Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 14: Đọc thêm Bác ơi - Tố Hữu, Tự do - Pôn êluya

Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 14: Đọc thêm Bác ơi - Tố Hữu, Tự do - Pôn êluya

BÀI : BÁC ƠI

Tố Hữu

BÀI 2: TỰ DO

- PÔN ÊLUYA-

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

- Cảm nhận được bài thơ “Bác ơi!” thể hiện sâu sắc niềm đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ, của nhân dân ta với Bác Hồ; đó cũng là những lời thơ dạt dào tình cảm biết ơn, ca ngợi công lao trời biển của Bác, khẳng định quyết tâm đi theo con đường cách mạng mà Bác đã tìm ra.

 -Ở bài thơ “Tự do”, cần hiểu tự do là một trong những đề tài lớn mang tính nhân văn phổ quát, thể hiện khát vọng vĩnh cửu của con người mọi thời đại mà bản thân nhà thơ P. Êluya đã có một quá trình vật lộn, trăn trở tìm đường.

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1780Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 tiết 14: Đọc thêm Bác ơi - Tố Hữu, Tự do - Pôn êluya", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Lớp 12. 
Môn : Đọc Thêm
 Tuần : 14
Tiết 41. Ngày soạn : 2/11/09
BÀI : BÁC ƠI
Tố Hữu
BÀI 2: TỰ DO
- PÔN ÊLUYA-
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1.Kiến thức:
- Cảm nhận được bài thơ “Bác ơi!” thể hiện sâu sắc niềm đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ, của nhân dân ta với Bác Hồ; đó cũng là những lời thơ dạt dào tình cảm biết ơn, ca ngợi công lao trời biển của Bác, khẳng định quyết tâm đi theo con đường cách mạng mà Bác đã tìm ra.
 -Ở bài thơ “Tự do”, cần hiểu tự do là một trong những đề tài lớn mang tính nhân văn phổ quát, thể hiện khát vọng vĩnh cửu của con người mọi thời đại mà bản thân nhà thơ P. Êluya đã có một quá trình vật lộn, trăn trở tìm đường.
2.Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản thơ.
3.Tư tưởng: lòng kính yêu lãnh tụ và trân trọng tự do
II- THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,
Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, giảng bình, đọc sáng tạo...
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo định hướng.
Nội dung và các bài tập của tiết trước.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1. Ổn định lớp: 1’
 ( Tố Hữu) và Tự Do ( P. Ê LUYA).
2. Tổ chức dạy học : 43p
Hoạt động của GV và HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
A. Bài dọc : BÁC ƠI.
Hoạt động 1: GV hướng dẫn đọc bài Bác ơi.
Mục tiêu :
Hiểu được bối cảnh của bài thơ khóc Bác
Tổ chức dạy học :
- GV hướng dẫn tìm hiểu tiểu dẫn
 Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung gì ?
 + HS trình bày
* Kết luận : 
- GV chốt ý
 - Tố Hữu có nhiều tác phẩm hay sâu sắc và cảm động về Bác Hồ
à Vừa là cảm nghĩ của cá nhân nhà thơ vừa là tấm lòng của mọi người VN hướng về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc 
- HS ghi nhận
Hoạt động 2: GV hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Mục tiêu :
Đọc văn bản 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ
Thấu hiểu nỗi xót xa lớn lao trước sự kiện BH qua đời và hình tượng Bác Hồ, lời hứa đi theo con đường XHCN
Tổ chức dạy học : 
 Bước 1 : Gọi HS đọc bài thơ
 + HS đọc bài 
Bước 2: Tìm hiểu bài 
Thao tác 1: Bốn khổ đầu
 - GV nêu câu hỏi thảo luận :
1. Nỗi đau đớn của tg được diễn tả như thế nào?
+ HS thảo luận và trả lời theo ý kiến thảo luận nhóm
* Kết quả :
- GV phân tích và chốt ý
- HS ghi nhận
 - Thao tác 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu 6 khổ tiếp theo về : Hình tượng Bác được thể hiện như thế nào?
 + HS đọc 6 khổ tiếp theo và phân tích ý thơ
* Kết luận :
- GV nhận xét và định hướng chung.
- HS ghi nhận
 - Thao tác 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu 3 khổ cuối: 
GV nêu câu hỏi : Cảm nghĩ của mọi người trước sự ra đi của Bác?
 + HS trả lời theo ý kiến tự phát
* Kết luận :
- GV chốt ý
- HS ghi bài
* Kết luận :
- GV định hướng chung
+ Nỗi đau đớn tiếc thương của nhà thơ, của nhân dân với Bác 
- Lòng biết ơn, ca ngợi công lao, tấm gương sáng ngời của Bác
- Quyết tâm đi theo con đường của Bác
- HS lắng nghe – khắc sâu bài
Hoạt động 5: GV Hướng dẫn HS củng cố bài học
Mục tiêu 
Chốt lại nội dung và nghệ thuật bài thơ
Hiểu được tấm lòng nhà thơ đối với cụ Hồ
Tổ chức thực hiện
 + GV yêu cầu HS : Đánh giá chung về bài thơ ?
+ HS thực hiện 
* Kết luận :
- GV định hướng chung.
- HS trả lời
B. GV HƯỚNG DẪN ĐỌC BÀI :
 TỰ DO
* Hoạt động 3: GV hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Mục tiêu :
Tìm hiểu và nắm vững tác giả và tác phẩm Tự do
Tổ chức thực hiện
 - Thao tác 1: GV hướng dẫn HS đọc tiểu dẫn
 + GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ? 
+ HS đọc tiểu dẫn và nêu nét chính tác giả - tác phẩm 
* Kết luận :
- GV nhấn mạnh ý cơ bản
- HS ghi bài
Thao tác 2: GV hướng dẫn HS đọc bài thơ và nêu chủ đề bài thơ
 Gv yêu cầu HS nêu chủ đề bài thơ? 
 + HS đọc thơ và nêu chủ đề 
* Kết luận :
- GV hướng dẫn chốt ý chính .
- HS ghi bài 
 Hoạt động 4: GV hướng dẫn - Đọc hiểu văn bản 
Mục tiêu:
Hiểu được ý nghĩa văn bản
Tác dụng nghệ thuật văn bản
Gía trị nội dung và nghệ thuật 
Tổ chức dạy học :
- Thao tác 1: GV yêu cầu HS hãy chỉ ra câu trùng lặp và phân tích tác dụng của nó.
+ GV yêu cầu HS chĩ ra sự trùng lặp và tác dụng : 
 + HS thảo luận và trình bày kết quả 
* Kết luận :
- GV hệ thống ý:
Em là hai tiếng tự do .
 - Viết là ghi chép , hành động 
- Nhà thơ sinh ra để víêt về tự do, để chiến đấu vì tự do
- Tâm trạng khát khao tự do, cháy bỏng
- HS ghi bài 
 - Thao tác 2: GV yêu cầu HS :
- Hãy chỉ ra từ trùng lặp và phân tích để làm rõ tác dụng của nó?
 + HS trả lời
 * Kết quả : 
- GV phân tích và chốt ý 
- HS ghi bài
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS đánh giá bài thơ
Mục tiêu :
Chốt lại nội dung và rút ra giá trị bài thơ Tự do
Tổ chức dạy học 
+ GV yêu cầu HS nêu nhận xét chung bài thơ 
+ HS đáng giá tổng kết 
* Kết luận :
- GV chốt chung.
-HS ghi bài
 A. BÁC ƠI.
I.Tiểu dẫn
Ngày 2 tháng 9 Bác từ trần, giữa lúc cuộc kháng Mĩ trong thời kì gay go. Cả dân tộc và nhân dân thế giới tiếc thương vô hạn 
à Bài thơ được sáng tác trong không khí những ngày tang lễ ấy, như một tiếng khóc tiễn biệt, một “điếu văn bi hùng” bằng thơ
II. Đọc hiểu văn bản:
& Đọc bài thơ : giọng buồn , chậm và giàu cảm xúc chia li
 1. Bốn khổ đầu: Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời 
 a). Không gian thiên nhiên “ Đời tuôn nước mắt” Cảnh vật trở nên hoang vắng lạnh lẽo như bị mất linh hồn “ Phòng lạnh ...” à Hòa với tâm trạng của con người
 b). Nỗi đau đớn tiếc thương
-Tang tóc đau thương đến bất ngờ “Bác đã ..”
-Tất cả đề thíếu vắng côi cút 
- Trời đang đầu thu, đang là chíên thắng và hi vọng à Khung cảnh và lòng người tương phản 
àNỗi đau đớn tiếc thương vô hạn
 2. Sáu khổ tiếp theo: Hình tượng Bác Hồ
- Bác chưa bao giờ thảnh thơi vì lúc nào cũng nặng “nỗi thương đời”
-Tình thương của Bác gắn với lí tưởng và lẽ sống “ Tự do...”à Sự vĩ đại của Người là ở lẽ sống “ Nâng niu tất cả”
- Bác vĩ đại mà gần gũi, khiêm nhường, giản dị “Một đời thanh bạch...”
à Một nhân cách kết tinh toàn bộ những phẩm chất tốt đẹp của con người
àHình tương Bác qua lòng biết ơn công lao trời biển và tấm gương sáng ngời của Bác
 3.Ba khổ cuối: Cảm nghĩ của mọi người trước sự ra đi của Bác
 Cảm nghĩ của mọi người trước sự ra đi của
- Bác
à Buổi hoàng hôn chia li thành thời gian lịch sử thành buổi chiều đau xót nghìn thu –Bác bất tử 
-Nén đau thương mà đi đánh giặcàTừ cuộc đời của Bác, nhà thơ khai thác những sức mạnh mới góp phần thúc đẩy cuộc sống theo hướng đi lên
“ Ra đi ..”
“ Yêu Bác..
“Bác đã lên đường.
àQuyết tâm đi theo con đường của Bác
IV. Tổng kết
- Bài thơ thể hiện sâu sắc niềm đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ, của nhân dân ta với Bác Hồ.
- Đó cũng là những lời thơ dạt dào tình cảm biết ơn, ca ngợi công lao trời biển, tấm gương sáng ngời của Bác và nguyện quyết tâm đi theo con đường cách mạng mà Bác tìm ra .
B. TỰ DO
I.Tiểu dẫn
 1. Tác giả, tác phẩm 
 - Ê-luy-a ( 1895-1952) nhà thơ Pháp sinh ở Xanh Đơ- ni.
Năm 1919 tham gia chủ nghĩa siêu thực. Sau đó thóat li chủ nghĩa siêu thực 
à Sáng tác mang nội dung chống chiến tranh đế quốc và giàu tính nhân đạo
 - Bài thơ rút trong tập Thơ ca và chân lí (1942). Lúc này quân Đức đang giày xéo nước Pháp
 2. Chủ đề
Bài thơ miêu tả tâm trạng khát khao của những người dân nô lệ hướng tới tự do khi cuộc sống của họ không có tự do, bị bọn phát xít giày xéo.
II. Đọc hiểu văn bản:
@ ĐỌC 
 1. Bài thơ có sự trùng lặp về câu
- Bài thơ có 12 khổ câu kết của mỗi khổ là “ Tôi viết tên em” Khổ cuối là “ Để gọi tên em”
à Điệp cấu trúc câu thể hiện cảm xúc tuôn trào dào dạt của một tâm trạng khát khao tự do
-“Tôi viết tên em “
à Tôi là chủ thể trữ tình , mọi người đang hướng về tự do 
à Thánh ca trong kháng chiến chống phát xít
 2.Từ ngữ trùng lặp
-Từ “trên” 
à Không gian . Đó là không gian qua trí tưởng tượng đã chuyển hóa thành thời gian – Không gian, thời gian nghệ thuật thể hiện tâm trạng con người
-Từ “trên” gắn liền với những không gian thời gian giúp ta hiểu sâu về hai chữ tự do 
à Tự do thành khát vọng lớn, mãnh liệt của con người. Nó càng có ý nghĩa khi nhân dân Pháp ( 1942) bị phát xít xâm lược.
III.Tổng kết:
Bài thơ miêu tả tâm trạng khát khao, chân thành tha thiết của những người dân nô lệ hướng tới tự do
 3. Củng cố bài :1p
 - GV hướng dẫn HS củng cố bài 
 + Nắm vững nội dung bài 
 + Nội dung và nghệ thuật bài thơ
 4. Dặn dò : 1p 
 - Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 2’
-Bài tập về nhà: hoàn chỉnh bài đọc - hiểu các văn bản đọc thêm
- Chuẩn bị bài: luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiêt 41- đọc thêm văn 12 GIÁO ÁN GIẢNG DẠY- in roi.doc