Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 18: Làm văn Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 18: Làm văn Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS :

1. Về kiến thức:

- Hệ thống hóa và nâng cao tri thức về làm văn nghị luận.

- Biết làm bài nghị luận về tác bài thơ, đoạn thơ.

2. Về kĩ năng

- Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh.

- Rèn kĩ năng một các hệ thống và nhuần nhuyễn qua việc thực hành luyện tập làm văn nghị luận trong nhà trường.

3. Về thái độ, tư tưởng

- Nâng cao ý thức trau rèn kĩ năng làm văn nghị luận nói chung và nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ nói riêng.

- Xây dựng thói quen luyện tập viết văn nghị luận.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1359Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 18: Làm văn Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Ngày soạn : 25/8/10 
 Tiết 18
Phân môn : Làm văn
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS :
1. Về kiến thức:
- Hệ thống hóa và nâng cao tri thức về làm văn nghị luận.
- Biết làm bài nghị luận về tác bài thơ, đoạn thơ.
2. Về kĩ năng
- Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh.
- Rèn kĩ năng một các hệ thống và nhuần nhuyễn qua việc thực hành luyện tập làm văn nghị luận trong nhà trường.
3. Về thái độ, tư tưởng
- Nâng cao ý thức trau rèn kĩ năng làm văn nghị luận nói chung và nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ nói riêng.
- Xây dựng thói quen luyện tập viết văn nghị luận.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. GV :
- SGK, SGV, STK và tư liệu nghiên cứu, soạn giáo án lên lớp
* CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, 
2. HS :
- SGK, STK, chuẩn bị bài trước khi đến lớp
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. ổn định lớp ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ ( hình thức vấn đáp):3p
@ GV nêu câu hỏi và gọi HS lên trước lớp trình bày
1- Nội dung chính của bản thông điệp mà tác giả muốn gửi tới toàn nhân loại là gì?
2- Theo em, vì sao nói sức hấp dẫn của bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 2 – 2003 của Cô-phi-An-Nan là ở sự lập luận?
3- Qua đó, em rút ra được bài học gì cho làm văn nghị luận xã hội ?
@ HS thực hiện và GV nhận xét đánh giá
3. Giảng bài mới ( GV dùng khổ thơ hay nào đó trong chương trình và thuyết giảng ngắn gọn tạo sự thu hút cho HS):1p
Đoạn thơ :
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngã
Củi một cành khô lạc mấy dòng
GV giảng – luận và HS chú ý lắng nghe , tập luyện: Trước mắt ta là một không gian được phát họa theo bút pháp cổ điển gồm : trời rộng , sông dài, con thuyền, nước ... không gian rộng , hoang vắng khiến cho sự vật cứ ngơ ngác , lặng lẽ . Các sự vật có hoạt động hẳn hoi : sóng gợn , thuyền về , nước lại , củi lạc cành khô, ..nhưng vẫn buồn , trống trải chết người. Đây là thủ pháp lấy động gợi tĩnh nhằm đặc tả nỗi buồn cô đơn của con người khi không thể hòa nhập với ngoại cảnh.....Trên đây là nghị luận về đoạn thơ . Và bài học hôm nay sẽ giúp cho các em có thêm vài kĩ năng nghị luận về đoạn thơ , bài thơ.
4. Tổ chức dạy học : 35 p
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Họat động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý.
Mục tiêu
Hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu SGK - rút ra nhận xét về cách nghị luận một bài thơ , đoạn thơ
Tổ chức thực hiện
Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý cho
Đề bài 1
+ Bước 1: Tìm hiểu đề
+ GV: Khi tìm hiểu đề, ta cần xác định những vấn đề gì?
+ HS thực hiện yêu cầu
* GV chốt lại ý chính
+ Bước 2: Lập dàn ý
+ GV: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ HS tái hiện kiến thức
*Kết quả
- GV gợi mở kiến thức
- HS tự ghi nhận
+ GV nêu vấn đề:
@ Vẻ đẹp của núi rừng trong đêm trăng khuya được miêu tả như thế nào?
@ Nhân vật trữ tình trong bài thơ có gì khác hình ảnh ẩn sĩ trong thơ cổ?
@ Vì sao lại nói bài thơ vừa có tính chất cổ điển, vừa hiện đại.
@ Nêu nhận đinh chung về bài thơ?
+ HS dựa vào các câu hỏi để rút ra luận điểm chính cho dàn ý
* Kết quả :
+ GV gợi dẫn:
Khẳng định lại những giá trị bài thơ?
+ HS tự xây dựng dàn bài
Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý cho:
đề bài 2
+ Bước 1: Tìm hiểu đề
+ GV củng cố lại kiến thức của HS : Khi tìm hiểu đề trong đề bài này, ta cần xác định những vấn đề gì?
+ Bước 2 : Lập dàn ý
* HS xây dựng dàn ý cho đề 2
+ GV gợi dẫn kiến thức cơ bản giúp HS định hướng
+ GV: Mở bài, ta cần giới thiệu điều gì? Có gì khác với cách giới thiệu về một bài thơ?
+ GV: Đoạn thơ có thể chia làm mấy phần?
+ GV: Khí thế của cuộc kháng chiến chống pháp được miêu tả như thế nào?
+ GV: Nhận xét gì về việc sử dụng thể thơ lục bát của nhà thơ Tồ Hữu?
+ GV: Cách dùng từ ngữ, hình ảnh?
+ GV: Cách vận dụng BPTT?
+ GV: Giọng thơ ở đây như thế nào?
Họat động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Mục tiêu
Tổ chức thực hiện :
+ GV: Em có nhận xét gì về đối tượng nghị luận về thơ? Xuất phát từ điều này, chúng ta cần phải thao tác như thế nào khi nghị luận?
+ GV: Điểm tương đồng và khác biệt của kiểu bài này so với nghị luận về một vấn đề XH là gì?
+ GV: Em rút ra được bài học bài học gì để để chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống từ thao tác nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
+ GV liên hệ thực tế giáo dục HS. Và yêu cầu HS đọc ghi nhơ SGK / Trang 86
+ HS thực hiện
@ GV giảng và khắc sâu ý
* Họat động 3: Hướng dẫn học sinh Luyện tập.
- GV: Chia lớp làm 4 nhóm.
- Các nhóm thảo luận làm bài tập trên trong 5 phút.
- Đại diện các nhóm lần lượt trả lời.
@ GV Chốt lại các ý đúng.
I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
1. Đề bài : Phân tích bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, ngời chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
a. Tìm hiểu đề:
- Bài yêu cầu phân tích những giá trị về tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.
- Lưu ý hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
b. Lập dàn ý:
* Mở bài:
Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Bài thơ đợc Bác Hồ sáng tác tại Việt Bắc vào năm 1947.
* Thân bài:
- Vẻ đẹp của đêm trăng khuya nơi núi rừng Việt Bắc được miêu tả hết sức thơ mộng.
+ Nhà thơ sử dụng thủ pháp so sánh: tiếng suối như tiếng hát thật mới mẻ, tiếng suối gần gũi với con người, đầy sức sống.
+ Điệp từ " lồng": tạo lên một hình ảnh vừa lung linh vừa huyền ảo như những bông hoa tuyệt đẹp.
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình: hoà tâm hồn mình với ánh trăng, với tiếng suối. Song không đắm chìm trong cái đẹp mà một lòng thao thức, không ngủ vì lo cho vận mệnh của dân tộc. Khác các ẩn sĩ thời xưa.
- Bài thơ vừa có tính chất cổ điển vừa hiện đại.
+ chất cổ điển: thể thơ, hình ảnh thiên nhiên, bút pháp miêu tả thiên nhiên...
+ chất hiện đại: hình tượng nhân vật trữ tình: thi sĩ - chiến sĩ.
- Nhận định về những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ: Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên thật đẹp song đẹp hơn cả chính là chân dung của Bác, vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của chúng ta.
* Kết luận:
Sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ trong bài thơ.
2. Đề 2:
Phân tích đoạn thơ sau trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu:
"Những đường Việt Bắc của ta
...............................................
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng".
a. Tìm hiểu đề:
- Nội dung: Đoạn thơ miêu tả khí thế ra trận của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Nghệ thuật: Đây là một đoạn thơ hay, đạt được những giá trị nghệ thuật đặc sắc về cách sử dụng ngôn ngữ.
b. Lập dàn ý:
* Mở bài:
Giới thiệu đoạn thơ, vị trí, dẫn nguyên văn đoạn thơ.
* Thân bài:
- Khí thế của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở VB:
+ Cảnh tượng đó được đặc tả sinh động qua hình ảnh các con đường VB trong những đêm kháng chiến, nổi bật là sức mạnh và niềm lạc quan của những lực lượng kháng chiến.
+ Nhớ về những niềm vui chiến thắng trên khắp mọi miền của đất nước (4 dòng cuối.
- Về nghệ thuật:
+ Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát;
+ Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ.
+ Giọng thơ sôi nổi, hào hùng; hình ảnh, từ ngữ giàu sức gợi cảm;
* Kết luận:
Đoạn thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca Việt Bắc, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân ta.
II. Đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
- Đối tượng của bài văn nghị luận về thơ rất đa dạng. Cần tìm hiểu: từ ngữ,hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ..........cuả bài và đoạn thơ.
Bài viết thường có các nội dung:
+ Giới thiệu khái quát về bài văn , đoạn thơ
+Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
+ Đánh giá chung.
@ Ghi nhớ ( SGK/ Trang86)
III. LUYỆN TẬP:
Đề bài:
Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài "Tràng giang" của Huy Cận:
"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"
Đáp án:
- Nội dung:
+ Cảnh chiều xuống trên sông: đẹp nhưng buồn.
+ Tâm trạng của nhà thơ: Nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương.
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh đối lập, gợi cảm: núi mây hùng vĩ cánh chim bé nhỏ.
+ Âm điệu phù hợp: dập dềnh, mênh mang như sóng nước trên Tràng giang.
+ Tứ thơ mới mẻ có sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển của thơ Đường với bút pháp lãng mạn của thơ mới.
 5. Củng cố:2p
1- Nắm chắc kỹ năng và các bước nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
2 - Về nhà hoàn thành các bài viết đã lập dàn ý ở trên, học thụôc phần Ghi nhớ
6.Dặn dò: 3p
Hướng dẫn chuẩn bị bài:
TÂY TIẾN (QUANG DŨNG)
Câu hỏi:
- Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- Cảnh vật và hình ảnh người lính được miêu tả như thế nào?
- Phaân tích caûm höùng bi huøng cuûa nhöõng caâu thô vieát veà caùi cheát cuûa ngöôøi lính Taây Tieán

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 18- nghị luận về 1 ý kiến bàn về văn họcvăn 12 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY-R.doc