Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 61+ 62: Vợ nhặt - Kim Lân

Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 61+ 62: Vợ nhặt - Kim Lân

VỢ NHẶT

 Kim Lân

A. Mục tiêu bài học

 Qua bài giảng, nhằm giúp HS:

 1. HIểu được sự khủng khiếp của nạn đói ở nước ta năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.

 2. Cảm nhận được niềm khao khát mãnh liệt của người dân lao động về tổ ấm, hạnh phúc gia đình và niềm tin bất diệt vào sự sống và tương lai.

 3. Hiểu được sáng tạo xuất sắc và độc đáo về nghệ thuật truyện: tình huống truyện, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 169564Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 61+ 62: Vợ nhặt - Kim Lân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 61 - 62
VỢ NHẶT
 	Kim Lân
	Ngày soạn: 9.1.09
	Ngày giảng: 
	Lớp giảng: 	12A1	12A2	12A3
	Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
	Qua bài giảng, nhằm giúp HS:
 1. HIểu được sự khủng khiếp của nạn đói ở nước ta năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
 2. Cảm nhận được niềm khao khát mãnh liệt của người dân lao động về tổ ấm, hạnh phúc gia đình và niềm tin bất diệt vào sự sống và tương lai.
 3. Hiểu được sáng tạo xuất sắc và độc đáo về nghệ thuật truyện: tình huống truyện, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV
	- Giáo án
	- Thiết kế bài giảng
	- Các tài liệu tham khảo khác
C. Cách thức tiến hành
	- Đọc hiểu
	- Đàm thoại phát vấn
	- Thuyết trình
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thày và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: dựa vào phần tiểu dẫn và sự hiểu biết của em -> hãy nêu những nét khái quát về tác giả Kim Lân?
HS trả lời GV ghi bảng 
GV: những hiểu biết của em về tác phẩm Vợ Nhặt - Kim Lân?
HS trả lời GV chốt lại
GV: dựa vào liên thức của bản thân, em hãy tóm tắt tình hình xã hội Việt Nam năm 1945?
HS trả lời GV chốt lại
GV thuyết giảng rõ hơn -> gọi HS đọc tác phẩm.
Yêu cầu theo dõi bạn đọc và gạch chân những chi tiết được xem là quan trọng để làm nổi bật tư tưởng nội dung của tác phẩm.
- cảm nhận đầu tiên của em khi đọc và theo dõi văn bản này?
HS nêu cảm nhận của riêng mình (có thể chưa chính xác)
GV: văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
HS đưa ra các cách chia Gv chốt lại
GV: em có nhận xét gì về mạch truyện mà tác giả viết?
HS: theo trình tự thời gian
GV đây chính là dụng ý của tác giả, nhằm gây ấn tượng với người đọc về tình huống độc đáo, xoay quanh chuyện Tràng có vợ trong hoàn cảnh đói kém.
GV: hãy chỉ ra tình huống truyện trong văn bản?
HS: Tràng nghèo, sống trong nạn đói mà có vợ.
GV: nhan đề có sức tố cáo mạhn mẽ, xã hội mà con người như rơm rác, vợ có thể nhặt được ở ngoài đường mà không cần cưới xin hỏi dạm.
GV: tại sao tình huống Tràng có vợ lại gây ấn tượng với người đọc?
HS: buồn cười, không yêu đương, không cưới xin -> lấy nhau. 
GV thuyết giảng rõ hơn về những gì thuộc về con người Tràng: 
Cái xấu không quyết định đến việc Tràng có vợ hay không, nhưng Tràng là dân ngụ cư, thường bị khinh rẻ, tính tình ngộc nghệch -> tưởng rằng Tràng sẽ ở vậy suốt đời vạy mà lại có vợ theo không.
GV: hoàn cảnh Tràng có vợ?
GV: Ý nghĩa của tình huống truyện?
GV: chia lớp thành 4 nhóm:
- Nhóm 1 và 3: cảm nhận của em về diên biến tâm trạng nhân vật Tràng và "thị"?
- Nhóm 2 và 4: cảm nhận cảu em về tâm trạng bà cụ Tứ khi Tràng có vợ?
-> từng nhóm cử đại diện trình bày kết quả.
GV: "ChËc, kÖ", c¸i tÆc l­ìi cña Trµng kh«ng ph¶i lµ sù liÒu lÜnh mµ lµ mét sù c­u mang, mét tÊm lßng nh©n hËu kh«ng thÓ chèi tõ. QuyÕt ®Þnh cã vÎ gi¶n ®¬n nh­ng chøa ®ùng nhiÒu t×nh th­¬ng cña con ng­êi trong c¶nh khèn cïng. TÊt c¶ biÕn ®æi tõ gi©y phót Êy
GV: qua đó tác giả muốn phản ánh điều gì?
GV: qua chi tiết đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?
GV: tâm trạng của bà cụ Tứ khi con trai có vợ?
GV: qua đó em có nhận xét gì về nhân vật này?
GV thuyết giảng chi tiét và sâu sắc hơn
GV: em có đánh giá như thế nào về ngòi bút của Kim Lân trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật?
GV: yêu cầu HS đọc ghi nhớ SHK.
Yêu cầu: Phân tích ý nghĩa đoạn kết của tác phẩm?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- (1920 - 2007), tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài
- Quê: Từ Sơn - Bắc Ninh
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông học hết tiểu học -> vừa làm thơ sơn guốc, khắc tranh bình phong vừa viết văn.
- 1944: tham gia hội văn hoá cứu quốc -> hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng.
- Tác phẩm chính: SGK
->Kim Lân: cây bút chuyên viết truyện ngắn, thường viết về nông thôn và người nông dân.
-> Cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam: tuy nghèo khổ thiếu thốn mà vẫn yêu đời, thật thà chất phác, thông minh hóm hỉnh tài hoa
- 2001: được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- In trong tập "Con chó xấu xí"
- Tiền thân của tiểu thuyết Xóm ngụ cư
b. Bối cảnh
- Phát xít Nhật bát nhân dân ta nhổ lúa trồng đay -> nận đói khủng khiếp đã diễn ra, hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói
c. Bố cục 
- Đoạn 1: từ đầu -> "tự đắc với mình" - Tràng cùng người đàn bà về làng, tâm trạng tự đắc, phởn phơ của Tràng và sự ngạc nhiên hài hước của xóm ngụ cư.
- Đoạn 2: tiếp theo -> "rồi cùng đẩy xe bò về" - kể chuyện làm quen và nhặt được vợ của Tràng
- Đoạn 3: tiếp theo -> "len vào tâm trí mọi người" - cảnh sống trong gia đình Tràng sau khi Tràng có vợ
- Đoạn 4: còn lại - cảnh thúc thuế trong làng và ý tưởng đi theo Việt Minh của Tràng
* Mạch truyện: dẫn dắt tự nhiên, hợp logích, gần với truyện truyền thống (chủ yếu theo thời gian tuyến tính); sự hấp dẫn nằm trong nghịch lí mang tính hài hước của truyện. Phần mở đầu bằng cảnh Tràng đưa người "vợ nhặt" về.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Tình huống truyện
* Nhan đề: Vợ nhặt
- Vợ: biểu tượng cho khát vọng hạnh phúc. mái ấm gia đình, mang ý nghĩa quan trọng đối với đời người
- Nhặt: hành động rẻ rúng, tầm thường
-> kết hợp yếu tố bi hài, hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc.
* Tình huống Tràng có vợ
- Tràng: xấu trai, nghèo, dân ngụ cư, tính tình ngộc nghệch -> hội tụ đầy đủ điều kiện để ế vợ mà lại có vợ
- Hoàn cảnh:
+ Đói, miếng ăn là cả một vấn đề
+ Tràng nuôi thân không nổi
+ Lấy nạn đói làm nền cho đám cưới
-> Chuyện Tràng có vợ quả là kì lạ, đó là tình huống độc đáo mà Kim Lân đã dựng lên. Tình huống đó không chỉ lạ mà còn éo le trong hoàn cảnh như vậy => giá trị của tác phẩm.
* Ý nghĩa tình huống truyện
- Giá trị hiện thực: Tè c¸o téi ¸c thùc d©n, ph¸t xÝt qua bøc tranh x¸m xÞt vÒ th¶m c¶nh chÕt ®ãi.
- Giá trị nhân đạo: T×nh nh©n ¸i, c­u mang ®ïm bäc nhau, kh¸t väng h­íng tíi sù sèng vµ h¹nh phóc.
2. Diễn biến tâm trạng của các nhân vật.
a. Nhân vật Tràng
- Hoàn cảnh có vợ: 
+ Thân phận nghèo khổ, xấu xí, bất bình thường
+ Nhặt được vợ trong hoàn cảnh đói khát
- Diễn biến sự kiện Tràng có vợ:
+ Lúc đầu: Tràng "cũng chợn", lo sợ (ý nghĩ: thóc gạo này không nuôi nổi mình lại đèo bòng)
+ Sau đó: phởn phơ, vẻ ngoài rạng rỡ vui sướng, quên hết cuộc sống tối tăm hàng ngày, trong lòng chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên.
+ Sau đêm có vợ: 
Sáng dạy, trong lòng Tràng tràn ngập 1 nguồn vui sướng, phấn chấn, nghĩ - mình nên người, có bổn phận lo cho vợ con -> hành động: xăm xăm chạy ra giữa sân, muốn làm 1 việc gì để tu sửa căn nhà.
- Ý nghĩa: dù trong hoàn cảnh khó khăn, đói kém những trong con người Tràng vẫn bừng lên mãnh liệt niềm khát khao về cs gia đình hp, khát vọng đó đã vượt qua cả nỗi lo âu, sợ hãi và toan tính trước nạn đói và cái chết.
->Giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm.
b. Nhân vật "thị"
- Khi chưa thành vợ tràng:
+ Lúc đầu: "có khối cơm trắng mấy giò đấy" -> cong cớn
+ Sau đó, khi noi với Tràng, "thị" sưng sỉa, liều lĩnh (điêu, người thế mà điêu); "thị" vô duyên (ăn 1 chập 4 bát bánh đúc -> theo về làm vợ)
- Sau khi làm vợ Tràng:
+ Đứng trước mẹ Tràng: khép nép
+ Ngồi bên Tràng: hiền hậu
+ Có hành động: quét dọn nhà cửa, đáp lời mẹ chồng "vâng" -> "thị" hiền hậu, ngoan ngoãn, thu vén gia đình
-> Ở "thị" có sự thay đổi tính cách, điều đó thể hiện khát vọng về hạnh phúc của người phụ nữ lao động nghèo
c. Nhân vật bà cụ Tứ
- Lúc đầu: ngạc nhiên, băn khoăn
- Về sau: con mình đã có vợ
+ Hiểu ra cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương
+ Không biết chúng có nuôi nổi nhau không, lo lắng
+ Khuôn mặt: tươi tỉnh rạng rỡ
+ Hành động: quét nhà cửa, sửa soạn bữa cơm, nói toàn chuyện vui.
-> Tâm trạng bà cụ Tứ phức tạp nhưng hợp lí: bà mừng vui, xót, tủi.
3. Nghệ thuật
+ C¸ch kÓ chuyÖn tù nhiªn, l«i cuèn, hÊp dÉn.
+ Dùng c¶nh ch©n thËt, g©y Ên t­îng: c¶nh chÕt ®ãi, c¶nh b÷a c¬m ngµy ®ãi,
+ Miªu t¶ t©m lÝ nh©n vËt tinh tÕ nh­ng béc lé tù nhiªn, ch©n thËt.
+ Ng«n ng÷ n«ng th«n nhuÇn nhÞ, tù nhiªn.
III. Luyện tập
Bài tập 2
- Truyện được khép lại bằng hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc của Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ ..trong đầu óc Tràng
Những hình ảnh này đối lập với hoàn cảnh thực tế của truyện
-> khi bị đẩy vào tình trạng đói khổ cùng đường thì người nông dân lao động sẽ hướng tới cách mạng. Phù hợp với xu thế vận động của văn học Việt Nam 45 - 75.
5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Soạn bài: Nghị Luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.

Tài liệu đính kèm:

  • docVo nhatKL.doc