Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 87: Đọc văn Chiều tối (trích Nhật kí trong tù) - Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 87: Đọc văn Chiều tối (trích Nhật kí trong tù) - Hồ Chí Minh

Tiết 87, Đọc văn 11D2

 CHIỀU TỐI

 (Trích Nhật kí trong tù)

 - Hồ Chí Minh -

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng

 Giúp học sinh:

- Tìm thấy tâm hồn Hồ Chí Minh trong bất kì hình ảnh nào cũng luôn hướng về sự sống, ánh sáng và hạnh phúc con người, vẻ dệp cổ điểm và tinh thần thể hiện đại trong bài thơ.

- Nghệ thuật diễn tả sự vận động thời gian và sự vận động tư tưởng của tác giả.

2. Tư tưởng - tình cảm: Từ đó bồi dưỡng tình cảm kính yêu đối với Bác và ý thức yêu quí cuộc sống mới, tự hoàn thiện nhân cách của bản thân mình để noi gương Bác.

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 87: Đọc văn Chiều tối (trích Nhật kí trong tù) - Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/02/2008
 Ngày dạy: 28/02/2008
Tiết 87, Đọc văn	11D2
	Chiều tối
	 (Trích Nhật kí trong tù)
	- Hồ Chí Minh -
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng
	Giúp học sinh:
- Tìm thấy tâm hồn Hồ Chí Minh trong bất kì hình ảnh nào cũng luôn hướng về sự sống, ánh sáng và hạnh phúc con người, vẻ dệp cổ điểm và tinh thần thể hiện đại trong bài thơ.
- Nghệ thuật diễn tả sự vận động thời gian và sự vận động tư tưởng của tác giả. 
2. Tư tưởng - tình cảm: Từ đó bồi dưỡng tình cảm kính yêu đối với Bác và ý thức yêu quí cuộc sống mới, tự hoàn thiện nhân cách của bản thân mình để noi gương Bác.
II. Cách thức tiến hành
	Đọc, thảo luận, trả lời câu hỏi
III. Phương tiện dạy học
- Giáo viên: SGK + SGV + TLTK + Thiết kế bài dạy
 	- Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo hướng dẫn SGK, giáo viên.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ : không 
II. bài mới
* Lời vài bài (1’)
Một người yêu đời say mê cuộc sống bao giờ cũng nhạy cảm với thời gian. Đối với Hồ Chí Minh thời gian là nhịp điệu của vũ trụ, nhịp sống của con người. Thời gian là sự vận động phát triển của cuộc sống.
Hoạt động của GV và hS
Yêu cầu cần đạt
? Em hãy tóm tắt hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Bài thơ không trực tiếp nói đến nỗi khổ dọc đường mà là một bài thơ tức cảnh, là bức tranh về thiên nhiên, về cảnh sinh hoạt con người được vẽ bằng bút pháp chấm phá.
? So sánh với nguyên tác em thấy lời thơ dịch có chỗ nào chưa sát?
? Ta có thể tìm hiểu bài thơ với bố cục như thế nào? Vì sao?
? Hai câu đầu cho ta biết những gì? (Tả những gì?)
? Thời gian được Bác thể hiện bằng tín hiệu nghệ thuật nào? Nhận xét về tín hiệu nghệ thuật này?
? Đặt bài thơ này trong hoàn cảnh ra đời câu thơ này còn cho ta biết thêm điều gì?
? Nếu câu đầu mô tả cảnh ở tầm thấp thì câu 2 có ý gì khác?
? Bác thể hiện sự cảm nhận ấy qua hình ảnh nào?
? Theo em hình ảnh mây trong bài thơ này có sắc thái nghĩa như thế nào?
? Từ cách hiểu về chòm mây như vậy, ta có thể hiểu thêm về câu thứ nhất như thế nào?
? Có ý kiến cho rằng: Hình ảnh cánh chim chiều và chòm mây trôi trên trời kia là cánh “ chim mỏi mệt” và “Chòm mây uể oải” cho mặt trời là hình ảnh thể hiện tâm trạng Hồ Chí Minh đang trong trạng thái mệt mỏi, buồn sầu trên con đường chuyển lao gian khổ.
ý kiến này, theo em có hợp lý không?
? Có ý kiến cho rằng: Đến 2 câu 3 và 4 thì bài thơ đã có bước chuyển ý. Vậy đó là sự chuyển ý như thế nào?
? Nếu xét câu 3 và cấu trúc từ ngữ thì có gì đáng chú ý?
? Em hiểu Bác chuyển bút pháp để tả hình ảnh con người - hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô và hình ảnh này ở vị trí trung tâm của bức tranh.
? Về hình thức của 2 câu cuối, ta còn nhận thấy điều gì nữa? Nó có tác dụng gì?
? ở câu 4 ta đặc biệt chú ý từ nào?
? Nghĩa là mạch thơ chuyển từ buồn sang vui. em có thể lý giải điều này như thế nào? (Hãy chú ý đặt bài thơ vào hình ảnh thực của nó)
? Nhìn toàn thể bài thơ, em thấy ngoài sự vận độngcủa thời gian, còn có sự vận động nào trong thế giới tinh thần của bác?
? Về nội dung và nghệ thuật, bài thơ có gì đặc sắc?
? Bài thơ có vẻ đẹp như thế nào?
I. Tìm hiểu chung (7’)
1. Hoàn cảnh sáng tác (3’)
- Bác bị bắt ở Túc vinh rồi lại được đem đến giam ở nhà giam Tĩnh Tây. Sau 42 ngày bị hành hạ ở đây, Bác lại bị giải đến nhà lao thiên bảo. Trên chặng đường từ TĩnhTây đến Thiên Bảo, Bác làm một chùm 5 bài thơ: Đi đường; đêm ngủ ở Long Tuyền; đến Thiên Bảo...Bài “ chiều tối” là bài thứ 3 trong chùm thơ ấy.
2. Đọc và đối chiếu lời thơ dịch (4’)
* Với nguyên tác: Có 3 điểm:
+ Không dịch được chữ “Cô” ị làm nhạt mất ch út ít sắc màu đồng thi của bài thơ.
+ Không dịch được 2 chữ láy âm “ mạn mạn”ị vốn có ý nghĩa là trôi chầm chậm.
+ Trong nguyên tác, Bác không cần dùng từ chỉ tới nghĩa trời tối. Người định thêm vào chữ tối không phải là sai nhưng làm ý thơ bộ lộ sớm qúa.
II. Đọc - hiểu
- Với bố cục 2 phần: 2 câu đầu: Tả cảnh thiên nhiên
+ 2 câu cuối: Cảnh sinh hoạt của con người.
1. Hai câu đầu (13’)
- Tả cảnh thiên nhiên vào lúc chiều tối. Không gian là cảnh núi rừng trên con đường chuyển lao. (Núi cao, rừng thẳm, đường chắc quanh co, gập ghềnh)
- Đó là hình ảnh chim chiều bay về rừng...
+ Đây là hình ảnh thường gặp trong thế giới nghệ thuật cổ điển phương Đông (trong thơ ca và hội hoạ truyền thống của phương Đông. Trong thế giới thẩm mỹ cỏ điển, cánh chim bay về rừng đã ít nhiều có ý nghĩa tượng trưng, là hỉnh ảnh ước lệ diễn tả cảnh chiều)
+ Ca dao: Chim bay về núi.....
+ Chuyện Kiệu: Chim hôm thoi thóp....
+ Bà huyện Thanh Quan: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi..
ị Dường như thiếu vài nét vẽ cánh chim xa xa, bức tranh chưa rõ là cảnh chiều.
Còn Huy Cận có cái nhìn cũng rất thi sĩ: Chim nghiêng cánh.......chiều sa.
-> Vậy, là Bác đã dùng một hình ảnh không gian để biểu thị ý nghĩa thời gian. (ngay từ câu này phong vị cổ điển của bài thơ đã khá rõ.)
- Nó cho ta biết Bác đang bị giải đi trên con đường chuyển lao khi trời đã vào lúc hoàng hôn mà chưa được nghỉ chân.
- Câu 2 là cảnh được Bác đón nhận như người nhìn lên cao. Bác cảm nghe cái không gian bao la yên tĩnh của cảnh chiều muộn nơi núi rừng.
- Hình ảnh chòm mây một mình đang chầm chậm trôi ngang qua bầu trời.
- Hình ảnh chòm mây này gợi nên cái rộng mênh mông và thoáng đãng của bầu trời. (Hình ảnh chòm mây trắng trên bầu trời cao rộng vốn là một mô típ nghệ thuật quen thuộc trong thơ xưa và thường ít nhiều có ý nghĩa biểu tượng riêng? Nó gợi lên cái cô độc thanh cao, cái đạo sóng phiêu du thoát tục đã từng hấp dẫn các nhà nho xưa....)
- Có lẽ không phải là chòm mây rong thơ của người xưa thường mang ý vị triết học vô hình, cũng không mang nỗi khắc khoải mơ hồ của con người trước cõi hư không như trong thơ của Thôi Hiệu trong bài thơ “ Hoàng Hạc Lâu”.
-> Chòm mây trong bài thơ này của Bác có lẽ gần với ý nghĩa chòm mây trong bài thơ của Lí bạch: “ Bầy chim cao bay hết. Chòm mây một mình trôi”.( Chúng điển cao phi tận. Cô vân độc khứ nhàn)
Nhưng có điểm cần chú ý là: ở câu thơ của Bác, ta không thấy xuất hiện chữ “ Nhàn”. Vậy chòm mây trong bài này có ý nghĩa gợi cảm song đó là sức gợi về cái cao rộng, trong trẻo về một buổi chiều thu nơi miền sơn dã.
- Hình ảnh cánh chim chiều không phải được Bác vẽ với cái nhìn thưởng thức của một nghệ sĩ mà có lẽ nhiều hơn là với đôi mắt lưu luyến, trìu mến của một tấm lòng yêu thương, cảm thông đối với một biểu hiện của sự sống.
Bổ sung: Ta thấy là Bác viết nên cánh chim đang “Bay mỏi” chứ không phải bay như thường thấy. Cánh chim ấy đang bay về rừng tìm chốn ngủ sau một ngày kiếm ăn cần mẫn. Đường bay ấy có mục tiêu cụ thể chứ không phải để rồi mất hút như trong thơ của Liễu Tôn Nguyên đời nhà Đường:
Thiên sơn điểu phi tuyệt
Vạn kính nhân tông diệt
(Nghìn non bóng chim bay đã tắt
Muôn nẻo, dấu chân người đã
Muôn nẻo, dấu chân người đã mất)
Cánh chi này không “Cao phi tân” hay “Phi tuyệt” mà là về rừng ngủ để ngày mai lại tiếp nhịp sống tuần tự của đời chim.
- Nếu để ý kĩ hơn, ta sẽ thấy ở câu thơ 7 tiếng này có tới 4 động từ diễn tả hoạt động, trạng thái sinh hoạt của cánh chim chiều: Quyện, qui, tầm, trúc
ị Bởi thế, hình ảnh chim chiều không chỉ có ý nghĩa thông tin về thời gian trong một ngày, không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là một nét vẽ nghệ thuật cổ điển mà còn hàm trong nó ý nghĩa cảm thương của một người nghệ sĩ Cách mạng đồng thời là người nghệ sĩ. Người đưa nét vẽ ấy trước hết là một con người và là một nghệ sĩ lớn.
- Có thể có một phần ý nghĩa như vậy, nếu chỉ căn cứ vào 14 tiếng ở 2 câu vừa phân tích. Bởi ta hiểu Bác đi con đường này từ sáng sớm nay trời sắp tắt mà chưa được nghỉ. Mỗi bước Bác đi là một xa Tổ Quốc, xa đồng bào, chưa biết đến bao giờ mới được tự do... mà sắp tới lại là 1 xó nhà tù lạnh lẽo.
Cảnh ấy có thể làm Người buồn lắm chứ, (sự mệt mỏi thì là điều dĩ nhiên).
Sau ta hãy chú ý đến nhan đề bài thơ: Mộ.
+ “Mộ” nghĩa là lúc mặt trời sắp mất hoặc đang lặn, lúc những tia nắng cuối cùng vẫn đang sót lại trên bầu trời và ta có thể suy luận: Chòm mây có lẽ đang nhuốm nắng chiều và nổi rõ trên bầu trời cao rộng. Vậy không nên hiểu là chòm mây “uể oải”, nặng nề. Hơn nữa, lại là mây trắng. Mây trắng thường không có ý nghĩa gợi buồn. Nếu hiểu chòm mây kia gợi buồn thì e hơi gượngg ép, không phù hợp với phong cách sống vốn có của Bác.
-> Vậy thì qua những nét chấm phá của Bác ở 2 câu đầu, ta đặt chúng vào hoàn cảnh thực tại mà Bác đang phải chịu đựng và sắp phải chịu đựng như vừa nói thì hai câu thơ này còn thể hiện đầy khó khăn của mình để hướng về thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên với một tình thương cmả thông sâu sắc.
2. Hai câu cuối (15’)
- Đúng là có sự chuyển ý:
+ 2 Câu đầu: Cảnh ngày sắp hết.
+ 2 câu cuối: Cảnh trời đã tối hẳn.
- Hai câu đầu chủ yếu tả cảnh thiên nhiên (là mảng xa, nhạt màu hơn, có ý nghĩa làm phông nền để 2 câu cuối Bác tả cảnh sinh hoạt.)
(Mảng màu và đậm hơn) và là hình ảnh trung tâm của bức tranh này.
- Câu thơ 7 tiếng song chỉ có 4 từ - 1 câu trần thuật tối giản ị Là một thông báo chứ không mô tả và Bác dùng cả tiếng Quảng Tây (tiếng địa phương). Đây là điều mà phong cách của thơ cổ và thơ Đường rất kiêng kị.
Bổ sung: Vậy là từ câu 1+2 đến câu 3 và 4 không chỉ có sự chuyển ý mà còn có sự chuyển biến về bút pháp. Từ bứt pháp cổ điển của Đường thi chuyển sang bút pháp hiện thực, rất gần với văn xuôi hiện đại.
- Vì hình ảnh cô gái xay ngô tối hiện lên cùng bếp lửa hồng. (Bác viết là “Rực hồng”)
ị Vậy là đã có bước chuyển biến của thời gian. Cái hay của câu thơ là nói được sự vận động thời gian mà không cần dùng từ chỉ thời gian.
(Bác đã dùng hình ảnh của bếp lửa hồng để nóiđược cái tối của đất trời đã vào đêm. Người đọc tự hiểu thời gian vận động, trôi dần theo cánh chim và làn mây, theo những vòng quay tròn của cối xay ngô đang quay đều đều.)
- Có sự láy âm, vắt dòng từ câu 3 sang câu 4;
+ Sự láy âm vắt dòng này làm cho câu thơ có nhịp điệu tuần hoàn, gợi cho ta hình dung về cái vòng quay, quay mãi của cái cối ngô gợi lên cái nhịp nhàng, uyển chuyển của cô gái lao động xóm núi
+ Hai câu thơ đầy tính tạo hình, ta thấy có cả đường nét, hình khối, sáng tối hẳn hoi. Tất cả đều toát lên vẻ trẻ trung, khoả khoắn, sống động đẹp và đáng yêu.
Trong thơ vịnh cảnh chiều nổi tiếng xưa, ta thấy cũng thấp thoáng bóng người (Thơ bà Huyện thanh quan) song đó chỉ là những nét chấm phá ước lệ. Hình ảnh con người lẫn với cỏ cây, với ngàn mai gió cuốn, với dặm liễu xương sa...... nói con người mà cũng nói thiên nhiên đó thôi. Đằng sau cảnh chiều muộn với màn sương muộn sầu hoài cổ ấy là niềm cô đơn của người lữ thứ tha hương, là một tấc lòng nhớ cố quốc. Hoặc đó là hình ảnh ông Ngư mặc áo tơi, đội nón lá trong thơ của Liễu Tông Nguyên đời Đường.
“Cô thuyền xuy lạp ông
Độc điếu hàn giang tuyết”
ị Con người ấy một mình trên chiếc thuyền lẻ loi giữa nền “sông tuyết lạnh”. Vậy hình ảnh con người trong hai bài thơ ấy chỉ làm cho cảnh vật thêm hoang vắng, lạnh lẽo mà thôi. Còn hình ảnh người con gái xay ngô trong thơ Bác thì sinh động, gần gũi, trẻ trung, uyển chuyển và thật là một hình ảnh khẻo khoắn đáng yêu.
GV: Ta hiểu rằng: Từ chú tiều lom khom lẫn với cỏ cây dưới chân đèo ngang, từ một ngư ông lẻ loi ngồi câu trên sông tuyết đến hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô... có sự khác nhau của 2 phạm trù thẩm mĩ, 2 thế giới quyen của 2 thời đại.
- Đó là từ “Hồng” ở câu cuối kết bài. Nó góp phần tạo nên âm hưởng vang ngân của bài thơ, tạo ra sự bất ngờ cho bài thơ: Bếp lửa “Hồng” lên nghĩa là buổi chiều tàn, đêm đã xuống nhưng ta không có cảm giác âm u mà không gian nghệ thuật lại sáng lên, ấm áp và ở đó, con người là chủ thể.
- Ta vốn biết: Buồn vui, sống khổ của Bác không phải lúc nào cũng giải thích được bằng cảnh ngộ riêng của Người mà phải căn cứ vào cả bản chất con người Bác. Bác là con người luôn vui, buồn trước những cái buồn của mọi người xung quanh. Đi trên con đường chuyển lao, sau hàng giờ liền trên đường xa quanh co, heo hút giữa núi rừng ,nay vào lúc chiều muộn rồi vào đêm , gặp hình ảnh con người lao động , bác thấy vui lây,thấy bớt cô đơn giữa nơi đất khách quê người, và có lẽ vì thế mà bớt đi nỗi nhọc nhẳntong cảm nhận của người tù thi nhânvà bác đã vui lây với cái vui của người lao động.
 - Đó là sự vận động của tư tưởng người tù - thi nhân từ bóng tối đến ánh sáng từ tàn lụi đến sự sống, từ lạnh lẽo, cô đơn đến ấm áp. và bài thơ từ màu sắc cổ điển đã toả sáng một tinh thần hiện đại. tinh thần ấy chính là chất thép trong con người hồ chí minh , con ngườiluôn vượt lên hoàn cảnh, không chịu khuất phục hoàn cảnh gian khổ bao giờ. nếu không có bản lĩnh phi thường tjhì bài thơ không thể hàm chứa niềm vui đầy bất ngờ ấy.
III. kết luận (3’)
- Tác phẩm là bức tranh đẹp về cảnh chiều tối ngôn ngữ thơ ca. 
- Bài thơ còn lấp lánh chất thép vĩ đại. ở trong cảnh bị đoạ đầy, đau khổ thế mà bác vẫn làm được thơ hay, thể hiện được niềm vui lao động khoẻ khoắn.
- Bài thơ rất ngắn gọn mà ý tình phong phú. hình ảnh thơ đơn sơ mà có sức gợi lớn.
- Từ hình ảnh đến đề tài, kết cấu đều mang phong vịđường thi song lại biểu hiện một tinh thần hiện đại.
IV. Luyện tập (3’)
Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ chứng tỏ bác là con người rất yêu thiên nhiên và cảm quan ấy ở bác là một cảm quan nhân đạo, cảm quan về sự sống. thiên nhiên trong bài thơ đã tạo hình cảnh nền cho hình ảnh con người lao động ở vị trí trung tâm. con người và thiên nhiên hài hoà.ta hiểu bác đã đạt đến đỉnh cao của lòng nhân ái.
C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’)
1. Bài cũ: - yêu cầu thuộc lòng bài thơ (chú ý tập đọc truyền cảm).
 - chú ý tập phân tích vẻ đẹp cổ điển, tinh thần hiện đại của bài thơ, thấy sự vận động thời gian, tư tưởng qua hệ thống hình ảnh thơ.
2. Bài mới: Chuẩn bị bài Từ ấy
	* Yêu cầu: đọc bài thơ và sạon bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 87 - CB 11.doc