Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Nội dung

+ Hình tượng Hồn Trương Ba mang bi kịch đau đớn.

+ Ý vị triết học nhân sinh sâu sắc.

+ Nghệ thuật viết kịch: xây dựng hành động và ngôn ngữ nhân vật.

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm

a. Tác giả:

+ Vị trí văn học sử:

- “Hiện tượng” đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX.

- Một trong những nhà soạn kịch tài năng của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

+ Nhân tố tạo nên thành công:

- Nhân tố chủ quan: Cảm hứng và tài năng nghệ sĩ.

• Nguồn cảm hứng: động lực thôi thúc viết kịch cũng là động lực khiến tác giả viết thơ => khát vọng được bày tỏ tâm hồn mình và thế giới, muốn tham dự vào dòng chảy cuộn xiết của đời sống, được trao gửi và dâng hiến => sẵn bầu cảm hứng rạo rực, trăn trở, khát khao.

 

doc 105 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1497Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 12 - Hồn Trương Ba, da hàng thịt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồn Trương Ba, da hàng thịt
 Lưu Quang Vũ
Nội dung
+ Hình tượng Hồn Trương Ba mang bi kịch đau đớn.
+ Ý vị triết học nhân sinh sâu sắc.
+ Nghệ thuật viết kịch: xây dựng hành động và ngôn ngữ nhân vật.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả:
+ Vị trí văn học sử:
- “Hiện tượng” đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX.
- Một trong những nhà soạn kịch tài năng của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
+ Nhân tố tạo nên thành công:
- Nhân tố chủ quan: Cảm hứng và tài năng nghệ sĩ.
• Nguồn cảm hứng: động lực thôi thúc viết kịch cũng là động lực khiến tác giả viết thơ => khát vọng được bày tỏ tâm hồn mình và thế giới, muốn tham dự vào dòng chảy cuộn xiết của đời sống, được trao gửi và dâng hiến => sẵn bầu cảm hứng rạo rực, trăn trở, khát khao. 
• Tài hoa nhiều mặt: sáng tác thơ, vẽ tranh, viết truyện ngắn.
- Nhân tố khách quan: không khí đổi mới, tinh thần dân chủ trong đời sống văn hóa chính trị những năm 80 => con người cá nhân với những mối quan hệ bề bộn thường ngày cùng văn học tham gia cuộc đối thoại với công chúng về những vấn đề nóng bỏng của xã hội => tác động tích cực đến tâm thế sáng tạo của văn nghệ sĩ: 
=> Lựa chọn kịch nói là một cách “xung trận” trực tiếp, có thể tác động vào xã hội nhanh nhạy, hiệu quả, thể hiện trọn vẹn nhiệt hứng Lưu Quang Vũ.
b. Vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt:
+ Nhan đề: ngầm chứa đựng một nghịch cảnh trớ trêu, một nghịch lí mang ý vị nhân sinh sâu sắc.
+ Khai thác cốt truyện dân gian: 
- Ông Trương Ba cao cờ, một hôm đột ngột chết. 
- Đế Thích tiếc tài đánh cờ của người nông dân ấy mà làm phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt (mới chết gần đó) để tiếp tục sống 
- Tranh chấp chồng giữa hai người vợ, đưa lên quan xét xử => thử bằng cách ra lệnh cho đương sự làm lần lượt 2 việc: mổ lợn và đánh cờ.
- Đương sự không biết cầm dao mổ lợn nhưng thành công trong việc đánh  cờ => quyết định cho vợ Trương Ba mang chồng về.
+ Tóm tắt vở kịch:
- Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm.
- Vì muốn sửa sai, Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết.
- Trú nhờ linh hồn vào thể xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, người thân cảm thấy xa lạ, bản thân sống trong đau khổ, dằn trở vì phải sống trái tự nhiên và giả tạo. Thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu không phải của chính bản thân ông.
- Trước sự phiền toái và nguy cơ bị tha hóa, Trương Ba quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết. 
=> Tình huống kịch: bắt đầu từ chỗ kết thúc của truyện dân gian. 
+ Đề tài, chủ đề: 
- Suy nghiệm về nhân sinh, hạnh phúc: Giá trị của cuộc sống chỉ được xác lập khi được sống là mình, trong một thể thống nhất giữa linh hồn và thể xác.
- Phê phán một số thói xấu trong xã hội đương thời: sự sách nhiễu, thói làm ăn vô trách nhiệm của giới cầm quyền, cách sống giả dối, không dám là mình; sự tha hóa vì dục vọng tầm thường
- Thấp thoáng vấn đề triết học sâu sắc: mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, trong đó tác giả nhận thấy tính chất biện chứng của nó song đặc biệt nhấn mạnh, ngợi ca mặt tinh thần cao khiết, thanh sạch của con người.
+ Vị trí văn học sử:
Một trong những vở kịch xuất sắc nhất của Lưu Quang Vũ.
c. Đoạn trích:
+ Vị trí đoạn trích
- Cảnh VII và đoạn kết của đoạn kết của vở kịch.
+ Tóm tắt diễn biến tình huống kich:
Xung đột trung tâm của vở kịch (hồn Trương Ba và xác hàng thịt) lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng trú ngụ trong thể xác anh hàng thịt, Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân và ông cũng chán ghét chính mình. 
Từ đó dẫn đến cuộc đối thoại mang tâm trạng dằn trở của nhân vật: đối thoại với chính mình (độc thoại) đan xen với các cuộc đối thoại khác (đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt, với người vợ hiền, với Đế Thích).
- Độc thoại: thể hiện sự “chán cái chỗ ở không phải của tôi”, muốn thoát ra khỏi thể xác kềnh càng.
- Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác với sự hả hê châm chích của Xác và sự khổ đau bế tắc của Hồn.
- Cuộc đối thoại với những người thân (vợ, cháu gái, con dâu) => càng đau khổ, tuyệt vọng và đi đến quyết định giải thoát.
- Đối thoại với Đế Thích và kiên quyết giải thoát.
2. Phân tích
a. Độc thoại Hồn Trương Ba.
+ Hành động: ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy => biểu hiện:
- Con người đang ở trạng thái u uất, bế tắc, không lối thoát (ôm đầu).
- Đau khổ, dằn vặt, quẫn bách đến cùng cực, không thể chịu đựng dày vò hơn được nữa (vụt đứng dậy) => trào ra thành những dòng độc thoại đầy nước mắt.
+ Lời nói:  
- Phủ định: không, không muốn sống.
- Tâm trạng: 
• Chán cái chỗ ở không phải của tôi lắm rồi.
• Sợ, muốn rời xa cái thân thể kềnh càng thô lỗ “tức khắc”.
• Khao khát “tách ra cái xác này, dù chỉ một lát”.
=> Nhận xét: các câu cảm thán, ngắn => lời văn dồn dập, hối thúc => trạng thái căng thẳng, bức bách.
b. Đối thoại  Hồn - Xác
+ Mô tả:
- Xác: xoáy vào hiện thực bi kịch của Hồn: “linh hồn mờ nhạt”, “không tách ra khỏi tôi được đâu” 
Hồn: ngạc nhiên vì thể xác cũng có tiếng nói “mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù”.
- Xác: “ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến”, “sức mạnh ghê gớm, lấn át cả linh hồn cao khiết”.
Hồn: bất lực, phủ định tiếng nói của Xác: “chỉ là vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc”.
- Xác: hỏi lại đầy thách thức: “Có thật thế không?”.
Hồn: chùn và đuối lí, buộc phải dần đồng tình, xác nhận sự ảnh hưởng của Xác “nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được”.
- Xác: nhận thức sự lợi lí của mình, tiếp tục châm chọc: “Khi ông ở bên nhà tôi Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại Đêm hôm đó, suýt nữa thì” => nhắc lại sinh động, tường tận dục vọng vật chất => bồi thêm nỗi dằn vặt vì sự thật nhỡn tiền, phũ phàng - Hồn đang xuôi theo Xác, bị Xác sai khiến.
Hồn: kiên quyết phủ định: “là mày chứ, chân tay mày, hơi thở mày”.
- Xác: đồng tình nhưng cũng đồng thời hỏi xoáy lại: “Chẳng lẽ ông không xao xuyến”, “Để thỏa mãn tôi, chẳng nhẽ ông không tham dự chút đỉnh gì?” => Xác dẫn dắt Hồn vào sự thật không thể phủ nhận – Hồn ít nhiều đã bị vấy bẩn, tha hóa bởi dục vọng của thân xác => lí lẽ của Xác khơi trúng điểm đen mà lâu nay vì trú ngụ trong Xác hàng thịt, Hồn Trương Ba trong khiết đã hóa màu.
Hồn: bất lực: “Ta ta đã bảo mày im đi”  => lời văn ngập ngừng như lí lẽ bị hụt hơi => Hồn bị dồn vào chân tường để buộc phải công nhận sự chế ngự của thể xác.
- Xác: xác nhận lại thái độ của Hồn “không dám trả lời”, khẳng định một lần nữa “Hai ta đã hòa làm một rồi” => nhấn vào sự thật đau đớn mà Hồn đang muốn trốn chạy, muốn phủ nhận, đẩy tình huống kịch lên cao trào.
Hồn: Cố gắng cứu vãn: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”
- Xác: mỉa mai “Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!”.
Hồn: “bịt tai lại” => nỗ lực chối bỏ tuyệt vọng.
- Xác: tiếp tục dùng lời lẽ hiểm hóc sắc lẹm như dao mổ, phanh trần nỗi đau đang tấy mủ trong Hồn: sức mạnh của Xác đã giúp Hồn thêm để làm việc vũ phu “tát thằng con ông tóe máu mồm máu mũi”.
Hồn: chối bỏ “sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo”.
- Xác: biện minh cho mình bằng những lí lẽ: “là hoàn cảnh” buộc Hồn phải qui phục, “cũng đáng được quí trọng”, không có tội.
Hồn: phản ứng yếu ớt: “Nhưng...Nhưng”
- Xác: “tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn”.
Hồn hỏi: “Chiều chuộng”?
- Xác: đưa ra giao kèo thỏa hiệp để chung sống: Xác sẽ “ve vuốt” Hồn bằng cách thông cảm với “những trò chơi tâm hồn”, nhận hết mọi điều xấu miễn là Hồn vẫn “làm đủ mọi việc để thỏa mãn thèm khát” của Xác.
Hồn: nhận thức “lí lẽ ti tiện” của Xác.
- Xác: khẳng định sự thắng thế của mình. 
Hồn than bất lực.
- Xác: an ủi, kết thúc cuộc đối thoại.
+ Phân tích:
- Tương quan lượt lời: Xác: dài, dày đặc, Hồn: ngắn, thưa thớt => sự lấn át, thắng thế của Xác - sự đuối lí, bất lực của Hồn => Hồn bị đẩy vào đường cùng, buộc phải xuôi theo những sự thật và lí lẽ hiển nhiên mà Xác chỉ ra.
- Xung đột ngày càng đẩy lên cao trào, Xác tung ra những lí lẽ sắc bén như dao mổ, khoét sâu vào nỗi đau bị tha hóa của Hồn.
c. Đối thoại Hồn Trương Ba - những người thân.
+ Với vợ: 
- Vợ:
• Có ý định đi biệt để Trương Ba được thảnh thơi, “Còn hơn là thế này”.
• Chỉ ra: “ông đâu còn là ông, đâu còn là Trương Ba làm vườn ngày xưa”.
=> Nhận xét:
• Người vợ vị tha, nhẫn nhịn, hết mực yêu thương chồng.
• Mang tâm trạng đau khổ tột cùng vì chứng kiến sự đổi thay của chồng. Nỗi đau hiện tại còn kinh khủng hơn giây phút bà tiễn thân xác chồng khỏi thế gian.
- Hồn Trương Ba:
• Lời thoại ngắn, toàn câu hỏi => biểu hiện: sự ngơ ngác, thảng thốt và trạng thái thẫn thờ, tê xót.
• Hành động: ngồi xuống, tay ôm đầu => đau khổ, dằn vặt, tuyệt vọng.
+ Với Cái Gái: 
- Cái Gái:
• Yêu thương gắn bó với ông hết mực: đêm nào cũng khóc, nâng niu từng chút kỉ niệm của ông => dẫn tới phản ứng dữ dội:
• Lời lẽ tàn nhẫn, phũ phàng.
• Chối bỏ, xua đuổi Hồn Trương Ba.
 Phản ứng quyết liệt của một đứa trẻ. Tâm hồn trẻ thơ vốn trongð trẻo, chỉ có hai màu sáng tối, kiên quyết không chấp nhận cái xấu, cái ác.
- Trương Ba: run rẩy => những lời nói của cháu nhỏ thêm một lần nữa xoáy khoét vào nỗi đau thăm thẳm của ông, để ông cảm nhận thấm thía bi kịch bị chính những người thân yêu chối bỏ.
+ Với con dâu:
- Con dâu: 
• Thấu hiểu và cảm thông: “thầy khổ hơn xưa nhiều lắm”, “thương hơn”.
• Nhận thức một sự thật đau đớn: “làm sao để giữ thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia”.
- Trương Ba: 
Trước những lời lẽ chân thực của con dâu => “lạnh ngắt như tảng đá” => hoàn toàn tuyệt vọng.
=> 3 lượt đối thoại đi qua đẩy bi kịch của Hồn Trương Ba lên tới chót đỉnh. Những người thân thiết nhất cũng không chấp nhận nổi tình trạng hồn xác bất nhất của chồng, cha, ông mình. 
Con người Phương Đông vốn coi mái nhà và quan hệ ruột thịt là nền tảng tinh thần. Mất nó, con người gần như mất tất cả, rơi vào trạng thái đơn độc, chống chếnh. 
Đối thoại với những người thân mới cho nhân vật nhận cảm thấm thía tình trạng của bản thân, để đi đến hành động giải thoát quyết liệt. Nhà văn không đưa đối thoại với người con trai (lúc này đã bị đồng tiền cám dỗ, sinh ra thói con buôn vụ lợi) vào mà để Hồn đối thoại với vợ, cháu gái, con dâu – những người yêu thương, gắn bó với Trương Ba nhất để dẫn dắt Trương Ba đến nhận thức sâu sắc về tình trạng tuyệt vọng không lối thoát của bản thân mình.
+ Độc thoại: 
- Ý thức, công nhận sự thắng thế của Xác.
- Tự vấn: “Lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?”
- Phản lại lí luận của Xác: “Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần” => Thái độ kiên quyết, dũng cảm.
=> Nếu độc thoại ở màn đầu tiên, Trương Ba hiện lên trong trạng thái dằn vặt đau khổ thì ở màn độc thoại này, nỗi đau càng xa xót nh ... .
Gợi ý giải đề
Đề 1:
+ Phân tích đề
- Nội dung: quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh 
- Hình thức: nêu và phân tích ngắn gọn.
+ Hướng dẫn:
- Quan điểm nghệ thuật là gì?
• Quan: quan sát, nhìn nhận. Điểm: chỗ đứng > Chỗ đứng để nhìn nhận nghệ thuật.
• Vai trò của quan điểm nghệ thuật: 
o Chi phối toàn bộ sáng tác của nhà văn..
o Phần nào xác định tầm vóc tư tưởng người nghệ sĩ.
- Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (trọng tâm): trình bày theo 3 ý trong phần kiến thức cơ bản.
• Văn học là một thứ vũ khí lợi hại phụng sự cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ xung phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng. 
• Coi trọng tính chân thật và tính dân tộc.
• Sáng tác xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm.
Lưu ý: Phân tích ngắn gọn một dẫn chứng để thấy rõ dấu ấn của quan điểm nghệ thuật trong tác phẩm (Tuyên ngôn độc lập, Vi hành, Nhật kí trong tù,: giá trị chiến đấu, tính chân thật và tính dân tộc thể hiện như thế nào? Đối tượng và mục đích sáng tác đã quyết định ra sao tới việc lựa chọn nội dung và hình thức của tác phẩm?...)
- Nhận xét:
• Quan điểm sáng tác được thực thi, thể hiện nhuần nhuyễn, linh hoạt trong tất cả các tác phẩm của Người.
• Hệ thống quan điểm nghệ thuật đúng đắn, có giá trị, thể hiện tầm vóc tư tưởng của một nhà văn lớn. Chính quan điểm đó là nền tảng cho một sự nghiệp văn chương giàu giá trị.
Đề 2:
+ Phân tích đề:
-    Nội dung: phong cách nghệ thuật Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
- Hình thức: trình bày tóm tắt.
+ Hướng dẫn:
- Phong cách nghệ thuật là gì?
• Nói một cách ngắn gọn: là đặc điểm riêng biệt của sáng tác.
• Nghiêng về hình thức (hệ thống các yếu tố hình thức độc đáo)
• Thống nhất trong mọi tác phẩm, mọi giai đoạn sáng tác của nhà văn. Tuy nhiên, nó vẫn có sự vận động.
• Nhà văn lớn là nhà văn có phong cách.
- Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh?
Trình bày theo các ý đã có trong phần kiến thức cơ bản
• Khái quát
• Phong cách nghệ thuật của từng thể loại.
Lưu ý: Cách lấy dẫn chứng ở từng đặc điểm: điểm tên tác phẩm (khoảng 3 tác phẩm),  dẫn chứng cụ thể (phân tích ngắn gọn 1 ví dụ thể hiện đặc điểm phong cách)
- Đánh giá:
• Khẳng đinh lại: phong cách nghệ thuật đa dạng và độc đáo.
• Phong cách nghệ thuật đó tạo nên tầm vóc của một nhà văn lớn.
Đề 3:
+ Phân tích đề
- Nội dung: ý nghĩa cách mở đầu của Tuyên ngôn độc lập
- Hình thức: phân tích cụ thể.
+ Hướng dẫn:
- Ý nghĩa phần mở đầu trong một tuyên ngôn: nêu những nguyên lí chung, cơ sở pháp lí của tuyên ngôn.
- Ý nghĩa cách mở đầu của Tuyên ngôn độc lập:
• Mô tả (mở đầu như thế nào)
• Ý nghĩa (trọng tâm)
• Trích dẫn sáng tạo
- Đánh giá:
• Khẳng định: cách mở đầu xúc tích, khéo léo, sáng tạo.
• Mở đầu cho hệ thống lập luận chặt chẽ của tác phẩm.
Đề 4:
+ Phân tích đề
- Nội dung: cơ sở thực tế của Tuyên ngôn độc lập.
- Hình thức: phân tích cụ thể.
+ Hướng dẫn:
Đề 5:
+ Phân tích đề
- Nội dung: Tuyên ngôn độc lập để làm rõ hệ thống lập luận chặt chẽ của tác phẩm
- Hình thức: phân tích cụ thể.
+ Hướng dẫn:
- Khái quát: giá trị văn chính luận Hồ Chí Minh nói chung và Tuyên ngôn độc lập nói riêng.
 Hệ thống lập luận chặt chẽ là một trong những giá trị nổi bậtØ của tác phẩm.
- Phân tích hệ thống lập luận:
Phân tích theo 3 phần của bản tuyên ngôn, chỉ ra tính logic trong trình tự triển khai các luận điểm (hệ thống luận cứ)
- Tổng hợp:
• Hệ thống lập luận chặt chẽ là một đặc điểm nổi bật không chỉ ở Tuyên ngôn độc lập mà trong tất cả các tác phẩm văn chính luận của Bác.
• Hệ thống lập luận chặt chẽ kết hợp với lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng chân xác, hùng hồn tạo nên vị trí áng văn chính luận xuất sắc cho Tuyên ngôn độc lập.
Đề 6:
+ Phân tích đề
-  Nội dung: phong cách  nghệ thuật văn chính luận Hồ Chí Minh qua Tuyên ngôn độc lập.
- Hình thức: phân tích cụ thể.
+ Hướng dẫn:
- Phong cách văn chính luận Hồ Chí Minh?
- Phân tích các đặc điểm
• Ngắn gọn
• Lập luận chặt chẽ (nêu hệ thống lập luận và sự logic trong trình tự triển khai qua các luận cứ)
•  Lí lẽ đanh thép.
• Bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến.
• Ngôn ngữ: hùng hồn, giàu tính biểu cảm
 Tất cả xuất phát từ tình cảm nồng nàn, mãnh liệt với nhân dân,Ø dân tộc.
- Tổng hợp:
• Tuyên ngôn độc lập thể hiện rõ đặc điểm phong cách văn chính luận Hồ Chí Minh.
• Vị trí văn học sử: áng văn chính luận xuất sắc.
 Phân tích “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh.
 BÀI LÀM
 Trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, thơ và truyện chỉ chiếm một phần nhỏ còn chủ yếu là văn nghị luận, những tác phẩm chủ yếu phục vụ cho sự nghiệp chính trị cuả Người. Trong số những tác phẩm của Bác có những kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ hùng văn của dân tộc thì Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất. Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe- Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. “Bản tuyên ngôn Độc lập” là kết quả của bao nhiêu hi vong, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên).
 Tuyên ngôn Độc lập mở đầu là nêu thẳng vấn đề. Người nêu những căn cứ pháp lí, “những lẽ phải không ai chối cãi được”. Đó là những câu tuyên bố nổi tiếng được Bác rút ra từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mĩ. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ: “Tất cả mọi người đều sinh ra mưu cầu hạnh phúc”. Để làm nổi bật tính phổ biến của những lẽ phải, Người còn nêu những lời trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra về quyền lợi). Cách nêu dẫn chứng như thế vừa khéo léo vừa kiên quyết. Khéo léo vì tỏ ra tôn trọng chân lí chung dù chân lí ấy của các nước đang là kẻ thù gây ra. Cách nêu dẫn chứng ấy cũng hàm chứa một sự phê phán. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ- những kẻ xâm lược đã chà đạp lên chân lí, chà đạp lên lương tâm và lý tưởng của cha ông chúng. Đó là cách dùng lí lẽ của kẻ thù để chống lại kẻ thù, dùng gậy ông đập lưng ông. Hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ đều nhấn mạnh quyền con người, Bác nói thêm về quyền dân tộc. Câu nói của Người mở đầu cho trào lưu giải phóng dân tộc trên khắp thế giới. Đồng thời, đặt Bản tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với hai bản tuyên ngôn đã nêu.
Bác lập luận như vậy là để kết tội thực dân Pháp. Những lời bất hủ trong hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ đã trở thành cơ sở pháp lý để Bác kết tội thực dân Pháp. “Thế mà đã hơn 80 năm nay nhân đạo và chính nghĩa” Sau khi kết thúc một cách khai quát tôị ác của thực dân Pháp, bản tuyên ngôn nêu lên những dẫn chứng cụ thể để lật mật nạ “bảo hộ” của thực dân Pháp trước toàn thể nhân loại: “Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho dân chủ nào”. Lời kể tội của tác giả hùng hồn và đanh thép. Cách lập luận trùng điệp như: “Chúng thi hành”, “Chúng lập ra”. “Chúng thẳng tay chém giết” thể hiện được tội ác chồng chất của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Cách dùng hình ảnh của tác giả làm nổi bật sự tàn bạo của thực dân Pháp: “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước chúng tắm các cuộc bể máu”.
 Về kinh tế, Bác cũng kết tội thực dân Pháp từ khái quát đến cụ thể “Chúng bóc lột dân ta đến tiêu điều”. Bác quan tâm đến những hạng người như: “dân cày và dân buôn trở nên bần cùng”, “chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên”. Lập luận như vậy là Bác muốn tranh thủ sự ủng hộ của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc bảo vệ nền Độc lập. Cả đoạn văn tác giả chỉ dùng một chủ ngữ “chúng” để chỉ thực dân Pháp, nhưng vị ngữ thì luôn thay đổi: “thi hành”, “lập ra”, “thẳng tay chém giết”, “tắm” chỉ một ke thù là thực dân Pháp nhưng tội ác của chúng gây ra trên đất nước ta vô cùng nhiều. Cách lập lụân đanh thép cùng với những dẫn chứng cụ thể khiến kẻ thù hết đường lẩn tránh tội ác.
 Tội ác lớn nhất của thực dân Pháp gây ra là nạn đói khủng khiếp năm 1945: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căm cứ đánh đồng minh thì thực dân Pháp quì gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó, nhân dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói”.
Tác giả cũng không bỏ xót nhữung tội ác khác của bọn thực dân Pháp như “trong năm năm chung bán cho Nhật”, tội thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa, tội “giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.”
 Người kết tội thực dân Pháp một cách hùng hồn và đanh thép như vậy nhằm phơi bày bản chất tan bạo, dã man của thực dân Pháp, lột mặt nạ “khai hoá’, “bảo hộ” của chúng trước nhân dân thế giới, khơI lòng căm thù của nhân dân ta với thực dân Pháp.
Tác giả biếu dương sức mạnh dân tộc tỏngcông cuộc chống thực dân phong kiến và giành lấy nền Độc lập “Pháp chạy, Nhật hàngchế độ dân chủ cộng hoà”. Đoạn văn này diễn tả đầy hào khí. Chỉ có 9 chữ “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, Bác dựng lại cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động và cực kì oanh liệt của dân tộc ta. Biểu dương truyền thống bất khuất của dân tộc, tác giả nhằm kích thích tinh thần tự hào dân tộc, kích thích ý chí chiến đấu để nhân dân ta quyết tâm chống lại âm mưu của thực dân Pháp.
 Tiếp theo, Người nêu cơ sở chính nghĩa của việc thành lập nước Việt Nam mới. Việt Minh là tổ chức cách mạng của toàn bộ dân tộc Việt Nam. Việt minh đã đứng về phe đồng minh, đã chống lại thực dân Pháp và phát xít Nhật và đã giành chính quyền từ tay Nhật. Hai lần Người nhấn mạnh nền Độc lập của đất nước bẳng những câu văn điệp ngữ mạnh mẽ: “Sự thật là”.
Trên cơ sở ấy, Người tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ trên đất nước Việt Nam”
Cuối cùng thay mặt cho cả một dân tộc vừa giành được tự do độp lập. Người nêu lời thề “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cảI để giữ vững quyền tự do Độc lập ấy”- Tuyên ngôn Độc lập là kiệt tác của Hồ Chí Minh. Bằng tâm huyết và tài hoa, Người đã thể hiện được khí phách của một dân tộc đang vùng dậy chống đế quốc, thực dân phong kiến, giành Độc lập tự do cho nước nhà. Với Tuyên ngôn Độc lập, lần đầu tiên Việt Nam hiện diện trên trường quốc tế với tư cách là một nước tự do và Độc lập và nhân dân thế giới cũng thấy được tinh thần quyết tâm bảo vệ nền Độc lập của dân tộc Việt Nam.
 Tuyên ngôn Độc lập trước hết là một văn kiện lích sử. Nó là bản văn quan trọng bậc nhất của nước ta. Để có được Tuyên ngôn Độc lập, biết bao đồng bào, đồng chí đã hy sinh trong suốt 80 năm chống Pháp. Tuyên ngôn Độc lập là một cột mốc lịch sử, nó chấm dứt giai đoạn mất nước, giai đoạn nhân dân ta sống kiếp ngựa trâu, nô lệ của dân tộc, nó mở đầu một kỉ nguyên mới: ki nguyên Độc lập tự do.
 Với hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng văn hùng hồn, thống thiết, Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng sánh ngang với các bản tuyên ngôn trên thế giới và các thiên cổ hùng văn của các dân tộc khác như Hích tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Tài liệu đính kèm:

  • docTai lieu on thi lop 12.doc