Bài giải tốt nghiệp THPT môn Văn năm 2004 Môn văn

Bài giải tốt nghiệp THPT môn Văn năm 2004 Môn văn

Môn văn

Thí sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề I:

Câu 1 (2 điểm)

Anh hoặc chị hiểu như thế nào về nguyên lý “tảng băng trôi” của Hêminguê? Hãy nêu tên hai tác phẩm của nhà văn này.

Câu 2 (8 điểm)

Hãy trình bày cảm nhận của anh hoặc chị về hình tượng nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.

 

docx 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1295Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giải tốt nghiệp THPT môn Văn năm 2004 Môn văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giải tốt nghiệp THPT môn Văn_Thứ Tư, 02/06/2004
Môn văn 
Thí sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề I:
Câu 1 (2 điểm)
Anh hoặc chị hiểu như thế nào về nguyên lý “tảng băng trôi” của Hêminguê? Hãy nêu tên hai tác phẩm của nhà văn này.
Câu 2 (8 điểm)
Hãy trình bày cảm nhận của anh hoặc chị về hình tượng nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu.
Đề II
Câu 1 (2 điểm)
Anh hoặc chị hãy cho biết tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh nào?
Câu 2 (2 điểm)
Theo anh hoặc chị, qua truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân muốn gửi đến người đọc những ý tưởng gì?
Câu 3 (6 điểm)
Anh hoặc chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
(Theo Văn học 12, tập một, phần VHVN, NXB Giáo Dục - 2003, trang 156)
Bài giải
Đề I:
Câu 1: Cần nêu được các ý chính sau đây:
- Yêu cầu tác phẩm văn học phải có “phần chìm” lớn hơn “phần nổi” (bảy phần chìm, một phần nổi), nghĩa là phải hàm súc, uyên thâm, đa âm, đa nghĩa.
- Nhà văn không trực tiếp công khai phát ngôn cho ý tưởng của mình, mà phải xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để mỗi người đọc có thể rút ra phần ẩn ý. 
- Một trong những biện pháp chủ yếu để thể hiện nguyên lý “tảng băng trôi” là độc thoại nội tâm kết hợp với việc dùng các ẩn dụ, các biểu tượng. 
Câu 2:
1. Yêu cầu về kỹ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Thực chất là học sinh biết cách phân tích một nhân vật trong truyện ngắn theo cảm nhận riêng của mình; biết làm một bài văn nghị luận văn học có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức: Đây là một đề bài rất thoáng để học sinh thể hiện những cảm xúc, những nhận thức riêng của mình về hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Do đó học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, tập trung vào những khía cạnh nào mình tâm đắc, điều quan trọng là chiều sâu của sự cảm nhận. Học sinh phải biết lựa chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm rõ những hiểu biết và cảm xúc của mình về nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Ở đây chỉ nêu lên những ý chính sau:
- Cảm nhận về vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật Nguyệt: từ khuôn mặt, vóc dáng, lời nói, trang phục đến phong cách đều cho thấy Nguyệt đẹp, vẻ đẹp thanh thoát, hồn nhiên, tươi mát, quyến rũ.
- Cảm nhận vẻ đẹp về lý tưởng của nhân vật Nguyệt: có lý tưởng sống cao đẹp: vừa rời ghế nhà trường đã chọn nơi gian khổ nhất, công việc khó khăn nguy hiểm để đóng góp công sức mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc.
- Cảm nhận về vẻ đẹp trong tính cách của nhân vật Nguyệt: dạn dĩ, tinh nghịch, bình tĩnh, gan góc, nhanh nhẹn, nhiệt tình...
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Nguyệt: giàu đức hi sinh, thủy chung trong cuộc sống. Đặc biệt trong tình yêu Nguyệt đã yêu và thủy chung chờ đợi một người con trai mình chưa biết mặt và chưa một lời hứa hẹn với một niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống.
- Qua nhân vật Nguyệt vừa chân thực, vừa đầy chất thơ, chất trữ tình lãng mạn, truyện đã giúp ta hiểu được chủ nghĩa anh hùng cách mạng và vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ cứu nước, cũng qua đó hiểu được ước vọng chân thành của tác giả là “đi tìm hạt ngọc ẩn giấu bên trong tâm hồn con người”.
Đề II:
Câu 1: Cần nêu được các ý chính sau đây:
- Ngày 19-8-1945, chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào. 
- Bấy giờ cũng là lúc đất nước đang có nguy cơ bị xâm chiếm trở lại: ở miền Nam, quân Pháp được sự giúp sức của quân Anh đang tiến vào Đông Dương; ở miền Bắc, bọn Tàu Tưởng - tay sai của đế quốc Mỹ, cũng đang ngấp nghé ngoài biên giới. Hồ Chủ tịch biết hơn ai hết một số nước đế quốc sẽ nhân nhượng cho Pháp trở lại Đông Dương. 
Hơn nữa, để chuẩn bị cho cuộc xâm lược này, Pháp đã tung ra dư luận thế giới một luận điệu xảo trá: Đông Dương (trong đó có Việt Nam) là thuộc địa của Pháp, Pháp có công “khai hóa”, “bảo hộ” xứ này; bởi thế khi phát xít Nhật bị đồng minh đánh bại thì Pháp sẽ trở lại Đông Dương là lẽ đương nhiên. 
Câu 2: Những ý tưởng Kim Lân muốn gửi đến người đọc trong truyện Vợ nhặt là:
- Tác phẩm lên án xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp năm 1945.
- Một quan điểm nhân đạo sâu sắc, cảm động: 
+ Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người lao động: dù đứng bên bờ vực của cái chết họ vẫn đùm bọc, thương yêu, chia sẻ nhau.
+ Phát hiện và diễn tả khát vọng của người lao động: dù bị đẩy vào tình huống bi đát, phải sống trong sự đe dọa của cái chết, họ vẫn khao khát tình thương, khao khát một mái ấm gia đình, luôn hướng về sự sống, luôn tin tưởng ở tương lai và hướng đến cách mạng.
Câu 3:
1. Yêu cầu về kỹ năng: biết cách phân tích một bài thơ trữ tình, biết làm một bài văn nghị luận văn học có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm giá trị nội dung của đoạn thơ:
Về nghệ thuật:
- Vận dụng thể thơ lục bát nhuần nhuyễn.
- Bút pháp lãng mạn: hình ảnh, không khí kỳ vĩ, hoành tráng.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm, sử dụng nhiều biện pháp tu từ: điệp từ, liệt kê, so sánh, từ láy trùng điệp...
Về nội dung: ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng và thắng lợi vẻ vang của dân tộc:
- Bốn câu đầu: tự hào về hình ảnh đoàn quân đông về số lượng, hùng mạnh về chất lượng chiến đấu, lồng lộng hiên ngang giữa đất trời.
- Hai câu tiếp: tự hào về đoàn dân công phục vụ chiến đấu: đông đảo, nhiệt tình, mạnh mẽ. 
- Sáu câu cuối: say sưa với niềm vui chiến thắng tràn ngập khắp nơi, đất nước thoát khỏi cảnh tối tăm nô lệ, vùng dậy tươi đẹp rực rỡ.

Tài liệu đính kèm:

  • docx2004 luon Van De Bai giai TN THPT.docx