Tiết 45, Đọc văn LỚP 11D2
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Trích: Số đỏ)
( Vũ Trọng Phụng)
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Khái quát những kiến thức về tiểu sử tác giả, sự nghiệp văn học, tư tưởng sáng tác; giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Số đỏ.
- Rèn luyện kĩ năng khái quát, tổng hợp.
2. Giáo dục TTTC: Tình cảm yêu mến, trân trọng nhà văn Vũ Trọng Phụng; Căm ghét xã hội thực dân tư sản trước cách mạng tháng 8.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- GV: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án.
- HS : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của sách giáo khoa.
Ngày soạn: 19/12/2007 Ngày giảng: 22/12/2007 Tiết 45, Đọc văn Lớp 11D2 Hạnh phúc của một tang gia (Trích : Số đỏ) ( Vũ Trọng Phụng) A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức, kĩ năng: - Khái quát những kiến thức về tiểu sử tác giả, sự nghiệp văn học, tư tưởng sáng tác; giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Số đỏ. - Rèn luyện kĩ năng khái quát, tổng hợp. 2. Giáo dục TTTC: Tình cảm yêu mến, trân trọng nhà văn Vũ Trọng Phụng; Căm ghét xã hội thực dân tư sản trước cách mạng tháng 8. II. Phương tiện thực hiện GV : Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án. HS : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của sách giáo khoa. B. Tiến trình bài dạy * ổn định tổ chức (1’) D2: I. Kiểm tra bài cũ (3’) 1. Câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân? 2. Đáp án: Huấn Cao là người có : - Khí phách anh hùng (2,5 đ) - Có lòng tự trọng (2,5 đ) - Tài hoa nghệ sĩ (2,5 đ) - Tâm trong sáng (2,5 đ) II. Bài mới * Lời vào bài (1’) B ạn đọc nhiều thế hệ biết tới Vũ Trọng Phụng như là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán, một cây bút đầy tài năng, đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt (?) Nêu những nét khái quát về tiểu sử Vũ Trọng Phụng? (?) Em có hiểu biết gì về sự nghiệp sáng tác của tác giả này? (?) Đặc trưng căn bản nhất, thành công nhất trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng là gì? (?) Hãy chỉ ra những hạn chế trong sáng tác của ông? (?) Giá trị lớn nhất của nội dung tác phẩm Số đỏ là gì? (?) Theo em, Số đỏ có những thành công gì về giá trị nghệ thuật? (?) Số đỏ có những hạn chế gì? ? Đoạn trích nên đọc như thế nào? (?) Em tóm tắt tác phẩm? (HS tóm tắt -> GV nhận xét) (?) Cho biết vị trí đoạn trích? (?) Tìm bố cục đoạn trích? ý của mỗi phần? (?) Nhan đề đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì? (?) Dụng ý của tác giả khi đặt tiêu đề? (?) Em hãy xác định n/vật chính của chương XV? HS đọc từ đầu -> gây cho cô Tuyết vậy. (?) Họ có tâm trạng ra sao? tr180 (?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật? Tác dụng? (?) Theo em VTPhụng đã có thành công ntn trong cách xây dựng nhân vật? I. Tìm hiểu chung (16’) 1. Tác giả (5') - 1912 - 1939 (tròn 27 tuổi) - Cuộc sống riêng khó khăn, nghèo - Tính tình hiền lành, có cá tính thể hiện ở nụ cười lạnh lùng, hàm chứa những u uẩn, châm biếm. - Từ nhỏ đã có năng khiếu vẽ, đánh đàn nguyệt, làm thơ ca, soạn lời cho cải lương ... song sự nghiệp chính là văn chương, báo chí ... * Sự nghiệp văn học - Viết văn sớm, có truyện đăng từ báo từ 1930. Tác phẩm đầu tiên Không một tiếng vang (1931) - Viết nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả ở hai thể loại: tiểu thuyết, phóng sự. * Tư tưởng sáng tác - Tiếng nói chủ yếu nhất, vang dội nhất trong toàn bộ sáng tác của ông là tiếng nói căm hờn mãnh liệt xã hội thực dân nửa phong kiến, xã hội tư sản bất công tàn bạo, thối nát. - Tài năng sức sảo, sức đả kích mạnh mẽ trong ngòi bút Vũ Trọng Phụng bắt nguồn từ chính cảm hứng căm hờn này. - Khi đề cập đến việc cải tạo xã hội, Vũ Trọng Phụng đưa vào tác phẩm một vài hình ảnh cuộc đấu tranh của nhân dân cùng bóng dáng người cộng sản nhưng còn mờ nhạt và chưa đúng khí thế của nó. - Một số tác phẩm còn đi vào bế tắc. Dù thế, Vũ Trọng Phụng vấn là một trong những đại biểu xuất sắc của trào lưu hiện thực phê phán, là cây bút đầy tài năng, đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển mạnh mẽ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. 2. Tác phẩm Số đỏ (5’) - Đăng báo 1936, in 1938 - Nguyễn Khải nhận xét “Đây là cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”. * Giá trị nội dung và nghệ thuật a. Nội dung - Phản ánh và lên án gay gắt XHTS thành thị Việt Nam đang chạy đua theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng, đồi bại. ( Phong trào “Âu hoá”: ăn mặc, giao tiếp theo kiểu Tây; phong trào “Thể dục thể thai”, “Giải phóng phụ nữ” cổ động cho phong trào chơi Tennis, quần vợt mời sự tham gia của phụ nữ, coi đó là một vinh dự lớn cho cuộc cải cách nền văn minh nước nhà). b. Nghệ thuật - Bút pháp trào phúng cùng các yếu tố: + Cách xây dựng nhân vật + Cách dùng ngôn ngữ đắc địa + Cách kể chuyện kết hợp bình - Chưa rõ sự đấu tranh với chế đọ xã hội đương thời. - Đôi khi miêu tả còn sa vào chủ nghĩa tự nhiên. Tóm lại: Có thể khẳng định Số đỏ là tác phẩm có đóng góp lớn vào VHHT nước nhà giai đoạn 1930 – 1945 với một đề tài độc đáo hiếm thấy. 3. Đọc - Tóm tắt (3') - Đọc thể hiện tiếng cười trào phúng hóm hỉnh, mạnh mẽ và độc đáo. Nhịp văn lúc chậm, lúc mau, nhấn mạnh. kéo dài một số từ ngữ tính hài hước. 4. Vị trí đoạn trích (1’) Thuộc chương XV của tác phẩm Số đỏ. Nếu mỗi chương là một màn hài kịch thì chương thứ XV là một trong những màn hài kịch đặc sắc nhất. 5. Bố cục (2’) - Phần 1: từ đầu -> Tuyết vậy: Niềm vui của thành viên trong gia đình và mọi người khi cụ cố tổ qua đời. - Phần 2: Tiếp đến đám cứ đi: Cảnh đám ma gương mẫu. - Phần 3: cảnh hạ huyệt II. Đọc - hiểu * Nhan đề (2’) - Gia đình có tang gia (có người chết) là một tổn thất, một mất mát không có gì có thể bù đắp được, một nỗi đau thương không có gì so sánh được. Chiều sâu của sự xót thương là chiều sâu của phẩm cách con người. - Nhưng ở đây là “Tang gia hạnh phúc” -> ai cũng vui -> hé mở nghịch cảnh, ngược đời. - Như thế “Hạnh phúc của một tang gia” là đám tang người chết đã trở thành ngày hội của người sống. - Tác giả bóc trần sự rởm đời, quái gở của XHTD tư sản phong kiến đương thời. Đó là cách thức trào phúng chủ đạo của ngòi bút Vũ Trọng Phụng. * Nhân vật chính là một đám đông Vũ Trọng Phụng đã dựng lên một tập hợp chân dung, mỗi người chỉ là một vài nét chấm phá mà tất cả hiện hình lên nhốn nháo, ồn ào, sống động. 1. Tâm trạng của mỗi người trong cảnh tang gia * Tâm trạng của những người trong gia đình (15') - Tâm trạng chung: vui vì được chia gia tài (chúc thư chỉ được thực hiện khi cụ già đã chết). - Tâm trạng riêng: cũng rất vui + Cụ cố Hồng:...cái chết của cha mình khiến cụ cố Hồng rất hạnh phúc. Bỗng nhiên bố chết mà cụ có thể “nhắm nghiền mắt lại, mơ màng đến cái lúc cụ được mặc đồ xô gai ...” -> háo danh, ích kỉ muốn chiếm đoạt quyền lực, muốn thay thế ông già mình phân phát quyền uy và của cải, bắt buộc mọi người phải đối xử kính trọng mình. + Văn Minh chồng: Thích thú vì cái chúc thư đi vào thời kì thực hành -> thực dụng Đang băn khoăn không biết nên xử lí thằng Xuân Tóc Đỏ như thế nào cho phải. Xuân Tóc Đỏ có công lớn là tình cờ gây ra cái chết của ông già đáng chết và một cái tội nhỏ là quyến rũ Tuyết. + Văn Minh vợ: sốt ruột vì mãi không được mặc bộ đồ xô gai tân thời -> để lăng xê mốt trang phục đồ tang táo bạo. + Ông Phán mọc sừng: tự hào sung sướng vì cặp sừng hươu đáng giá ngàn vàng; có ngay tiền trả nợ cho Xuân Tóc Đỏ; tham gia vào đám tang để cho mọi người thấy vai trò của mình. + Cậu Tú Tân: điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi không được dùng đến. Bây giờ là dịp để được trổ tài + Cô Tuyết: có vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám -> Vì nhớ Xuân. (Nổi lên trong đám đông là những người trong gia đình cụ cố Hồng: những người có tên, có lai lịch rõ nét và tính cách cụ thể). - Nghệ thuật trào phúng biếm hoạ. -> Tất cả họ đều rất vui mừng, phấn khởi. Họ hạnh phúc. (Những tâm trạng “sốt ruột”, “cứ điên lên”, “rất bực mình” của đám con cháu khi cụ cố Hồng chưa ra lệnh phát phục cũng đều vì động cơ khi nguyện vọng của họ chưa sớm thành hiện thực). * Luyện tập (3’) HS: Bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo, VTP đã dựng lên cảnh đám tang đặc biệt với hàng loạt chân dung biếm hoạ về các kiểu người. Từ đó vạch trần bản chất nhố nhăng, giả dối, lố bịch của một tầng lớp người tự xưng là thượng lưu nhưng thực chất là những “quái thai” của xã hội TDTS nửa PK trước CM. C. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài mới (2’) 1. Bài cũ - Học và nắm nội dung bài - Tìm đọc tác phẩm Số đỏ và những tác phẩm khác của VTP. 2. Bài mới: Chuẩn bị tiết 2 của bài * Yêu cầu: đọc kĩ văn bản và nắm các chi tiết quan trọng để cảm nhận được nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng.
Tài liệu đính kèm: