Ôn tập Ngữ văn 12

Ôn tập Ngữ văn 12

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX.

I.Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 .

 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.

- Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất trên đất nước ta.

- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc đến đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, tạo nên ở văn học giai đoạn này những đặc điểm và tính chất riêng của một nền văn học hình thành , phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt.

- Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển.

- Về văn hóa, từ năm 1945 đến 1975, điều kiện giao lưu bị hạn chế( chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc).

 

doc 78 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX.
I.Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 .
 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
- Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất trên đất nước ta.
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc đến đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, tạo nên ở văn học giai đoạn này những đặc điểm và tính chất riêng của một nền văn học hình thành , phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt.
- Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển.
- Về văn hóa, từ năm 1945 đến 1975, điều kiện giao lưu bị hạn chế( chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc).
 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu.
 a. Chặng đường từ năm 1945 đến 1954.
- Một số tác phẩm trong những năm 1945-1946 đã phản ánh được không khí hồ hởi, vưi sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lập( Ngọn Quốc kì, Hội nghị non sông...).
- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến ; tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Truyện ngắn và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng chiến chống Pháp . Những tác phẩm tiêu biểu: Một lần tới Thủ đô và Trận phố Ràng của Trần Đăng, Đôi mắt và rừng nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân...Từ 1950, đã xuất hiện những tập truyện kí khá dày dặn: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc...
- Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. +Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi...đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
+ Cảm hứng chính là tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc sống kháng chiến và con người kháng chiến.
- Kịch: một số vở kịch xuất hiện gây sự chú ý lúc bấy giờ như Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi
- Lí luận, phê bình văn học chưa phát triển nhưng đã có những tác phẩm có ý nghĩa quan trọng như bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của Trường Chinh, bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi.
 b. Chặng đường từ 1955 đến 1964.
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống như đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng ; đề tài hiện thực đời sống trước Cách mạng: Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công Hoan, Mười năm của Tô Hoài; đề tài công cuộc xây dựng CNXH: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải.
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ. Các tập thơ tập thơ xuất sắc ở chặng đường này gồm có: Gió lộng của Tố Hữu, Anhs sáng và phù sa của Chế Lan Viên, Riêng chung của Xuân Diệu, Đất nở hoa của Huy Cận , Tiếng sóng của Tế Hanh...
- Kịch nói có phát triển . Tiêu biểu : Một đảng viên của Học Phi, Chị Nhàn và Nổi gió của Đào Hồng Cẩm.
c. Chặng đường từ 1965 đến 1975.
- Văn học tập trung viết về kháng chiến chống Mĩ. Chủ đề bao trùm là ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
 - Văn xuôi chặng đường này tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, đã khắc họa khá thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất.
 + Từ tiền tuyến lớn, những tác phẩm truyện kí viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng như tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng ...
 + Ở miền Bắc, truyện kí cũng phát triển mạnh. Tiêu biểu là kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân; truyện ngắn của Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Vũ Thị Hường...Tiểu thuyết cũng phát triển: Bão biển của Chu Văn, Cửa sông và Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu...
 -Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc, đánh dấu bước tiến lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ chặng đường này thể hiện rõ khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực, đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. Nhiều tập thơ có tiếng vang , tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như: Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường, chim báo bão của Chế Lan Viên, Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật, Gió lào cát trắng của Xuân Quỳnh, Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa...
Lịch sử thơ ca chặng đường này đặc biệt ghi nhận sự xuất hiện và những đóng góp của thế hệ nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Nguyễn Mỹ, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo...
 -Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm là những vở kịch tạo được tiếng vang bấy giờ.
 d. Văn học vùng tạm chiếm.
- Dưới chế độ Mĩ và chính quyền Sài Gòn, bên cạnh xu hướng văn học tiêu cực vẫn tồn tại xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng. Nội dung tư tưởng nói chung của xu hướng văn học này đều nhằm phủ định chế độ bất công và tàn bạo, lên án bọn cướp nước và bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức dân tộc; kêu gọi, cổ vũ các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên, tập hợp lực lượng xuống đường đấu tranh.
- Hình thức của những sáng tác này thường gọn nhẹ: thơ, truyện ngắn, phóng sự , bút kí.
- Tác giả tiêu biểu: Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Đông Trình, Sơn Nam, Võ Hồng, Lý Văn Sâm, Viễn Phương...
 3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975: 3 đặc điểm
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
II. Vài nét khái quát về VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX.
 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
-Với chiến thắng mùa xuân năm1975, lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì mới: thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên từ năm1975 đến năm1985, đất nước ta gặp những khó khăn, thử thách mới.
-Từ năm 1986 với công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta cũng từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa cũng có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Tất cả đã tạo điều kiện để văn học phát triển phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học.
 2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu.
 - Thơ sau năm 1975 không tạo được sức lôi cuốn, hấp dẫn như ở giai đoạn trước. Tuy nhiên, vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của người đọc.
 + Chế Lan Viên từ lâu vẫn âm thầm đổi mới thơ ca. Những cây bút thời chống Mĩ cứu nước vẫn tiếp tục sáng tác, sung sức hơn cả là Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo...
 -Thành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này là trường ca: Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh. Một số tập thơ có giá trị khi ra đời ít nhiều tạo được sự chú ý: Tự hát của Xuân Quỳnh, Người đàn bà ngồi đan của Ý Nhi, Thư mùa đông của Hữu Thỉnh. Những cây bút thơ thuộc thế hệ sau năm 1975 xuất hiện nhiều, đang từng bước tự khẳng định mình như: Một chấm xanh của Phùng Khắc Bắc, Tiếng hát tháng giêng của Y Phương...
 - Văn xuôi sau năm 1975 có nhiều khởi sắc hơn thơ ca , một số cây bút bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống như Nguyễn Trọng Oánh, Thái Bá Lợi...
Từ đầu những năm tám mươi, văn xuôi tạo được sự chú ý của người đọc với những tác phẩm như: Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng...
 -Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hàng ngày.
 + Phóng sự xuất hiện đề cập đến những vấn đề bức xúc của đời sống.
 + Văn xuôi thực sự khởi sắc với những tập truyện ngắn: Chiếc thuyền ngoài xa và Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
 + Kịch nói sau năm 1975 phát triển mạnh mẽ. Một số tác phẩm tạo được sự chú ý của khán giả như Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình...
 + Lí luận, nghiên cứu phê bình văn học cũng có sự đổi mới. Ngoài những cây bút có tên tuổi , đã xuất hiện một số cây bút trẻ có nhiều triển vọng.
*Như vậy: Từ sau năm 1975, nhất là từ 1986, VHVN từng bước chuyển sang giai đoạn mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa , mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. Đề tài, chủ đề đa dạng; thủ pháp nghệ thuật phong phú; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy.
Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp,đờithường . Bên cạnh đó, còn nảy sinh một vài xu hướng tiêu cực, những lúng túng, bất cập, những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh.
 III. Kết luận( ghi nhớ SGK).
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG - ĐẠO LÝ
I.Ôn khái niệm: NLXH và nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
1.NLXH
2.Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
II.Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
1.Tìm hiểu đề:
a.Khảo sát ví dụ:
Đề: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
“Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn”
 (Một khúc ca)
* Vấn đề NL: lối sống đẹp của con người.
-Sống đẹp: sống tích cực, có lí tưởng, có tâm hồn, có trí tuệ
-Để sống đẹp, cần:
+Lí tưởng đúng đắn
+Tâm hồn lành mạnh
+Trí tuệ sáng suốt
+Hành động hướng thiện
* Thao tác lập luận
+Giải thích (sống đẹp là gì?)
+Phân tích (các khía cạnh sống đẹp)
+Chứng minh (nêu tấm gương người tốt)
+Bình luận (bàn về cách sống đẹp; phê phán lối sống ích kỉ)
-Dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu thực tế.
b.Các bước tìm hiểu đề:
- Xác định vấn đề cần nghị luận: tư tưởng, đạo lí được nêu.
- Tìm luận điểm, luận cứ cho vấn đề cần nghị luận.
- Dự kiến thao tác lập luận cho bài văn
2.Lập dàn ý:
 a.Ví dụ:
Từ các ý tìm được trong phần (1.a), hãy lập dàn ý cho đề bài trên.
* Dàn ý tham khảo:
- Mở bài:
+Giới thiệu quan niệm sống đẹp
+Trích dẫn nguyên văn câu thơ Tố Hữu
- Thân bài:
+ Giải thích : sống đẹp
+ Phân tích:các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp (lí tưởng, tâm hồn, trí tuệ, hành động), có dẫn chứng minh hoạ.
+ Phê phán lối sống cá nhân, thiếu ý chí, nghị lực.
+ Xác định phương hướng, biện pháp phấn đấu để có lối sống đẹp
- Kết bài:
+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người.
+ Thế hệ trẻ cần phấn đấu rèn luyện, nâng cao nhân cách.
b.Dàn bài chung:
Thường gồm 3 phần
- Mở bài: giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn.
- Thân bài:
+ Giải thích tư tưởng đạo lí đó
+ Phân tích mặt đúng, bác bỏ mặt sai
+ Phương hướng phấn đấu
- Kết bài:
+ Ý ngh ...  ViÖt Nam tuy kh«ng ®å sé nh­ng vÉn cã nÐt riªng mµ tinh thÇn c¬ b¶n lµ: "thiÕt thùc, linh ho¹t, dung hßa". TiÕp cËn vÊn ®Ò b¶n s¾c v¨n hãa ViÖt Nam ph¶i cã mét con ®­êng riªng, kh«ng thÓ ¸p dông nh÷ng m« h×nh cøng nh¾c hay lao vµo chøng minh cho ®­îc c¸i k«ng thua kÐm cña d©n téc m×nh so víi d©n téc kh¸c trªn mét sè ®iÓm cô thÓ.
Bµi viÕt thÓ hiÖn rõ tÝnh kh¸ch quan, khoa häc vµ tÝnh trÝ tuÖ.
PHÁT BIỂU TỰ DO
1.HS lấy ví dụ
2. Nhu cÇu ®­îc (hay ph¶i) ph¸t biÓu tù do.
- Trong qu¸ tr×nh sèng, häc tËp vµ lµm viÖc, con ng­êi cã rÊt nhiÒu ®iÒu say mª (hay buéc ph¶i t×m hiÓu). Tri thøc th× v« cïng mµ hiÓu biÕt cña mçi ng­êi cã h¹n nªn chia sÎ vµ ®­îc chia sÎ lµ ®iÒu vÉn th­êng gÆp.
-"Con ng­êi lµ tæng hßa c¸c mèi quan hÖ x· héi". V× vËy, ph¸t biÓu tù do lµ mét nhu cÇu (muèn ng­êi kh¸c nghe m×nh nãi) ®ång thêi lµ mét yªu cÇu (ng­êi kh¸c muèn ®­îc nghe m×nh nãi). Qua ph¸t biÓu tù do, con ng­êi sÏ hiÓu ng­êi, hiÓu m×nh vµ hiÓu ®êi h¬n.
3. C¸ch ph¸t biÓu tù do (ghi nhớ 2)
PhÇn luyÖn tËp trong SGK
+ TiÕp tôc s­u tÇm nh÷ng lêi ph¸t biÓu tù do ®Æc s¾c (Bµi tËp 1).
+ Ghi l¹i lêi ph¸t biÓu tù do vÒ mét cuèn s¸ch ®ang ®­îc giíi trÎ quan t©m, yªu thÝch vµ ph©n tÝch:
- §ã ®· thËt sù lµ ph¸t biÓu tù do hay vÉn lµ ph¸t biÓu theo chñ ®Ò ®Þnh s½n?
- So víi nh÷ng yªu cÇu ®Æt ra cho nh÷ng ý kiÕn ph¸t biÓu tù do th× lêi ph¸t biÓu cña b¶n th©n cã nh÷ng ­u ®iÓm vµ h¹n chÕ g×?
L­u ý: cÇn b¸n s¸t kh¸i niÖm, nh÷ng yªu cÇu vµ c¸ch ph¸t biÓu tù do ®Ó ph©n tÝch.
Thùc hµnh ph¸t biÓu tù do
Cã thÓ chän mét trong c¸c ®Ò tµi sau:
+ Dßng nh¹c nµo ®ang ®­îc giíi trÎ ­a thÝch?
+ Quan niÖm thÕ nµo vÒ "v¨n hãa game"?
+ T×nh yªu tuæi häc ®­êng- nªn hay kh«ng nªn?
+ Ch­¬ng tr×nh truyÒn h×nh mµ b¹n yªu thÝch?
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
I. Văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính. (SGK)
II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính
1. Tính khuôn mẫu: 
Có kết cấu văn bản thống nhất gồm 3 phần: Phần đầu, phần chính và phần cuối
2. Tính minh xác:Bảo đảm tính minh xác, từ đơn nghĩa, câu có 1 ý, không dùng phép tu từ, lối biểu đạt hàm ý.
3. Tính công vụ: Là tính chất công việc chung của cộng đồng hay tập thể, một số từ ngữ biểu cảm dùng theo tính ước lệ: kính chuyển, kính mong ngôn ngữ khách quan, trung hòa về sắc thái biểu cảm
III. Ghi nhớ
IV. Luyện tập:
1.Giấy khai sinh, đơn xin phép, giấy chứng nhận tốt nghiệp
2.Gồm 3 phần
Dùng từ hành chính
-Ngắt dòng, ý đánh số rõ ràng
3. Khi ghi biên bản cần lưu ý:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản
- Địa điểm, thời gian họp.
- Thành phần cuộc họp
-Nội dung: Người điều khiển, người phát biểu, nội dung thảo luận, kết luận
- Chủ tọa, thư kí kí tên
VĂN BẢN TỔNG KẾT
1. Văn bản tổng kết:
-Sau một công việc, người ta thường nhìn nhận, đánh giá về công việc ấy. Ghi lại quá trình thực hiện, kết quả và những bài học king nghiệm của công việc ấy gọi là văn bản tổng kết.
-Có hai loại văn bản tổng kết:
+ Tổng kết một hoạt động thực tiễn.
+ Tổng kết tri thức (sau mỗi chương, mỗi phần)
2. Bố cục: Gồm ba phần:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
- Phần kết thúc
Tương ứng với từng loại văn bản tổng kết mà có các cách trình bày khác nhau:
+ Tổng kết một hoạt động thực tiễn thường có các nội dung: mục đích, yêu cầu, những hoạt động chính, bài học kinh nghiệm
+ Tổng kết tri thức: Lần lượt trình bày khái quát các tri thức và thành tựu nghiên cứu đã đạt được.
GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC
I. Giá trị văn học:
1. Giá trị nhận thức.
*Cơ sở.
- Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải hiện thực đời sống rồi chuyển hoá nó vào trong tác phẩm văn chương. Bạn đọc đến với tác phẩm sẽ đáp ứng nhu cầu nhận thức.
- Mỗi người đều sống trong những giới hạn về không gian và thời gian do đó những hiểu biết về cuộc sống là rất hạn chế, nhưng nhờ có tác phẩm văn học mà con người có thể vượt qua những giới hạn trên để có những hiểu biết sâu rộng hơn về cuộc sống.
* Nội dung.
- Quá trình nhận thức cuộc sống của văn học: nhận thức nhiều mặt cuộc sống với thời gian, không gian khác nhau (quá khứ, hiện tại, tương lai, các vùng đất, các dân tộc, phong tục tập quán).
- Quá trình tự nhận thức của văn học: người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung (mục đích tồn tại, tư tưởng, khát vọng, sức mạnh của con người) từ đó mà hiểu chính bản thân mình.
2. Giá trị giáo dục.
*Cơ sở:
- Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát cuộc sống tốt lành, chan hoà tình yêu thương.
- Nhà văn luôn bộc lộ tư tưởng – tình cảm, nhận xét, đánh giá của mình trong tác phẩm. Điều đó tác động lớn và có khã năng giáo dục người đọc.
- Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giáo dục. Giá trị giáo dục làm sấu sắc giá trị nhận thức.
* Nội dung:
- Văn học đem đến cho con người những bài học quí giá về lẽ sống. Ví dụ ().
- Văn học hình thành trong con người một lý tưởng tiến bộ, giúp họ có thái độ và quan điểm đúng đánh về cuộc sống. ().
- Văn học giúp đở cho nhân cách con người phát triển, giúp cho họ biết phân biệt phải – trái, tốt - xấu, đúng – sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sống của cá nhân mình vói cuộc sống của mọi người. Ví dụ ().
+ Đặc trưng giáo dục của văn học là từ con đường cảm xúc tới nhận thức, tự giáo dục ( khác với pháp luật, đạo đức,). Văn học cảm hoá con người bằng hình tượng, bằng cái thật,cái đúng ,cái đẹp nên nó giáo dục bằng cái tự giác, thấm sâu, lâu bền. Văn học không chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người mà còn hướng con người tới những hoàn thiện cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời tốt đẹp hơn. Ví dụ ().
3. Giá trị thẩm mĩ.
*Cơ sở:
- Con người luôn có nhu cầu cảm thụ, thưởng thức cái đẹp.
- Thế giới hiện thực đã có sẵn vẻ đẹp nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết và cảm thụ. Nhà văn, bằng năng lực của mình đã đưa cái đẹp vào tác phẩm một cách nghệ thuật, giúp người đọc vừa cảm nhận được cái đẹp cuộc đời, vừa cảm nhận được cái đẹp của chính tác phgẩm.
- Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể đem đến cho con người rung động trước cái đẹp.
*Nội dung: 
- Văn học đem đến cho con người vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời (thiên nhiên, đất nước, con người, lịch sử )
- Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người ( ngoài hình, nội tâm, tư tưởng-tình cảm, những hành động,. lời nói
- Văn học có thể phát hiện ra vẻ đẹp của những sự vật rất nhỏ bé, bình thường và cái đẹp đồ sộ, kì vĩ.
- Hình thức đẹp của tác phẩm (kết cấu, ngôn ngữ, ) cũng chính là nội dung quan trọng của giá trị thẩm mĩ. 4. Mối quan hệ giữa các giá trị văn học
- Ba giá trị có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cùng tác động đến người đọc (Khái niệm chân - thiệm – mĩ)
- Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc hơn giá trị nhận thức. Giá trị thẩm mĩ khiến cho giá trị nhận thức và giá trị giáo dục được phát huy. Không có nhận thức đúng đắn thì văn học không thể giáo dục con người, vì nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động. Tuy nhiên giá trị nhận thức và giá trị giáo dục chỉ có thể phát huy một cách tích cực, có hiệu quả cao nhất khi gắn với giá trị thẩm mĩ
- Giá trị tạo nên đặc trưng của văn học.
II. Tiếp nhận văn học.
1. Tiếp nhận trong đời sống văn học.
- Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hoà mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng nên bằng ngôn từ, lắng tai nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hoá và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa từng câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng nhân vật,  làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút.
- Tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.
- Tiếp nhận rộng hơn đọc vì tiếp nhận có thể bằng truyền miệng hoặc bằng kênh thính giác.
2. Tính chất tiếp nhận văn học.
- Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp, vì vậy gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều khó. điều này thể hiện ở hai điều cơ bản sau:
+ Tính chất cá thể hoá, tính chất chủ động, tích cực của người tiếp nhận. các yếu tố thuộc về cá nhân có vai trò quan trọng: năng lực, thị hiếu, sở thích, lứa tuổi, trình độ, học vấn, kinh nghiệm sống,  tính khuynh hướng trong tư tưởng , tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ làm cho sự tiếp nhận mang đậm yếu tố cá nhân. Chính sự chủ động tiếp nhận của người đọc sẽ làm tăng thêm sức sống cho tác phẩm.
+ Tính đa dạng, không thống nhất: cảm thụ, đánh giá của công chúng về một tác phẩm rất khác nhau, thậm chí cùng một người ở nhiều thời điểm có nhiều sự khác nhau trong cảm thụ, đánh giá. Nguyên nhân ở cả tác phẩm và người tiếp nhận.
3. Các cấp độ tiếp nhận văn học.
*Có ba cấp độ tiếp nhận văn học
Cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm. đây là cách tiếp nhận đơn giản nhưng khá phổ biến.
Cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy đợơc nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức để thấy được cả giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 
*Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần:
Nâng cao trình độ
Tích luỹ kinh nghiệm
Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn
Tiếp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng
Không nên suy diễn tùy tiện.
ĐỀ THI TỐT NGIHỆP THPT NĂM 2008
I. PHẦN CHUNG CHO THÍ SINH CẢ HAI BAN: (5đ)
Câu 1 (2đ)
 Lòng nhân hậu của nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Số phận con người (Ngữ văn 12 sách giáo khoa thí điểm) của M.Sộ-lô-khốp?
Câu 2 (3đ)
Anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
“ Không thể bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”
 ( Hồn Trương Ba, da hàng thịt- Lưu Quang Vũ)
II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH TỪNG BAN (5đ)
A. Thí sinh Ban KHTN chọn câu 3a hoặc 3b
Câu 3a(5đ)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:
 Con sóng dưới lòng sâu.
 Con sóng trên mặt nước,
 Ôi con song nhớ bờ,
 Ngày đêm không ngủ được,
Lòng em nhớ đến anh,
Cả trong mơ còn thức.
 Dẫu xuôi về phương bắc,
 Dẫu ngược về phương nam
 Nơi nào em, cũng nghĩ,
 Hướng về anh một phương.
 (Theo Ngữ văn 12- tập một, sách giáo khoa thí điểm Ban KHTN, bộ 2, tr.113-114, NXB Giáo dục- 2005)
Câu 3b.(5đ)
Anh/chị hãy phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
B. Thí sinh Ban KHXH-NV chọn câu 4a hoặc 4b
Câu 4a(5đ)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
 Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
 Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương
 Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
 Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
 Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
 (Theo Ngữ văn 12- tập một, sách giáo khoa thí điểm
 Ban KHXHvà NH, bộ1,tr.204,NXBGiáo dục-2005)
Câu 4b(5đ)
Anh/chị hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong on thi tot nghiep 12 moi.doc