Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 67 đến 76 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Bùi Dục Tài

Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 67 đến 76 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Bùi Dục Tài

- Nhận biết phân tích đề tài, chủ đề một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như tình huống truyện, ngôi kể, nhân vật, điểm nhìn trần thuật

- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm và bước đầu nhận diện một số đặc trưng cơ bản của văn xuôi VN thời chống Mĩ

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận văn học và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

 

doc 22 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 305Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 67 đến 76 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Bùi Dục Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/02/2022
TIẾT 67-76 
Chủ đề tích hợp: ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM THỜI CHỐNG MĨ 
- Thời lượng dạy học:10 tiết
-Tiết 67: Khái quát truyện ngắn hiện đại Việt Nam thời chống Mĩ 
-Tiết 68,69,70: Rừng xà- nu (Khái quát về tác giả, đọc- hiểu chi tiết văn bản)
- Tiết 71,72,73: Những đứa con trong gia đình (Khái quát về tác giả, đọc- hiểu chi tiết văn bản);
- Tiết 74,75: Nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi 
- Tiết 76: Tổng kết chủ đề: luyện tập, vận dụng
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ 
 Kĩ năng đọc hiểu văn xuôi chống Mỹ và vận dụng nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
BƯỚC 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ 
 Bao gồm: - Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành
 - Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi
 - Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
– Nắm được tư tưởng mà các tác giả gửi gắm qua những hình tượng trong hai tác phẩm: sự lựa chọn con đường tự giải phóng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù; nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
– Thấy được chất sử thi, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm trong thời điểm nó được ra đời và trong thời đại ngày nay.
– Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
– Hiểu được đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
2. Về kĩ năng
- Nhận biết phân tích đề tài, chủ đề một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như tình huống truyện, ngôi kể, nhân vật, điểm nhìn trần thuật
- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm và bước đầu nhận diện một số đặc trưng cơ bản của văn xuôi VN thời chống Mĩ
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận văn học và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
3. Về thái độ
– Biết trân trọng, yêu thương, cảm phục và học tập những con người bình thường mà giàu lòng trung hậu, vô cùng dũng cảm đã đem xương máu để giữ gìn, bảo vệ đất nước như người anh hùng T’nú, Chiến, Việt..
– Hình thành lòng yêu quê hương đất nước 
4. Định hướng phát triển năng lực:
– Năng lực sáng tạo trình bày suy nghĩ, cảm nhận về các vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn xuôi.
– Năng lực giao tiếp giữa GV với HS, HS với HS.
– Năng lực hợp tác trong lúc làm việc việc nhóm của HS.
- Năng lực nhận diện và giải quyết vấn đề đặt ra trong đề bài tập làm văn.
BƯỚC 4: LẬP BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT THEO NĂNG LỰC
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng
và vận dụng cao
Nêu được các thông tin về tác giả, tác phẩm (HĐ hình thành kiến thức về tác giả)
Hiểu đặc điểm thể loại truyện ngắn.
Tóm tắt được các các văn bản.
Tóm tắt sáng tạo các văn bản.
Liệt kê các nhân vật trong truyện.
Chia nhân vật theo nhóm hoặc nêu được hình tượng nhân vật chính.
Tóm tắt truyện theo nhân vật chính hoặc theo kết cấu văn bản.
Phân tích, đánh giá đặc điểm nhân vật theo đặc trưng thể loại
Liệt kê được những chi tiết, sự việc tiêu biểu liên quan đến từng nhân vật của mỗi tác phẩm
Lý giải thái độ của các nhà văn khi xây dựng hình tượng nhân vật. 
Lí  giải được ý nghĩa của những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong truyện.
Trình bày những quan điểm riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản
Liệt kê được những chi tiết nghệ thuật liên quan đến giá trị nội dung của truyện.
Lí giải thái độ, quan điểm của nhà văn trong mỗi truyện ngắn
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của mỗi truyện ngắn 
Thấy được hiện thực chiến tranh được khắc hoạ qua hình tượng nghệ thuật  trong mỗi  truyện ngắn
Thấy được vẻ đẹp tương đồng và khác biệt giữa 2 truyện ngắn
Tự đọc và khám phá giá trị của một văn bản  mới cùng thể loại, cùng thời kì
Phân biệt truyện ngắn thời kì chống Mỹ và truyện ngắn các giai đoạn khác
BƯỚC 5: BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI/BÀI TẬP CỤ THỂ THEO CÁC MỨC ĐỘ, YÊU CẦU ĐÃ MÔ TẢ 
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Nhận ra đề tài của các tác phẩm
-Hiểu chủ đề các tác phẩm
- Vận dụng những hiểu biết về tác giả (cuộc đời, con người), hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để lí giải, đọc – hiểu văn bản
- Vận dụng các đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà thơ vào hoạt động tiếp cận và đọc hiểu văn bản.
Liệt kê các nhân vật trong truyện
Tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện ngắn 
- Vận dụng hiểu biết về đề tài, chủ đề vào phân tích, lý giải các hình tượng nghệ thuật
- Từ việc đọc hiểu 1 truyện ngắn cụ thể để hình thành kỹ năng đọc hiểu 1 văn bản văn xuôi hiện đại, cùng đề tài, giai đoạn...
Liệt kê được những sự việc, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu liên quan đến hình tượng nhân vật
Lí giải thái độ, quan điểm của nhà văn trong mỗi truyện ngắn qua các hình tượng 
- Biết đánh giá hình tượng nghệ thuật
- Biết bình luận những ý kiến về tác phẩm văn xuôi đã được học.
- Biết cảm thụ văn xuôi, tập phê bình chi tiết, sự việc và hình tượng...
- Vận dụng hiểu biết về tác phẩm vào giá trị sống hiện tại
- Biết cách tự nhận diện, phân tích và đánh giá thế giới hình tượng nghệ thuật trong hai tác cùng thể loại cùng thời kì văn học.
Lý giải thái độ của các nhà văn khi xây dựng hình tượng nhân vật
- So sánh các hình tượng nghệ thuật trung tâm của hai tác phẩm
.
- Khái quát về nội dung và những đóng góp của hai tác phẩm trong nền văn xuôi cách mạng Việt Nam nói chung và văn học Việt Nám hiên đại nói chung
- So sánh với những đặc trưng nghệ thuật của văn xuôi thời kì chống Pháp 
Cắt nghĩa một số chi tiết, sự việc tiêu biểu
- Đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm
- Tự phát hiện và đánh giá giá trị nghệ thuật của những tác phẩm tương tự không có trong chương trình
- Hiểu và cắt nghĩa được những đặc điểm của hình tượng nghệ thuật đó đặt trong bối cảnh lịch sử xã hội được tái hiện
- Đọc sáng tạo (không chỉ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả mà còn bộc lộ những cảm nhận, cảm xúc riêng của bản thân).
- Lí giải tư tưởng của nhà văn bộc lộ trong các hình tượng - Hình tượng nghệ thuật giúp nhà thơ thể hiện cái nhìn về con người Việt Nam và cuộc kháng chiến của dân tộc như thế nào?
- Đọc nghệ thuật (đọc có biểu diễn).- có thể sân khấu hóa một số đoạn truyện có sự việc tiểu biểu, chi tiết tiêu biểu
Yêu cầu và các bước tiến hành nghị luận về một tác phẩm và một đoạn trích văn xuôi
- vận dụng kiến thức đã học; xác định được yêu cầu của đề; triển khai luận điểm, luận cứ phù hợp; biết vận dụng các thao tác nghị luận để viết bài văn.
BƯỚC 6: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, SGK, laptop, máy chiếu.
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.
 - Sưu tầm video tư liệu lịch sử đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- Đồ dùng học tập 
- Tìm hiểu, sưu tầm lịch sử, tranh ảnh về những ván đề liên quan đến chủ đề.
3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 a. Phương pháp: phát vấn, thảo luận nhóm, dự án, đàm thoại gợi mở
 b. Kỹ thuật: sơ đồ tư duy, kĩ thuật động não, trình bày một phút,
6.4 Hoạt động : KHỞI ĐỘNG 
Học sinh xem một số hình ảnh tái hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ của đồng bào miền Nam (trích đoạn phim Hòn Đất, Mẹ vắng nhà, Đất Nước đứng lên)
Câu hỏi 1 : Từ đoạn phim tư liệu vừa được xem, em có nhận xét gì về bối cảnh và không khí được tái hiện ? Bối cảnh đó cho em xác định được thời kì lịch sử nào ?
 Câu hỏi 2 : Em hãy giới thiệu một số tác phẩm văn học tái hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đã được học ?
Gv giới thiệu: “Nếu văn học chỉ im đi một phút thôi thì chẳng khác nào cái chết của 1 dân tộc”. Vì sao vậy ? Bởi vì, văn học có 1 thiên chức vô cùng cao cả đó là sự phản chiếu gương mặt tâm hồn của dân tộc qua mỗi chặng đường lịch sử. Và nền văn học của dân tộc chúng ta đã đi cùng với lịch sử để từ đó không khí bi hùng của những năm đánh Mỹ cùng với chân dung của những con người Việt nam nhân hậu giàu yêu thương mà dũng cảm kiên cường đã tạo nên hồn phách cho mỗi trang văn. Cho đến bây giờ, khói lửa chiến tranh đã mờ xa, đọc lại những tác phẩm văn xuôi được viết thời chống Mỹ oanh liệt ấy, người đọc chúng ta vẫn không khỏi bồi hồi.
6.5. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về chủ đề
HĐ 1. - Khái quát chủ đề
Hs đã được giao nhiệm vụ ở nhà
Nhóm 1: Bối cảnh lịch sử của văn học chống Mỹ
Nhóm 2: Khái quát văn học chống Mỹ.
Nhóm 3: Đặc điểm của văn xuôi chống Mỹ.
Đại diện nhóm thuyết trình
Lớp nhận xét
Gv nhận xét, chốt kiến thức
Tiết 78
B. HDHS tìm hiểu các văn bản
B1. Văn bản “Rừng xà- nu” ( Nguyễn Trung Thành
Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
- GV : Dựa vào tiểu dẫn trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về Nguyễn Trung Thành, em hãy trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Trung Thành ? Xác định hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, chủ đề của tác phẩm?
HS: Trình bày dự án Báo cáo sản phẩm 
GV nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
Thao tác 2: Hướng dẫn Hs đọc – hiểu văn bản
GV gọi HS đọc các đoạn văn tiêu biểu
-GV gọi HS phát biểu cảm nhận về nhan đề tác phẩm 
+ HS: Thảo luận và phát biểu tự do. 
+ GV định hướng, nhận xét và điều chỉnh, nhấn mạnh ý cơ bản.
Tiết 79
? Truyện có mấy hình tượng chính? Nêu cảm nhận ban đầu về các hình tượng?
GV chia lớp hoạt động nhóm thuyết trình :pp thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
Các nhóm thảo luận trong 10p
Nhóm 1, 2: Thuyết trình về hình tượng cây xà nu
+ Hình tượng rừng xà nu dưới tầm đại bác được miêu tả như thế nào?
+ Tìm các chi tiết miêu tả cánh rừng xà nu đau thương và phát biểu cảm nhận về các chi tiết ấy?
Phát hiện những chi tiết nói đến sự đau thương mà cây rừng xà nu phải gánh chịu và nhận xét về điều đó?
+ Tại sao nói cây xà nu có sức sống mãnh liệt?
+ GV: Sức sống man dại, mãnh liệt của rừng xà nu mang ý nghĩa biểu tượng như thế nào?
- Hình tượng cây xà nu trong truyện có ý nghĩa gì?
+ Hình ảnh cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt chạy tít đến tận chân trời xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm gợi cho em ấn tượng gì?
Nhóm 3, 4: Thuyết trình về hình tượng Tnú
+ Phẩm chất của người anh hùng Tnú được thể hiện như thế nào? Tìm chi tiết chứng minh?
+ Số phận đau thương của Tnú được thể hiện như thế nào? Tìm chi tiết chứng minh?
+ Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết 4 lần nhắc tới ý: "Tnú không cứu được vợ con" để rồi ghi tạc vào tâm trí người nghe câu nói: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo"?
- Hình ảnh đôi bàn tay Tnú có ý nghĩa ntn với cuộc đời của anh?
+ Cảm nhận về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man?
HS suy nghĩ cá nhân
Tr ... t trong một tác phẩm văn xuôi chống Mỹ đã để lại cho anh/chị ấn tượng sâu sắc.
 + Nhóm 3+ 4: 
Đề 2: “Văn xuôi những năm kháng chiến chống Mỹ xứng đáng là bản anh hùng ca ca ngợi những con người miền Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất, căm thù giặc cháy bỏng, yêu thương quê hương đất nước tha thiết, thủy chung, nghĩa tình son sắt với cách mạng, với kháng chiến”.
Qua việc phân tích các tác phẩm tiêu biểu đã học trong giai đoạn chống Mĩ cứu nước, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên ?
GV yêu cầu các nhóm hoàn thành Phiếu học tập:
1. Đề bài yêu cầu bàn luận về vấn đề gì?
Lập dàn ý cho đề bài:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Thân bài: Đảm bảo những nội dung nào? Các ý đó được sắp xếp theo trình tự như thế nào?
Kết bài: Đánh giá về vấn đề nghị luận.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS sau 5 phút thảo luận, thống nhất lại nội dung đã chuẩn bị thì cử người lên thuyết trình.
- Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kết quả tìm hiểu.
Nhóm 1 thuyết trình, nhóm 2 nhận xét, bổ sung.
Nhóm 3 thuyết trình, nhóm 4 nhận xét, bổ sung.
Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và chốt lại 
Gợi ý
Đề 1: Cảm nhận hình tượng Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu“ (Nguyễn Trung Thành)
A.Mở bài :
Giới thiệu Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng xà nu.
B.Thân bài :Phân tích hình tượng nhân vật Tnú.
- Tnú là nhân vật chính của truyện ngắn Rừng xà nu. Đó là một đứa trẻ cha mẹ mất sớm, Tnú gắn bó với dân làng và có những phẩm chất của dân làng. Tnú được cụ Mết nhận xét : “Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta’’.
-Tnú là người con gan góc, táo bạo của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
+ Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, bỏ ra ngoài suối ngồi suốt ngày, sau đó, lấy một hòn đá “tự đập vào đầu, máu chảy ròng ròng’’ để sáng hôm sau lại ngượng ngùng gọi Mai ra phía sau hốc đá hỏi xem “chữ o có móc là chữ chi’’.
+ Nhưng “đi đường núi thì đầu nó sáng lạ lùng’’. Khi làm liên lạc, Tnú không đi đường mòn. Qua sông, khôn lội chỗ nước êm, mà “cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình’’.
+ Khi bị giặc bắt và tra tấn, Tnú không hé răng một lời dù bị địch tra tấn dã man.
+ Khi bị địch đốt cháy mười ngón tay, Tnú nghiến răng chịu đựng chứ quyết “không thèm kêu van’’.
- Đây cũng là một con người có mối thù chồng chất với quân giặc. Chúng không chỉ giết hại dân làng mà còn giết hại vợ con anh và khiến hai bàn tay anh “mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt’’.
- Tnú còn là một chàng trai dũng cảm và trung thành với cách mạng.
+ Những ngày ấy, làng Xô Man bị kẻ thù khủng bố điên cuồng “không bữa nào nó không đi lùng, không đêm nào chó của nó và súng của nó không sủa vang cả rừng’’. Anh Xút bị giặc treo cổ lên cây vả đầu làng ; bà Nhan bị chặt đầu cột tóc treo đầu súng vì đã vào rừng nuôi cán bộ. Sau cùng đến lũ trẻ thay người già làm việc này. Tnú và Mai là hai đứa trẻ hăng hái nhất. Có đêm, chúng ngủ luôn ở ngoài rừng, vì đề phòng giặc lùng phải có người “dẫn cán bộ chạy’’.
+ Lòng trung thành với cách mạng của Tnú đã được bộc lộ qua nhiều thử thách. Khi bị giặc bắt, giải về làng, tra hỏi chỗ ở của cộng sản, Tnú đặt tay lên bụng mình và nói : “ở đây này’’. Lưng Tnú ngang dọc biết bao vết dao chém của bọn lính.
+ Khi chứng kiến cảnh vợ con bị giặc tra tấn dã man bằng gậy sắt, mặc dù tay không, Tnú dũng cảm nhảy vào giữa lũ giặc đang điên cuồng. Nhưng anh không cứu được vợ con, bản thân bị giặc bắt và đốt hai bàn tay bằng giẻ tẩm dầu xà nu.
+ Khi được dân làng cứu thoát, dù hai bàn tay đã cụt đốt, Tnú gia nhập giải phóng quân như một tất yếu Phẩm chất anh hùng của Tnú là ở chỗ biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân : gia nhập bộ đội, chiến đấu dũng cảm, giết giặc để trả thù cho quê hương và gia đình.
– Căm thù mãnh liệt, Tnú cũng la người biết yêu thương sâu sắc. Ba năm đi bộ đội, Tnú da diết cảnh và người của buôn làng quê hương.
C. Kết bài
– Số phận và tính cách của nhân vật Tnú tiêu biểu cho dân làng Xô Man và con người Tây Nguyên.
– Nhân vật Tnú góp phần tô đậm chủ đề và làm nên màu sắc sử thu của truyện ngắn “Rừng xà nu’’.
Đề 02: Học sinh có thể lấy dẫn chứng từ 2 tác phẩm tiêu biểu “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi.
1. Giải thích ý kiến:
+ Ý kiến trên đề cập đến chủ nghĩa anh hùng cách mạng – nguồn cảm hứng chủ đạo trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học giai đoạn 1945 – 1975 mà biểu hiện cụ thể là ca ngợi phẩm chất của những con người miền Nam anh hùng, kiên cường, bất khuất, căm thù giặc cháy bỏng, yêu thương quê hương đất nước tha thiết, thủy chung, nghĩa tình son sắt với cách mạng, với kháng chiến.
+ Cả hai tác giả Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi đều gắn bó với cuộc chiến đấu chống Mỹ, là những nhà văn chiến sĩ ở tuyến đầu máu lửa. Tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi của cuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu.
+ Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” (1965), “Những đứa con trong gia đình” (1966) đều ra đời trong giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi đế quốc Mỹ đem quân vào miền Nam nước ta, dân tộc ta đứng trước trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống. Ra đời trong bối cảnh đó, hai tác phẩm ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với chất sử thi đậm đà.
2. Chứng minh ý kiến:
- Những con người miền Nam chịu đựng nhiều đau thương, mất mát – nỗi đau tiêu biểu cho đau thương của cả dân tộc. Ở họ, có tình yêu quê hương đất nước và lòng căm thù giặc sâu sắc.
- Dẫn chứng:
+Tnú phải chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân anh bị giặc đốt mười đầu ngón tay.
+Việt và Chiến chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, má chết vì đạn giặc.
Những đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam. Biến đau thương thành sức mạnh chiến đấu cũng là một biểu hiện của chủ nghĩa anh hùng cách mạng:
+ Tnú lên đường đi “lực lượng” dù mỗi ngón tay mất đi một đốt.
+ Việt và Chiến cùng vào bộ đội, coi việc đánh giặc trả nợ nước, thù nhà là lẽ sống.
* Họ chiến đấu bởi sức mạnh của lòng căm thù giặc, cũng là bởi sức mạnh của tình yêu thương, vì: chỉ có cầm vũ khí đứng lên, ta mới có thể bảo vệ được những gì thiêng liêng nhất, bảo vệ tình yêu và sự sống. Chân lí đó đã được minh chứng qua số phận và con người cách mạng của những người dân Nam Bộ trong hai tác phẩm trên, chân lí đó cũng được rút ra từ thực tế đau thương mất mát nên nó càng có giá trị, càng khắc sâu vào lòng người.
* Những con người miền Nam anh hùng, kiên cường, bất khuất, thủy chung, nghĩa tình son sắt với cách mạng, với kháng chiến:
* Nhân vật Tnú:
+ Từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị giặc bắt được, tra tấn dã man vẫn quyết không chịu khai.
+ Anh vượt ngục trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười đầu ngón tay vẫn không kêu rên trước mặt kẻ thù.
-> Ở Tnú toát lên vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi Tây Nguyên và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại chống Mĩ.
* Nhân vật Việt: bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, vẫn chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị Chiến, Việt ngây thơ, nhỏ bé, còn trước kẻ thù, Việt vụt lớn lên, chững chạc trong tư thế người anh hùng.
* Nhân vật Chiến: cùng em bắn cháy tàu địch trên sông Định Thủy; quyết tâm lên đường trả thù cho gia đình với lời nói như dao chém đá “Tao đã thưa với chú Năm rồi, đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”.
* Các nhân vật khác:
+ Cụ Mết: luôn tự hào về buôn làng, về người Strá; luôn dặn dò con cháu giữ gìn niềm tin sắt đá “Cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước mình còn” và quyết tâm chống lại kẻ thù “Chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo”.
+ Mai: một cô gái gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng đi nuôi cán bộ, thà chết chứ không chịu khai ra chồng ở đâu.
+ Dít: trước súng đạn kẻ thù, đôi mắt nó vẫn bình thản lạ lùng.
+ Ba má Việt và chú Năm: đều nhiệt tình tham gia cách mạng. Đặc biệt, chú Năm là người lưu giữ truyền thống gia đình, là khúc thượng nguồn trong dòng sông lịch sử gia đình.
+Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng trong “Rừng xà nu”; ba, má, chú Năm trong “Những đứa con trong gia đình” đều là những con người yêu quê hương đất nước, gắn bó với buôn làng, với gia đình, với người thân yêu. Tình yêu Tổ Quốc của họ bắt đầu từ những tình cảm bình dị đó, cho nên nó càng bền bỉ, càng có sức mạnh lớn lao khiến kẻ thù phải run sợ.
TÓM LẠI: Các nhân vật của hai truyện ngắn đều đã vượt lên nỗi đau và bi kịch cá nhân để sống có ích cho đất nước. Những đau thương của họ cũng chính là đau thương của dân tộc trong những năm tháng chiến tranh. Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
3. Đánh giá chung :
- Với nghệ thuật miêu tả và khắc họa nhân vật tài tình, các tác giả đã dựng nên những chân dung anh hùng rất sinh động; đồng thời tái hiện lại không khí và tinh thần của dân tộc trong thời đại chống Mỹ cứu nước.
- Qua đó chúng ta cảm nhận được tấm lòng yêu nước của các nhà văn. Họ đã khơi dậy trong mỗi con người Việt Nam lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm với vận mệnh non sông.
Lưu ý : Học sinh có thể lấy dẫn chứng từ các tác phẩm cùng thời.	
Hoạt động vận dụng, mở rộng
GV nêu vấn đề:
1.Các tác phẩm chống Mỹ miêu tả quá khứ đã lùi xa hơn 40 năm. Hiện tại chiến tranh đã kết thúc, nhưng 2 tác phẩm vẫn đặt ra những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay. Anh/chị hãy bày tỏ những bài học rút ra qua 2 truyện ngắn.
2. Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh/chị về chủ đề: 
- Ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người.
HS thảo luận trong bàn/theo cặp.
- Báo cáo sản phẩm: HS báo cáo kết quả tìm hiểu.
- Đánh giá, nhận xét: GV nhận xét và chốt lại .
Gợi ý
*Về tác phẩm Rừng xà nu:
- Rừng xà nu nêu cao bài học về tinh thần yêu nước, ý thức về cộng đồng dân tộc. Đây là phẩm chất cần có ở mỗi người ở mọi thời đại.
- Rừng xà nu là bài học về ý chí, nghị lực sống, vượt qua đau thương để tiếp tục sống có ích như Tnú.
- Rừng xà nu là bài học về cách sống có lí tưởng, trung thành với lí tưởng và theo đuổi thực hiện hoài bão, lí tưởng tới cùng.
- Rừng xà nu là bài học về cách ứng xử trong các quan hệt thân thuộc gia đình.
- Rừng xà nu là bài học về ý thức trân trọng và bảo vệ vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương xứ sở, chống lại hành động hủy diệt môi trường sống.
*Về tác phẩm Những đứa con trong gia đình: sức mạnh tinh thần kì diệu của Việt Nam trong thời chống Mỹ, ý nghĩa của tình cảm gia đình trong cuộc sống mỗi người
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
1. Hướng dẫn học sinh bài cũ:
- Vẻ sơ đồ tư duy bài học.
- Lập dàn ý các đề bài nghị luận văn học về hai tác phẩm văn xuôi chống Mỹ.
- Tìm thêm những tác phẩm văn xuôi viết về đề tài cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước để so sánh làm rõ biểu hiện vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
(HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân và báo cáo sản phẩm học tập và GV nhận xét trong tiết học sau).
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Ôn tập giữa kì 
- Xem lại kiến thức cơ bản về các tác phẩm đã học
- Nắm kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng làm văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_12_tiet_67_den_76_nam_hoc_2021_2022_truo.doc