Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 67: Đọc văn Ôn tập học kỳ I

Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 67: Đọc văn Ôn tập học kỳ I

Tiết 67, Đọc văn LỚP 11 D2

ÔN TẬP HỌC KỲ I

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp học sinh:

- Giúp học sinh nắm vững và hệ thống hoá những trí thức, cơ bản về Văn học Việt Nam hiện đại và Văn học nước ngoài trên hai phương diện lịch sử và thể loại.

- Có năng lực phận tích văn học trên những cấp độ: Sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.

- Giáo dục học sinh tình cảm trân trọng đối với nền văn học dân tộc.

II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, nêu vấn đề, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.

III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: Đọc SGK + SGV + TLTK; Thiết kế bài dạy

 2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1152Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 CB tiết 67: Đọc văn Ôn tập học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/12/2007 Ngày dạy: 26/12/2007
Tiết 67, Đọc văn Lớp 11 D2
Ôn tập học kỳ I
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu bài học 
 Giúp học sinh:
- Giúp học sinh nắm vững và hệ thống hoá những trí thức, cơ bản về Văn học Việt Nam hiện đại và Văn học nước ngoài trên hai phương diện lịch sử và thể loại.
- Có năng lực phận tích văn học trên những cấp độ: Sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.
- Giáo dục học sinh tình cảm trân trọng đối với nền văn học dân tộc.
II. Cách thức tiến hành
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, nêu vấn đề, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện thực hiện 
Giáo viên: Đọc SGK + SGV + TLTK; Thiết kế bài dạy
	2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)
I. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
B. bài mới 
* Lời vào bài (1’) 
Chúng ta đã đọc - hiểu văn học Việt Nam từ đàu thể kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945, để giúp các em củng cố lại kiến thức, tiết học cô trò ta cùng ôn tập lại những kiến thức đó 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn HS trả lời những câu hỏi trong SGK?
? Văn học Việt nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945 có sự phân hoá phức tạo thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thế nào?
? Văn xuôi có sự phát triển như thế nào?
? Nguồn gốc sâu xa về tốc độ phát triển với nhịp độ nhanh chóng của văn học từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945?
? Tiểu thuyết hiện đại khác tiểu thuyết trung đại như thế nào? Những yếu tố nào của tiểu thuyết trung tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh?
? Phân tích tình huống trong truyện ngắn Vi hành (Nguyễn ái Quốc), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)?
? Đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)?
Câu hỏi 1 (SGK, tr. 204) (15’)
- Bộ phận văn học công khai (hợp pháp) bao gồm:
+ Văn học lãng mạn (thơ mới + tiểu thuyết Tự lực văn đoàn).
Tác giả dòng văn học lãng mạn bao gồm trí thức tiểu tư sản. Nội dung đấu tranh chống lễ giáo phong kiến (văn xuôi lãng mạn) và thể hiện nỗi buồn của thân phận người dân mất nước (thơ). Văn học lãng mạn đóng góp rất lớn cho việc thay đổi nguồn, mạch, hình thức văn học dân tộc. Nhất là trên lĩnh vực ngôn ngữ. Nhưng có hạn chế không giám đấu tranh trực diện với thực dân, bi quan chưa thấy đường đi của bản thân mình. Đặc biệt thiếu niềm tin vào con đường giải phóng dân tộc. Song cái đáng nhớ nhất của văn học lãng mạn phản ánh và thúc đẩy sự trỗi dậy của cái tôi tràn đầy cảm xúc. Và đưa ngôn ngữ tiếng Việt văn học phát huy hết khả năng của nó (chú ý tên các nhà văn, nhà thơ).
+ Văn xuôi hiện thực (1901 - 1945)
Cũng như sự phát triển chung của Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến tháng 8 năm 1945, văn xuôi hiện thực phát triển qua từng giai đoạn, tác giả là những trí thức Tây học hoặc Nho học. Họ có điều kiện sống gần dân và hiểu biết về người nông dân, tri thức nghèo. Giai đoạn đầu gắn với sự nghiệp của Hồ Biểu Chánh với hơn 60 cuốn tiểu thuyết. Giai đoạn giữa Hoàng Ngọc Phách với “Tố Tâm”. Nó bùng phát mạnh mẽ nhất từ 1936 - 1939, 1939 - 1945. Đây là thời gian coi như cuộc chạy đua tiếp sức. Ngô Tất Tố già dặn viết về nông thôn. Vũ Trọng Phụng tài năng viết về cuộc sống dân nghèo thành thị, Nguyễn Công Hoan có biệt tài về truyện ngắn trào phúng. Nam Cao quan tâm tới số phận thê thảm của con người... Nội dung các tác phẩm phơi bày nỗi thống khổ của người nông dân, tội ác của phong kiến địa chủ, khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người nghèo. Tác phẩm đạt tới đỉnh cao của giá trị hiện thực và nhân đạo, mang thêm nét dân chủ sâu sắc. Về nghệ thuật xây dựng được nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
* Hạn chế: Chưa thấy hết khả năng cách mạng của người nông dân, còn bi quan bể tắc khi đề cập tới con đường sống của con người nông dân.
+ Văn học nô dịch:
Đây là bộ phận văn học mà bọn thực dân trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy không chiếm được ưu thế trên văn đàn, nhưng nó lôi kéo và đánh lạc hướng của một số người nhẹ dạ, cả tin. Nội dung của bộ phận văn học này là ca ngợi “Mẫu quốc” và công lao “khai phá”, “văn minh” của nước đại Pháp. Từ khi Đảng cộng sản ra đời đã chỉ mặt, đặt tên những kẻ bồi bút thì bộ phận văn học này không còn mảnh đất để sinh sống.
+ Văn học của một số sĩ phu yêu nước.
Tác giả của bộ phận văn học này bao gồm những sĩ phu yêu nước, xuất thân từ Nho học. Trong số ấy có người đỗ đạt nhưng không làm quan. Họ có lập trường dân tộc, tinh thần yêu nước thương nhà. Tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế và những cây bút trong nhóm “Đông Kinh nghĩa thục”. Nội dung văn học của họ thức tỉnh lòng yêu nước, kể về nỗi khổ của người dân nô lệ, bộc lộ chí hướng của kẻ sĩ, góp phần vào sự nghiệp tuyên truyền giải phóng dân tộc. Về hình thức viết bằng chữ Hán, có một số ít viết bằng chữ quốc ngữ.
- Bộ phận văn học không công khai (Văn học bất hợp pháp)
+ Dòng văn học cách mạng.
Tác giả là những chiến sĩ yêu nước, cách mạng đã từng ra vào trong các nhà tù đế quốc. Họ là những người có lập trường cách mạng, ghét bóc lột, căm thù phong kiến và bọn thực dân. Nội dung của dòng văn học này đã lên tiếng kêu gọi đấu tranh, kêu gọi đoàn kết, giác ngộ lý tưởng Đảng và khao khát tới ngày độc lập tự do của dân tộc. Những tác giả tiêu biểu như Tố Hữu, Hồ Chủ tịch và một số chiến sĩ cánh mạng khác. Dòng văn học này còn phải kể tới thơ ca Xô viết Nghệ Tĩnh.
- Do ý thức của dân tộc trỗi dậy, sự thức tỉnh của người dân gần trăm năm nô lệ và hàng nghìn năm dưới các triều đại phong kiến.
- Do ý thức của cái tôi, cá nhân tràn đầy cảm xúc, nhu cầu của cái tôi đã được giải phóng, khát vọng của cái tôi trong mỗi người dân, trong mỗi người cầm bút.
- ảnh hưởng của văn hoá phương Tây nhất là nền văn hoá Pháp.
- Vai trò của Đảng cộng sản đối với sự phát triển của văn nghệ tất yếu là nguồn gốc sâu xa để thúc đẩy văn học hiện đại phát triển với nhịp độ nhanh chóng.
Câu 2 (SGK, tr. 204) (8’)
- Nói tới tiểu thuyết là nói tới tính khách quan trong phản ánh cốt truyện được tổ chức một cách nghệ thuật. Nhân vật được miêu tả chi tiết, sống động, gắn với hoàn cảnh, phạm vi miêu tả không bị hạn chế về không gian và thời gian. Ngôn ngữ linh hoạt gắn với ngôn ngữ đời thường cũng cần phải phân biệt giữa chuyện và truyện.
+ Chuyện là sự việc diễn ra một cách tự nhiên trong đời sống.
+ Truyện là sự việc tổ chức một cách nghệ thuật trong văn học (có cốt truyện bằng một chuỗi tình tiết, sự kiện, biến cố được tổ chức và sắp xếp một cách hợp lý, lô gích nhằm phục vụ cho ý đồ tư tưởng nghệ thuật của tác giả).
- Tuy nhiên nói tới tiểu thuyết (truyện dài) cũng cần phải phân biệt giữa tiểu thuyết Trung đại và tiểu thuyết hiện đại. Nó khác nhau ở mấy điểm sau:
+ Tiểu thuyết Trung đại thường theo kết cấu chương hồi, hiện đại thì không.
+ Tiểu thuyết Trung đại không chú ý phân tích tâm lý nhân vật.
+ Câu văn của tiểu thuyết Trung đại thường viết theo lối biền ngẫu, tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh có những đặc điểm này của tiểu thuyết Trung đại.
Câu 3 (SGK, tr. 204) (10’)
- Tình huống truyện.
+ Tình huống trong truyện Vi hành (Nguyễn ái Quốc).
* Tạo ra sự hiểu lầm của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tầu điện ngầm ở Pa-ri. Họ nhìn Nguyễn ái Quốc mà cho đó là Khải Định. Mượn tình huống này tác giả đã vạch trần bộ mặt phản dân hại nước và lố bịch đến đê tiện của Hoàng đế An Nam Khải Định và vạch trần âm mưu của thực dân Pháp.
* Hiểu lầm của chính phủ Pháp thấy bất cứ một người An Nam nào đều tỏ ra khinh thị, theo dõi, rình mò.
 Mượn tình huống này để lên án thái độ của bọn thực dân đối với người Việt Nam yêu nước và cách mạng.
* Cần làm nổi bật sự kết hợp giữa trí tuệ và hiện đại của truyện ngắn.
+ Tình huống trong truyện Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan)
* Mâu thuẫn giữa ý thức về tinh thần thể dục của bọn quan lại và hào lí với tình cảnh và ý thức của người nông dân để làm bật ra tiếng cười. Một bên thì đề cao, phục tùng, một bên thì trốn tránh, van xin vì hoàn cảnh đói nghèo không thể bỏ ngày công đi xem đá bóng. Thậm chí họ tìm mọi cách kể cả hối lộ ông Lí.
* Mâu thuẫn giữa thực tế và yêu cầu đòi hỏi để làm rõ thực trạng thảm hại của tinh thần thể dục để làm bật lên tiếng cười.
+ Tình huống trong truyền ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
* Tạo ra một tình huống xưa nay chưa hề có. Đó là chi tiết người tử tù cho viên quản ngục chữ ngay chốn lao tù.
* Tạo ra tình huống viên quản ngục có ý thức tôn trọng tài hoa, khí phách, thiên lương của người tử tù. Mối quan hệ có lí giữa những tâm hồn tri kỉ. Những tình huống này nhằm khẳng định cái tài hoa, cái đẹp và thiên lương.
Đặc biệt Nguyễn Tuân muốn phát biểu quan niệm cái tài phải gắn liền với cái tâm, cái tâm, cái đẹp gắn liền với cái thiện.
+ Tình huống trong truyện Chí Phèo của Nam Cao.
* Đó là sự tha hoá của một bộ phận nông dân bị bọn phong kiến và địa chủ xô đẩy vào con đường cùng đầy tội lỗi không lối thoát.
* Để cho Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự sát.
* Để cho Thị Nở suy nghĩ về cái chết của Chí Phèo và nhìn nhanh xuống bụng của mình.
Tất cả những tình huống này đều tập trung làm rõ tư tưởng chủ đề tác phẩm là tố cáo bọn phong kiến địa chủ cấu kết với thực dân đế quốc đã đẩy người nông dân lương thiện đến con đường cùng. Song tác giả khẳng định phẩm chất tốt đẹp của họ ngay cả khi bị biến thành quỷ dữ. Cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến là kết quả của mâu thuẫn gay gắt không giải quyết được. Đồng thời thể hiện cái nhìn còn hạn chế của Nam Cao.
Câu 4 (SGK, tr.204) (8’)
- Đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn:
+ Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
* Miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật qua khoảng khắc chiều buông đêm xuống, khuya về. Kết cấu mạch truyện theo thời gian, tác giả thể hiện được không khí, nhịp điệu, biến thái của thiên nhiên ngoại cảnh trong sự hoà hợp với tâm trạng, cảm xúc sâu kín của nhân vật. Tâm hồn nhân vật luôn luôn rộng mở, mài sắc các giác quan để cảm thấy thế giới theo cách riêng của mình, qua đó tự lắng nghe tâm hồn mình khẽ rung lên.
+ Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
* Tạo tình huống éo le giữa những tâm hồn tri kỷ (Huấn Cao và viên quản ngục)
* Cảnh cho chữ được miêu tả trong nhà ngục là cảnh xưa nay chưa từng có bao giờ.
* Tạo không khí cổ xưa cho tác phẩm (ngôn ngữ, cảnh tượng của một thời xa xưa). Đó là phục chế cái cổ bằng bút pháp hiện đại.
+ Chí Phèo của Nam Cao
* Phân tích tâm lý nhân vật.
Nhà văn khắc hoạ tâm trạng nhân vật qua đối thoại, độc thoại nội tâm. Nhà văn khai thác triệt để kết cấu tâm lý thường sử dụng hình thức tự truyện.
* Nam Cao tạo được giọng văn trần thuật độc đáo, kết hợp hài hoà giữa đối thoại với độc thoại, lời gián tiếp và lời nửa trực tiếp. Vì thế ngôn ngữ người kể truyện và ngôn ngữ nhân vật nhiều khi được lồng ghép vào nhau (chứng minh qua tiếng chửi của Chí Phèo, thức tỉnh lương tâm của Chí Phèo. Đoạn độc thoại của Bá Kiến). Giọng điệu trong văn Nam Cao luôn luôn được thay đổi rất linh hoạt, khi thì lạnh lùng đến khinh bạc, khi thì trữ tình sôi nổi thiết tha.
C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’)
 1. Bài cũ : - Đọc lại các tác phẩm đã học và nắm chắc kiến thức cơ bản. 
 - Ôn tập theo từng thể loại và nắm chắc nội dung và nghệ thuật từng văn bản văn học.
 2. Bài mới: Chuẩn bị ôn tập các kiến thức đã học tiết sau viết bài số 4 (Kiểm tra học kì I).

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 67 - CB 11.doc