Giáo án Ngữ văn 12 - Trường THPT DTNT Kỳ Sơn

Giáo án Ngữ văn 12 - Trường THPT DTNT Kỳ Sơn

PPCT: 1; 2 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

 TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

A. Mục tiêu:

HS có cái nhìn tổng quát về:

- Các chặng đường phát triển; những thành tựu nổi bật và đặc điểm cơ bản của VHVN từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

- Những nét đổi mới của VHVN sau 1975.

- Vận dụng hiểu biết về văn học sử để học tập tốt hơn các tác phẩm cụ thể.

B. Phương pháp:

- Đọc SGK, tài liệu tham khảo.

- Trao đổi, thảo luận.

C. Tổ chức dạy học:

I. Ổn định lớp.

II. Kiểm tra bài cũ:

- Câu hỏi: Bộ phận văn học viết, học sinh đã học những thời kì nào?

- Trả lời: văn học trung đại (X- XIX); văn học hiện đại (thế kỉ XX).

III. Bài mới:

 

doc 111 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Trường THPT DTNT Kỳ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:15-8-2011
PPCT: 1; 2 khái quát văn học Việt nam
 	 từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX
A. Mục tiêu: 
HS có cái nhìn tổng quát về:
- Các chặng đường phát triển; những thành tựu nổi bật và đặc điểm cơ bản của VHVN từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.
- Những nét đổi mới của VHVN sau 1975.
- Vận dụng hiểu biết về văn học sử để học tập tốt hơn các tác phẩm cụ thể.
B. Phương pháp:
- Đọc SGK, tài liệu tham khảo.
- Trao đổi, thảo luận.
C. Tổ chức dạy học:
I. ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Bộ phận văn học viết, học sinh đã học những thời kì nào?
- Trả lời: văn học trung đại (X- XIX); văn học hiện đại (thế kỉ XX).
III. Bài mới: 
* Tiết 1:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HS đọc mục I.1
-Tóm tắt các ý chính
- HS khác bổ sung
- GV chốt lại
I. Khái quát VHVN 1945 – 1975.
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa
- Đường lối lãnh đạo của Đảng: VH thống nhất tư tưởng, khuynh hướng
- Hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ
 văn học kháng chiến
- Điều kiện giao lưu văn hóa, xã hội hạn chế.
2. Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu:
(?) Tóm tắt ngắn gọn các chặng đường phát triển; thành tựu chủ yếu của VHVN từ 1945 đến 1975?
GV hướng dẫn: Sau khi đọc SGK, HS lập bảng:
Thành tựu
1945 - 1954
 1955 - 1964
1965 - 1975
Truyện, kí
Trận phố Ràng (Trần Đăng); Đôi mắt (Nam Cao) ...
 .......
 ........
 Thơ ca
Đồng chí (Chính Hữu)
Tây Tiến (Quang Dũng)
 .......
 ........
 Kịch
Bắc Sơn (Nguyễn Huy Tưởng) 
 ........
 ........
Lí luận, phê bình
Chủ nghĩa Mác và văn hóa VN (Trường Chinh)
 ........
 ........
3. Đặc điểm của văn học Việt Nam:
(?) GV hướng dẫn HS lập bảng, đọc SGK và điền các thông tin theo mẫu sau:
Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975: (có 3 đặc điểm)
Đặc điểm: ...........
Đặc điểm: ...........
Đặc điểm: ...........
Biểu hiện: ...........
Biểu hiện: ...........
Biểu hiện: ...........
- GV chốt lại những kiến thức trên cơ sở HS đã trình bày được.
* Tiểu kết: Trong quá trình phát triển, VHVN 1945- 1975 có những bước phát triển đạt được nhiều thành tựu đáng kể; phản ánh rõ nét một giai đoạn lịch sử đặc biệt: kháng chiến chống ngoại xâm nền văn học kháng chiến.
 Văn học sau 1975 có tính chất khác với văn học giai đoạn 1945- 1975.
*Luyện tập:
GV hướng dẫn HS tập trung thực hành: điền đầy đủ vào bảng mục 2.
* Tiết 2: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* HS tóm tắt ngắn gọn về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa nước ta sau 1975?
(?) Kể một số thành tựu cho thấy sự chuyển biến của văn học sau 1975?
- HS điểm qua một số thành tựu về
thơ, văn xuôi, kịch.
(?) Văn học sau 1975 có gì khác giai đoạn trước 1975 về nội dung, đề tài?
- HS nhận xét ngắn gọn.
- Kể một số thành tựu tiêu biểu.
II. Khái quát VHVN từ 1975 đến XX
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa:
- lịch sử: đất nước thống nhất 
giai đoạn 1975- 1985 gặp nhiều khó khăn
- văn hóa, xã hội: từ 1986 đổi mới toàn diện, phát triển mọi mặt.
2. Những chuyển biến và thành tựu:
- Thơ ca: ít lôi cuốn hơn trước 1975
nhưng trường ca lại nở rộ: Những người đi tới biển (Thanh Thảo), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh)...
- Văn xuôi: có nhiều khởi sắc. 
Các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường....
* Văn học đã gắn bó hơn với đời sống, cập nhật hơn với cuộc sống hàng ngày; phản ánh những bức xúc của xã hội.
Thành tựu: Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau (Nguyễn Minh Châu), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp)...
- Kịch cũng phát triển mạnh.
Hồn Trương Ba, da hàng thịt (L.Q. Vũ)
* (?) Nhận xét chung về VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX?
- HS thảo luận, trả lời.
- GV chốt lại: VH bước vào thời kì đổi mới, có tính nhân văn, nhân bản sâu sắc, quan tâm nhiều đến số phận cá nhân, cuộc sống đời thường, có nhiều đổi mới về nghệ thuật.
IV. Củng cố: 
- HS nắm được: Một số thành tựu tiêu biểu của VHVN trên các chặng đường phát triển.
- So sánh sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm của văn học trước và sau 1975.
- Đọc phần Ghi nhớ.
* Chuẩn bị: "Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí".
D. Đánh giá, rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Ngày:17/8/2011
PPCT: 3 	nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
A. Mục tiêu: 
HS nắm được:
- Cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, một đạo lí gần gũi quen thuộc.
- Hình thành kĩ năng thực hành (qua việc tìm hiểu các bước tiến hành bài văn).
- Tiếp thu tư tưởng tốt, phê phán tư tưởng xấu, quan niệm sai trái.
B. Phương pháp:
- Thảo luận, trao đổi nhóm.
- Luyện tập
C. Tổ chức dạy học:
I. ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Nêu một số tư tưởng, đạo lí tốt đẹp của ông cha ta?
- Trả lời: Ví dụ: uống nước nhớ nguồn, thương người như thể thương thân.v.v...
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* HS đọc kĩ đề bài trong SGK:
Thảo luận các vấn đề theo yêu cầu (dạng câu hỏi).
* GV gợi ý, dẫn dắt HS làm việc.
* HS thảo luận, trả lời theo các câu hỏi SGK để hình thành kĩ năng.
(?) Từ việc trao đổi, thảo luận, anh(chị) hãy phát biểu cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
1. Tìm hiểu đề, lập dàn ý:
a) Tìm hiểu đề:
- vấn đề: sống đẹp
- cần phải rèn luyện phẩm chất đạo đức, ra sức học tập: (đạt được):
+ lí tưởng đúng đắn
+ Tâm hồn lành mạnh
+ trí tuệ sáng suốt
+ hành động tích cực
- thao tác:
giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận
- dẫn chứng: từ đời sống; có thể lấy trong văn học nhưng phải chọn lọc
b) Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề; dẫn dắt (trực tiếp hoặc gián tiếp)
* Thân bài:
Triển khai các ý (sử dụng các thao tác)
+ Giải thích
+ Phân tích
+ Bình luận
* Kết bài:
Tổng kết, mở rộng, liên hệ rút ra bài học cho bản thân
2. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Đề tài phong phú: nhận thức, quan hệ
- Thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...
- Cách làm bài: xem Ghi nhớ 
(Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ)
3. Luyện tập:
* Bài tập 1:
- vấn đề: phẩm chất văn hóa
- tên văn bản: "Thế nào là con người có văn hóa" hoặc "Trí tuệ văn hóa" ...
- các thao tác: đoạn 1 (giải thích); đoạn 2 (phân tích); đoạn 3 (bình luận).
- diễn đạt: lôi cuốn, cách đối thoại tạo sự gần gũi; kết thúc nhẹ nhàng tình cảm
* Bài tập 2: Yêu cầu HS thực hành ở nhà. 
IV. Củng cố:
- HS nắm được cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Đọc phần Ghi nhớ.
- BT về nhà: Lựa chọn một đề tài về tư tưởng, đạo lí quen thuộc, làm một bài nghị luận ngắn theo yêu cầu của bài học.
* Chuẩn bị: "Tuyên ngôn Độc lập" - Hồ Chí Minh.
D. Đánh giá, rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Ngày:17/8/2011
PPCT: 4 tuyên ngôn độc lập - hồ chí minh
	 phần một: tác giả
A. Mục tiêu: 
HS nắm được:
- Những nét chính về sự nghiệp văn học (quan điểm sáng tác, di sản văn học, phong cách nghệ thuật) của Hồ Chí Minh.
- Mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà văn và chiến sĩ ở tác giả Hồ Chí Minh.
B. Phương pháp:
- Đọc SGK
- Trao đổi, thảo luận
- Khái quát những chi tiết tiêu biểu.
C. Tổ chức dạy học:
I. ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Kể tên một số tác phẩm của Hồ Chí Minh mà anh(chị) đã học ở chương trình THCS?
- Trả lời: HS tìm trong chương trình THCS.
III. Bài mới: Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Sự nghiệp chính của Người là làm cách mạng để giải phóng dân tộc, nhưng Người cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HS đọc mục I 
- Tóm tắt các nét chính. 
(?) Những năm đã nêu gợi lên những sự kiện gì về cuộc đời Hồ Chí Minh?
(?) Vì sao Hồ Chí Minh là nhà cách mạng mà lại trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn?
* HS nêu được:
- Những quan điểm sáng tác văn học
- Nội dung chính của các quan điểm
* GV diễn giải thêm.
I. Vài nét về tiểu sử:
- các mốc thời gian cần nhớ: năm 1911; năm 1920; năm 1930; năm 1945; năm 1969.
- nhấn mạnh: bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh còn để lại sự nghiệp to lớn: sự nghiệp văn học.
* Hồ Chí Minh coi văn chương là vũ khí sắc bén phục vụ hiệu quả sự nghiệp cách mạng.
II. Sự nghiệp sáng tác:
1. Quan điểm sáng tác:
- Văn học là vũ khí lợi hại đấu tranh có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng
- Văn học phải có tính chân thật và có tính dân tộc
- Phải xuất phát từ đối tượng tiếp nhận, mục đích sáng tác để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm.
* Tác phẩm có tư tưởng sâu, nội dung thiết thực, phong cách viết đa dạng.
(?) HS đọc mục II.2 Di sản văn học và điền vào bảng sau:
Di sản văn học
1. Văn chính luận
2. Truyện và kí
3. Thơ ca
- Đặc điểm nổi bật: .....
- Tác phẩm tiêu biểu: ....
- Đặc điểm nổi bật: .....
- Tác phẩm tiêu biểu: ....
- Đặc điểm nổi bật: .....
- Tác phẩm tiêu biểu: ....
(* Trên cơ sở SGK, GV hướng dẫn HS điền đúng các thông tin nói trên).
3. Phong cách nghệ thuật:
- với văn chính luận: ngắn gọn, sắc sảo, giàu tính chiến đấu
- với truyện và kí: hiện đại, phê phán, châm biếm
- với thơ ca: giải dị, mang cốt cách phương Đông, hoà hợp cổ điển với hiện đại
* Kết luận:
(?) Nhận xét chung về vị trí, vai trò của tác giả Hồ Chí Minh?
Với quan điểm đúng đắn, sự nghiệp đồ sộ, phong cách đa dạng, Hồ Chí Minh có đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc, xứng đáng là một tác gia lớn.
IV. Củng cố:
- Nắm được các ý chính ở mục I, II, 
- Luyện tập phần bài tập.
* Chuẩn bị: "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt".
D. Đánh giá, rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Ngày: 21/8/2011
PPCT: 5 giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt 
A. Mục tiêu: 
HS nắm được:
- Tiếng Việt rất trong sáng, phong phú, giàu và đẹp.
- Có ý thức giữ gìn, phát huy vốn tiếng Việt của dân tộc.
- Rèn luyện nói, viết tiếng Việt đạt được trong sáng, hạn chế tiến tới loại bỏ cách nói, viết tiếng Việt thiếu trong sáng.
B. Phương pháp:
- Tìm hiểu ngữ liệu
- Phân tích
- Luyện tập thực hành.
C. Tổ chức dạy học:
I. ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Thử nhận xét về mức độ nói viết tiếng Việt của HS hiện nay? (tốt, tạm được, chưa tốt). Anh(chị) nói, viết tiếng Việt đạt được mức độ nào? Dẫn  ... gười, kiểu người anh hùng, dũng cảm trong đấu tranh, luôn theo đuổi khát vọng.
- "con cá kiếm": biểu tượng cho thành quả tốt đẹp, ước mơ lí tưởng mà con người muốn chinh phục.
4. Củng cố:
* HS hệ thống lại các câu trả lời.
Chuẩn bị: "Kiểm tra bài số 7" (Kiểm tra học kì 2)
D. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 22/04/2011
PPCT: 97, 98	kiểm tra bài số 7 - học kì 2
a. mục tiêu:
- HS kiểm tra được khả năng nắm bắt kiến thức đã học để làm bài văn nghị luận
- Chuẩn bị tốt về kiến thức và kĩ năng để làm bài thi tốt nghiệp THPT.
B. Phương pháp:
- HS tự suy nghĩ để làm bài.
C. Tổ chức dạy học:
1. ổn định lớp.
3. Bài mới:
Đề bài: 
Câu 1: (4 điểm)
 Anh(chị) viết bài nghị luận ngắn bàn về tính trung thực của học sinh trong học tập và cuộc sống của bản thân.
Câu 2: (6 điểm)
 Cảm nghĩ về nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
4. Củng cố:
* HS về nhà làm lại để củng cố kiến thức, kĩ năng.
Chuẩn bị: "Tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ"
D. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày: 26/04/2011
PPCT: 99	tổng kết phần tiếng việt:
	hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
A. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Nâng cao năng lực giao tiếp cả ở dạng nói và dạng viết
B. Phương pháp:
- luyện tập; ôn lại kiến thức, kĩ năng.
C. Tổ chức dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Câu hỏi: 
- Gợi ý trả lời: 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS 
Yêu cầu cần đạt
* HS đọc mục I SGK; củng cố các kiến thức về Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
* Mỗi đơn vị kiến thức, HS cho 1 - 2 ví dụ minh hoạ.
(Từ mục 1 đến mục 7)
(?) HS đọc ngữ liệu, vận dụng tri thức đã tổng kết để thực hành.
I. Nội dung cơ bản:
1. Giao tiếp gồm hai quá trình: tạo lập và lĩnh hội
2. Giao tiếp chủ yếu ở hai dạng: nói và viết
3. Hoạt động giao tiếp diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định
4. Nhân vật giao tiếp là nhân tố quan trọng nhất
5. Ngôn ngữ giao tiếp là ngôn ngữ chung; mỗi người tạo ra lời nói cá nhân.
6. Mỗi câu nói thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
7. Cần có thái độ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Luyện tập:
Xét ví dụ SGK: Trích Lão Hạc (Nam Cao)
1. Hai nhân vật: Lão Hạc và "tôi"
Ngôn ngữ nói: cười như mếu, mặt co rúm
Từ khẩu ngữ: đi đời rồi, có biết gì đâu
2. Quan hệ: láng giềng thân cận, ông giáo được nể trọng, lão Hạc được nể vì tuổi cao
3. Nghĩa sự việc: con chó bị bắt làm thịt; 
nghĩa tình thái: xót thương.
4. Củng cố:
* Nắm được các tri thức ôn tập, vận dụng thực hành
Chuẩn bị: "Ôn tập phần làm văn"
D. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày: 01/05/2011
PPCT: 100, 101	ôn tập phần làm văn
A. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá các kiểu văn bản đã học
- viết được các kiểu văn bản thông thường, nhất là văn bản nghị luận.
B. Phương pháp:
- thảo luận, trao đổi; nhận xét
C. Tổ chức dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Câu hỏi: 
- Gợi ý trả lời: 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS 
Yêu cầu cần đạt
(?) HS kể ra một số loại văn bản đã học?
(?) Để tạo lập một văn bản, cần trải qua những bước nào?
* GV nhấn mạnh: Trong chương trình làm văn ở THPT, văn nghị luận có vị trí quan trọng hơn cả.
(?) Cần có những cơ sở nào để xác định làm văn nghị luận?
I. Nội dung kiến thức:
a) Các kiểu văn bản đã học:
tự sự ; thuyết minh; nghị luận; báo chí; hành chính,...
b) Các bước viết văn bản:
- Tìm hiểu đề, xác định rõ yêu cầu
- Tìm ý, chọn ý
- Lập dàn ý (đề cương)
- Viết văn bản hoàn chỉnh
- Kiểm tra lại (sửa chữa sai sót)
c) Văn bản nghị luận:
- Có hai dạng: nghị luận văn học, nghị luận xã hội
- Lập luận: luận điểm, luận cứ; phương tiện liên kết các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ,...
- Bố cục bài văn: mở bài; thân bài; kết bài
- Diễn đạt: chặt chẽ, lôgic, thuyết phục
(*Chú ý: từ ngữ, câu, giọng điệu, tu từ,...)
* Chuẩn bị: Tiết 2:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* GV cho đề bài: Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ.
(?) Tìm hiểu đề bài như thế nào?
(?) Lập dàn ý sơ lược về đề bài trên.
(?) HS suy nghĩ liên hệ, so sánh để rút ra kết luận.
II. Luyện tập:
- HS nắm được các bước tạo lập văn bản
- Yêu cầu của việc lập luận (luận điểm, luận cứ, phương tiện liên kết, thao tác,...)
- Yêu cầu cụ thể: Cảm nhận về số phận, tính cách nhân vật Mị khi còn ở Hồng Ngài
- Dàn ý:
* Số phận Mị:
+ khi còn ở nhà bố mẹ; Mị được hưởng tự do; được đi chơi; được yêu,...
+ khi trở thành con dâu gạt nợ (bị đày đoạ thể xác và tâm hồn)
* Tính cách Mị:
+ Chai sạn, trơ lì về cảm giác (ví như con rùa; con trâu con ngựa,...)
+ Sức sống tiềm tàng mãnh liệt (đêm hội mùa xuân, cởi trói cho A Phủ)
* Cảm nhận chung: 
Mị tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ miền núi thuở xưa bị ngược đãi tàn tệ. Mị cũng tiêu biểu cho tính cách của người phụ nữ Việt Nam kiên cường, đấu tranh giành quyền sống, tự quyết định cuộc đời.
4. Củng cố: 
* Hình thành kĩ năng làm văn nghị luận.
Chuẩn bị: "Ôn tập phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình, các phong cách"
D. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày: 03/05/2011
PPCT: 102	 	 tổng kết phần tiếng việt: 
	lịch sử, loại hình và các phong cách ngôn ngữ
A. Mục tiêu:
- HS hệ thống hoá kiến thức cơ bản về lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ. 
- Nâng cao hơn nữa kĩ năng sử dụng tiếng Việt phù hợp các loại hình, các phong cách.
B. Phương pháp:
- luyện tập; trao đổi thảo luận.
C. Tổ chức dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
 Bài tập 1:
* Nguồn gốc và lịch sử:
- nguồn gốc: Họ Nam á; dòng Môn-Khơ me; nhánh Việt-Mường
- lịch sử: trải qua các thời kì từ khi dựng nước đến ngày nay.
* Đặc điểm loại hình: đơn lập
- "tiếng" là đơn vị tự nhiên; vừa là âm tiết vừa là đơn vị cơ sở (âm tiết trùng với tiếng)
- từ không biến đổi hình thái
- phương thức chính: trật tự từ và hư từ.
Bài tập 2:
Các phong cách ngôn ngữ và các thể loại văn bản tiêu biểu tương ứng:
PCNN sinh hoạt: hội thoại, thư từ, nhật kí,...
PCNN nghệ thuật: thơ ca, truyện ngắn,...
PCNN báo chí: bản tin, phóng sự,...
Bài tập 3: 
Dựa vào bài tập 2, xác định các đặc trưng cơ bản rồi điền vào bảng (mẫu SGK)
Bài tập 4:
So sánh hai văn bản a và b:
- Văn bản (a): giải thích từ "mặt trăng"; thuộc PCNN khoa học; thiên về lí tính, khái quát, không hình tượng, biểu cảm; chỉ có một lớp nghĩa.
- Văn bản (b): tạo hình tượng "giăng" (cái đẹp); thuộc PCNN nghệ thuật; có tính hình tượng; truyền cảm; cá thể hoá; có hai lớp nghĩa.
Bài tập 5:
a) VB thuộc PCNN hành chính: quyết định.
b) VB theo khuôn mẫu; trung hoà cảm xúc; câu văn được chia tách rõ ràng
c) Viết tin ngắn: (GV hướng dẫn HS tập viết).
4. Củng cố: 
* HS hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
Chuẩn bị: "Giá trị văn học và tiếp nhận văn học"
D. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày: 05/05/2011
PPCT: 103, 104	 giá trị văn học và tiếp nhận văn học
A. Mục tiêu:
- Hiểu được những giá trị cơ bản của văn học
- Nắm vững những nét bản chất của hoạt động tiếp nhận văn học
B. Phương pháp:
- khái quát; nhận xét; trao đổi thảo luận.
C. Tổ chức dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
(?) Vì sao con người có nhu cầu nhận thức hiện thực?
* Đó là quá trình tự nhận thức.
(?) Văn học có thể giáo dục điều gì đến mỗi người?
* Bản chất của văn học là môn nghệ thuật (cái đẹp) = giá trị thẩm mĩ.
(?) HS cho một vài ví dụ minh hoạ?
- HS suy nghĩ trả lời
I. Giá trị văn học:
1. Giá trị nhận thức:
- con người chỉ sống trong một phạm vi không gian, thời gian nhất định
- văn học mang tới nhận thức mới mẻ, sâu rộng nhiều mặt
- văn học giúp cho người đọc hiểu được bản chất con người. Người đọc cũng có thể nhận thức mình.
2. Giá trị giáo dục:
- VH hướng con người sống lương thiện, để lại nhiều bài học quý giá về lẽ sống
- VH hình thành trong mỗi người lí tưởng tiến bộ, cao cả
- VH giúp con người biết buồn vui, yêu ghét, có tác dụng thanh lọc tâm hồn.
3. Giá trị thẩm mĩ:
Con người có nhu cầu thưởng thức cái đẹp; lẽ sống cũng cần phải đẹp.
- VH có khả năng miêu tả những vẻ đẹp về cuộc sống sinh động muôn hình muôn vẻ
- Cái đẹp trong văn học không chỉ ở nội dung mà còn cả hình thức.
* Chuẩn bị: Tiết 2:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
(?) Đặc trưng của tiếp nhận văn học?
- HS suy nghĩ trả lời
(?) Tính chất của tiếp nhận văn học là gì?
- HS suy nghĩ trả lời
(?) Chỉ ra các cấp độ tiếp nhận văn học?
- HS suy nghĩ trả lời
II. Tiếp nhận văn học:
1. Tiếp nhận trong đời sống VH:
- phân biệt "tiếp nhận" và "đọc"
- tiếp nhận VH: quá trình người đọc hoà mình vào tác phẩm
- người đọc tiếp nhận bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hoá, tâm hồn
2. Tính chất tiếp nhận VH:
- Đó là quá trình giao tiếp (hiểu mình, cảm được mình)
- người tiếp nhận tác phẩm VH mang tính cá thể, chủ động, tích cực.
- sự tiếp nhận VH là đa dạng, không thống nhất. Cùng một tác phẩm có thể có nhiều cách đánh giá khác nhau.
3. Các cấp độ tiếp nhận văn học:
- Thứ nhất: tập trung vào nội dung cụ thể, trực tiếp.
- Thứ hai: từ nội dung trực tiếp để thấy nội dung tư tưởng tác phẩm.
- Thứ ba: cách cảm thụ: chú ý cả nội dung và hình thức biểu hiện.
* Chú ý: Để tiếp nhận hiệu quả, người đọc phải không ngừng nâng cao trình độ, tích luỹ kinh nghiệm, trân trọng người khác. Tiếp nhận một cách tích cực, chủ động, sáng tạo,...
4. Củng cố: 
* Hệ thống lại các ý trong bài học.
Chuẩn bị: "Trả bài số 7"
D. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 12 co ban.doc