nhân dân, để họ có thể tự vực mình dậy, thoát khỏi nọc độc u mê của ngàn năm phong kiến.
 3. Truyện ngắn Thuốc sử dụng nghệ thuật tự sự hiện đại trong việc xây dựng kết cấu, xây dựng những tuyến hình ảnh đối lập và những hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.
 Đề 2
  - Nhân vật trong Thuốc chia thành hai tuyến không cân nhau về số lượng: một bên là nhà cách mạng Hạ Du, một bên là toàn bộ đám quần chúng (cả người xuất hiện trực tiếp lẫn người chỉ được nhắc tên, như cụ Ba, lão Nghĩa đề lao). Sự không cân về số lượng còn thể hiện ở chi tiết ngay cả gia đình Hạ Du (người chú ruột, bà mẹ đẻ) cũng không ở cùng một tuyến với anh, cho thấy sự đơn độc và sự hy sinh thầm thầm lặng của Hạ Du tuyến này.
  - Hai tuyến nhân vật không cân nhau về lượng nhưng cân nhau về chất: sự cân nhau về chất lượng bộc lộ dưới tầng nghĩa hàm ẩn (tuyến thứ nhất đông đúc mà u mê, yếu đuối/ tuyến thứ hai, đơn độc nhưng tỉnh táo ság suốt, mạnh mẽ), nằm trong ý nghĩa của nhan đề cũng như nội dung tác phẩm Thuốc.
Đề 3
  - Hạ Du trong truyện ngắn chỉ được miêu tả gián tiếp. Hạ Du là ai? Câu trả lời chỉ có thể tìm thấy trong lời bàn tán của đám đông. Đó là người tử tù bị ông Cả Khang chém và chấm máu vào bánh bao đem bán cho ông Hoa Thuyên; đó là con nhà nghèo, chỉ có một bà mẹ già; đó là con người sắp chết mà vẫn tuyên truyền dân chúng làm cách mạng,... Đó là con người bị mọi người chê trách, phỉ báng và bị lãng quên.
  - Hạ Du là nhân vật chính, nhưng anh không một lần xuất đầu lộ diện, thậm chí mở đầu tác phẩm, anh đã không còn trên cõi đời. Tuy thế, anh hiển hiện khắp nơi, từ đầu đến cuối trang sách, một mình đứng ở một tuyến nhân vật, đối lập với tuyến kia, làm nên cốt truyện và mối xung đột ngầm. Vị trí khuất lấp của Hạ Du làm nổi bật dụng ý của tác giả:
   1- Nhà cách mạng chiến đấu vì sự nghiệp của nhân dân, nhưng đơn độc và hy sinh thầm lặng.
   2- Quần chúng không hiểu sự hy sinh của Hạ Du, chứng tỏ họ u mê quá đỗi.
   3- Cần có phương chữa trị thích hợp bệnh u mê, và vô ơn cho quần chúng, mang lại uy thế, sức sống mới cho nhà cách mạng.
 Đề 4
  - Truyện ngắn Thuốc là một truyện ngắn hiện thực, nhưng mang nhiều màu sắc tượng trưng. Nó được viết ra như một sự tổng kết kinh nghiệm xương máu về thất bại của Cách mạng Tân Hợi.
  - Tính chất khái quát đó lại được thể hiện dưới hình thức một câu chuyện về lề thói sinh hoạt, cách chữa trị một căn bệnh cụ thể, cho nên trong tác phẩm có nhiều hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng: hình ảnh cái bánh bao chấm máu, hình ảnh vòng hoa, hình ảnh cái biển chữ “Cổ Hiên Đình Khẩu”, hình ảnh đám đông mỗi người tượng trưng cho một tầng lớp, lứa tuổi khác nhau nhưng cùng giống nhau ở sự u mê, việc ghép tên hai gia đình Hoa – Hạ như hình ảnh dân tộc Trung Hoa thống nhất đang bị chia rẽ và cả hai đều bị tổn hại v.v.

Tài liệu đính kèm:

  • docON LUYEN VAN HOC NUOC NGOAI 12.doc