1. Tổ chức và hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam
a. Tổ chức của Quân đội:
Quân đội gồm: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng.
b. Hệ thống tổ chức:
- Bộ Quốc phòng.
- Các cơ quan Bộ Quốc phòng.
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
- Các bộ, ban chỉ huy quân sự
2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam
a. Bộ Quốc phòng:
- Là đơn vị thuộc Chính phủ do Bộ trưởng Bộ quốc phòng đứng đầu.
- Chức năng: quản lý, chỉ đạo, chỉ huy.
MỞ ĐẦU Công an nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam là hai lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước, giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là lực lượng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Để xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, làm nòng cốt xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo đảm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. NỘI DUNG TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM I. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1. Tổ chức và hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam a. Tổ chức của Quân đội: Quân đội gồm: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng. b. Hệ thống tổ chức: - Bộ Quốc phòng. - Các cơ quan Bộ Quốc phòng. - Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng. - Các bộ, ban chỉ huy quân sự 2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam a. Bộ Quốc phòng: - Là đơn vị thuộc Chính phủ do Bộ trưởng Bộ quốc phòng đứng đầu. - Chức năng: quản lý, chỉ đạo, chỉ huy. b. Bộ Tổng Tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp Là cơ quan chỉ huy lực lượng vũ trang . - Chức năng: + Bảo đảm trình độ sẵn sàng chiến đấu. + Điều hành các hoạt động quân sự. - Nhiệm vụ: + Tổ chức nắm chắc tình hình. + Nghiên cứu, đề xuất những chủ trương chung. + Tổ chức lực lượng, chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ. + Điều hành các hoạt động quân sự. c. Tổng cục Chính trị và cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam: - Chức năn: Đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, biện pháp về công tác Đảng, công tác chính trị. + Đề ra những nội dung, biện pháp, kế hoạch chỉ đạo,kiểm tra cấp dưới thực hiện. d. Tổng cục Hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp - Chức năng: Đảm bảo vật chất, quân y, vận tải. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu, đề xuất. + Chỉ đạo công tác đảm bảo hậu cần. e. Tổng cục Kỹ thuật và cơ quan kỹ thuật các cấp - Chức năng: + Bảo đảm vũ khí, trang bị, kỹ thuật, phương tiện. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu đề xuất. + Bảo đảm kỹ thuật. g. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, cơ quan, đơn vị sản xuất quốc phòng: - Chức năng: + Quản lý các cơ sở sản xuất quốc phòng. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu, đề xuất. + Chỉ đạo các đơn vị sản xuất. h. Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng: - Quân khu: Tổ chức quân sự theo lãnh thổ một số tỉnh (thành phố) tiếp giáp nhau co liên quan về quốc phòng. - Chức năng, nhiệm vụ: + Chỉ đạo công tác quốc phòng; + Xây dựng tiềm lực quân sự; + Chỉ đạo lực lượng vũ trang. - Quân đoàn Đơn vị tác chiến chiến dịch hoặc chiến dịch - chiến thuật. Là lực lượng thường trực của quân đội. - Quân chủng. Bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lý nhất định như: Hải quân, Phòng không - Không quân. - Binh chủng: Chức năng trực tiếp chiến đấu hoặc bảo đảm chiến đấu như: Pháo binh, Thông tin, Đặc công, ... i. Bộ đội Biên phòng. - Chức năng: làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia. 3. Quân hiệu, cấp hiệu và phù hiệu của Quân đội. Những quy định chung - Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được chia làm hai ngạch: sĩ quan tại ngũ, sĩ quan dự bị. Hạ sĩ quan và binh sĩ theo Luật Nghĩa vụ quân sự. Hệ Thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Sĩ quan có 3 cấp, 12 bậc ( cấp tướng có 4 bậc, cấp tá có 4 bậc, cấp úy có 4 bậc). Hạ sĩ quan có 3 bậc Chiến sĩ có 2 bậc Quân nhân chuyên nghiệp có cấp, 8 bậc. Quân hiệu, cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam ( Xem phụ lục SGK) II. CÔNG AN NHÂN DÂN 1. Tổ chức và hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam a. Tổ chức của công an: Công an gồm: Lực lượng An ninh và Cảnh sát. b. Hệ thống tổ chức - Bộ Công an. - Các cơ quan Bộ Công an. - Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố, trực thuộc tỉnh - Công an xã, phường, thị trấn 2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Công an: a. Bộ Công an - Là cơ quan lãnh đạo, chỉ huy cao nhất. - Nhiệm vụ: + Quản lý Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, + Xây dựng nền an ninh nhân dân và các lực lượng công an. b. Tổng cục An ninh: - Là lực lượng nòng cốt của Công an. - Nhiệm vụ: + Nắm chắc tình hình. + Đấu tranh phòng, chống tội phạm. + Làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâm phạm an ninh quốc gia. + Bảo vệ an ninh quốc gia. c. Tổng cục Cảnh sát: - Là lực lượng nòng cốt. - Nhiệm vụ: + Chủ động đấu tranh phòng, chống tội phạm. + Làm thất bại mọi âm mưu hành động gây mất trật tự, an toàn xã hội. + Bảo vệ trật tự an toàn xã hội. d. Tổng cục Xây dựng lực lượng: - Là cơ quan chuyên trách đảm nhiệm công tác xây dựng hệ thống tổ chức, cán bộ, các lực lượng nghiệp vụ trong Bộ Công an. e. Tổng cục Hậu cần - Là cơ quan tham mưu, bảo đảm về mặt hậu cần, cơ sở vật chất và khai thác sử dụng vật tư, trang bị cho các lực lượng của Bộ Công an. g. Tổng cục Tình báo - Là lực lượng đặc biệt, hoạt động bí mật trong và ngoài nước, nhằm ngăn chặn và đập tan những âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh quốc gia. h. Tổng cục Kỹ thuật: - Là cơ quan đảm bảo trang bị phương tiện kỹ thuật cho các hoạt động, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào nghiệp vụ công an. i. Bộ Tư lệnh cảnh vệ. - Là lực lượng bảo vệ cán bộ cao cấp, cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước và các đoàn khách quốc tế, các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam. Ngoài ra, còn có các đơn vị như: - Văn phòng. - Thanh tra. - Cục Quản lý trại giam - Vụ Tài chính. - Vụ pháp chế. - Vụ hợp tác Quốc tế. - Công an xã. 3. Cấp hiệu, phù hiệu, quân hiệu của Công an nhân dân Việt Nam a. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ: - Hạ sĩ quan có ba bậc. - Sĩ quan cấp uý có bốn bậc. - Sĩ quan cấp tá có bốn bậc. - Sĩ quan cấp tướng có bốn bậc. b. Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật - Hạ sĩ quan có ba bậc. - Sĩ quan cấp uý có bốn bậc. - Sĩ quan cấp tá có ba bậc. c. Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn - Chiến sĩ có hai bậc. - Hạ sĩ quan có ba bậc. KẾT LUẬN Học xong bài tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam các em hiểu được hệ thống và những chức năng, nhiệm vụ chính trong Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam. Nhận biết được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Xây dựng ý thức, trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ xây dựng quân đội và công an nhân dân. HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU Câu 1: Trình bày tổ chức và hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam. Câu2: Hãy nêu hệ thống quân hiệu, cấp hiệu và phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Câu 3: Trình bày tổ chức và hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam. Câu 4: Hãy nêu hệ thống công an hiệu, cấp hiệu và phù hiệu của Công an nhân dân Việt Nam. Ngày 27 tháng 8 năm 2017 GIÁO VIÊN Nguyễn Ngọc Anh KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI PHÊ DUYỆT Ngày tháng năm 2017 HIỆU TRƯỞNG Lê Đức Dục Môn học: Giáo dục quốc phòng Bài: Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam Đối tượng: Học sinh Khối 12 Năm học: 2017 – 2018 Phần I Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU A. MỤC ĐÍCH Hiểu được chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong Quân đội, Công an. Nhận biết được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội, Công an nhân dân. B. YÊU CẦU Xây dựng ý thức trách nhiệm và tích cực góp phần xây dựng Quân đội, Công an vững mạnh. II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM A. NỘI DUNG Nội dung của bài gồm 2 phần chính: Phần 1: Quân đội nhân dân Việt Nam. Phần 2: Công an nhân dân Việt Nam. B. TRỌNG TÂM Phần 1: Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội và các cấp bậc quân hàm trong Quân đội. Phần 2: Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Công an và các cấp bậc quân hàm trong Công an. III. THỜI GIAN: Tổng số 3 tiết: Phân bố thời gian: Tiết 1: Công an nhân dân Việt Nam Tiết 2, 3: Quân đội nhân dân Việt Nam IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP A. TỔ CHỨC Lên Lớp: Tập trung. Luyện Tập: HS học lý thuyết tại nhà. Hội Thao: không B. PHƯƠNG PHÁP 1. Giáo Viên: Diển giải, giới thiệu, hỏi đáp, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. 2. Học Sinh: nghe, ghi chép đầy đủ, trao đổi nhóm, giải quyết vấn đề. V. ĐỊA ĐIỂM Phòng học VI. VẬT CHẤT A. GIÁO VIÊN Chuẩn bị nội dung, giáo án tài liệu. Chuẩn bị phương tiện dạy học: 2 bộ quân hàm quân đội và công an, máy chiếu, đĩa VCD về tổ chức quân đội và công an. B. HỌC SINH Đọc trước bài. Nắm vững các quy định. Chuẩn bị sách giáo khoa, vở, bít ghi chép bài. Phần II THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI 3 - 5 phút - Nhận lớp, kiểm tra quân số, tài liệu học tập, giới thiệu giáo viên dự giờ. - Phổ biến quy định phòng học. - Kiểm tra bài cũ II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI Thứ tự nội dung Thời gian Phương pháp Vật chất Giáo viên Học sinh II. CÔNG AN NHÂN DÂN 1. Tổ chức và hệ thống tổ chức của Công an nhân dân Việt Nam 2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Công an: 3. Cấp hiệu, phù hiệu, quân hiệu của Công an nhân dân Việt Nam I. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1. Tổ chức và hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam 3. Quân hiệu, cấp hiệu và phù hiệu của Quân đội. 2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam Tiết 1 (36 phút) 5 phút 26 phút 5 phút Tiết 2 (36 phút) 18 phút 18 phút Tiết 3 (36 phút) Dùng thuyết trình........... Kết hợp với tranh ảnh video minh họa Dùng thuyết trình........... Kết hợp với tranh ảnh video minh họa Dùng thuyết trình........... Kết hợp với tranh ảnh video minh họa Lắng nghe, ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản; trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra; trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình. Lắng nghe, ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản; trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra; trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình. Lắng nghe, ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản; trả lời những vấn đề giáo viên đặt ra; trao đổi mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến của mình. Tranh ảnh, máy chiếu, sách giáo khoa Tranh ảnh, máy chiếu, sách giáo khoa Tranh ảnh, máy chiếu, sách giáo khoa III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI (3 – 4 phút) Hệ thống giải đáp thắc mắc; giới thiệu tài liệu nghiên cứu, tham khảo; hướng dẫn học sinh nghiên cứu; nhận xét chuyển nội dung.
Tài liệu đính kèm: