Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 26: Việt Bắc - Phần I: Tác giả - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 26: Việt Bắc - Phần I: Tác giả - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ củ a Tố Hữu – nhà hoạt đọng cách mạng ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam.

- Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Hố Hữu.

2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào đọc – hiểu tác phẩm của tác giả.

3. Thái độ: Yêu mến, trân trọng những đóng góp của tác giả.

4. Nội dung tích hợp:

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên.

2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo hướng dẫn bài học.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5p’)

Xem video, hình ảnh tư liệu về Tố Hữu

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 40p

 

doc 3 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 1094Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 26: Việt Bắc - Phần I: Tác giả - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/10/2018
Ngày dạy: 16/10/2018 T2-C2................................................................
	17/10/2018 T1-C3....................................................................
Điều chỉnh:.............................................
Tiết: 26	VIỆT BẮC (Trích - Tố Hữu) 
 PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ củ a Tố Hữu – nhà hoạt đọng cách mạng ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam.
- Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Hố Hữu.
2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào đọc – hiểu tác phẩm của tác giả.
3. Thái độ: Yêu mến, trân trọng những đóng góp của tác giả.
4. Nội dung tích hợp:
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên...
2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo hướng dẫn bài học.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5p’)
Xem video, hình ảnh tư liệu về Tố Hữu
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 40p
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- gv giới thiệu
? trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Tó Hữu?
Gv nhận xét và cho học sinh xem tranh ảnh, tư liệu về nhà thơ.
HĐ2: 
- GV cần nhấn mạnh bảy chặng đường đời của TH gắn liền với bảy chặng đường cách mạng và bảy tập thơ của TH (nhất là 5 tập thơ đầu)
- GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS thảo luận: Về nội dung chính của 5 tập thơ đầu.
Gv chia nhóm
- Nhóm 1: Tập Từ ấy
- Sau khi HS trình bày, GV nhấn mạnh Từ ấy là chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi của cái tôi trữ tình.
- Nhóm 2: Tập Việt Bắc
- Nhóm 3: Tập Gío lộng
- Nhóm 4: Ra trận, Máu và hoa
- Nhóm 5: Một tiếng đờn , Ta với ta 
- GV gọi HS đại diện nhóm trả lời ngắn gọn
- GV chốt lại các tập thơ của TH là sự vận động của cái tôi trữ tình, là cuốn biên niên sử ghi lại đời sống dân tộc, tâm hồn dân tộc trong sự vân động của tiến trình lịch sử.
HĐ3: 
- Phong cách thơ TH thể hiện ở những mặt nào?
- Tại sao nói thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị? 
- Sau khi HS trả lời GV giải thích trữ tình chính trị thể hiện ở những điểm nào?
- Em chứng minh thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà?
I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ:
- Tố Hữu (1920- 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.
- Quê quán: Thừa Thiên - Huế.
- Cuộc đời:
 +Thời thơ ấu: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình Nho học ở Huế - mảnh đất thơ mộng, trữ tình còn lưu giữ nhiều nét văn hoá dân gian.
 +Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân.
 +Thời kỳ sau CM tháng Tám: Tố Hữu đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hoá văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
II. ĐƯỜNG CÁCH MẠNG, ĐƯỜNG THƠ: 
1. Nhận xét chung: 
- Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường CM của dân tộc; 
- Những chặng đường vận động trong tư tưởng quan điểm và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ
2. Những chặng đường thơ Tố Hữu: 
 a. Từ ấy: (1937- 1946):
 - Niềm hân hoan của tâm hồn trẻ đang gặp ánh sáng lý tưởng cách mạng, tìm thấy lẽ sống và quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. 
 - Gồm có 3 phần:
 + Máu lửa: 
 +Xiềng xích: 
 + Giải phóng : 
b. Việt Bắc: (1946- 1954):
 Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
c. Gío lộng: (1955- 1961) 
 Niềm vui lớn trước cuộc sống mới, con ngươì mới và tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt.
 d. Ra trận (62- 71), Máu và hoa (72- 77): 
 Viết về cuộc khán chiến chống Mĩ hào hùng của dân tộc. 
đ. Một tiếng đờn (1992 ), Ta với ta (1999 ): 
 Đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu sau hoà bình:
Từ cái Tôi - chiến sĩ -> cái Tôi – công dân càng về sau là cái Tôi nhân danh dân tộc, cách mạng. 
III. PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU:
 a.Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc.
 - Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung, với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
 - Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.
 - Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành
b. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.
 - Về thể thơ:
 + Vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc.
 + Thể thất ngôn trang trọng mà tự nhiên
 - Về ngôn ngữ: Dùng từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
 Câu hỏi: Vì sao nói thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị?
Vì: - Tố Hữu là nhà thơ- chiến sĩ, thơ ông nhằm mục đích phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng. Tố Hữu tạo được sự thống nhất giữa cảm hứng trữ tình và tuyên truyền chính trị.
 - Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước và hoạt động cách mạng của bản thân nhà thơ.
 - Con người và hiện thực trong thơ Tố Hữu được cảm nhận và biểu hiện chủ yếu trên phương diện chính trị, trong mối quan hệ với lí tưởng và nhiệm vụ cách mạng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI , SÁNG TẠO 
Đã kiểm tra//2018 
Lường Thị Hây

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_26_viet_bac_phan_i_tac_gia_nam_h.doc