Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 80: Đọc văn Vội vàng - Xuân Diệu

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 80: Đọc văn Vội vàng - Xuân Diệu

Tiết 80, Đọc văn Lớp 11D2

VỘI VÀNG

- Xuân Diệu -

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức, kĩ năng

Giúp học sinh:

 - Hiểu lòng yêu cuộc sống đam mê của Xuân Diệu. Cuộc sống với tất cả những lạc thú tinh thần và vật chất, với tất cả những gì là thăng hoa và hiện thực của nó.

- Thấy được bút pháp sôi nổi, táo bạo, tinh tế của Xuân Diệu: đó là sự cách tân của thơ mới.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ , phân tích một bài thơ trữ tình theo phong cách thơ hiện đại.

2. Giáo dục TTTC: lòng lạc quan, ham sống, sống trong sáng và lành mạnh.

II. CÁCH THƯC TIẾN HÀNH

Giáo viên hướng dẫn HS đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi và thảo luận.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2911Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 80: Đọc văn Vội vàng - Xuân Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/01/2008	 Ngày dạy: 01/02/2008
Tiết 80, Đọc văn	 Lớp 11D2	
Vội vàng
- Xuân Diệu -
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng 
Giúp học sinh:
	- Hiểu lòng yêu cuộc sống đam mê của Xuân Diệu. Cuộc sống với tất cả những lạc thú tinh thần và vật chất, với tất cả những gì là thăng hoa và hiện thực của nó.
- Thấy được bút pháp sôi nổi, táo bạo, tinh tế của Xuân Diệu: đó là sự cách tân của thơ mới.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ , phân tích một bài thơ trữ tình theo phong cách thơ hiện đại.
2. Giáo dục TTTC: lòng lạc quan, ham sống, sống trong sáng và lành mạnh.
II. Cách thưc tiến hành
Giáo viên hướng dẫn HS đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi và thảo luận.
III. Phương tiện thực hiện
- Giáo viên: SGK + SGV + TLTK + Thiết kế bài dạy
 	- Học sinh: Đọc văn bản, soạn bài theo hướng dẫn SGK, giáo viên.
B. Tiến trình Bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
Kiểm tra bài cũ: Không
II. bài mới
* Lời vài bài (1’)
Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã nói lên ước mơ không tưởng của người nghệ sĩ: tắt nắng, buộc gió, với mục đích giữ lại sắc màu, cản lại mùi hương đừng lan toả, “bay đi”. Dù không là mơ ước nhưng nhà thơ vẫn luôn khát thèm những cảm giác mới lạ, những phát hiện đầy mới mẻ..
Hoạt động của GV và hS	
Yêu cầu cần đạt
HS đọc thầm đoạn thơ
(?) So sánh với 4 câu thơ mở đầu, em có nhận xét gì về câu thơ này, xét về hình thức?
(?) Những h/ả, màu sắc,âm thanh, hành động tả trong đoạn thơ đều có đặc điểm chung gì?
(?) Trong đoạn thơ theo em câu thơ nào là mới mẻ nhất, hiện đại nhất vì sao?
(?) Qua đoạn thơ có thể nói gì về quan niệm sống của Xuân Diệu? 
(?) Hai thơ cuối đoạn sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì và có tác dụng như thế nào?
HS đọc đoạn thơ
(?) Cách lập luận của nhà thơ về thời gian, tuổi trẻ, tình yêu làm cơ sở cho lẽ sống vội vàng như thế nào?
(?) Điệp từ nghĩa là được sử dụng với mục đích gì?
(?) Phân tích cách kết cấu câu: nói làm chi  nếu; còn nhưng chẳng còn nên và điệp từ phải chăng có tác dụng gì?
(?) Sự chuyển đổi cảm giác “mùi tháng năm” và trừu tượng hoá cảm giác (chia phôi) gợi cảm nhận gì nơi người đọc?
(?) Phân tích cách ngắt nhịp đặc biệt ở câu cuối đoạn thơ?
(?) Nói đoạn thơ này tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu có đúng không? Vì sao?
(?) So với đoạn thơ trên, ở đoạn thơ này xét về giọng thơ, nhịp thơ có sự thay đổi như thể nào?
(?) Phân tích tác dụng các điệp từ cho, và, điệp ngữ ta muốn, các động từ chỉ cảm xúc, tình cảm mạnh: ôm, riết, thâu, say, cắn, các từ chếnh choáng,đã đầy, no nê?
(?) Em hãy bình giảng câu thơ cuối cùng?
(?) Em hãy đánh giá chung về giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
? Bài thơ để lại cho em cảm nhận gì?
I. Tìm hiểu chung
II. Đọc - hiểu
1. Bốn câu thơ đầu
2. Cảm nhận thiên đường trên mặt đất (12’)
 “Của ong này đây 
  khúc tình si”
- Câu thơ kéo dài, mở rộng thành 8 chữ để dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống thiên đường trên mặt đất này.
- Nhịp thơ nhanh hơn, điệp từ này đây và này đây như trình bvày, mời gọi người quan sát, thưởng thức. Điệp từ “của” khiễn câu thơ có vẻ Tây, mới lạ so với câu thơ truyền thống.
- Những hình ảnh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung của thiên nhiên: đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, ong bướm, hoa lá, yến anh, hàng mi chớp sáng, thần vui gõ cửarõ ràng đó là cảnh thật cuộc sống và thiên nhiên thật, quen thuộc hàng ngày trước mắt, nhưng qua cảm xúc mới mẻ, nồng nàn của nhà thơ đã biễn thành tuần tháng mật, thành cảnh vật và cuộc sống chốn thần tiên, thiên đường.
- Đặc biệt là cảnh vật ấy, thiên nhiên, cuộc sống ấy được nhà thơ gợi tả và hình dung trong quan hệ như với người yêu, người đang yêu, như tình yêu đôi lứa của tuổi trẻ đăm say, si mê tràn trề hạnh phúc: tuần tháng mật, khúc tình si, 
+ Thơ truyền thống thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực:
 “Phù dung như diện, liễu như mi”
 “Cổ tay em trắng như ngà”
+ Xuân Diệu làm ngược lại:
 “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”
àánh sáng buổi sớm mai như phát ra từ cặp mắt đẹp vô cùng của nàng công chúa có tên là bình minh. Nàng vừa tỉnh giấc nồng, mắt chớp chớp rồi bùng nổ ra muôn vàn ánh hào quang.
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
-> Câu thơ độc đáo và hết sức mới mẻ (cho đến lúc ấy). So sánh mới mẻ, độc đáo ở chỗ: dùng hình ảnh của cơ thể người trẻ tuổi (cặp môi gần) mà sánh với đơn vị thời gian trừu tượng (tháng giêng ngon) gợi cảm giác, liên tưởng, tưởng tượng rất mạnh vè tìnhyêu đôi lứa, về hạnh phúc tuổi trả, rất phù hợp với tháng giêng – tháng đầu tiên của mùa xuân.
(Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là một trong những câu thơ hay nhất, mới nhất, táo bạo nhất của Xuân Diệu ttước cách mạng).
- Lô-gíc của mạch thơ là lí do tiếp theo để có hai ước muốn kì dị ở 4 câu thơ đầu. Chính vì cuộc sống thiên đường hằng ngày đẹp và đáng hưởng thụ như thế mà không thể giữ được. Nó cứ trôi đi vô tình theo dòng thời gian; Cho nên phải cố níu kéo, kìm giữ, đù là vô vọng. Điều đó chứng tỏ nhà thơ yêu say cuộc sống trên thế gian này đến như thế nào.
- Câu thơ cắt đôi (chịu ảnh hưởng của thơ Pháp làm cho ý thơ ngắt mạch rõ hơn, ấn tượng hơn, thẻ hiện: tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng vẫn thống nhất của tác giả: sung sướng nhưng vội vàng, muốn sống nhanh, sống gấp, tranh thủ thời gian.
3. Quan niệm về thời gian – tuổi trẻ và tình yêu – lẽ sống vội vàng (12’)
Nhưng thời gian luôn trôi chảy, thế giới luôn vận động không có gì bền vững àXuân Diệu nhạy cảm với sự tàn phai.
 “ Xuân đương tới 
  cũng mất”
- Quan niệm về thời gian cổ truyền: thời gian khách quanm tuần hoàn theo qui luật chu kì hoặc luân hồi (từ kiếp này chuyển qua kiếp khác, lặp lại ở hình thức khác. Thời gian hoặc tự trôi chảy êm đềm lặng lẽ hoặc như áng phù vân, bóng câu qua cửa sổ, siêu hình và vĩnh cửu.
- Đến Xuân Diệu và các nhà thơ mới, do có sự thức tỉnh của cá nhân mà quan niệm về thời gian hoàn toàn khác.
 à Thời gian theo Xuân Diệu là tuyến tính, một đi không trở lại. Mỗi phút trôi qua mất đi vĩnh viễn: Cái bay không đợi cái trôi, Từ tôi phút ấy sang tôi phút nay. Ưuan niệm này xuất phát từ cái nhìn động và biện chứng về vũ trụ và thời gian.
- Điệp từ nghĩa là tạo thành câu định nghĩa, giải thích để tìm ra bản chất, quy luật của thiên nhiên và cuộc sống mang tính chất khẳng định, phát hiện như chân lí, tạo sức nặng cho luận điểm.
àVũ trụ có thể vĩnh viễn, mùa xuân của đất trời có thể tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì một đi không trở lạiàcảm giác buồn, tiếc nuối, thừa nhận sự bất lực.
- Gắn tuổi trẻ với mùa xuân – mùa tình yêu và đưa ra quan niệm mới mẻ: thời gian, tuổi trẻ của một đời người thật hạn hep và thật ngặt nghèo nghiệt ngã, nó chỉ đến với mỗi con người có duy nhất một lần và trôi quan thật nhanh.
- Từ đây dẫn đến nỗi tiếc nuối mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc; dẫn đến sự cảm nhận thời gian trôi luôn gắn liền với sự mất máy, chia sẻ, chia lìa. Mỗi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đang, đã và sẽ từng giây, từng phút, từng giờ ngậm ngùi chia biệt một phần đời sống của chính mình.
- Kết cấu câu lập luận: nói làm chi  nếu; còn nhưng chẳng còn nên và điệp từ hỏi phải chăng có tác dụng nối kết ý thơ, lí lẽ biện minh như đang biện luận, đang giãi bày, đang lí lẽ về chân lí mới mẻ mà nhà thơ phát hiện.
- Cách cảm nhận như vậy là do sự nhận thức sâu sắc về cái tôi cá nhân, về sự tồn tại ý nghĩa của cá nhân trên dời, nâng niu, trsán trọng từng giây phút trong cuộc sống nhất là những tháng năm tuổi trẻ.
- Giọng thơ biện luận nhưng lại chất nặng cảm xúc nuối tiếc ngậm ngùi đau khổ
4. Lời giục giã hãy sống vội vàng (12’)
- Đoạn thơ cuối giọng thơ, nhịp thơ trở nên gấp gáp, vội vàng hơn và cũng hết sức mới mẻ, đặc sắc thể hiện rõ hồn thơ, phong cách thơ Xuân Diệu.
- Đó là những lời giục giã hãy sống vội vàng, hãy ra sức tận hưởng niềm lạc thú tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu thật là đắm say, cuồng nhiệt, hết mình. Tình cảm ngày càng nồng nàn, hành động càng lúc càng vội gấp, ước muốn ngày một mãnh liệt, dâng trào như những đợt sóng, nhiều đợt thuỷ triều gối lên nhau mà dâng cao, tưởng không bao giờ dứt.
- Điệp từ ta muốn ( chuyển từ tôi ở đoạn đầu sang ta mang ý nghĩa tình cảm chung, phổ quát). Các động từ chỉ tình cảm ngày càng mạnh, càng mê đắm: ôm, riết, say, thâu, hôn và cuổi là cắn - động từ mang nhục thể, xác thịt.
-> Các từ chỉ mức độ tình cảm cũng càng ngày một cuồng nhiệt, ào ạt, không có mức độ: chếnh choáng - đã đầy – no nê.
- Câu thơ có vẻ xô bồ, thừa chữ: và, và, cho, Chonhưng đó lại là dụng ý thẻ hiện cảm xúc ào ạt dâng trào, lấn át khung cấu tứ thông thường.
Cắn: là cụ thể, là có phần thô lỗ, baok liệt nhưng cắn xuân hồng. Sự kết hợp giữa trừu tượng, thanh tao và cụ thể tầm thường thật bất ngờ, đầy sáng tạo, đem lại hiệu quả nghệ thuật thú vị, mới mẻ. Sau này, Xuân Diệu còn viết: Anh uống tình yêu dập cả môi; Anh xin làm sóng biếc, Hôn mãi cát vàng em, Hôn thật khẽ thật êm; Đã hôn rồi hôn lại, Đến ta cả đất trời, Anh mới thôi dào dạt, Cũng có khi ào ạt, Như nghiến nát bờ em, Là lúc triều yêu mến, Ngập bến cả ngày đêm.
III. Tổng kết (4’)
1. Nghệ thuật
+ Hình ảnh táo bạo, có tính gợi cảm mạnh mẽ.
+ Nhịp thơ hăm hở, cuống quýt.
+ Cú pháp mới lạ (Tây) và lối qua hàng hết sức thoải mái.
2. Nội dung:
- Miêu tả cuộc sống
Sự khẳng định cái tôi trong quan hệ với đời; là tình cảm sôi nổi, mạnh mẽ, tha thiết của thi sĩ với cuộc sống.
IV. Luyện tập (3’)
- Tuỳ HS 
C. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập (2’)
1. Bài cũ:
- Học thuộc bài thơ.
- Nắm vững nội dung bài.
- Tập phân tích những hình ảnh độc đáo của bài thơ.
2. Bài mới: Chuẩn bị bài Thao tác lập luận bác bỏi
	* Yêu cầu: đọc và chuẩn bị theo SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 80 - CB 11.doc