Giáo án Ngữ Văn 12 – Chương trình chuẩn - Tuần 1

Giáo án Ngữ Văn 12 – Chương trình chuẩn - Tuần 1

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KÌ XX

I. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh:

- Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.

- Rèn luyện năng lực tổng hợp khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến hết thế kỉ XX.

- Có thái độ trân trọng và tự hào với một giai đoạn văn học.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

 -Gợi mở, thảo luận

- SGK, SGV, bài soạn,

- Bảng phụ, máy chiếu

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 12 – Chương trình chuẩn - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1, tiết 1,2 
Ngaỳ soạn 20/8/09
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 
NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KÌ XX
I. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh: 
- Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.
- Rèn luyện năng lực tổng hợp khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến hết thế kỉ XX.
- Có thái độ trân trọng và tự hào với một giai đoạn văn học.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
 -Gợi mở, thảo luận 
- SGK, SGV, bài soạn, 
- Bảng phụ, máy chiếu
III. Tiến trình thực hiện: 
Tiết thứ nhất: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 
năm 1945 đến năm 1975.
1. Ổn định
2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh: 
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Bổ sung
HĐI. Giúp HS tìm hiểu vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá. 
- Trình bày những nét cơ bản về hoàn cảnh lịch sử của xã hội VN từ 1945 – 1975? 
GV: Nền vh gắn liền với sự nghiệp giải phóng dt: nhiệm vụ ctrị lớn lao và cao cả, gợi ko khí sôi động của xh “Xẻ dọc TS đi ..... tương lai” - TH
I. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá.
- Nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ. 
- Đất nước trải qua nhiều sự kiện lớn: 
+ Xây dựng cuộc sống mới
+ Chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ
- Hình thành những tư tưởng tình cảm rất riêng.
- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển 
HĐII. Hướng dẫn HS tìm hiểu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu. 
- Trình bày những đặc điểm nổi bật của giai đoạn này? 
II. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu.
1.Chặng đường từ năm 1945 đến 1954 
- Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách 
mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân , 
cổ vũ phong trào Nam Tiến.
- Kề tên một số tp tiêu biểu thuộc các thể loại thơ ca, văn xuôi, kịch, nghiên cứu ..? 
- Nội dung cơ bản của vh giai đoạn này? 
- Kể tên những thể lọai tiêu biểu? 
GV nói về “Mùa lạc” – NK , “Vợ nhặt” – KL 
“Quê hương” – GN, “Người con gái VN” – TH 
- Chủ đề bao trùm của vh giai đoạn này là gì?
- Đặc điểm của văn xuôi gđ này? 
“Người mẹ cầm súng” NĐT, “Rừng xà nu”, “Chiếc lược ngà”
“Việt Nam máu và hoa” “Mặt đường khát vọng” 
- Cuối 1946 vh tập trung pá cuộc kc chống td Pháp. Vh gắn bó sâu sắc với đs cm và kháng chiến, tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nd, thể hiện niềm tự hào dt và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kc
- Những tác phẩm tiêu biểu: sgk
2. Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964
* Nội dung cơ bản: 
- Tập trung ca ngợi hả người lđ
- Ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xd CNXH với cảm hứng lãng mạn.
- Tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, ý chí thống nhất đất nước. 
* Những thể loại tiêu biểu: 
- Văn xuôi mở rộng đề tài: 
+ Viết về sự đổi đời của con người, miêu tả sự biến đổi số phận và tính cách nv trong môi trường xh mới. 
+ Khai thác đề tài kc chống Pháp, hiện thực cuộc sống trước cm t8.
- Thơ ca pt mạnh mẽ: Nguồn cảm hứng lớn: sự hồi sinh của đất nước, công cuộc xd XHCN, sự hoà hợp giữa cái riêng và cái chung, nỗi đau chia cắt hai miền Nam – Bắc 
3. Chặng đường từ 1965 đến 1975
 - Đề cao tinh thần yêu nước và ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cm. 
- Văn xuôi: tập trung pá cuộc sống cđ và lđ, khắc hoạ thành công hả con người VN anh dũng, kiên cường, bất khuất. 
+ Từ tiền tuyến lớn nhiều tp đã pá nhanh nhạy và kịp thời cuộc cđ của quân dân miền Nam anh dũng.
+ ở miền Bắc truyện và kí pt mạnh
- Thơ đạt nhiều thành tựu xuất sắc: khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực, tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận.
- Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. 
* Văn học vùng địch tạm chiếm: sgk
HĐIII. Hướng dẫn HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975.
- Văn học VN trong 30 năm chiến tranh có những đặc điểm cơ bản nào? 
Cách mạng hoá văn học nghĩa là như thế nào? 
Hai đề tài chính mà văn học tập trung thể hiện là gì? 
HS thảo luận nhóm – GV chia lớp thành 4 nhóm: 
- Tại sao có thể nói đây là một nền văn học hướng về đại chúng?Nền vh của ta mang tính nd sâu sắc. Điều đó được biểu hiện trong đời sống vh ntn? Lấy dc để chứng minh?
 GV: “Đất nước” – NKĐ, “Tiếng hát con tàu”, “Đôi mắt” – NC
“ôi nd một nd như thế
con nguyện lại hi sinh nếu được sống hai lần” – Dương Hương Ly
“Tiếng hát con tàu” 
III. Những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975.
1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. 
- Hướng cách mạng hoá: 
+ Hình thành lớp nhà văn mang trong máu thịt tinh thần cm
+ Đề tài pá là hiện thực cm.
+ Nội dung tư tưởng là lí tưởng cm.
- Đề tài chính: 
+ Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hình tượng chính là những người chiến sĩ, dân quân du kích, thanh niên xung phong 
+ CNXH: hình tượng chính là cuộc sống mới, con người mới, mối quan hệ giữa những người lđ...
=> hai đề tài này bao quát toàn bộ nền vh VN từ 45-> 75 làm nên diện mạo của nền vh gđ này. 
2. Nền văn học hướng về đại chúng
- Nền vh gắn bó với nd lđ - những con người bình thường đang “làm ra đất nước” 
- Nhà văn có những nhận thức đúng đắn về nhân dân, có tình cảm tốt đẹp với nd, nhận ra công lao to lớn của họ trong lđ sx và trong sự nghiệp giải phóng dt
- Nội dung sáng tác: 
+ Pá đời sống của nd lđ, tâm tư khát vọng nỗi bất hạnh của họ trong xh cũ.
+ thể hiện con đường tất yếu đến với cm của người dân lđ khi bị đẩy đến bước đường cùng, phát hiện ở họ khả năng cm và phẩm chất anh hùng. 
+ xây dựng hình tượng quần chúng cm: người nông dân, người mẹ, chị phụ nữ, em bé...
- Nghệ thuật: Giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn, hình thức nghệ thuật quen thuộc với nd, phát huy thể thơ dt
- Trình bày những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong nội dung văn học? 
GV đọc bài “Người con gái VN”
“Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn” 
- Cảm hứng lãng mạn của vh 45 – 75 thể hiện rõ nhất ở điểm nào? 
3. Nền văn học mang khuynh hứng sử thi và cảm hứng lãng mạn: 
* Khuynh hướng sử thi: 
- Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dt.
- Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dt, gắn bó sp mình với sp đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng. 
- Cái đẹp của cá nhân là ở ý thức công dân, lẽ sống lớn và tình cảm lớn. 
- Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ
=> Cảm hứng sử thi là cảm hứng vươn tới những cái lớn lao, phi thường qua những hả tráng lệ. 
* Cảm hứng lãng mạn: khẳng định cái tôi đầy cảm xúc và hướng tới lí tưởng, ca ngợi con người mới, ca ngợi CN anh hùng CM, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. 
=> Khuynh hướng ST + CHLM làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan và đáp ứng được yêu cầu pá hiện thực đời sống trong quá trình vận động và pt cách mạng 
Tiết thứ hai: Khái quát văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Bổ sung
HĐI. Hướng dẫn HS tìm hiểu lịch sử, xã hội và văn hoá
- Trình bày hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá? 
GV: Nền kt thị trường khiến nảy sinh những đặc điểm tâm lí mới: lối sống hưởng thụ, thực dụng, tư tưởng phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ xh, can thiệp vào đời sống xh....
I. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá: 
- Với chiến thắng mùa xuân năm 1975, ls dt ta mở ra một thời kì mới - thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước nhưng phải đương đầu với nhiều thử thách mới. 
- Từ năm 1986, kinh tế nước ta bước sang nền kinh tế thị trường, văn hoá nước ta có điều kiện tiếp xúc với nhiều nước trên tg, thúc đẩy nền vh phải đổi mới 
- Nguyện vọng của nhà văn và người đọc đã khác trước. Cái nhìn của nhà văn không đơn giản, một chiều mà đa diện, góc cạnh có tính chất đối thoại
HĐ II. Hướng dẫn HS tìm hiểu những chuyển biến và một số thành tựu
- Văn học giai đoạn này có sự chuyển biến ntn? 
II. Những chuyển biến và một số thành tựu: 
- Nhận định chung: Từ năm 75-> 85 là chặng đường chuyển tiếp, trăn trở. Từ năm 86 trở đi là chặng đường văn học có nhiểu đổi mới. 
- Văn học có những chuyển biến: 
+ Chuyển sang hướng nội: đi vào hành trình tìm kiếm bên trong ....
+ Nở rộ trường ca với mục đích tổng kết, khái quát về chiến tranh.
+ Chất nhân bản, nhân văn được đề cao hơn 
- Bên cạnh xu hướng tích cực thì vh sau 1975 có những biểu hiện tiêu cực ntn? 
GV: Một số tg chạy theo thị hiếu tầm thường vì mục đích thương mại. 
đi sâu vào những nỗi đau và bất hạnh của từng thân phận con người sau chiến tranh
+ Đổi mới cách viết về chiến tranh 
+ Đổi mới cách nhìn nhận con người, khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng, phức tạp chứ không đơn điệu như trước đây. 
=> Vh vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc
HĐIII Hướng dẫn HS tổng kết
- Hãy tổng kết ngắn gọn những thành tựu của vh giai đoạn này? 
III. Kết luận:
- Vh 45 – 75 kế thừa và phát huy mạnh mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của vh dt: CN nhân đạo đặc biệt là CN yêu nước và CN anh hùng. 
- Đã pá được hiện thực của đất nước trong một thời kì khó đầy gian khổ hi sinh nhưng hết sức vẻ vang - nền vh tiên phong chống đế quốckế hoạch
- Sau năm 75 vh bước vào công cuộc đổi mới vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá ... 
4.Củng cố: 
- Hoàn cảnh lịch sử văn hoá xã hội sau năm 75
- Những chuyển biến và thành tựu của vh từ 1975 đến hết thế kỉ XX. 
5. Dặn dò:
- Học bài
- Soạn bài “Nghị luận về một tư tưởng đạo lí”
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 1
Tiết PPCT : 3 
Ngày soạn : 20.08.2009
 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG - ĐẠO LÝ
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý, trước hết là kỹ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý.
 - Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng, đạo lý.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- Tái hiện,thảo luận nhóm, phát vấn, gợi tìm
- Sách giáo khoa, sách GV, giáo án, Tài liệu tham khảo...
III.Cách thức thực hiện:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
 2. Giới thiệu bài mới 
 3. Tiến hành tiết dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý dựa trên ngữ liệu SGK.
GV chia lớp thành 2 nhóm để thảo luận:
 HS đọc ngữ liệu, lần lượt thảo luận các vấn đề GV đưa ra:
Nhóm1:
-Câu thơ Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?
-Thế nào là lối sống đẹp?
-Để sống đẹp cần rèn luyện những phẩm chất nào?
Nhóm2:
-Những thao tác lập luận cần được sử dụng trong đề bài trên?
- Tư liệu làm dẫn chứng thuộc lĩnh vực nào trong đời sống?
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận 
HS ghi nhớ
I.Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
1.Tìm hiểu đề:
a.Khảo sát ví dụ:
Đề: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
“Ơi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn”
 (Một khúc ca)
* Vấn đề NL: lối sống đẹp của con người.
-Sống đẹp: sống tích cực, có lí tưởng, có tâm hồn, có trí tuệ
- Để sống đẹp, cần:
+ lí tưởng đúng đắn
+ tâm hồn lành mạnh
+ trí tuệ sáng suốt
+ hành động hướng thiện
* Thao tác lập luận
+ giải thích (sống đẹp là gì?)
+ phân tích (các khía cạnh sống đẹp)
+ chứng minh (nêu tấm gương người tốt)
+ bình luận (bàn về cách sống đẹp; phê phán lối sống ích kỉ)
- Dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu thực tế.
b.Các bước tìm hiểu đề:
- Xác định vấn đề cần nghị luận: tư tưởng, đạo lí được nêu.
- Tìm luận điểm, luận cứ cho vấn đề cần nghị luận.
- Dự kiến thao tác lập luận cho bài văn
GV đặt câu hỏi gợi ý:
-Giới thiệu vấn đề theo cách nào?
- Sắp xếp các luận điểm, luận cứ tìm được theo trật tự thích hợp? 
-Ý nghĩa lối sống đẹp và tác dụng giáo dục của đề bài?
GV hướng dẫn rút ra dàn bài chung
 HS trả lời và tìm ra dàn bài cụ thể:
* Dàn ý tham khảo:
- Mở bài:
+ giới thiệu quan niệm sống đẹp
+ trích dẫn nguyên văn câu thơ Tố Hữu
- Thân bài:
+ Giải thích : sống đẹp
+ Phân tích:các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp (lí tưởng, tâm hồn, trí tuệ, hành động),cĩ dẫn chứng minh hoạ.
+ Phê phán lối sống cá nhân, thiếu ý chí, nghị lực.
+ Xác định phương hướng, biện pháp phấn đấu để cĩ lối sống đẹp
- Kết bài:
+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người.
+ Thế hệ trẻ cần phấn đấu rèn luyện, nâng cao nhân cách.
HS ghi nhớ
2.Lập dàn ý:
a.Ví dụ:
Từ các ý tìm được trong phần (1.a), hãy lập dàn ý cho đề bài trên.( dàn bài tham khảo)
b.Dàn bài chung:
Thường gồm 3 phần
- Mở bài: giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn.
- Thân bài:
+ Giải thích tư tưởng đạo lí đó
+ Phân tích mặt đúng, bác bỏ mặt sai
+ Phương hướng phấn đấu
- Kết bài:
+ Ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí trong đời sống.
+ Rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.
*Hoạt động 3: GV cho HS luyện tập để củng cố kiến thức:
Bài 1: GV phát phiếu trả lời trắc nghiệm cho HS và kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS qua phiếu trả lời
Bài 2: GV có thể đặt ra một số yêu cầu cụ thể cho HS:
a.Lập dàn ý
b.Viết thành bài văn nghị luận hồn chỉnh
-GV cho HS chia nhĩm thảo luận dàn ý sau đĩ định hướng trở lại để HS viết thành bài văn hồn chỉnh
- GV kiểm tra, nhận xét, cho điểm một số bài làm của HS
 HS điền vào phiếu trả lời trắc nghiệm
HS chia nhóm thảo luận dàn ý.
HS tiếp tục hoàn chỉnh bài tập ở nhà
III.Luyện tập:
1.Bài tập 1/SGK/21-22
a.VĐNL: phẩm chất văn hĩa trong mỗi con người.
- Tên văn bản: Con người có văn hóa
b.TTLL: 
- Giải thích: văn hóa là gì? (đoạn 1)
- Phân tích: các khía cạnh văn hóa (đoạn 2)
- Bình luận: sự cần thiết phải có văn hóa (đoạn3)
c.Cách diễn đạt trong văn bản rất sinh động, lơi cuốn:
- Để giải thích, tác giả sử dụng một loạt câu hỏi tu từ gây chú ý cho người đọc.
- Để phân tích và bình luận, tác giả trực tiếp đối thoại với người đọc, tạo quan hệ gần gũi, thẳng thắn.
- Kết thúc văn bản, tác giả viện dẫn thơ Hi Lạp, vừa tóm lược được các luận điểm, vừa tạo ấn tượng nhẹ nhàng, dễ nhớ.
2.Bài tập 2 SGK/22
4. Củng cố - Nắm vững các bước tìm hiểu đề và lập dàn ý
Làm bài tập về nhà
5.Dặn dò:
- H ọc bài
- Chuẩn bị bài mới: Tuyên ngơn độc lập ( Hồ Chí Minh)
IV. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1doc.doc