Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Vợ chồng a phủ - Tô Hoài

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Vợ chồng a phủ - Tô Hoài

 Sau tám tháng cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, vốn sống phong phú và tình cảm với đồng bào đã giúp Tô Hoài hoàn thành tập truyện ngắn xuất sắc- Truyện Tây Bắc (1953). Tập truyện này sau đã được tặng giải Nhất Giải thưởng của Hội Văn Nghệ VN 1954-1955. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn hay nhất trong truyện ngắn này. Tác phẩm phản ánh những cuộc đời cực khổ, bị xúc phạm cả thể xác lẫn tâm hồn nhưng vẫn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt của một người dân Tây Bắc. Sức sống tiềm tàng ấy đưa họ đến với CM.

* Mở bài 2:

 Mảng truyện viết về miền núi được xem là một phần sáng tác đặc biệt của Tô Hoài. Ông đã lên Tây Bắc từ những năm 1947, tâm hồn ông đã để lại nơi đây một tình cảm thiêng liêng, ruột thịt. Theo dòng sáng tác này có thể giúp chúng ta nhận thấy sự trưởng thành rõ nét của nhà văn về cả quan niệm và bút pháp nghệ thuật. Hình ảnh Tây Bắc lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi, ông tâm sự. Có lẽ cũng vì thế mà chỉ tám tháng cùng bộ đội vào giái phóng Tây Bắc, Tô Hoài đã có một chuyến đi để nhớ để thương với mảnh đất này. Vốn sống phong phú, sự nhạy cảm đặc biệt của một nhà văn vào đời sớm và tình cảm đặc biệt với đồng bào nơi đây đã giúp Tô Hoài hoàn thành tập truyện ngắn xuất sắc Truyện Tây Bắc (1953). Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn hay nhất trong tập truyện này. Truyện khiến người đọc day dứt, ám ảnh về những thân phận bị xúc phạm, bị đày đọa; truyện gieo vào người đọc một niềm hi vọng về sức sống tiềm tàng của người dân Tây Bắc trong cái cùng quẫn của cuộc sống.

 

doc 11 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Vợ chồng a phủ - Tô Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỢ CHỒNG A PHỦ
TÔ HOÀI –
 * Mở bài 1
 Sau tám tháng cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, vốn sống phong phú và tình cảm với đồng bào đã giúp Tô Hoài hoàn thành tập truyện ngắn xuất sắc- Truyện Tây Bắc (1953). Tập truyện này sau đã được tặng giải Nhất Giải thưởng của Hội Văn Nghệ VN 1954-1955. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn hay nhất trong truyện ngắn này. Tác phẩm phản ánh những cuộc đời cực khổ, bị xúc phạm cả thể xác lẫn tâm hồn nhưng vẫn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt của một người dân Tây Bắc. Sức sống tiềm tàng ấy đưa họ đến với CM.
* Mở bài 2:
 Mảng truyện viết về miền núi được xem là một phần sáng tác đặc biệt của Tô Hoài. Ông đã lên Tây Bắc từ những năm 1947, tâm hồn ông đã để lại nơi đây một tình cảm thiêng liêng, ruột thịt. Theo dòng sáng tác này có thể giúp chúng ta nhận thấy sự trưởng thành rõ nét của nhà văn về cả quan niệm và bút pháp nghệ thuật. Hình ảnh Tây Bắc lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi, ông tâm sự. Có lẽ cũng vì thế mà chỉ tám tháng cùng bộ đội vào giái phóng Tây Bắc, Tô Hoài đã có một chuyến đi để nhớ để thương với mảnh đất này. Vốn sống phong phú, sự nhạy cảm đặc biệt của một nhà văn vào đời sớm và tình cảm đặc biệt với đồng bào nơi đây đã giúp Tô Hoài hoàn thành tập truyện ngắn xuất sắc Truyện Tây Bắc (1953). Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn hay nhất trong tập truyện này. Truyện khiến người đọc day dứt, ám ảnh về những thân phận bị xúc phạm, bị đày đọa; truyện gieo vào người đọc một niềm hi vọng về sức sống tiềm tàng của người dân Tây Bắc trong cái cùng quẫn của cuộc sống.
 Với cảm hứng nhân văn sâu sắc, sự trải nghiệm và tình yêu đặc biệt với con người nơi đây, ông đã khám phá đến tận cùng những cuộc đời, những thân phận đau khổ của con người, đặc biệt là những người phụ nữ Tây Bắc. Mị là nhân vật chính của tác phẩm Vợ chồng A Phủ, điển hình cho người dân nghèo miền núi bị tước đoạt hết quyền làm người, rơi vào tình trạng mê muội thê thảm. Thân phận những người phụ nữ như Mị khiến chúng ta nhìn thấu được tận cùng xã hội bóc lột miền núi dã man, tăm tối.
Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: Mị là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời, khao khát tự do nhưng vì món nợ “truyền kiếp”, bị bắt làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lí Pá Tra ( dẫn chứng). Lúc đầu Mị chút phản kháng ( khóc hàng tháng liền, trốn về quỳ lại bố xin được chết để thoát khỏi kiếp trâu ngựa) Vì thương bố mà Mị phải vứt nắm lá ngón, và cũng từ khi vứt nắm lá ngón quay trở về nhà thống lí, cuộc đời Mị thăm thẳm trong bóng tối và mê muội.
Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra Mị bị hành hạ về thể xác, bị đầu độc tinh thần, rơi vào tình trạng mê muội thê thảm:
 - Mị bị đầu độc về thần quyền bởi linh hồn Mị bị đem trình ma nhà thống lí rồi . Mị không thể chạy đây cho thoát, Mị sẽ kéo lê cái thân phận khốn khổ của mình cho đến tàn đời ở đây. Mác cho rằng thần quyền là thứ thuốc phiện tinh thần, nó đầu độc con người, trói buộc họ, làm họ trở nên tê liệt ý thức, không biết phản kháng. Thần quyền ru ngủ con người trong trạng thái khiếp nhược, khiến họ tự nguyện cam phận, chịu đựng. Mị cũng như những người đàn bà khác trong nhà thống lí Pá Tra, khi làm ma nhà nó thì chỉ còn đợi ngày chết rũ xương ở đây mà thôi.. Hình ảnh Mị, hình ảnh những người đàn bà bị trói đứng trong nhà, hình ảnh người chị dâu lưng còng rạp xuống đấtcho chúng ta thấy thật thảm thương số kiếp người phụ nữ trong chế độ bóc lột miền núi.
 - Mị bị hành hạ thể xác bởi cường quyền. Mang danh là con dâu nhà giàu nhưng Mị bị bóc lột hết sức tàn nhẫn. Trong gia đình này Mị không được xem là một con người. Mị làm việc không được nghỉ ngơi ( con trâu con ngựa làm có lúc, có đêm nó còn được gãy chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm lẫn ngày.). Sức lao động của những kẻ tôi tớ như Mị bị vắt kiệt ( dù lúc đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài sẵn một bó đai trong tay để tước thành sợi. Bao giời cũng thế, suốt năm suốt đời cũng thế). Mị bị biến thành công cụ lao động, trở thành nô lệ không công cho nhà thống lí.
 - Sự hành hạ về thể xác, sự đầu độc bởi thần quyền khiến Mị rơi vào tình trạng mê muội thê thảm. Mị sống trong môi trường lạnh băng không có tình người, tối tăm ngột ngạt mà không thấy được điều đó. Những khát vọng cao cả, tốt đẹp dần bị bào mòn đi trong căn buồng tối đen có cái cửa sổ bằng bàn tay lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng đó.
 -> Căn buồng Mị là một thứ ngục thất giam cầm một tù nhân. Ở căn buồng ấy Mị không ý thức được thời gian tồn tại của chính mình. Mị sống mà như đã chết, không có qúa khứ, hiện tại và tương lai. Hình ảnh ấy nói lên cuộc sống đầy đau khổ, bất hạnh, ngưng động, khép kín của Mị.Nó đã cách li Mị với cuộc đời, nó cầm cố tuổi xuân và sự sống của Mị.
- Cái đáng sợ hơn cả là Mị quen với cái khổ, Mị không còn nghĩ đến cái chết, không còn chút phản ứng vùng vẫy nào để giải thoát cho số phận. Điều đó cũng có ý nghĩa là cuộc sống hiện tại chẳng có chút ý nghĩa nào với Mị. Mị trở thành kẻ mất ý thức về cuộc đời mình, sống kiếp con rùa nuôi trong xó cửa, tự xem mình là trâu ngựa, chỉ biết ăn no cỏ và đi làm mà thôi.
 Sức tố cáo thật mãnh liệt, sâu sắc qua tình trạng đáng thương của mị. Cái khổ của Mị là cái khổ chung của tất cả những người nghèo ở Hồng Ngài. Hết đời này sang đời khác, quy luật bần cùng hóa của con người là quy luật phổ biến trong xã hội cũ.
 * Bị đọa đày, bị bóc lột nhưng trong Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Trong đêm tình mùa xuân chúng ta vẫn nhận ra một cô Mị đầy khát vọng, đầy ý thức về bản thân như ngày nào.
 - Soi rọi vào tận cùng bản chất nhân vật. Tô Hoài phát hiện ra rằng thế lực tàn bạo không bao giờ có thể tiêu diệt được sức sống của con người. Lòng nhân ái đã giúp ông có những trang viết xuất thần về sức sống bất diệt của nhân vật mà ông đặt biêt yêu thích. Trong không gian tưng bừng của sắc xuân và ngày tết. Sự biến động tâm lí diễn ra dưới nhiều tác động. Mùa xuân trên rẻo cao được miêu tả rất đẹp, sắc màu của những chiếc váy hoa, tiếng ầm ĩ từ tiếng chiêng cúng ma, đặc biệt là tiếng sáo da diết , xoáy sâu vào trái tim tưởng như đóng băng của Mị. Ngoại cảnh đã làm thức dậy trong Mị ý thức về tình yêu và hạnh phúc. 
 - Tâm lí Mị bắt đầu biến động. Mị uống rượu, hành động lén mà cách uống ừng ực từng bát. Cô uống như dồn nén uất hận, như để quên đi cái phần đời cay đắng đã qua, để sống lại mạnh mẽ cái phần đời tươi trẻ đã có. Chỉ có say mới giúp Mị sống về những ngày trước, ngày Mị còn trẻ đẹp, tự do. Tiếng sáo văng vẳng gọi bạn đầu làng là âm thanh nửa thực nửa hư, nửa hiện tại, nửa quá khứ . Mị tỉnh rượu, chạnh lòng nghĩ đến hiện tại, một hiện tại bị đày đọa và mất tự do. Mị vẫn còn trẻ, Mị mốn đi chơi, Mị nghĩ đến nắm lá ngón, Mị ứa nước mắt
=> Qua tâm trạng phức tạp ấy, Tô Hoài nhận ra ý thức đang sống dậy một cách mãnh liệt trong Mị. Mị nhận ra thân phận của mình ( còn trẻ đẹp), Mị nhận ra tình trạng mất tự do ( không được đi chơi). Đã từ lâu Mị không còn nghĩ đến cái chết, vô cảm trước thực tại; giời đây Mị ứa nước mắt trước thực tại ấy.
 - Tiếng sáo dẫn dắt Mị đến với sự thăng hoa kì lạ. Tô Hoài đã thông qua hành động đã khám phá sự thay đổi tâm lí nhân vật Mị. Mị quấn lại tóc, đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng, Mị với tay lấy cái váy hoanhững câu văn ngắn thể hiện hàng loạt hàng động nhanh, mạnh, dứt khoát; đó là biểu hiện của sự trỗi dậy mạnh mẽ của tâm lí không có gì ngăn cản được.
- A Sử trói Mị thật tàn nhẫn trước khi đi chơi vậy mà Mị như không hề hay biết mình đang bị trói. Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi, Mị vùng bước đi. Hành động vùng bước đi cho thấy Mị hoàn toàn sống trong tâm tưởng. Cái đau nhắc Mị trở về với hiện tại, cũng là lúc tiếng sáo tắt lịm. Mị nhận ra thân phận của mình, Mị thổn thức nghĩ ra rằng mình không bằng con trâu, con ngựa. Khi Mị thấy mình không bằng con trâu, con ngựa cũng có nghĩa là ý thức về cảnh ngộ và số phận trở lại trong Mị. Suốt cả đêm hôm ấy Mị bị trói đứng, trong chút hơi men nồng nàn, trong tiếng sáo của người lỡ hẹn, trong tiếng chó sủa xa xa. Mị sống trong tâm lí nửa mê, nửa tỉnh; để rồi sáng hôm sau bàng hoàng tỉnh trong không gian yên ắng, Mị nhận ra một quy luật: đời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài một đời chỉ biết đi theo đuôi con ngựa nhà chồng.
=> Đoạn văn miêu tả tâm lí Mị trong đêm tình mùa xuân là đoạn văn đặc sắc. Tâm lí phức tạp, đầy biến động của Mị được khám phá., miêu tả qua âm thanh tiếng sáo. Tiếng sáo như một âm thanh kì lạ, len lỏi vào tận sâu tâm hồn vốn câm lặng của Mị để khám phá, để cứu vớt, để thức tỉnh cô thoát ra khỏi cõi u mê.
- Sau đem tình mùa xuân ấy, Mị trở lại câm lặng, lầm lũi như trước. Những đêm tình mùa đông trên núi cao dài và buồn, bếp lửa là bạn của Mị. Mị thường dậy thổi lửa, hơ tay, thản nhiên với tất cả những gì diễn ra xung quanh cô.
- Đêm ấy cũng như tất cả những đêm mùa đông khác. Mị dậy thổi lửa khi trong nhà đã ngủ yên. Cái yên tĩnh của không gian khi gần sáng, cái tĩnh lặng trong tâm hồn Mị chỉ thực sự lay động khi cô nhìn thấy dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má xám đen lại. Dòng nước mắt ấy đã đánh thức sự lạnh lùng trong Mị, làm ấm nóng trái tim băng giá của Mị. Dòng nước mắt thống khổ và bất lực của A Phủ đưa Mị từ cõi quên về cõi nhớ. Để Mị nhớ ra rằng đêm năm trước ASử cũng trói Mị, Mị khóc. Mị thương mình, Mị căm thù bọn độc ác , Mị thương A Phủ, Mị thương những người cùng cảnh ngộ chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, Mị phản phất nhận ra điều phi lí mà bao năm cô không nghĩ đến.tình thương người đã giúp Mị không hề nghĩ đến cái chết, không hề sợ bị trói thay vào cái cột kia, cô đã cắt dây trói cho A Phủ.
- Mị cũng không hề có ý định chạy trốn để thoát thân. Sau khi A Phủ quật sức vùng lên chạy, Mị đứng lặng trong bóng tối. Một câu văn ngắn, một đonạ văn chùng lại miêu tả bao nhiêu xung đột trong lòng Mị. Một sự hụt hẫng, một sự sợ hãi, một chút thức tĩnhtất cả khiến Mị vụt chạy. Hành động diễn ra rất nhanh. Trong không gian tối tăm, Mị vẫn băng đi, vẩn đuổi kịp, đã lăn, chạy... Lúc này Mị ý thức được việc làm của mình: ở đây thì chết mất! vì lòng nâhn ái, Mị cứu Aphủ; vì sợ chết- phản ứng tự nhiên của một con người.
=> Tình huống diễn ra thật bất ngờ, tự nhiên nhưng vẫn hợp lô gích, hợp với sự phát triển tính cách nhân vật. Mị trong hành động cắt dây trói cho A Phủ và chạy theo để giải thoát cho cuộc đời mình phù hợp với một cô gái đầy khát vọng tự do của quá khứ ngày nào. Hành động này có ý nghĩa quyết định bước ngoặc trong cuộc đời Mị. Thoát khỏi nhà thống lí PáTra, thoát khỏi Hồng Ngài là thoát khỏi số phận làm nô lệ không công tủi nhục. Đêm đen cuộc đời Mị khép lại, cô đến được với ánh sáng cách mạng, có hạnh phúc và tự do ở mảnh đất Phiềng Sa. Qua nhân vật này, tác giả thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những số phận đau khổ, vào khả năng tự thay đổi số phận của chính họ.
 * Cùng thân phận bị bóc lột như Mị là A Phủ. A Phủ có số phận éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi ( mồ côi cha mẹ, lúc bé đi làm thuê hết nhà này đến nhà khác, lớn lên nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ) nhưng là người có sức k ...  khuôn mặt tái nhợt bước ra từ tấm ảnh đó.
 Ở người đàn bà xấu xí, chẳng chịt những vết rỗ ấy có một đôi mắt thật lạ. Đôi mắt ấy chính là cuộc đời của mụ. Đôi mắt cảu một tâm hồn không đơn giản, nhẫn nhục, cam phận chịu đựng những khắc nghiệt của cuộc đời nhưng vẫn ánh lên những khát vọng hạnh phúc. Nguyễn Minh Châu thật tinh tế khi quan sát đôi mắt ngước nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng rồi lại đưa mắt nhìn xuống chân. Một hình ảnh thật cảm động, thật đắt thể hiện sự nhẫn nhục, cam chịu, an phận của người đàn bà. Đôi mắt ấy đã từng nhìn thẳng vào chúng tôi, lần lượt từng người một nói những lời không phải dễ nghe; Đôi mắt ấy như đang nhìn suốt cả cuộc đời mình, nhìn về quá khứ, tìm những gì tốt đẹp vốn có ở người chồng vũ phu để tìm cách nhận lỗi về mình. Đôi mắt ấy ẩn dấu một cuộc đời, lúc bình lặng, lúc bão tố như biển cả.
 Số phận của một con người đâu chỉ đơn giản là nhìn nhận từ những hiện tượng bên ngoài. Nhân vật của Nguyễn Minh Châu không bao giờ là sự dễ dãi. Chiều sâu của cuộc sống tiếp tục được khám phá qua cuộc đối thoại với người đàn bà tại tòa án huyện. Khi ở tòa án huyện chính người phụ nữ ấy đem đến cho Phùng, Đẩu và người đọc những xúc cảm mới. Được mời lên tòa án để giải quyết chuyện gia đình, lúc đầu chị rụt rè, tìm một góc tường ở chốn công đường kia để ngồi. Chị thấy sợ hãi khi đến một không gian xa lạ. Chị thật nhỏ bé tội nghiệp ở chốn công đường kia. Cái thế ngồi của chị thật bị động, ngồi như để tự vệ cho dù đã được Đẩu, Phùng chia sẻ, cảm thông.
 Nguyễn Minh Châu đã dụng công nhấn mạnh vào sự thay đổi ngôn ngữ và tâm thế của người đàn bà hàng chài. Với Đẩu, Phùng lúc đầu chị thưa gửi, xưng con và có lúc van xin quý tòa: “ bắt tội con cũng được, bỏ tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó’. Một lời van xin đầy bất thường, chị không cầu cứu sự bảo vệ, giúp đỡ của mọi người giải thoát cho mình mà van xin sẵn sàng đánh đổi bằng mọi giá để không phải bỏ ông chồng vũ phu ấy. Khi đã lấy được tự tin, tâm thế đã thay đổi, người đàn bà đó đột ngột chuyển cách xưng hô: “ Chị cám ơn các chú! – Đây là lời nói thành thực, chị cảm ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu phải là người làm ăncho nên các chú đâu hiểu được cái việc của người đàn bà làm ăn lam lũ, khó nhọc”. Một sự hoán đổi ngoạn mục.
 Đó là một người mẹ thương con và giàu đức hi sinh.Người đàn bà ấy chấp nhận đau khổ, coi nỗi khổ là lẽ đương nhiên. Chị sống cho con chứ không phải sống cho mình“ Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Như vậy, lí do để chị không bỏ người chồng vũ phu kia, sẵn sàng chấp nhận những trận đòn đau đớn chính là vì con. Tình yêu con vốn là bản năng mãnh liệt ngàn đời của người phụ nữ nhưng yêu con đến mức quên mình, thương con trong nghịch cảnh của người mẹ này quả thật đủ để làm ta cảm động. Nếu người phụ nữ chấp nhận đàn ông uống rượu, thì chị cũng chấp nhận bị đánh, chỉ xin chồng đánh ở trên bờ, đừng để các con nhìn thấy. Chị sợ đứa con trai tên là thằng Phác làm điều dại dột đối với bố nó nên phải gởi nó lên rừng ở với ông ngoại, sẵn sàng chấp nhận xa con vì muốn gìn giữ và bảo vệ cho con. Chị đau đớn, xót xa khi chứng kiến cảnh con muốn bảo vệ mẹ mà đánh bố để rồi nhận về hai cái tát, chị bàng hoàng thảng thốt cất tiếng gọi con “Phác, con ơi” trong nước mắt. Tiếng gọi con trong câm lặng đó là tột cùng đau đớn và xót xa khi biết vô tình làm tổn thương tâm hồn đứa con thơ dạy.
 Một người phụ nữ sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời: Cái nhìn đầy thấu hiểu độ lượng với người chồng. Nếu như Phùng, đẩu, thằng Phác chỉ nhìn người chồng như một thủ phạm đầy độc ác và tàn nhẫn cần phải lên án tố cáo thì trong mắt chị, người đàn ông ấy chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh khắc nghiệt cần được cảm thông và chia sẻ. Bà biết chắt chiu, trân trọng, nâng niu những hạnh phúc bình dị: không bỏ chồng vì người đàn ông ấy vẫn là chỗ dựa lúc phong ba và còn vì đẫu sao trên cũng có lúc cả nhà sống hòa thuận, vui vẻ. Chị đã không cam chịu một cách vô lí, không nông nổi một cách ngờ nghệch. Với chị đó là sự lựa chọn bất đắt dĩ nhưng đã có những suy tính kĩ lưỡng. Cuộc sống đầy nhọc nhằn, lam lũ, những trải nghiệm cơ cực đã dạy cho chị biết: cần phải biết chắt chiu và trân trọng, nâng niu và gìn giữ những hành phúc bình dị trong cuộc sống vốn rất bộn bề và đa dạng này.
 Câu chuyện người đàn bà đã giúp người nghệ sĩ Phùng bừng tỉnh, vỡ vạc được bao nhiêu là vấn đề về cuộc sống. Đó cũng là cách của Nguyễn Minh Châu đối thoại với bạn đọc.
 Có thể nói, người đàn bà hàng chài là biểu tượng của tình mẫu tử. Chị quặn lòng vì thương con: chị cảm nhận và chấp nhận sản sẽ nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng. Với chị, gia đình hạnh phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên, cho dù đây đó vẫn có những tính cách chưa hoàn thiện.
 Như vậy Chiếc thuyền ngoài xa là một thông điệp mới mẻ, sâu sắc, đa nghĩa về cuộc đời và nghệ thuật mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi tới bạn đọc. Nó là những trăn trở đầy tâm huyết của một người cầm bút luôn đau đáu một nỗi lo âu sao mà lớn lao và đầy khắc khoải về con người.
HỒN TRƯƠNG BA , DA HÀNG THỊT
LƯU QUANG VŨ
Đề: Phân tích tâm trạng bi kịch của nhân vật Trương Ba ( trích đoạn vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt- Lưu Quang Vũ) để làm nổi bật tư tưởng mà tác giả gửi gắm.
1. Mở bài:
 - Đối với mỗi người, được sống luôn là một điều quý giá. Song sống thế nào cho có ý nghĩa, để tìm được cảm giác thanh thản và hạnh phúc cũng rất quan trọng.
 - Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Trương Ba với những bi kịch đời sống, tác gải Lưu Quang Vũ đã thể hiện được một quan niệm riêng cảu mình về sự sống và cách sống của con người.
2. Thân bài
 * Khái niệm bi kịch: ( theo nghĩa là trạng thái tinh thần cảu con người): Là trạng thái đau khổ về tinh thần khi con người đứng trước những mâu thuẫn không thể hóa giải, điều hòa giữa mong muốn, khát vọng và thực tiễn hoàn toàn trái ngược.
 * Bi kịch tha hóa
 - Con người Trương Ba trước đây:
 + Là một người làm vườn chăm chỉ, khéo léo, có tình yêu với cây cối ( nâng nui, chăm sóc vườn cây thuốc, không nỡ làm gãy dù chỉ một mầm cây).
 + Là một con người hiền đức, sống mẫu mực và rất có trách nhiệm ( quan tâm, yêu thương vợ con; chăm sóc, chiều quý các cháu; tốt bụng với hàng xóm láng giềng)
- Con người Trương Ba khi sống trong xác anh hàng thịt:
 +Xác hàng thịt: tuy chỉ là xác thịt âm u, đui mù song vẫn có tiếng nói riêng, có sức mạnh riêng khiến hồn Trương Ba không thể chi phối, điều khiển mà còn bị nó chi phối, làm cho đổi khác.
 + Sự thay đổi của Trương Ba: trở nên vụn về ( làm gãy cây thuốc quý, làm hỏng điều cảu cu Tỵ), thô tục ( có những ham muốn tầm thường), thô bạo ( đánh con), vô tình (thiếu sự quan tâm với hàng xóm)
 - Cảm nhận của Trương Ba: những thay đổi này nằm ngoài ý muốn và khả năng kiểm soát nên Trương Ba hoàn toàn bất lực. Cho dù không muốn thừa nhận, dù cố bám víu vào “trò chơi tâm hồn” thì Trương Ba vẫn không thể phủ nậhn sự tậht là ông đang dần đánh mất mình: “ Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta”
 * Bi kịch bị từ chối:
 - Nguyên nhân: sự thay đổi của Trương Ba khiến những người thân và hàng xóm láng giềng không sao hiểu nổi. Càng yêu quý con người trước đây của Trương Ba, họ càng không thể chấp nhận con người hiện tại của ông.
- Biểu hiện:
 + Người vợ: đau buồn muốn bỏ đi vì hiểu lầm mối quan hệ phức tạp giữa Trương Ba và vợ anh hàng thịt.
 + Cháu gái: phản ứng gay gắt và kiên quyết không thừa nhận chuyện ông sống trong xác lão đồ tể vì điều nó thấy ở Trương Ba bây giờ hoàn toàn khác với những ấn tượng tốt đẹp về người ông của nó trước đây.
 + Chị con dâu: người hiểu và thương Trương Ba nhất cũng không giấu nổi sự tấht vọng và đau đớn khi nhìn cha chồng “ mỗi ngàymột đổi khác dần, mất mát dần, tất ảc cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi”. Và day dứt về việc “ Làm sao giữ được thầy ở lại, hiển hậu vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia”
- Tác động của sự từ chối ấy với Trương Ba:gia đình là nơi trú ẩn cuối cùng, nơi cuối cùng có thể tìm thấy sự yêu thương và cảm thông nên khi bị từ chối bởi những gười thân, Trương Ba vô cùng đau khổ, tuyệt vọng. Nỗi đau khổ biểu hiện ra ở cả sự lúng túng, bất lực trong cách nói, trong sự nhẫn nhục, chịu đựng của tư thế, trong vẻ nhợt nhạt của thần sắc. Qua những biểu hiện ấy, có thể thấy Trương Ba đang phải mang một gánh nặng tinh thần vượt quá khả năng chịu đựng của ông.
 * Bi kịch “ bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”
 - Bên trong: gắn với những nhu cầu tinh thần cao ( muốn bảo vệ lương tâm, giữ gìn danh dự, muốn sống có đạo đức và trách nhiệm và sống thanh thản trong niềm vui giản dị như chăm sóc vườn cây và các cháu)
- Bên ngoài: gắn với những nhu cầu của thể xác phàm tục ( thèm ăn thịt, muốn được thỏa mãn những dục vọng tầm thường)
- Mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài: hoàn toàn mâu thuẫn song lại không thể tách rời ( linh hồn cần một thể xác để trú ngụ.Thể xác cần có một linh hồn để tiếp tục tồn tại). Sự không phù hợp giữa linh hồn và thể xác đã tạo nên một cuộc sống giả tạo và tồi tệ đến mức chính Trương Ba cũng cảm thấy là rất “ quái gở”. Cuộc sống ấy là nguyên nhân căn bản dẫn đến nỗi khổ tâm của Trương Ba ”sống thế này còn khổ hơn là chết” và làm khổ những người thân của ông.
- Ứng xử của Trương Ba trước tình trạng bi kịch đó:
 + Không chấp nhận buông xuôi: khi không thể thay đổi được xác hàng thịt để xác có thể hào hợp với hồn, Trương Ba quyết định từ bỏ mối quan hệ với cái xác ấy” lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày va 2tự đánh ấmt mình”, “không cần đến cái đời sống do mày mang lại”.
 +Khẳng định mạnh mẽ nhu cầu được sống là mình :”không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”.Với Trương Ba, nhu cầu sống cuối cùng vẫn được đánh giá cao hơn nhu cầu tồn tại. Đặt ra vấn đề “sống như thế nào” là biểu hiện của ý thức cao về sự sống và cách sống để có một cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa.
 +Chấp nhận từ bỏ đời sống do cái xác mang lại, từ chối một cuộc sống lệch lạc khác(nhập hồn vào xác cu Tị) để ra đi vì chỉ có cách đó mới đem lại sự thanh thản “từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này,tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản,trong sáng như xưa”.
* Ý nghĩa tư tuởng
 - Tư tưởng của Lưu Quang Vũ:
 + Được sống làm người là rất quý giá song được sống đúng là mình, sống trọn vẹn giá trị mà mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.
 + Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh,với chính bản thân,chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý
 - Đánh giá chung về ý nghĩa tư tưởng
 + Có ý nghĩa thực tế rất cao bởi đây không chỉ là vấn đề của nhân vật Trương Ba mà là vấn đề của con người hiện đại.
 + Gợi mở một lối sống đúng đắn để đem lại hạnh phúc và sự thanh thản tâm hồn.
3)Kết bài
 - Khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ trong khám phá và thể hiện một vấn đề quan trọng trong thời đại mình.
 -Khẳng định ý nghĩa vở kịch.
RỪNG XÀ NU
 NGUYỄN TRUNG THÀNH

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP VAN HOC VN HK II.doc