Giáo án Ngữ văn 12 tiết 17, 18: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 17, 18: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

A. Kết quả cần đạt:

- Về kiến thức: Củng cố và nâng cao kiến thức về văn nghị luận

- Về kĩ năng: HS rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý. Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

- Giáo dục tư tưởng: HS ý thức tự rèn luyện kĩ năng cảm thụ cái hau, cái đẹp của thơ, luôn trao dồi kĩ năng viết văn

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH (dàn ý mẫu)

 + Phương pháp: Thảo luận nhóm, phát vấn.

- Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà, giấy A0, bút lông

C. Nội dung, tiến trình giờ dạy:

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 4635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 17, 18: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...
Ngày dạy: .
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
Tuần: 6
Tiết: 17, 18	
A. Kết quả cần đạt:
Về kiến thức: Củng cố và nâng cao kiến thức về văn nghị luận
- Về kĩ năng: HS rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý. Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Giáo dục tư tưởng: HS ý thức tự rèn luyện kĩ năng cảm thụ cái hau, cái đẹp của thơ, luôn trao dồi kĩ năng viết văn
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH (dàn ý mẫu)
 + Phương pháp: Thảo luận nhóm, phát vấn.
Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà, giấy A0, bút lông
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy giới thiệu các bước làm bài nghị luận?
- Cho một đề văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. Yêu cầu HS lập dàn ý (Kiểm tra giấy, 10p)
Hoạt động 2: Giới thiệu vào bài.
(Giới thiệu trực tiếp)
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý.
- Yêu cầu HS đọc đề 1 (SGK, tr.84) và bài tập trang 86.
- Xác định nội dung nghị luận, thao tác nghị luận và tư liệu nghị luận?
- Nhận xét
- Xác định nội dung nghị luận, thao tác nghị luận và tư liệu nghị luận?
- Chuyển ý:
- Chia nhóm, yêu cầu HS lập dàn ý.
 + Nhóm 1, 2: Đề 1.
 + Nhóm 3, 4: Bài tập.
- GV so sánh kết quả làm việc, nhận xét (dán ĐDDH – dàn ý mẫu)
- GV chốt lại (nhấn mạnh) các bước làm bài nghị luận về bài thơ. Sau đó chuyển ý.
- Đối chiếu, so sánh, nhận xét (dán ĐDDH-dàn ý mẫu)
- GV chốt ý, nhấn mạnh những điều cần lưu ý khi làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
- Từ các đề bài, qua kết quả thảo luận, hãy cho biết đối tượng của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
- Từ kết quả thảo luận, hãy cho biết nội dung (cách làm) bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
Hoạt động 4: Củng cố
- Nhắc lại những lư ý khi làm bài nghị luận về thơ.
- Nội dung nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
- GV hướng dẫn, yêu cầu HS về nhà tự làm.
Hoạt động 5: Dặn dò	
Về nhà học bài, làm bài tập. Chuẩn bị giờ sau học bài “Tây tiến”.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS đọc.
- Dựa vào đề bài, HS xác định.
- Dựa vào đề bài, HS xác định.
- Hs làm việc nhóm trong 7 phút.
- HS đại diện dán dàn ý lên bảng.
- Hs đại diện nhóm 3 (4) dán dàn ý.
- HS đóng tập sách lại.
- HS trả lời dựa vào các đề bài.
- Dựa vào dàn ý, đưa ra cách làm.
- HS đóng tập sách lại.
- HS đọc đề 2 và phần gợi ý.
I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
 1. Tìm hiểu đề:
 a). Đề 1:
- Nội dung nghị luận: 
 + Bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng
 + Vẻ đẹp tâm hồn Bác.
- Thao tác nghị luận: Phân tích bài thơ.
- Tư liệu: Bài thơ “Cảnh khuya” (thơ kháng chiến, NKTT).
 b). Bài tập:
- Nội dung nghị luận:
 + Bức tranh thiên nhiên vào lúc chiều tà.
 + Tấm lòng nhớ quê, nhớ nhà.
- Thao tác nghị luận: Phân tích đoạn thơ.
- Tư liệu: Đoạn thơ . (Tràng Giang)
 2. Lập dàn ý:
 a). Đề 1:
* Mở bài: Giới thiệu tác giả, HCST bài thơ, chuyển ý (ấn tượng bài thơ).
* Thân bài:
- Tổng: Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc vào một đêm trăng và hình ảnh người chiến sĩ đang nặng lòng vì “nỗi nước nhà”.
- Phân:
 + Cảnh đẹp đêm trăng khuya ở chiến khu Việt Bắc.
 – Nghệ thuật so sánh: Tiếng suối trong Š Vẻ đẹp yên tĩnh của núi rừng.
 – Hình ảnh thiên nhiên (“Trăng”, “hoa”, “cổ thụ”).
 + Điệp từ “lồng” Š Thiên nhiên đầy gợi cảm, trở nên có hồn (đang hòa quyện, ánh chiếu lẫn nhau).
 + Sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ trong bài thơ.
 – Cảnh khuya đẹp như tranh qua cảm nhận của một tâm hồn yêu mến, chan hòa với thiên nhiên.
 – Điệp từ “chưa ngủ” Š Nỗi trăn trở và lo cho vận mênh đất nước (liên hệ).
- Hợp:
 + Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện đại và màu sắc cổ điển.
 + Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Bác (yêu thiên nhiên, yêu đất nước).
* Kết bài:
Cảm nghĩ riêng về bài thơ và con người Bác.
 b). Đề 2 (Bài tập)
* Mở bài:
Giới thiệu khái quát về Huy Cận, HCST bài thơ, cảm xúc bao trùm bài thơ, nội dung đoạn thơ trong toàn bộ bài thơ.
* Thân bài:
- Tổng: Đoạn thơ cuối trong bài thơ: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà và nỗi niềm nhớ nhà, nhớ quê.
- Phân:
 + Bức tranh thiên nhiên vào lúc chiều tà
Từ láy “lớp lớp” + động từ “đùn” + nghệ thuật tương phản: Nét vẻ mây núi hùng vĩ Š Nỗi lòng của nhân vật trữ tình cảm thấy mình thật nhỏ bé, cô đơn trước đất trời.
 + Nỗi nhớ nhà, nhớ quê dâng ngập trong lòng
Từ láy “dợn dợn”, lấy ý thơ Thôi Hiệu.
Š Nỗi nhớ quê hương da diết thường trực.
Š tấm lòng yêu nước thầm kín.
- Hợp: Đoạn thơ thể hiện nỗi niềm bơ vơ, buồn bã. Đồng thời gởi gắm nỗi niềm yêu nước thầm kín của tác giả.
Bài thơ mang màu sắc cổ điển.
II. Cách làm bài:
 1. Đối tượng:
Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng (một bài thơ, một đoạn thơ, một hình tượng thơ,)
* Lưu ý: Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, của bài thơ, đoạn thơ đó.
 2. Cách làm bài:
Bài viết thường có các bước sau:
- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
- Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ (nội dung, nghệ thuật, giá trị tư tưởng).

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 17-18.doc