Giáo án Ngữ văn 12 tiết 70 Đọc văn: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 70 Đọc văn: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nguyễn Minh Châu

 A. Mục tiêu cần đạt.

 Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật: Đằng sau bức ảnh đẹp về chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phục nữ và bao ngang trái trong một gia đình làng chài. Từ đó thấu hiểu: mỗi người trong một cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

 - Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo cách triển khai cốt truyện, khắc họa nhân vật của một cây bút truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.

 - Rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 70 Đọc văn: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 70 - Đọc văn: 
Chiếc thuyền ngoài xa
Nguyễn Minh Châu
	A. Mục tiêu cần đạt. 
	Giúp học sinh: 
	- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật: Đằng sau bức ảnh đẹp về chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phục nữ và bao ngang trái trong một gia đình làng chài. Từ đó thấu hiểu: mỗi người trong một cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người. 
	- Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo cách triển khai cốt truyện, khắc họa nhân vật của một cây bút truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa. 
	- Rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại. 
	B. Phương tiện.	
	Sách giáo khoa; Sách giáo viên; Bài soạn; Bảng phụ. 
	C. Phương pháp.	
	Kết hợp đọc - hiểu, nêu vấn đề, thuyết giảng, thảo luận nhóm. 
	D. Tiến trình dạy - học.
	* Bài cũ. 
	* Bài mới. 
	Lời vào bài: Nguyễn Minh Châu - Người con, nhà văn của xứ Nghệ, bước chân của ông đã xuyên suốt cả dãy Trường Sơn đi đánh Mỹ. Ông là người đổi mới "tinh anh" của văn học sau 1975. Sáng tác của ông ở phần cuối cuộc đời là những chiêm nghiệm, suy ngẫm sâu xa về lẽ sống con người ... Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm như thế. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hỏi: Nêu cách hiểu của em về đọc - hiểu phần tiểu dẫn của một văn bản văn học, từ đó trình bày cách đọc của mình về phần tiểu dẫn của văn bản này? 
Giáo viên lưu ý thêm
GV: Hướng dẫn cách đọc. 
HS: Đọc một vài đoạn ngắn, tiêu biểu. 
Hỏi: Hãy tìm những yếu tố tạo nên truyện Chiếc thuyền ngoài xa ? 
HS: Trả lời 
GV hỏi: Vậy các em có nhận xét gì về các yếu tố ở truyện ngắn này? 
GV: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm. 
Nhóm 1: Nêu những yếu tố chính tạo nên cốt truyện của văn bản. 
Nhóm 2: (Câu hỏi ở bảng phụ) 
Nhóm 3: (Câu hỏi ở bảng phụ) 
Nhóm 4: (Câu hỏi ở bảng phụ) 
HS: Hoạt động nhóm, cử đại diện trả lời. 
GV: Nhận xét
Ta đọc - hiểu truyện theo vấn đề đặt ra. 
Hỏi: Hãy nêu vắn tắt thời gian, không gian và hình ảnh chi tiết ngoài xa. 
Hỏi: Em có nhận xét gì về bức tranh chiếc thuyền ngoài xa? 
GV: Cho HS hoạt động nhóm: (câu hỏi bảng phụ) 
HS: Hoạt động nhóm, cử đại diện trả lời. 
Hỏi: Các em có nhận xét gì về tình huống trên? 
I. Tiểu dẫn. 
- Phần tiểu dẫn trình bày hai vấn đề: 
+ Tác giả. 
+ Văn bản. 
- Cách đọc tiểu dẫn bài này. 
+ Về tác giả: Tiểu sử tóm tắt của Nguyễn Minh Châu đáng chú ý: là tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mỹ có đóng góp đáng kể trong công cuộc đổi mới văn học sau 1975. 
+ Tác phẩm chính (SGK)
+ Phong cách nghệ thuật: Trước 1975 truyện của Nguyễn Minh Châu mang đậm chất sử thi, lãng mạn. Sau 1975 tác phẩm của ông nghiêng về chất thế sự. 
 Lưu ý: Văn học sau 1975 có nhiều tác phẩm đi sâu vào khám phá cuộc sống đời tư, số phận con người với một cái nhìn mới ... sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải thể hiện rõ cái nhìn ấy. 
- Chiếc thuyền ngoài xa (1987) tiêu biểu cho xu hướng tiếp cận từ góc độ thế sự của nhà văn sau 1975. 
II. Đọc - hiểu. 
- Giọng đọc: Điềm tĩnh, say sưa, có khi ngạc nhiên phẫn nộ, trầm lắng suy tư. 
- Các bước đọc: 
+ Bước 1: Đọc khái quát chung. 
+ Bước 2: Đọc khám phá giá trị văn bản. 
+ Bước 3: Đọc đánh giá, vận dụng. 
 Trên tinh thần đó, ở lớp chủ yếu trình bày về phương pháp đọc truyện ngắn hiện đại. Về nhà các em tiếp tục suy nghĩ, khám phá những giá trị thẩm mỹ, chiều sâu của tác phẩm. 
1. Đọc khái quát
- Những yếu tố tạo nên truyện: 
+ Cốt truyện.
+ Nhận vật. 
+ Điểm nhìn trần thuật. 
- Nhận xét: 
* Nhóm 1: Cốt truyện được xây dựng qua những tình huống truyện: Phùng chụp được bức ảnh Chiếc thuyền ngoài xa, tình huống người đàn bà bị bạo hành, câu chuyện ở phiên tòa. 
 Nhận xét: Các em nêu đúng nhưng chưa đủ, cốt truyện được tạo bởi các sự kiện, được dẫn dắt và kể hấp dẫn (tìm hiểu ở nhà). 
* Nhóm 2: Nhân vật chính làm nên cốt truyện: Phùng, người đàn bà, Đẩu. 
* Nhóm 3: Điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ nhất. Phùng là người kể chuyện. Ngôn ngữ kết hợp nhuần nhuyễn hiệu quả giữa lời kể, lời tả, lời thoại. 
* Nhóm 4: Những vấn đề đặt ra trong tác phẩm: 
- Vấn đề 1: Đằng sau bức tranh đẹp là nỗi đời khủng khiếp. 
- Vấn đề 2: Đằng sau nỗi đời khủng khiếp là triết lý đời thường. 
- Vấn đề 3: ý nghĩa triết luận của tác phẩm. 
2. Đọc - hiểu chi tiết. 
a. Đằng sau hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa là nỗi đời khủng khiếp. 
- Bức tranh chiếc thuyền ngoài xa. 
+ Thời gian: Lúc bình minh. 
+ Không gian: Trên biển.
+ Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa, tìm chi tiết (SGK). Cảnh đắt ... bức danh họa, hài hòa ... 
- Nhận xét: 
+ Là một cảnh đẹp giản dị, toàn bích đẹp tuyệt đỉnh như một khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. 
+ Phùng đã chớp được khoảng khắc đó và anh hạnh phúc vô cùng. Đó là giây phút hạnh phúc của một cuộc đời luôn săn tìm cái đẹp. 
b. Một nỗi đời khủng khiếp. 
- Nhóm 1: Người đàn ông: vũ phu, thô bạo: thể hiện ở hành động, lời nói. 
- Nhóm 2: Người đàn bà: Cam chịu, nhẫn nhục, lo sợ ... 
- Nhóm 3: Đứa con: thương mẹ, ghét cha, bị tổn thương. 
- Nhóm 4: Bày tỏ những suy nghĩ. 
* Nhận xét: 
HS nhận xét. 
III. Luyện tập. 
Bảng phụ

Tài liệu đính kèm:

  • docChiec thuyen ngoai xa GA thi GVG Tinh.doc