I- MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Giúp HS thấy được
- Những sự kiện quan trọng của tình hình thế giới sau CTTG 2.
+ Sự hình thành trật thế mới sau chiến tranh thế giới thứ 2: Hội nghị Ian ta (2/1945).
+ Sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc (mục đích, nguyên tắc hoạt động cơ bản .).
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tư duy khái quát; biết nhận định, đánh giá những vấn đề lớn của LSTG
3. Về thái độ:
- Giúp HS nhận thức rõ sau CTTG II tình hình thế giới diễn ra ngày càng căng thẳng, diễn biến phức tạp, đặc biệt giữa 2 phe.
- Giúp HS liên hệ với CM VN thời kì này,đặc biệt là biết đặt CM VN trong mối liên hệ mật thiết với CM thế giới.
4. Năng lực hướng tới: Qua bài học HS thấy được quan hệ quốc tế sau CTTG2, Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế có vị trí quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới , mối quan hệ giữa VN với LHQ ra sao?
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Láp tốp: tài liệu liên quan: Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu và châu Á, sơ đồ tổ chức LHQ
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, tranh ảnh các tổng thư kí LHQ
III. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
Tiết:1 Ngày soạn:29/8/2017 Phần một LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 Chương I SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949) Bài 1 SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949) I- MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Giúp HS thấy được - Những sự kiện quan trọng của tình hình thế giới sau CTTG 2. + Sự hình thành trật thế mới sau chiến tranh thế giới thứ 2: Hội nghị Ian ta (2/1945). + Sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc (mục đích, nguyên tắc hoạt động cơ bản ...). 2. Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tư duy khái quát; biết nhận định, đánh giá những vấn đề lớn của LSTG 3. Về thái độ: - Giúp HS nhận thức rõ sau CTTG II tình hình thế giới diễn ra ngày càng căng thẳng, diễn biến phức tạp, đặc biệt giữa 2 phe. - Giúp HS liên hệ với CM VN thời kì này,đặc biệt là biết đặt CM VN trong mối liên hệ mật thiết với CM thế giới. 4. Năng lực hướng tới: Qua bài học HS thấy được quan hệ quốc tế sau CTTG2, Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế có vị trí quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới, mối quan hệ giữa VN với LHQ ra sao? II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Láp tốp: tài liệu liên quan: Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu và châu Á, sơ đồ tổ chức LHQ 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, tranh ảnh các tổng thư kí LHQ III. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động tạo tình huống: a. Mục tiêu: Gây kích thích sự hứng thú cho học sinh, để các em sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới. b. Phương pháp: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp. -Qua sự kiện này hình thành cho HS thấy được cục diện QHQT phức tạp sau CTTG 2, sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của LHQ ra sao, mối quan hệ giữa VN với LHQ, qua mqh này VN cần làm gì để vừa bảo vệ vững chắc đất nước vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế hiệu quả - Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật bản (6 hoặc 9/8/1945) Sau đó giáo viên đặt câu hỏi. Qua đoạn phim em có suy nghĩ gì? HS trả lời: - Sự tàn khốc của chiến tranh - Cần chấm dứt CT đưa LSTG sang một trang mới - Cần có một tổ chức Quốc tế có những nguyên tắc để bảo vệ thế giới c. Dự kiến sản phẩm: Sau đó GV bổ sung đưa ra vấn đề tìm hiểu bài học: 2. Hoạt động hình thành kiến thức: MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC GỢI Ý SẢN PHẨM *Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân Trước hết GV giúp HS làm rõ khái niệm “quan hệ quốc tế”, “trật tự thế giới” là gì? (có thể đặt câu hỏi gợi mở cho HS tìm hiểu khái niệm) GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK, rút ra những vấn đề cơ bản: ?Hội nghị Ianta được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào àGV gọi cá nhân HS trình bày từng vấn đề. GV nhận xét, chốt ý GV sử dụng H1 SGK: Thủ tướng Anh - Sơcxin, Tổng thống Mĩ - Ph.Rudơven, Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô - I.Xtalin tại hội nghị Ianta. ? Theo em, từ hoàn cảnh LS trên việc giải quyết những yêu cầu đó được thưc hiện như thế nào ? GV tiếp tục gọi HS trả lời vấn đề. GV chốt ý. GV sử dụng bản đồ TG để chỉ các khu vực đóng quân, phạm vi thế lực của LX, Mỹ và đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á.(Có thể gọi 1 em HS trình bày trên bản đồ) GV liên hệ với tình hình CM VN thời kì này sau khi CM tháng Tám thành công GV: có thể đặt thêm câu hỏi: Vì sao lại có thể phân chia như vậy? Căn cứ vào đâu? Gọi HS trình bày quan điểm của mình và GV chốt ý: Căn cứ vào vị trí, sức mạnh và sự đóng góp của mỗi bên trong cuộc chiến. GV: Căn cứ vào nội dung trên của Hội nghị, em hãy cho biết thực chất của hội nghị Ianta là gì? Ý nghĩa của hội nghị đó? Thế nào là trật tự hai cực Ianta? GV gọi đại diện nhóm trình bày vấn đề, nhóm khác bổ sung, sau đó GV nhận xét và chốt ý: Đó là sự sắp xếp, cân bằng quyền lực giữa những nước lớn(cụ thể là 2 nước: Liên Xô và Mĩ) trên cơ sở thoả thuận tại Hội nghị Ianta. I. Hội nghị Ianta (2 - 1945) và những thoả thuận của ba cường quốc. - 4 - 11/2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập ở Ianta (Liên Xô), với sự tham dự của nguyên thủ 3 cường quốc: Tổng thống Mĩ Ru dơ ven, HĐBT Liên Xô Xít ta lin, Thủ tướng Anh Sớc sin, hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng: +Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và CNQP Nhật. + Thành lập tổ chức Liên hợp quốc. + Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa 3 cường quốc ở châu Âu và châu Á. - Những quyết định của Hội nghị Ian ta cùng những thoả thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới- trật tự 2 cực Ian ta. (thường đựơc gọi là Trật tự 2 cực Ian ta do Mĩ và LX đứng đầu mỗi cực *Hoạt động 2: Hoạt động nhóm: GV dẫn dắt vấn đề: Trong những thoả thuận đó, có 1 nội dung hết sức quan trọng đó chính là phải thành lập 1 tổ chức mang tầm quốc tế nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới - tổ chức Liên hợp quốc ra đời GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu các vấn đề thứ tự như sau: ? Sự thành lập tổ chức LHQ? ? Mục đích? ? Nguyên tắc hoạt động? ? Các cơ quan chính của LHQ? GV gọi HS đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Sau khi các HS trình bày xong GV bổ sung và chốt từng vấn đề rồi cho các em ghi và có thể hỏi thêm: GV sử dụng H2 SGK: Lễ kí Hiến chương LHQ tại Xanphranxixcô. HS có thể đọc ở SGK. GV sử dụng sơ đồ tổ chức LHQ ? Tổ chức LHQ có những vai trò gì mà em biết qua sách, báo, đài? Hãy liên hệ với thực tế? ? Hiện nay LHQ có những tổ chức nào trên thế giới? HS liệt kê: WHO, UNESCO, UNICEF, FAO, vv ? Mối quan hệ giữa Việt Nam và LHQ thể hiện như thế nào? -GV tiếp tục gọi HS trả lời vấn đề. GV chốt ý. - Liên hệ tình hình Việt Nam tháng 5/2014 (giàn khoan 981) II. Sự thành lập Liên hợp quốc. - 25/4 – 26/6/1945: hội nghị quốc tế 50 nước họp tại Xanphranxixcô (Mĩ) à quyết định thành lập tổ chức LHQ. - 24/10/1945: LHQ họp phiên đầu tiên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực àngày LHQ * Mục đích: -Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. -Phát triển mqh hữu nghị giữa các dân tộc -Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và tự quyết. *Nguyên tắc hoạt động: 5 nguyên tắc - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình. - Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Anh, Mĩ, Pháp LX (nay LB Nga), TQ. * Hiến chương LHQ còn quy định bộ máy của LHQ gồm 6 cơ quan Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Quốc tế và Ban Thư kí * Vai trò: - Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. - Thúc đẩy việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực. - Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. - Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo... *Việt Nam - LHQ: - 20/9/1977: VN gia nhập LHQ - thành viên 149. - 2007: VN là uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (nhiệm kì 2008 - 2009). Phần III. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập (Không dạy) III. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập 3. Hoạt động luyện tập: Yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa học được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể: GV nhấn mạnh lại vấn đề đã học hôm nay: Câu 1: Sau CTTG II, 1 trật tự TG mới được xác lập, với đặc trưng lớn nhất là gì? HS: TG chia làm 2 phe, 2 cực là TBCN và XHCN. Câu 2: VN phải làm gì để giành độc lập và XD phát triển đất nước? HS: suy nghĩ trả lời: 2 ý: - Giành độc lập thời kì chống Pháp, Mĩ (1945-1975). - XD phát triển đất nước (1975-2000). 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: Thống kê và tìm hiểu về một số tổ chức LHQ hoạt động tại VN, tổ chức VH-GD đã giúp đỡ nước ta như thế nào, tìm hiểu và đánh giá tác động. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC - Vẽ sơ đồ tổ chức LHQ - Học bài cũ, tìm hiểu trước bài 2: Phần thành tựu công cuộc XDCNXH ở Liên Xô từ 1945 đến nửa đầu những năm 70. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991), LIÊN BANG NGA (1991 - 2000), phần I Duyệt của tổ chuyên môn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết:2 Ngày soạn:29/8/2017 Chương II: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991), LIÊN BANG NGA (1991 - 2000) Bài 2 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991), LIÊN BANG NGA (1991 - 2000) I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Những nét lớn về công cuộc XD CNXH của Liên Xô từ 1945 đến giữa những năm 70: Khó khăn của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2; công cuộc khôi phục kinh tế từ 1945 - 1950; công cuộc xây dựng CNXH. 2. Kĩ năng: - Phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện lịch sử. 3. Thái độ: - Khâm phục tinh thần lao động, tự lực, tự cường của nhân dân Liên Xô. - Thấy được ưu điểm của nhà nước XHCN và những hạn chế nhất định trong vấn đề phát triển kinh tế. 4. Năng lực hướng tới: - Thấy được những thành tựu XDCNXH ở Liên Xô là vô cùng to lớn, có tác động tích cực đến vị thế của LX trên trường quốc tế. Liên xô thực sự là thành trì của CNXH. -VN vận dụng cơ hội trong quan hệ quốc tế như thế nào để giành độc lập và XD đất nước. II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Máy tính, bản đồ Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 - 1991 - Tranh ảnh về các nhân vật quan trọng: Gagarin, Stalin... 2. Chuẩn bị của học sinh: - Xem sách giáo khoa, tìm hiểu các tư liệu về chuyến bay đầu tiên của Gagarin.. III- PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: Thuyết trình, phát vấn, hoạt động khác IV- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Hoạt động khởi động: a. Mục tiêu: Gây kích thích sự hứng thú cho học sinh, thông qua kênh hình bằng TVHD. -Qua sự kiện này hình thành cho HS được những thành tựu XDCNXH ở Liên Xô là vô cùng to lớn, có tác động tích cực đến vị thế của LX trên trường quốc tế. Liên xô thực sự là thành trì của CNXH. -Vào bài giáo viên cho học sinh xem 2 đoạn phim (2 bức tranh): - Hậu quả của chiến tranh đối với Liên Xô - Liên Xô Phóng vệ tinh nhân tạo hoặc nhà du hành vũ trụ Gagarin, hoặc hình ảnh các nhà du hành Liên Xô và Bác Phạm Tuân bay vào vũ trụ a. Phương pháp: Giáo viên đặt câu hỏi. Qua đoạn phim (bức tranh)em có suy nghĩ gì? GV cho biết: giai đoạn LS những năm 60-70 của TKXX HS suy nghĩ có thể trả lời: Thành tựu KHKT vĩ đại Tác động đến cục diện TG c. Dự kiến sản phẩm: Sau đó GV bổ sung đưa ra vấn đề tìm hiểu bài học 2. Hoạt động hình thành kiến thức: MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC GỢI Ý SẢN PHẨM *Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân: GV: nhắc lại hoặc mời HS nêu lại kiến thức LS 11 về Liên bang CHXHCN Xô Viết: thành lập 1922, gồm 13 bang: Nga, Ucraina, Bêla rút, (lLS 11 trang 56) GV giúp HS nhớ lại vai trò của LX trong CTTG II (trụ cột), sau đó đặt câu hỏi ? Cuộc chiến tranh thế giới thứ II đã để lại cho Liên Xô những hậu quả gì? (27 triệu người chết; 1.710 thành phố bị tàn phá; hơn 7 vạn làng mạc; gần 32.000 nhà máy xí nghiệp...) => Nhiệm vụ đề ra là phải khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng CNXH. ? Vậy Đảng và nhà nước Liên Xô phải làm gì để hoàn thành nhiệm vụ đó? ... Câu 1.Trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước được nêu ra trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) là đổi mới kinh tế. B. đổi mới về văn hóa, xã hội. C. đổi mới về chính trị. D. đổi mới về kinh tế, chính trị. Câu 2. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà phải làm gì? Làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. B. Làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả. C. Làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện có hiệu quả. D. Làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước. Câu 3. Trong đường lối đổi mới (1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chọn đổi mới kinh tế là trọng tâm vì hàng hóa trên thị trường khan hiến. B. yêu cầu giải quyết việc làm cho nhân dân. C. do đất nước đang thiếu lương thực trầm trọng. D. đất nước đang khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Câu 4. Trong đổi mới kinh tế từ Đại Hội VI (12/1986) Đảng ta coi A. công nghiệp nặng là mặt trận hàng đầu. B. nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. C. thương nghiệp là mặt trận hàng đầu. D. công nghiệp nhẹ là mặt trận hàng đầu. Câu 5. Điểm tương đồng về kinh tế Việt Nam trước và sau đổi mới là A. kinh tế công nghiệp là chủ yếu. B. kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. C. kinh tế thương nghiệp là chủ yếu. D. kinh tế đối ngoại là chủ yếu. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: Câu 1. Tìm hiểu về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, nhà lãnh đạo đã đi đầu trong công cuộc đổi mới của Đảng ta từ Đại Hội VI 12-1986. Câu 2. Sưu tầm sách báo và tranh ảnh về công cuộc đổi mới. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC: - Học bài cũ - Ôn tập các thời kỳ phát triển và các nội dung quan trọng của LSVN từ năm 1919 đến 2000 Duyệt của tổ chuyên môn Tiết 51 Ngày soạn:30/3/2018 Bài 27 TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000 I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Giúp học sinh nắm chắc, hệ thống, tổng quát quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến năm 2000 qua các thời kỳ chính với những đặc điểm lớn của từng thời kỳ - Nguyên nhân cơ bản quyết định quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, phương hướng đi lên của đất nước, bài học kinh nghiệm lớn của CMVN 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa, lựa chọn sự kiên lịch sử cơ bản, kỹ năng phân tích, xác định những sự kiện lịch sử lớn của từng thời kỳ lịch sử từ năm 1919 đến năm 2000 3. Thái độ: -Trên cơ sở nắm chắc quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, hiểu rõ nguyên nhân của quá trình phát triển lịch sử, củng cố niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự tất thắng và tiền đồ của cách mạng 4. Năng lực hướng tới : - Giải thích được các mốc quan trọng của lịch sử Việt Nam từ 1919-2000. - Khả năng vận dụng kiến thức lịch sử vào bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận chính xác. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1.Chuẩn bị của giáo viên: Tài liệu liên quan. 2.Chuẩn bị của học sinh: Vở soạn, vở ghi, sưu tầm tranh ảnh liên quan. III. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: Thuyết trình, phát vấn, hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động tạo tình huống: a. Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới. b. Phương Pháp: GV cho HS xem sơ đồ tổng quát về các giai đoạn của lịch sử Việt Nam..., Sau đó GV hỏi: em biết gì sơ đồ trên trên? HS suy nghĩ trả lời c. Dự kiến sản phẩm: Dự kiến HS trả lời: sơ đồ thời gian về lịch sử Việ Nam từ 1919-2000...GV bổ sung và dẫn dắt vào bài mới: Lịch sử VN từ 1919 đến 2000 đã phát triển qua các thời kỳ nào? Nội dung cơ bản và những đặc điểm lớn của từng thời kỳ lịch sử? Những nguyên nhân cơ bản nào làm nên thắng lợi vẽ vang đó..? Để nhìn lại một cách khái quát lịch sử dân tộc từ 1919 đến 2000, hôm nay chúng ta học bài 27. TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000 2. Hoạt động hình thành kiến thức: Mục tiêu, phương thức Gợi ý sản phẩm * Hoạt động 1: Nhóm - GV: Em hãy tóm tắt các thời kỳ phát triển của lịch sử dân tộc từ 1919 đến 2000 ? Sau đó chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận các vấn đề thứ tự như sau: Nhóm 1: Tìm hiểu những kiến thức cơ bản thời kì 1919-1930. Nhóm 2: Tìm hiểu những kiến thức cơ bản thời kì 1930-1945 và 1945-1954. Nhóm 3: Tìm hiểu những kiến thức cơ bản thời kì 1954-1975. Nhóm 4: Tìm hiểu những kiến thức cơ bản thời kì 1975-2000. Các nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút, sau đó GV mời đại diện các nhóm trình bày, mời các nhóm khác bổ sung nhận xét, chốt. GV bổ sung hoàn thành nội dung các nhóm, ghi bảng. I. Các thời kỳ phát triển của lịch sử dân tộc 1.Thời kỳ 1919- 1930 - Thời kỳ vận động tiến tới thành lập ĐCSVN + Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tạo cơ sở kinh tế- xã hội để tiếp thu luồng tư tưởng CMVS + Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào trong nước -PTCN chuyển sang tự giác, phong trào yêu nước chuyển sang lập trường vô sản dẫn đến sự ra đời của ĐCSVN đầu năm 1930 2. Thời kỳ 1930- 1945 -Thời kỳ vận động giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng + Phong trào cách mạng 1930- 1931 + Phong trào dân chủ 1936- 1939 + Phong trào GPDT 1939- 1945 3.Thời kỳ 1945- 1954 - Nhiệm vụ: Kháng chiến và kiến quốc -Thắng lợi lớn:Việt Bắc 1947, Biên giới 1950, Đông –Xuân 1953- 1954, đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã dẫn đến hiệp định Giơnevơ 4. Thời kỳ 1954- 1975 - Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước - MB làm CM XHCN, MN làm CM DTDCND MN: Đánh bại 4 chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng MN - MB: Vừa xây dựng CNXH vừa chống chiến tranh phá hoại; đồng thời hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của hậu phương lớn và giúp đỡ cách mạng Lào, Campuchia 5. Thời kỳ 1975- 2000 - Thời kỳ cả nước đi lên CNXH + Giai đoạn 1975- 1986: Bên cạnh những thành tựu, ta gặp không ít khó khăn, yếu kém... + Giai đoạn 1986- 2000: Thực hiện đổi mới, giành được nhiều thành tựu, vượt qua khủng hoảng * Hoạt động 2: cá nhân - GV dẫn dắt: Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là từ ngày ĐCSVN ra đời, lịch sử dân tộc ta đã trải qua những bước thăng trầm song cuối cùng đã giành được những thắng lợi vẽ vang. - GV: Vì sao dân tộc ta đã giành được những thắng lợi đó? - HS: suy nghĩ trả lời, các em khác bổ sung Nguyên nhân chủ quan, khách quanGV: theo em nguyên nhân nào quan trọng nhất vì sao? - GV có thể chốt và chuyển ý. -GV: có được những thắng lợi đó CM và dân tộc ta đã rút được những bài học kinh nghiệm gì? theo em bài học nào quan trọng nhất vì sao? - HS trả lời, GV bổ sung, phân tích, minh họa kết thúc bài. II. Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm: 1. Nguyên nhân thắng lợi: - Đảng lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng suôt, độc lập, tự chủ. Đây là nhân tố quyết định - Nhân dân ta đoàn kết, giàu lòng yêu nước, chiến đấu dũng cảm, lao động cần cù 2. Bài học kinh nghiệm: - Nắm vững ngọn cờ ĐLDT và CNXH - Sự nghiệp cách mạng là của dân , do dân và vì dân... - Không ngừng củng cố khối đoàn kết trong nước và đoàn kết quốc tế - Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại... - Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của CMVN 3. Hoạt động luyện tập: Hãy nêu các thời kỳ phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến năm 2000 và cho biết những thắng lợi tiêu biểu của CMVN từ 1930 đến 2000 ? 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: Lập niên biểu những sự kiện tiêu biểu gắn với từng thời kỳ trong tiến trình LSVN từ từ 1919 đến 2000 ( theo mẫu) Thời kỳ Sự kiện tiêu biểu 1919- 1930 1930- 1945 1945-1954 1954-1975 1975-2000 V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC: - Chuẩn bị tiết sau ôn tập để kiểm tra học kỳ II - Nội dung: Toàn bộ phần LSVN từ 1919 đến 2000 - Trọng tâm: Những nội dung được giới hạn trong chương trình ôn tập lớp 12 (Phần LSVN từ 1919 đến 2000) Duyệt của tổ chuyên môn Tiết 52 Ngày soạn: 6/4/2018 ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 2 1. Kiến thức: Học sinh nhận thức một cách hệ thống tổng quát học kì 2 về quá trình phát triển lịch sử của dân tộc 1954-2000 qua 2 thời kỳ. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích hệ thống hoá kiến thức. 3. Về thái độ - Giúp học sinh hiểu rõ nguyên nhân của quá trình phát triển lịch sử, niềm tự hào về dân tộc, niềm tin vào Đảng. 4. Về nội dung: -Đây là bài ôn tập kiểm tra học kì từ bài 21 đến bài 27 (1954-2000) . Trong thời gian một tiết chỉ nêu những nội dung chính, sự kiện cơ bản của từng thời kỳ, cho HS các câu hỏi ôn tập hướng dẫn để kiểm tra. 5. Về phương pháp. - Sử dụng phương pháp vấn đáp, học sinh đọc bài cũ ở nhà 6. Chuẩn bị của thầy và trò. - Thầy giáo: Chuẩn bị gián án, sách tham khảo - Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi bài, đọc bài mới ở nhà. 7. Bài mới: * Kiểm tra bài cũ: Không * Bài mới: - Giới hạn nội dung chương trình từ bài 21 đến bài 26 SGK lịch sử 12. Gợi ý ôn tập một số nội dung 1- Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ. 2- Phong trào đồng khởi: Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. 3- Các CLCT: Đặc biệt, cục bộ, Việt Nam hoá...: Âm mưu, thủ đoạn, nhân dân ta chống lại các chiến lược chiến tranh ntn? 4- Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975: Chủ trương, kế hoạch; diến biến chính, kết quả, ý nghĩa. 5- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc KCC Mĩ cứu nước (1954-1975) 6- Tình hình nước ta sau 1975. 7- Công cuộc đổi mới của Đảng ta : Hoàn cảnh, nội dung, thành tựu, hạn chế. - Hình thức kiểm tra : trắc nghiệm 60%, 40% : tự luận. - Đề ra : của sở GD-ĐT Quảng Trị, thời gian 45 phút. * Củng cố: Học sinh về nhà làm bài, học bài chuẩn bị kiểm tra học kì II Duyệt của tổ chuyên môn Tiết 53 Ngày soạn : /4/2016 KIỂM TRA HỌC KỲ II Theo đề của sở giáo dục và đào tạo Quảng Trị Câu 1(4 điểm). Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1965) với chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam? Câu 2(4 điểm). Căn cứ vào điều kiện thời cơ như thế nào Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam ? Nội dung chủ trương, kế hoạch đó có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng? Câu 3(2 điểm). Theo em, vì sao Đảng ta quyết định đặt tên chiến dịch Sài Gòn-Gia Đình mang tên là chiến dịch Hồ Chí Minh? ------------------------------------------------------------------ A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Nắm được những kiến thức cơ bản một cách có hệ thống - Đánh giá chất lượng học sinh cuối học kỳ 2. Kĩ năng : Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá sự kiện lịch sử 3. Thái độ : Nghiêm túc, tự giác B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1.Chuẩn bị của giáo viên: Đề thi và đáp án 2.Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập chu đáo I. Phát đề ĐỀ 1 Câu 1(4điểm).Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4-30/4/1975): hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa lịch sử ? Câu 2(3điểm). Vì sao nói, Đại hội VI (12/1986), là Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới của Đảng ta? Câu 3(3điểm). Nêu những thành tựu đạt được bước đầu của công cuộc đổi mới (từ 1986-1990). ĐỀ 2 Câu 1(4điểm). Chiến dịch Tây Nguyên (10/3/1975-24/3/1975): Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử ? Câu 2(3điểm). Vì sao sau 10 năm xây dựng CNXH (1976-1985), Đảng ta quyết định tiến hành đổi mới? Câu 3(3điểm). Hãy nêu định hướng đổi mới và nội dung đổi mới kinh tế, chính trị của Đảng ta?
Tài liệu đính kèm: