Giáo án Ngữ văn 12 tiết 28: Đất nước (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 28: Đất nước (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)

A. Kết quả cần đạt:

- Về kiến thức:

 + Thấy được cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm; Đất nước là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.

 + Nắm được những đặc sắc về nghệ thuật: Giọng thơ trữ tình – chính trị, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hóa và văn học dân gian.

- Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản (thơ)

- Giáo dục tư tưởng: Tình yêu quê hương đất nước từ những cái bình dị nhất.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.

 + Phương pháp: Thảo luận nhóm

- Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà

C. Nội dung, tiến trình giờ dạy:

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 4597Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 28: Đất nước (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...
Ngày dạy: .
Tuần: 10	
Tiết: 28
ĐẤT NƯỚC
(Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)
A. Kết quả cần đạt:
Về kiến thức:
 + Thấy được cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm; Đất nước là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
 + Nắm được những đặc sắc về nghệ thuật: Giọng thơ trữ tình – chính trị, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hóa và văn học dân gian.
- Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản (thơ) 
- Giáo dục tư tưởng: Tình yêu quê hương đất nước từ những cái bình dị nhất.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.
 + Phương pháp: Thảo luận nhóm
Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng đoạn thơ “” và giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Việt Bắc”?
- Vẻ đẹp của thiên nhiên bốn mùa ở Việt Bắc được thể hiện trong đoạn thơ nào? Phân tích vẻ đẹp đặc sắc ấy?
- Hãy phân tích cảnh Việt Bắc trong chiến đấu?
- Nêu chủ đề của đoạn trích và vài nét về nghệ thuật?
Hoạt động 2: Giới thiệu vào bài.
- Cảm hứng về đất nước Š Nhiều trong VHVN (đọc thơ dẫn chứng)
- Bài thơ “Đất nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm) Š Cái nhìn mới mẻ về đất nước.
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn
- Trong phần tiểu dẫn (SGK trang 117-118) giới thiệu với chúng ta những đơn vị kiến thức nào?
- Hãy giời thiệu đôi nét khái quát về tác giả?
- Giới thiệu vài tác phẩm tiêu biểu?
- Giới thiệu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đất nước”?
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
- Nhận xét.
- hãy chia bố cục và nội dung bao trùm từng phần.
- Nhận xét, nhắc lại cho HS nắm.
- Nhận xét cách dùng từ trong đoạn thơ?
- Tìm những chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ? Phân tích ý nghĩa chủa chúng?
- Cảm nhận của em về đất nước qua đoạn thơ trên?
- Chuyển ý.
- Đọc diễn cảm.
- Qua đoạn thơ, hãy cho biết tác giả đã cảm nhận đất nước trên những phương diện nào?
- Chuyển ý.
- Hãy xác định những thủ pháp nghệ thuật trong đoạn thơ?
- Đoạn thơ như một lời nhắc nhở, một lời nhắn nhủ đối với thế hệ trẻ lúc bấy giờ. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm đối với đất nước. Đó là trách nhiệm gì?
- Nhận xét, giảng.
 + Đọc thơ dẫn chứng “Hôn” (Phùng Quán) hoặc “Mối tình đẹp” (Trần Trọng Tân).
- Là một học sinh, em thấy mình phải làm gì để thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với tổ quốc?
- Chuyển ý.
- Tại sao nói: Phần sau đoạn trích, tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân”?
- Hãy cho biết: Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử văn hóa, của nước ta như thế nào?
- Trình bày cảm nhận khái quát của em về đoạn thơ?
- Đoạn thơ thức tỉnh thế hệ trẻ hiện đại.
Hoạt động 5: Củng cố
- Hãy xác định (giới thiệu) nội dung bao trùm đoạn trích?
- Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian?
- Vì sao nói chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn trích này gây ấn tượng vừa quen thuộc, vừa mới lạ?
- Nhận xét, giảng.
Hoạt động 5: Dặn dò	
- Về học bài, học thuộc lòng đoạn trích Phần 1.
- Giờ sau học bài “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi).
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Dựa vào tiểu dẫn, HS trả lời.
- Dựa vào tiểu dẫn, HS giới thiệu.
- Dựa vào tiểu dẫn, HS giới thiệu
- Dựa vào tiểu dẫn, HS giới thiệu.
- Hs đọc diễn cảm toàn văn bản.
- Dựa vào văn bản, bài soạn học sinh xác định.
- Dựa vào đoạn thơ, học sinh xác định.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Dựa vào đoạn thơ, suy nghĩ trả lời.
- Đọc đoạn thơ còn lại.
- Dựa vào đoạn thơ, Hs trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh đọc diễn cảm.
- Dựa vào đoạn trích, suy nghĩ trả lời.
- Dựa vào đoạn trích + cảm nhận riêng HS trả lời.
- Trình bày cảm nhận riêng.
- HS đóng tập sách lại.
- HS đọc ghi nhớ SGK trang 123.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943; quê: Thừa Thiên Huế.
- Xuất thân trong gia đình trí thức.
- Là nhà thơ tiêu biểu thời kì chống Mĩ.
- Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc.
* Tác phẩm tiêu biểu: “Đất ngoại ô”, “mặt đường khát vọng”,
 2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ “Đất nước” trích ở phần đầu, chương V trường ca “Mặt đường khát vọng” được hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971.
Tác phẩm sáng tác nhằm thức tỉnh tuổi trẻ các vùng tạm chiến miền Nam.Giúp họ nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước; ý thức sứ mệnh của thế hệ mình xuống đường đấu tranh giải phóng bảo vệ đất nước.
II. Tìm hiểu văn bản:
 1. Phần 1: Cảm nhận chung về đất nước và trách nhiệm đối với đất nước.
 a). 9 câu thơ đầu: Đất nước lâu đời
 * “Khi ta lớn lên thường hay kể”: Khẳng định đất nước có từ lâu đời.
 * “Đất nước  từ ngày đó”
- Hình ảnh dân gian: “miếng trầu”, “búi tóc” Š Thói quen, phong tục tập quán của người Việt.
- Đất nước gắn với những truyền thống tốt đẹp.
 + Truyền thống chống giặc ”Đất nước  đánh giặc”.
 + Truyền thống đạo lí: Tình nghĩa thủy chung (hình ảnh quen thuộc trong ca dao “gừng cay muối mặn”).
- Thành ngữ dân gian “một nắng hia sương” Š cuộc sống vất vả cần cù (phẩm chất chịu thương, chịu khó).
à Đất nước có từ xa xưa vời những gì thật gần gũi quen thuộc trong đời sống văn hóa, tinh thần.
 b). 24 câu thơ tiếp theo: cảm nhận đất nước qua nhiều phương diện.
* Về địa lí:
- Đất là nơi anh đến trường  nhớ thầm”
Điệp ngữ “là nơi” + lối chiết tự Š Đất nước là con đường, dòng sông, nơi sinh hoạt, hội tụ, hò hẹn (Không gian gần gũi, gắn bó với mọi người từ tuổi thơ cho đến khi trưởng thành).
- “Đất nước  biển khơi”: Đất nước là rừng vàng biển bạc.
- “Thời gian  đoàn tụ”: Là nơi dân mình đoàn tụ (gắn liền với tinh thần đoàn kết cộng đồng).
* Về phương diện lịch sử:
- “Đất là nới chim về  bọc trứng”: Là cội nguồn dân tộc, gắn liền với lịch sử lâu đời.
- ”Những ai đã khuất giỗ tổ”: Là sự tiếp nối của nhiều thế hệ; Là truyền thống văn hóa của dân tộc Š Nhắc nhở ý thức đoàn kết đấu tranh của mọi người.
è Đất nước được cảm nhậ từ quá khứ đến tương lai, từ không gian địa lí đến thời gian lịc sử.
 c). Trách nhiệm đối với đất nước:
“Trong anh  muôn đời”
Với thủ pháp điệp từ (“cân tay”, “phải biết”) + hàng loạt động từ và tính từ; Nhà thơ nhắn nhủ:
- Đất nước có ở trong ta.
- Ta phải: 
 + Đoàn kết, gắn bó Š sức mạnh.
 + Hóa thân: Dâng hiến, sống hết mình cho tổ quốc.
è Bằng giọng tâm tình, đoạn thơ thể hiện ý thức trách nhiệm đối với đất nước Š Lòng yêu nước thiết tha.
 2. Phần 2: Tư tưởng “Đất nước của nhân dân”
* “Những người vợ  núi sông ta”
Với chất liệu văn hóa dân gian
 + Điệp từ “góp” + liệt kê địa danh: cảm nhận độc đáo của tác giả; Thiên nhiên không còn là sản phẩm của tạo hóa mà được nảy sing từ chính tâm hồn và một phần máu thịt của nhân dân.
* “Em ơi em  sông xuôi”
Đất nước gắn liền với những con người vô danh, bình dị. Họ sinh ra, lớn lên, lao động, chiến đấu, gìn giữ và truyền lại cho thế hệ tương lai mọi giá trị văn hóa.
III. Tổng kết:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 28.doc