Giáo án Ngữ văn 12 bài 17: Vợ nhặt

Giáo án Ngữ văn 12 bài 17: Vợ nhặt

Bài :17 VỢ NHẶT

Môn : Văn Lớp : 12 Tiết PPCT : 29 + 30 Ngày soạn :

 A – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :

- Giúp học sinh thấy thảm kịch mà nhân dân ta đã phải chịu đựng đồng thời thấy được rằng chỉ có lòng nhân ái và sức mạnh đấu tranh của nhân dân mới có thể giúp những người khốn khổ vượt qua tai hoạ ghê gớm ấy.

- Nghệ thuật viết truyện : Tình huống bất ngờ,giọng kể hóm hỉnh,ngôn ngữ mộc mạc gần với đời thường mà có sức lôi cuốn,gợi cảm.

 Chuẩn bị : Giáo án,sách giáo khoa,sách giáo viên,bài soạn của học sinh.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 bài 17: Vợ nhặt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Bài :17	VỢ NHẶT
Môn : Văn Lớp : 12 Tiết PPCT : 29 + 30 Ngày soạn : 
 A – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : 
Giúp học sinh thấy thảm kịch mà nhân dân ta đã phải chịu đựng đồng thời thấy được rằng chỉ có lòng nhân ái và sức mạnh đấu tranh của nhân dân mới có thể giúp những người khốn khổ vượt qua tai hoạ ghê gớm ấy.
Nghệ thuật viết truyện : Tình huống bất ngờ,giọng kể hóm hỉnh,ngôn ngữ mộc mạc gần với đời thường mà có sức lôi cuốn,gợi cảm.
˜ Chuẩn bị : Giáo án,sách giáo khoa,sách giáo viên,bài soạn của học sinh.
B – LÊN LỚP :
Thời gian
Hoạt động của
Thầy và trò
Nội dung
Ghi chú bổ sung
1- Ổn định lớp.
2- Kiểm tra bài củ,nhận xét cho điểm.
3- Dạy bài mới.
+ Gọi học sinh giới thiệu về tác giả và tác phẩm.
+Quang cảnh anh Tràng đưa vợ về được tác giả miêu tả như thế nào ? Thái độ của mọi người ra sao ? Em nghĩ sao về tình huống đó ?
+Hoc sinh phát hiện,thảo luận trả lời. Giáo viên hiệ chỉnh nếu cần .
+Em nghĩ sao về chuyện anh Tràng có vợ ? Có thật là duyên số như lời Tràng nói không ?
+Hoc sinh phát hiện,thảo luận trả lời. Giáo viên hiệ chỉnh nếu cần .
+Em nghĩ sao về cô gái không tên,vợ Tràng ? +Hoc sinh phát hiện,thảo luận trả lời. Giáo viên hiệ chỉnh nếu cần .
+Phân tích tâm trạng của bà cụ Tứ . Em nghĩ sao về bà mẹ nghèo này ?
+Hoc sinh phát hiện phân tích,thảo luận trả lời.
+Phân tích giá trị nhân đạo (nếu có thể thì phân tích giá trị nhân văn luôn ) của tác phẩm . Em nghĩ sao về phần kết của tác phẩm .
+ Phân tích nghệ thuật kể chuyện độc đáo của tác giả. ( Tình huống,giọng vă,ngôn ngữ.)
+Cảm nhận chung về tác phẩm .
I – ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ,TÁC PHẨM :
 Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài,sinh 01 – 01 - 192,quê ở Bắc Ninh. Ông viết truyện từ năm 1941,tác phẩm của ông phản ánh không khí tiêu điều của nông thôn Việt Nam,cuộc sống lam lủ vất vã của người nông dân,tái hiện những sinh hoạt văn hoá phong phú ở thôn quê ( đánh vật,chọi gà,thả chim).
 Sau cách mạng ông tiếp tục làm báo,viết văn. Ông chuyên viết truyện ngắn và vẫn viết về cuộc sống con người nông thôn bằng tình cảm của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.
 Tiền thân của Vợ Nhặt là truyện dài “Xóm ngụ cư” viết ngay khi cách mạng thành công nhưng bị mất bản thảo. Năm 1954,khi hòa bình lập lại,tác giả dựa vào cốt truyện cũ viết lại.
II – PHÂN TÍCH :
1 – Quang cảnh anh Cu Tràng đưa vợ về gặp mẹ:
+ Khung cảnh ảm đạm,đói khát,chết chóc bao trùm khắp cái xóm ngụ cư. Cái chết được nhìn thấy,nghe thấy,ngửi thấy
+ Cái xóm ngụ cư ấy bổng xôn xao lên khi Cu Tràng đưa vợ về. Những đứa trẻ gào lên,người trong xóm đứng cả trong ngưởng cửa nhìn ra bàn tán xôn xao,có người chọc ghẹo,có người thở dài lo lắngMột cái gì khác lạ,tươi mát thổi vào cái xóm ngụ cư đói khát dù là trong khoảnh khắc.
 * Mở đâu câu chuyện là khung cảnh đói khát,chết chóc thật ảm đạm. Đó chính là hình ảnh làng quê Việt Nam những năm trước cách mạng. Cái việc anh Cu Tràng dắt vợ về làm cho mọi người ngạc nhiên,viu buồn lẫn lộn. Đó quả là một sự éo le bởi lẽ hôn sự vốn là chuyện vui,hơn nữa một người xấu xí,nghèo khổ như Tràng mà cũng có được vợ thì cũng là đáng mừng. Nhưng lo là không biết có nuôi nổi nhau qua cái thời buổi này không vả lai nếu không gặp buổi khốn khó như vậy thì liệu có ai chấp nhận lấy Tràng khôngDẫu ssao thì việc ấy cũng đem lại cho cái xóm ngụ cư một chút sinh khí dù là trong khoảnh khắc,đó là cái khoảnh khắc thật đáng quí ví nó cho ta thấy rằng trong hoàn cảnh tăm tối nhất,sự sống vẫn tồn tại như một thách thức với hoàn cảnh.
2 – Chuyện duyên nợ của Tràng :
+ Xét từ phía anh Tràng : Ngoại hình xấu xí,thô kệch,vụng về. Hoàn cảnh gia đình nghèo khổ,,túng thiếu. Không ai tin là Tràng có thể lấy được vợ ( xóm giềng từ người lớn đến trẻ con ,bà cụ tứ cũng không tin thậm chí cả Tràng cũng không ngờ ). Anh chỉ tầm phơ,tầm phào có hai bận ( thật ra là có một bận thôi,bận sau là dẫn về luôn rồi ) . Cái nghèo chính là duyên cớ khiến họ gặp nhau .Tất cả bắt đầu từ sự bông đùa rồi mắc nợ ( đẩy xe tiếp ),rồi không nở từ chối khi cô nàng quyết định theo vềTràng cảm thấy chỉ còn lại tình cảm giữa mình và người đàn bà đi bên cạnh. Đó là sự cảm thông.là tình người.
+ Xét từ phía cô gái không tên : Đẩy xe tiếp,ăn bốn dĩa bánh đúc ngon lànhMột sự liều lĩnh bất chấp thông lệ đáng thương. Hành trình về nhà chồng thật là buồn,thị lẳng lặng mà đi,rồi những tiếng thở dài ( thị có cười hai lần ). Tất cả cũng bắt đầu từ cái nghèo.
Người ta giàu,người ta nghênh hôn giá thú.
Hai đứa mình nghèo dụ dổ nhau đi.
+ Bà cụ Tứ : Ngỡ ngàng không thể ngờ con mình lại có vợ. Rồi bà nhận ra mọi việc và bà xót xa,xót xa cho con,xót xa cho trách nhiệm làm mẹ của mình,xót xa cho đời con gái của đứa con dâu tội nghiệp,lo lắng cho những ngày sắp tớiBà tìm lời lẽ an ủi động viên,bà vẽ ra một tương lai phía trước,bà cố giấu đi những giọt nước mắt,bà cố cười trong bửa cơm thảm hạiTất cả là vì con.
+Tương lai cũng đã gần kề :Lời báo tin của cô con dâu,tâm trạng anh Tràng,hình ảnh lá cờ và từng đoàn người đói lủ lượt kéo nhau trên đê
 * Quả đúng là duyên kiếp, “chẳng qua nó cũng là cái số cả”.Cái chi tiết Tràng nhặt vợ thật độc đáo có một không hai.Có lẽ duyên số của hai người chính là cái nghèo,cùng nghèo.Tràng nghèo khổ,xấu xí,vợ Tràng cũng nghèo lại cũng chẳng xinh xắn gì. Họ đến với nhau thật là cảm động và không kém phần lãng mạn. Có lẽ đó cũng là cách để nương tựa vào nhau mà sống qua cái buổi khốn khó. Chi tiết này làm toát lên giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc của tác phẩm. Tình người vẫn ngời sáng. Dù sao họ vẫn có quyền yêu và được yêu.
 Người phụ nữ nghèo,liều lỉnh,táo bạo vì cuộc sống mà nhắm mắt đưa chân theo Tràng. Hành trình về nhà chồng của cô gái thật đáng thương. 
Bà cụ Tứ là một người mẹ nghèo hết lòng lo lắng cho con.
 Trong căn nhà nhỏ của Tràng đã có nhiều thay đổi. Sự đảm đang chu đáo của hai người phụ nhử đã khơi dậy một niềm hy vọng xa xôi. Lời nói của cô gái với mẹ chồng trong sáng ngày đầu tiên là báo tin Việt Minh phá kho thóc của Nhật chia cho người đói. Tràng trở nên vui vẻ,trong tâm trí Tràng đã thấp thoáng hình ảnh của tương lai. 
3 – Nghệ thuật viết truyên độc đáo của tác giả :
Tình huống bất ngờ :Nhặt vợ,thủ pháp tương phản.
Giọng kể hóm hỉnh,trữ tình.( tần số của tiếng cười là rất cao )
Ngôn ngữ chân thật,gần gủi với đời thường mà sâu sắc gợi cảm,lôi cuốn.( có đọan bình của tác giả ) 
 * Có thể nói “Vợ nhặt ”là một tác phẩm trữ tình độc đáo. Tác giả đã dựng nên một tình huống truyện bất ngờ,độc đáo. Thủ pháp tương phản đuợc sử dụng rất hiệu quả.Ngôn ngữ miêu tả chân thực sinh động,giọng văn hóm hỉnh mà sâu sắc,gần gủi với đời thường mà lôi cuốn hấp dẫn lạ kỳ.
III – TỔNG KẾT :
Truyện đã phản ánh hiện thực ảm đạm của làng quê Việt Nam những năm trước cách mạng,nan đói khủng khiếp và số phận con người thật đáng thương.Tác phẩm đã thể hiện tinh thần nhân đạo,nhân văn sâu sắc. Trong hòan cảnh khó khăn,tình người vẫn ngời sáng,con người vẫn luôn khát khao vươn tới hạnh phúc,vẫn hy vọng vào một tương lai tốt đẹp. Đẹp làm sao khi những con người đói rách tả tơi vẫn nương tựa vào nhau,cùng nhau nhen lên ngonï lửa hy vọng. Trên cái nền của sự đói rách và chết chóc,tình người,tình yêu vẫn tồn tại và vân đâm chồi nảy lá như một sự thách thức với hoàn cảnh. Nhà văn đã trân trọng cảm thông,thấyđược phần tốt đẹp ở những con người đói khổ,thấy được sức mạnh tiềm tàng nơi họ và chỉ ra cho họ con đường tự giải thoát .
* Dặn dò : - Đọc lại truyện và phát hiện thêm những chi tiết bổ sung cho các ý của bài.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo :Tiếng hát con tàu.
 Người soạn:
 NGUYỄN PHÚC HẬU

Tài liệu đính kèm:

  • docvo nhat.doc