Giáo án môn Ngữ văn 12 - Việt bắc (trích – tiếp theo) - Tố Hữu

Giáo án môn Ngữ văn 12 - Việt bắc (trích – tiếp theo) - Tố Hữu

 I. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh :

 - Cảm nhận được một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. Đó cũng là ân tình cách mạng – một cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến.

 - Nắm vững phương thức diễn tả và tác dụng của bài thơ : nội dung trữ tình chính trị được thể hiện trong một hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc, có sức tác động sâu xa, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.

 II. Phương tiện :

 - Học sinh : SGK, tập bài soạn.

 - Giáo viên : SGK, SGV, giáo án; hình ảnh về chiến khu Việt Bắc.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3213Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 12 - Việt bắc (trích – tiếp theo) - Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆT BẮC
 (Trích – tiếp theo) - Tố Hữu -
 I. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh :
 - Cảm nhận được một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. Đó cũng là ân tình cách mạng – một cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến.
 - Nắm vững phương thức diễn tả và tác dụng của bài thơ : nội dung trữ tình chính trị được thể hiện trong một hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc, có sức tác động sâu xa, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.
 II. Phương tiện : 
 - Học sinh : SGK, tập bài soạn.
 - Giáo viên : SGK, SGV, giáo án; hình ảnh về chiến khu Việt Bắc.
 III. Phương pháp :
 Thuyết trình, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm.
 IV. Nội dung và tiến trình lên lớp :
 1. Chuẩn bị : (5 phút )
 - Ổn định lớp (1’).
 - Kiểm tra bài cũ (3’):
 + Đôi nét khái quát về tiểu sử Tố Hữu?
 + Trình bày các chặng đường thơ Tố Hữu?
 + Trình bày phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?
 - Giới thiệu bài mới (1’).
 2. Nội dung bài giảng : ( 80 phút )
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
2’
8’
10’
7’
10’
5’
18’
10’
5’
? Việt Bắc ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Nhận xét, bổ sung.
 ? Hãy trình bày xuất xứ của đoạn trích?
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS đọc văn bản.
* Thảo luận nhóm: chia lớp thành 6 nhóm; hướng dẫn nội dung thảo luận.
+ Yêu cầu nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận : Nội dung trong lời của người ở lại -Việt Bắc.
- Nhận xét, bổ sung.
+ Yêu cầu nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận : Tâm trạng và tấm lòng của người về.
- Nhận xét, bổ sung.
+ Yêu cầu nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận : Hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc qua nỗi nhớ của người về.
- Nhận xét, bổ sung.
+ Yêu cầu nhóm 4 trình bày: Hình ảnh con người Việt Bắc qua nỗi nhớ của người về.
- Nhận xét, bổ sung.
+ Yêu cầu nhóm 5 trình bày kết quả thảo luận : Những kỉ niệm ở chiến khu qua nỗi nhớ của người về.
- Nhận xét, bổ sung : Đoạn thơ nói lên vị trí quan trọng của Việt Bắc cùng uy tín của Bác Hồ, của Đảng đối với toàn dân, toàn quân ta trong những năm tháng kháng chiến trường kì gian khổ.
+ Yêu cầu nhóm 6 trình bày kết quả thảo luận : Đặc sắc nghệ thuật của Việt Bắc – tính dân tộc đận đà.
- Nhận xét, bổ sung.
? Hãy đánh giá khái quát về Việt Bắc của Tố Hữu (nội dung và nghệ thuật)?
- Nhận xét, bổ sung.
-> Suy nghĩ và trả lời – theo SGK.
- Nghe nhận xét.
-> Suy nghĩ và trả lời. 
- Nghe nhận xét.
- Đọc văn bản. 
* Tiến hành thảo luận nhóm – theo hướng dẫn của GV.
+ Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nghe GV nhận xét.
+ Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nghe GV nhận xét.
+ Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nghe GV nhận xét.
+ Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nghe GV nhận xét.
+ Nhóm 5 trình bày kết quả thảo luận.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nghe GV nhận xét.
+ Nhóm 6 trình bày kết quả thảo luận.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nghe GV nhận xét.
-> Suy nghĩ và trả lời – theo Ghi nhớ SGK.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nghe GV nhận xét.
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
I. Tìm hiểu chung :
 1. Hoàn cảnh ra đời : 
 Tháng 10/1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân sự kiện này, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc
 2. Xuất xứ : Là 90 dòng thơ đầu của bài Việt Bắc : tái hiện những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến.
II. Đọc hiểu văn bản :
 1. Lời Việt Bắc :
 - Giọng thơ vừa để hỏi, vừa gợi nhớ :
 + Gợi nhớ về không gian của một vùng căn cứ địa cách mạng : mưa nguồn, suối lũ, rừng núi, mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, 
 + Gợi nhớ về thời gian của một thời kì hoạt động cách mạng và kháng chiến chống Pháp : mười lăm năm, những ngày, khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh, 
 + Gợi nhớ về cuộc sống gian khó nhưng đầm ấm nghĩa tình ở chiến khu : miếng cơm chấm muối, quả trám bùi, đọt măng mai, mái nhà lau xám hắt hiu; thiết tha mặn nồng, đậm đà lòng son, mối thù nặng vai, 
 - Việt Bắc cũng bộc lộ lòng nhớ thương của mình đối với người về – một nỗi nhớ da diết đến ngẩn ngơ : “Mình về rừng núi () để già”.
 2. Lời người về :
 a. Tâm trạng và tấm lòng người về :
 - Người về nghe câu hỏi, dạ bâng khuâng, bước chân cũng bồn chồn; câu thơ bỏ lửng, nhịp thơ ngập ngừng -> Tâm trạng lưu luyến, bịn rịn trong buổi chia tay (câu 5 -> 8).
 - Khẳng định tấm lòng của mình đối với Việt Bắc là trước sau như một, không bao giờ thay đổi, luôn nhớ về Việt Bắc (câu 21 -> 24).
 b. Hình ảnh Việt Bắc qua nỗi nhớ của người về: 
 * Thiên nhiên Việt Bắc : 
 - Vừa hùng vĩ, hiểm trở vừa huyền ảo, nên thơ (câu 26 -> 30).
 - Thiên nhiên hiện lên ở nhiều thời điểm khác nhau, nhiều màu sắc khác nhau và có sự hoà hợp với con người (câu 45 -> 52).
 - Thiên nhiên góp phần che chở, bảo vệ con người, cùng con người đánh giặc (câu 53->58)
 * Con người Việt Bắc : sống cần lao gian khổ nhưng gắn bó nghĩa tình, cùng chia ngọt sẻ bùi với cán bộ cách mạng (câu 31 -> 36).
 * Những kỉ niệm ở chiến khu :
 - Nhớ những hình ảnh sinh hoạt của cán bộ cách mạng trong chiến khu : lớp học y tờ, những giờ liên hoan – hoà lẫn với những sinh hoạt của người dân Việt Bắc : tiếng mỏ rừng chiều, chày đêm nện cối  (câu 37 ->42).
 - Nhớ đến hình ảnh Việt Bắc anh hùng trong kháng chiến : quân dân Việt Bắc hành quân với khí thế hào hùng, mãnh liệt – được diễn tả bằng những hình ảnh tuyệt đẹp, mang dáng dấp sử thi (câu 63 -> 70).
 - Việt Bắc là nơi ghi dấu nhiều chiến công của quân và dân ta, đem lại bao niềm vui chiến thắng cho dân tộc (câu 71 -> 74).
 - Nhớ đến những hoạt động của Trung ương, Chính phủ trong công cuộc chiến đấu và xây dựng đất nước - tại Việt Bắc (câu 75 -> 82).
 - Nhớ đến Việt Bắc là nhớ đến quê hương cách mạng, nơi đầu não của cuộc kháng chiến, nơi đem đến niềm tin tưởng, hi vọng cho bao người từ mọi miền đất nước (83 ->88).
 3. Nghệ thuật : 
 Việt Bắc đậm đà tính dân tộc : thể hiện thành công thể thơ lục bát truyền thống :
 - Cấu tứ gần gũi với ca dao : hình thức đối đáp, cách xưng hô mình - ta -> Thể hiện mối quan hệ thân thiết, gần gũi giữa người đi kẻ ở.
 - Sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao : tạo ra nhịp thơ uyển chuyển, cân xứng; lời thơ dễ nhớ, dễ đi vào lòng người
 - Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất sinh động, giàu hình ảnh, nhạc điệu
 - Sử dụng nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian -> làm cho giọng thơ thêm tha thiết, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru
III. Tổng kết :
 Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian – tất cả đã góp phần khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu : Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống quý báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa thuỷ chung của cách mạng, của con người Việt Nam.
 3. Củng cố: (3 phút )
 - Hoàn cảnh ra đời của Việt Bắc.
 - Tình cảnh, tâm trạng của kẻ ở người về trong buổi tiễn đưa.
 - Hình ảnh Việt Bắc qua nỗi nhớ của người về.
 - Tính dân tộc của Việt Bắc.
 4. Dặn dò : ( 2 phút )
 - Về nhà học bài – cả thơ.
 - Soạn trước bài Phát biểu theo chủ đề – chuẩn bị bài phát biểu với nội dung “Thanh niên, học sinh cần làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông” ; dự kiến đề cương cho lời phát biểu với nội dung “Khắc phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông”./.

Tài liệu đính kèm:

  • docViet Bac.doc