Giáo án Ngữ văn 12 tiết 43: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 43: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

A. Kết quả cần đạt:

- Về kiến thức:

 + Củng cố vững chắc hơn kiến thức và kĩ năng về các thao tác lập luận chứng minh, phân tích, giải thích, so sánh, bác bỏ, bình luận.

 + Nắm vững hơn về nguyên tắc và cách thức kết hợp các thao tác lập luận đó trong một văn bản nghị luận.

 +Vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài (đoạn hoặc một phần bài) văn nghị luận, trong đó có sử dụng kết hợp ít nhất là 2 trong 6 thao tác lập luận nói trên.

- Về kĩ năng:

- Giáo dục tư tưởng:

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.

 + Phương pháp: tích hợp, thảo luận nhóm, thực hành.

Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà.

C. Nội dung, tiến trình giờ dạy:

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3845Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 43: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn:  Tieát: ..
Ngaøy soaïn: 
Ngaøy daïy: .
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
A. Kết quả cần đạt:
Về kiến thức: 
 + Củng cố vững chắc hơn kiến thức và kĩ năng về các thao tác lập luận chứng minh, phân tích, giải thích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
 + Nắm vững hơn về nguyên tắc và cách thức kết hợp các thao tác lập luận đó trong một văn bản nghị luận.
 +Vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài (đoạn hoặc một phần bài) văn nghị luận, trong đó có sử dụng kết hợp ít nhất là 2 trong 6 thao tác lập luận nói trên.
- Về kĩ năng: 
- Giáo dục tư tưởng: 
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.
 + Phương pháp: tích hợp, thảo luận nhóm, thực hành.
Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà.
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động 2: Giới thiệu vào bài.
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức đã học.
GV giúp HS ôn tập kiến thức đã học.
-Hãy kể tên các thao tác lập luận đã học?
-Hãy phân biệt các thao tác lập luận trên?
*Hoạt động 4: GV giúp HS luyện tập nhận biết sự kết hợp các thao tác lập luận.
- Trong đoạn trích ở SGK trang 174, tác giả đã vận dụng kết hợp các thao tác lập luận nào? Đâu là thao tác chính? Căn cứ vào đâu mà xác định như thế?
- GV dùng bảng phụ ghi lại đoạn văn (b) trang 89 sách Bài tập ngữ văn 12 Tập 1 để yêu cầu HS nhận biết các thao tác lập luận đã được kết hợp trong văn bản.
 (GV có thể sử dụng văn bản khác)
*Hoạt động 3: GV giúp HS vận dụng lí thuyết vào thực hành viết văn bản.
- Thao tác 1:
 * GV ra đề (đề tùy thuộc ở GV song phải gần gũi với thực tế đời sống và học tập để HS có điều kiện phát biểu những suy nghĩ, ý kiến thật của mình).
 + Đề: Hãy bàn về bệnh quay cóp của HS trong thi, kiểm tra.
 * GV chia HS thành 4 nhóm theo tổ.
- Thao tác 2: GV yêu cầu HS viết thành đoạn văn có vận dụng kết hợp ít nhất hai thao tác lập luận.
- Thao tác 3: Sau 15 phút, GV gọi một vài HS đại diện nhóm trình bày văn bản đã viết và chỉ ra các thao tác lập luận mà nhóm mình đã sử dụng.
- Thao tác 4: 
 * GV nhận xét phần trình bày của HS, củng cố bài học, có thể thưởng điểm nếu làm tốt.
*Hoạt động 4: Củng cố
GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS tiếp tục luyện tập ở nhà
Hoạt động 5: Dặn dò	
- Về nhà HS cần rèn luyện kĩ năng viết văn bản kết hợp nhiều thao tác lập luận, làm bài tập GV yêu cầu.
- Chuẩn bị bài mới: “Quá trình văn học và phong cách văn học”.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS trả lời: 6 thao tác.
(giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, so sánh, bác bỏ).
- HS trả lời: căn cứ vào mục đích để phân biệt các thao tác trên.
- HS trả lời:
+Thao tác chính: phân tích (để thấy việc bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái áp bức đồng bào ta).
+ Thao tác kết hợp: chứng minh (về chính trị, về kinh tế).
- Yêu cầu HS trả lời: 
+ Thao tác chính: bình luận (về việc nâng cao dân trí, nhằm cổ vũ cho công cuộc đổi mới, hướng nước nhà đi đến văn minh).
+ Thao tác kết hợp: so sánh và bác bỏ.
*So sánh: để phân biệt rõ hai thứ chữ, hai lối học.
*Bác bỏ: để phủ nhận ý kiến của một số người trong thời ấy.
- HS đọc và phân tích đề theo nhóm.
- HS thảo luận nhóm để:
 + Tìm ý
 + Chọn thao tác lập luận phù hợp (từ 2 thao tác trở lên)
 + Viết thành văn bản.
- HS chú ý theo dõi để nhận xét hay bổ sung.
- HS nghe nhận xét của GV, tự rút kinh nghiệm và nắm vững bài học.
- HS thực hành ở nhà
I. Ôn tập kiến thức: 6 thao tác lập luận
- Chứng minh là để người ta tin.
- Giải thích là để người ta hiểu.
- Phân tích giúp ta biết cặn kẽ, thấu đáo.
- So sánh nhằm nhận rõ giá trị của sự việc, hiện tượng này so với sự việc, hiện tượng khác.
- Bác bỏ nhằm phủ nhận một điều gì đó.
Bình luận là thuyết phục người khác nghe theo sự đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng, vấn đề.
II. Luyện tập nhận biết:
Hãy xác định các thao tác lập luận được vận dụng kết hợp trong các văn bản sau:
1/ Đoạn trích trang 174:
Thao tác chính: phân tích.
Thao tác kết hợp: chứng minh.
2/ Văn bản giáo viên cung cấp:
Thao tác chính: bình luận.
- Thao tác kết hợp: so sánh và bác bỏ.
III. Luyện viết đoạn văn vận dụng kết hợp các thao tác lập luận:
1/ Đề bài:
 + Đề: Hãy bàn về bệnh quay cóp của HS trong thi kiểm tra.
2/ Luyện viết văn bản theo chủ đề:
* Gợi ý về nội dung:
 + Có thể triển khai đoạn theo bố cục sau:
Thực trạng của bệnh quay cóp trong HS ngày nay.
Tác hại của bệnh quay cóp.
Lời khuyên .
 + Có thể chọn 1 trong các ý trên để dựng đoạn. 
* Về kĩ năng: Vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập luận
3/ Trình bày văn bản và chỉ ra các thao tác lập luận đã sử dụng:
IV. Bài tập về nhà:
 1/ Hãy xác định các thao tác lập luận trong đoạn văn sau của Hồ Chí Minh:
“Liêm là trong sạch, không tham lam.
Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là liêm, chữ liêm ấy có nghĩa hẹp. Cũng như ngày xưa trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi.
Ngày nay, chữ liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều phải liêm. Cũng như trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân.
Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Có kiệm mới liêm được, vì xa xỉ sẽ sinh tham lam.
Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm.
Người cán bộ, cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công thành của tư; người buôn bán, mua một bán mười hoặc mua gian bán lậu chợ đen chợ đỏ, tích trữ đầu cơ; người có tiền, cho vay cắt cổ, bóp hầu bóp họng đồng bào; người cờ bạc, chỉ mong xoay của người làm của mình,.. đều là tham lam, đều là bất liêm. ”
 2/ Thực hành bài tập 1, 2 trang 176 SGK.
 3/ Thực hành bài tập ở sách Bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 43.doc