I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, mà tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước.
- Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
2. Kĩ năng: Cảm thụ và phân tích được những giá trị đặc sắc của bài thơ trữ tình
- Xác định được các giá trị cao đẹp của hình tượng Hồ Chí Minh trong bài thơ
- Rèn kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, tự nhận thức.
3. Thái độ:
- Trân trọng tự hào về nghĩa tình thủy chung cách mạng của con người Việt Nam
- Có ý thức về trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc phát huy truyền thống dân tộc.
Tuần 9 Tiết 24 Ngày dạy: 18 -10 -2010 VIỆT BẮC Tố Hữu Phần 1: Tác phẩm I.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, mà tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. - Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm. 2. Kĩ năng: Cảm thụ và phân tích được những giá trị đặc sắc của bài thơ trữ tình - Xác định được các giá trị cao đẹp của hình tượng Hồ Chí Minh trong bài thơ - Rèn kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, tự nhận thức. 3. Thái độ: - Trân trọng tự hào về nghĩa tình thủy chung cách mạng của con người Việt Nam - Có ý thức về trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc phát huy truyền thống dân tộc. II. TRỌNG TÂM: 1. Kiến thức: - Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến ; bàn tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến - Tình dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát ; kiểu kết cấu đối đáp ; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ. III. CHUẨN BỊ 1. GV: Giáo án, SGK,SGV, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng 2. HS: Đọc sgk và nắm nội dung cơ bản, định hướng tìm hiểu các câu hỏi theo các câu hỏi hướng dẫn học bài. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số: 12A2 12B4 2. Kiểm tra bài cũ: -Cảm xúc của tác giả thể hiện như thế nào khi đọc di chúc của Bác? - Nêu những điều ta làm được theo lời dặn trong di chúc của Bác? - Ý nghĩa của văn bản? Bài thơ giản dị, chân thực, hình ảnh đơn sơ nhưng cảm xúc thiết tha đủ bày tỏ tấm lòng dành cho Bác. Qua bài thơ, tác giả thể hiện hình ảnh cao quý về Bác Hồ vĩ đại. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT *Hoạt động 1:Tạo tâm thế cho học sinh Chúng ta đã tìm hiểu về Tố Hữu, chặng đường thơ của ông, phong cách nghệ thuật. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một tác phẩm tiêu biểu. Đó là bài thơ Việt Bắc. * Hoạt động 2:Tìm hiểu chung về tác phẩm -GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc? - GV: Nêu vị trí tập thơ, đoạn trích Việt Bắc trong sách giáo khoa? * Hoạt động 3:Đọc hiểu văn bản - GV: Trình bày cảm nhận chung về đoạn thơ? - Nhận xét kết cấu, giọng điệu của đoạn thơ? - GV: Cảm nhận của em về 8 câu thơ đầu? + Phân tích 4 câu đầu? + Phân tích 4 câu sau? I.Giới thiệu: 1. Hoàn cảnh sáng tác: SGK - Bài thơ được ra đời vào tháng 10 năm 1954 ( nhân sự kiện những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô). 2.Vị trí: - Việt Bắc là thành công xuất sắc của thơ Tố Hữu, là đỉnh cao của thơ ca Việt Nam thời kì chống Pháp. - Đoạn trích trong SGK là phần đầu của bài thơ, tái hiện những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến. II.Đọc – hiểu văn bản 1/ Nội dung a.Cảm nhận chung về đoạn thơ: - Đoạn thơ đã tái hiện được không khí của cuộc chia tay đầy lưu luyến bịn rịn sau 15 năm gắn bó ân tình giữa kẻ đi người ở. Đó là không khí ân tình của hồi tưởng, hoài niệm, của ước vọng và tin tưởng. - Kết cấu: theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao dân ca. Không đơn thuần là lời hỏi – đáp mà là sự hô ứng đồng vọng, là sự độc thoại của tâm trạng. Đó là cách “phân thân” , “ hóa thân” để bộc lộ tâm trạng được đầy đủ hơn. - Giọng điệu: Ngọt ngào êm ái, giọng tâm tình. b.Tám câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người. + Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình ; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại. + Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến. 4. Củng cố, luyện tập: - Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? - Cảm nhận chung về đoạn thơ 5. Hướng dẫn tự học: Học bài: Việt Bắc Chuẩn bị: “Việt Bắc”(tt) C©u hái: Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm như thế nào? Vài nét về nghệ thuật? Nêu ý nghĩa của văn bản? V. Rút kinh nghiệm: Tiết 25 Ngày dạy: 18 -10 -2010 VIỆT BẮC (tt) Tố Hữu Phần 1: Tác phẩm I.MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, mà tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. - Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm. 2. Kĩ năng: Cảm thụ và phân tích được những giá trị đặc sắc của bài thơ trữ tình - Xác định được các giá trị cao đẹp của hình tượng Hồ Chí Minh trong bài thơ - Rèn kĩ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, tự nhận thức. 3. Thái độ: - Trân trọng tự hào về nghĩa tình thủy chung cách mạng của con người Việt Nam - Có ý thức về trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc phát huy truyền thống dân tộc. II. TRỌNG TÂM: 1. Kiến thức: - Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến ; bàn tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến - Tình dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát ; kiểu kết cấu đối đáp ; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ. III. CHUẨN BỊ 1. GV: Giáo án, SGK,SGV, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng 2. HS: Đọc sgk và nắm nội dung cơ bản, định hướng tìm hiểu các câu hỏi theo các câu hỏi hướng dẫn học bài. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số: 12A2 12B4 2. Kiểm tra bài cũ: - Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? - Cảm nhận chung về đoạn thơ? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT *Hoạt động 1:Tạo tâm thế cho học sinh Chúng ta tìm hiểu tiếp theo bài thơ Việt Bắc. * Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản - GV: Cảm nhận của em về 82 câu thơ tiếp theo? + GV: Phân tích 12 câu hỏi? + GV: Phân tích 70 câu đáp? + GV: Trình bày cảm nhận của em về 4 câu đầu? + GV:Cảm nhận của em về28 câu tiếp theo? + GV: 22 câu thơ tiếp theo có nội dung như thế nào? + GV: Trình bày cảm nhận của em về16 câu cuối? - Nêu vài nét về nghệ thuật của bài thơ? * Hoạt động 4: Tổng kết bài thơ. -Nêu ý nghĩa bài thơ? c. Tám mươi hai câu sau: Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm. * Mười hai câu hỏi: - Nội dung:Những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến + Vùng rừng núi từng là “ thủ đô gió ngàn” + Con người Việt Bắc nghèo khổ mà ân tình, thủy chung son sắt. + Một giai đoạn cách mạng đã qua, nơi Việt Bắc – quê hương cách mạng của người Việt nam. - Hình thức: Mượn lời hỏi của người ở lại, gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng đã qua. Trong 12 câu thơ có sáu câu hỏi luyến láy, tha thiết khơi gợi nhắc nhở. * Bảy mươi câu đáp: - Nội dung: Cảm xúc chủ đạo là nỗi nhớ Việt Bắc, những kỉ niệm về Việc Bắc. + Bốn câu đầu đoạn khẳng định nghĩa tình thủy chung son sắt + Hai mươi tám câu tiếp nói về nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và con người, cuộc sống ở Việt Bắc: thiên nhiên cảnh vật quen thuộc, bình dị, gần gũi nhưng rất thơ mộng, trữ tình; con người và cuộc sống Việt Bắc nghèo cực, lam lũ mà thủy chung son sắt. + Hai mươi hai câu tiếp: Nhớ cuộc kháng chiến anh hùngở Việt Bắc: thiên nhiên cùng con người sát cánh đánh giặc; khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong những ngày ra quân sôi động làm nên chiến thắng. + Mười sáu câu cuối đoạn: thể hiện nỗi nhớ Việt Bắc, nhớ cuộc kháng chiến, nhớ quê hương cách mạng của người Việt Nam). - Hình thức: Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với Việt Bắc ; qua đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thủy chung. 2/ Nghệ thuật Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu Thể thơ lục bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình – ta, ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi, 3/ Ý nghĩa văn bản Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến ; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến. 4. Củng cố, luyện tập: - Bố cục bài thơ; Những kỉ niệm nào về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm ? 5. Hướng dẫn tự học: Học bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Chuẩn bị: “ Phát biểu theo chủ đề” C©u hái: Đọc các ngữ liệu trong SGK và trả lời câu hỏi: - Thế nào là phát biểu theo chủ đề? - Muốn phát biểu theo chủ đề, ta phải chuẩn bị những gì? - Chuẩn bị phát biểu cho chủ đề : Bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống của con người V. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: