Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chương trình cả năm - Trường THPT Mèo Vạc

Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chương trình cả năm - Trường THPT Mèo Vạc

Hoạt động 4: Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure (10 phút)

Mục tiêu: Khắc sâu thêm kiến thức về tính chất của protein.

Phương pháp kỹ thuật: Thảo luận nhóm, quan sát thí nghiệm.

Hình thức tổ chức hoạt động: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, quan sát thí nghiệm.

 

doc 282 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 411Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chương trình cả năm - Trường THPT Mèo Vạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...................
Ngày dạy: 12C1: ............................. 12C2: ............................. 12C3: .............................
	 12C4: ............................. 12C5: ............................. 
 Tiết 01 	 ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
 	- Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức các chương về hóa học hữu cơ ( hiđrocacbon, ancol – phenol, anđehit- axit cacboxylic).	
2. Kĩ năng
	- Rèn luyện kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất và ứng dụng của chất. Ngược lại, dựa vào tính chất của chất để dự đoán công thức của chất.
	 - Kĩ năng giải bài tập xác định CTPT của hợp chất.
3. Thái độ
	- Thông qua việc rèn luyện tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, Làm cho HS hứng thú học tập và yêu thích môn hóa học hơn.
4. Năng lực hướng tới:
 	- Năng lực tính toán và sử dụng ngôn ngữ hóa học
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
	- Hệ thống câu hỏi và các bài tập vận dụng
2. Chuẩn bị của học sinh
	- Ôn tập lại lý thuyết về kiến thức lớp 11.
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp (1 phút)
	 Sĩ số: 12C1: ............................. 12C2: ............................. 12C3: .............................
	 12C4: ............................. 12C5: ............................. 
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: ôn lại kiến thức lí thuyết hóa hữu cơ lớp 11 (29 phút) 
	- Mục tiêu: HS nhớ lại toàn bộ phần kiến thức hóa hữu cơ đã học ở lớp 11
	- Phương pháp/Kỹ thuật: Vấn đáp, đàm thoại gợi mở
	- Phương thức tổ chức hoạt động: Hoạt động tập thể.
- Phương tiện dạy học: Giáo án, sgk...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Giáo viên giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS cho biết các loại hợp chất hữu cơ đã được học.
- GV nêu công thức tổng quát, nhắc lại tính chất hóa học của các hiđrocacbon no, không no, ancol, axit cacboxylic. Anđehit?
HS: Nghe câu hỏi
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
GV: Theo dõi sự chú ý của học sinh, yêu cầu các HS khác nghe câu trả lời của bạn để nhận xét
Học sinh báo cáo kết quả quan sát được và trả lời câu hỏi.
HS: 
- CTTQ: Ankan - CnH2n+2 (n ≥ 1), anken- CnH2n (n ≥ 2),
ankin- CnH2n-2 (n ≥ 2), 
ankadien - CnH2n-2 (n ≥ 3), 
ankylbenzen - CnH2n-6 (n ≥ 6)
ancol no đơn chức mạch hở - CnH2n+1OH (n ≥ 1),
anđehit - CnH2n+1−CHO (n ≥ 0),
axit cacboxylic – 
CnH2n+1−COOH (n ≥ 0).
 Kiểm tra, đánh giá
GV: Hỏi ý kiến cả lớp về câu trả lời của HS sau đó cho điểm.
I. Đại cương hóa hữu cơ
1. CTTQ của các hợp chất hữu cơ lớp 11
Ankan: CnH2n+2 (n ≥ 1), 
Anken: CnH2n (n ≥ 2),
Ankin: CnH2n-2 (n ≥ 2), 
ankadien: CnH2n-2 (n ≥ 3), 
ankylbenzen: CnH2n-6 (n ≥ 6)
ancol no đơn chức mạch hở: CnH2n+1OH (n ≥ 1),
anđehit: 
CnH2n+1−CHO (n ≥ 0),
axit cacboxylic:
CnH2n+1−COOH (n ≥ 0).
2. Bài tập 
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một anken thu được 2,24 lit CO2 (đkc). Khối lượng nước thu được là
A. 0,9g B. 9g
C. 18g D. 1,8g
Câu 2: Oxi hóa 11,5g C2H5OH bằng CuO (t0) thu được trong sản phẩm có m gam Cu. Giá trị của m là
A. 16 gam	B. 32 gam	C. 12,8 gam	D. 8 gam
 C. 12,8 gam	D. 8 gam
Hoạt động 2: Một số vấn đề cần lưu ý (10 phút)
Mục tiêu: Nêu lại thuyết cấu tạo hóa học, liên kết hidro? 
Phương pháp kỹ thuật: Nêu vấn đề, đàm thoại
Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
Phương tiện dạy học: Giáo án, SGK.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Giáo viên giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS nêu lại thuyết cấu tạo hóa học
Gv: Hướng dẫ HS ôn tập lại pt ion rút gọn
GV hướng dẫn HS hệ thống hóa lại cách gọi tên tất cả các hợp chất hữu cơ học ở lớp 11
GV yêu cầu nêu lại khái niệm liên kết hidro?
GV yêu cầu HS làm bài tập:
HS: Nghe câu hỏi
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Trình bày
GV: Theo dõi sự chú ý của học sinh, yêu cầu các HS khác nghe câu trả lời của bạn để nhận xét
Học sinh báo cáo kết quả quan sát được và trả lời câu hỏi.
Kiểm tra, đánh giá
GV: Hỏi ý kiến cả lớp về câu trả lời của HS.
II. Một số nội dung cần lưu ý, bài tập
1. Phương trình ion rút gọn
a. Phản ứng tạo thành chất kết tủa 
phương trình ion đầy đủ.
b. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu
- Phản ứng tạo thành nước
NaOH + HClNaCl + H2O
Na+ + OH- + H+ + Cl- Na+ + Cl- + H2O
H+ + OH-H2O
- Phản ứng tạo thành axit yếu
Nhận xét: Trong dung dịch, các ion H+ và CH3COO- đã kết hợp với nhau tạo thành chất điện li yếu CH3COOH.
c. Phản ứng tạo thành chất khí
2HCl + Na2CO3 2NaCl + CO2+ H2O
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập (5 phút)
4.1. Tổng kết 
	 GV nhắc kĩ HS nhớ về nghiên cứu lại tên và công thức cảu 20 tên gốc hidrocacbon.
4.2. Hướng dẫn học tập 
	- Chuẩn bị bài sau gồm các câu hỏi:
	+ Ôn tập lại kiến thức bài ancol và axit cacboxylic, ôn tập lại tất cả các công thức tính.
	+ Xem lại phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol.
Ngày soạn:...................
Ngày dạy: 12C1: ............................. 12C2: ............................. 12C3: .............................
	 12C4: ............................. 12C5: ............................. 
 Tiết 02 	 ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. MỤC TIÊU
Qua bài học, HS đạt được: 
1. Kiến thức
Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa các kiến thức trọng tâm của lớp 11 liên quan đến chương trình lớp 12 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng dựa vào cấu tạo của chất để suy ra tính chất của chất và ứng dụng của chất. Ngược lại, dựa vào tính chất của chất để dự đoán cấu tạo và ngược lại.
- Kĩ năng giải bài tập xác định công thức phân tử chất hữu cơ.
3. Thái độ 
Thông qua việc rèn luyên tư duy biện chứng trong việc xét mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của chất, làm cho học sinh hứng thú học tập và yêu thích môn Hóa học hơn 
4. Năng lực hướng tới 
Giúp HS phát triển năng lực hợp tác, trao đổi, tự lập, nghiên cứu, tự tin, suy luận,...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Chuẩn bị các kiến thức cơ bản, các câu hỏi và bài tập.
2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức cơ bản đã học ở chương trình lớp 11
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1. Ổn định tổ chức (2 phút)
Sĩ số: 	12C1: ............................. 	12C2: ............................. 12C3: .............................
12C4: ............................. 12C5: ............................. 
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Tiến trình bài học
Hoạt động 1: Khởi động (7 phút) 
Mục tiêu: Tạo tâm thế tốt để vào nội dung chính của bài.
Phương pháp kỹ thuật: Nêu vấn đề.
Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân.
Phương tiện dạy học: SGK.
Yêu cầu HS làm bài tập sau:
Cho dung dịch NaOH dư vào 150ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thể tích khí thu được (đktc) là bao nhiêu?
 A. 3,36 lít B. 33,6 lít C. 7,62 lít D. 6,72 lít
Hoạt động 2: Tổng hợp kiến thức trọng tâm đã học ở lớp 11 (23 phút)
Mục tiêu: Giúp HS nắm được các kiến thức trọng tâm của lớp 11.
Phương pháp kỹ thuật: Thảo luận nhóm nhỏ, cá nhân.
Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân trả lời, đại diện nhóm báo cáo.
Phương tiện dạy học: SGK, giấy A4
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
+ Giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS viết phản ứng sau, nhận xét sản sẩm
CH3COOH + HO-CH3 
+ Thực hiện nhiệm vụ:
HS dựa vào kiến thức cũ để thực hiện
HS thực hiện
Sản phẩm là este
CH3COOH + HO-CH3 HCOOCH3 + H2O
 Este 
I. Các biểu thức tính
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG 
+ Giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS nêu các kiến thức đã học ở lớp 11
HS viết các CT
1. Khối lượng
; 
; 
(a là tổng KL các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ X)
2. Phần trăm khối lượng
II. Các cách lập công thức hợp chất hữu cơ
Yêu cầu HS cách lập CTĐGN, CTPT của một chất hữu cơ ?
Từ các cách lập CTPT đã được học hãy làm bài tập áp dụng bên ?
+ Thực hiện nhiệm vụ
HS dựa vào SGK và qua hướng dẫn của GV để hoàn thành các yêu cầu của GV.
GV cho HS làm bài tập vận dụng
Để lập CTĐGN ta lập biểu thức tính tỷ lệ tối giản nhất về số nguyên tử các nguyên tố trong phân tử. 
GV hướng dẫn HS làm các ví dụ.
HS chú ý nghe giảng, trả lời các câu hỏi thêm của GV
1. Cách thiết lập CTĐGN
Nguyên tắc    
     Lập công thức đơn giản nhất cho chất hữu cơ CxHyOz là tìm tỉ lệ nguyên tối giản x : y : z.
Hợp chất X chứa C, H, O có dạng CxHyOz (x, y, z là số nguyên, dương)
- Để lập CTĐGN ta lập tỉ lệ :
x : y : z = nC : nH : nO = = = a : b : c (trong đó a, b, c là kết quả của các tỉ lệ trên).
 - Sau đó biến đổi thành tỷ lệ tối giản.
 2. Cách lập CTPT
a. Dựa vào % (m) các nguyên tố
 Ta có tỷ lệ: 
; ; 
b. Thông qua CTĐGN
Từ CTĐGN ta có CTPT dạng (CTĐGN)n.
Để xác định giá trị n ta dựa vào khối lượng mol phân tử M.
Ta có: (12.x + 1.y + 16.z)n = M n
c. Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy
Tính MA, nA, , 
Ta có: ; 
z được tính bằng biểu thức: 
12x + y + 16z = MA 
Bài tập áp dụng
Có hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn 0,88 gam X thu được 1,76 gam CO2 và 0,72 gam nước. 
a. Tính % (m) các nguyên tố C, H, O.
b. Cho tỷ khối hơi của X so với không khí là 3,04, hãy lập CTPT X theo 3 cách.
Giải
a. Áp dụng công thức tính % các nguyên tố ta có:
%O = 36,36%.
b. Có dX/kk == 3,04 → MX = 3,04.29 = 88.
C1: Theo % m ta có:
→ x = 4→ y = 8 z = 2.
CTPT là C4H8O2.
C2: Theo CTĐGN x : y : z = nC : nH : nO == 
4,55 : 9,09 : 2,27 = 2 : 4 : 1→ CTĐGN là (C2H4O)n 
Ta có: (16.2 + 1.4 + 16.1)n = 88n = 2 Vậy CTPT là C4H8O2.
C3: Theo khối lượng sản phẩm cháy:
nX = 0,88/88 = 0,01 mol.
= 1,76/44 = 0,04 mol;= 0,72/18 = 0,04 mol.
Theo phương trình phản ứng cháy ta có:
 x = 4 ; y = 8
Ta có: 12x + y + 16z = 88 z = 2.CTPT X là C4H8O2.
Hoạt động 3: Bài tập (8 phút)
Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện các kĩ năng về một số dạng bài tập
Phương pháp kỹ thuật: Thảo luận nhóm nhỏ, cá nhân.
Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân trả lời, đại diện nhóm báo cáo.
Phương tiện dạy học: SGK, giấy A4
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
B. Bài tập
Cho 8g hỗn hợp hai anđehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit no, đơn chức, mạch hở tác dụng với bạc nitrat trong dd amoniac dư thu được 32,4g bạc kết tủa. Xác định CTPT và gọi tên các anđehit?
HS trao đổi đưa ra ý kiến 
B. Bài tập
Cho 8g hỗn hợp hai anđehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit no, đơn chức, mạch hở tác dụng với bạc nitrat trong dd amoniac dư thu được 32,4g bạc kết tủa. Xác định CTPT và gọi tên các anđehit?
Giải
Đặt CT chung của hai anđehit là 
Số mol Ag = 0,3 mol= 2 lần số mol anđehit.
Vậy anđehit =53,3314 + 30 =53,33 = 1,6
Vậy 2 anđehit là CH3CHO metanal và C2H5CHO etanal.
IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập (5 phút) 
1. Tổng kết 
GV yêu cầu HS xem lại các bài tập đã làm
2. Hướng dẫn học tập	
- Về nhà ôn tập lại các kiến thức vừa ôn tập lại ở lớp 11.
- Xem trước bài Este theo nội dung sau: 
+ Viết PTHH của phản ứng giữa axit axetic với ancol etylic, từ đó nêu thế nào là este?
+ Viết các PTHH chứng minh tính chất của este
Ngày soạn:...................
Ngày dạy: 12C1: ............................. 12C2: ............................. 12C3: .............................
	 12C4: ............................. 12C5: ............................. 
CHƯƠNG I ESTE - LIPIT
Tiết 3 Bài 1 ESTE
I. MỤC TIÊU
 Qua bài học, HS đạt được: 
1. Kiến thức 
Biết được:
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - c ... ị oxi hoá thành Ag	 
B. nguyên tử Mg có thể khử được ion Sn2+
C. ion Cu2+ có thể oxi hóa được nguyên tử Al 
D. CO không thể khử MgO thành Mg
4. Nhóm mà các kim loại đều phản ứng với dung dịch CuSO4 là:
A. Ba, Mg, Hg B. Na, Al, Fe, Ba C. Al, Fe, Mg, Ag D. Na, Al, Cu
5. cho sơ đồ sau: Al A Al(OH)3 B Al(OH)3 C Al. các kí tự A, B, C lần lượt là: 
A. NaAlO2, AlCl3, Al2O3	B. Al2O3, AlCl3, Al2S3
C. KAlO2, Al2(SO4)3, Al2O3	D. A và C đúng
6. Trong các phương pháp điều chế kim loại sau, phương pháp nào không đúng ?
Điều chế nhôm bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3
Điều chế Ag bằng phản ứng giữa dung dịch AgNO3 với Zn
Điều chế Cu bằng phản ứng giữa CuO với CO ở nhiệt độ cao
Điều chế Ca bằng cách điện phân dung dịch CaCl2
7. Hòa tan hết 0,5 gam hỗn hợp gồm: Fe và kim loại hóa trị 2 bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,12 lit khí H2 (đktc). Kim loại hóa trị 2 đã dùng là:
A. Ni	B. Zn	C. Mg	D. Be
8. Phản ứng nào sau đây thu được Al(OH)3 ?
A. dung dịch AlO2- + dung dịch HCl	B. dung dịch AlO2- + dung dịch Al3+
C. dung dịch AlO2- + CO2/H2O	D. cả A, B, C
9. Để kết tủa hoàn toàn Al(OH)3 có thể dùng cách nào sau đây ?
A. Cho dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch NaOH dư.	
B. Cho dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch NH3 dư
C. Cho dung dịch NaAlO2 tác dụng với dung dịch HCl dư.
D. Cho dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư
10. Hòa tan 8 gam hỗn hợp gồm Fe và kim loại M (hóa trị 2, đứng trước H2 trong dãy điện hóa) vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lit H2 (đktc). Mặt khác để hòa tan 4,8 gam kim loại M thì dùng chưa đến 500 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại M là
A. Zn	B. Mg	C. Ca	D. Ba
11. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm AlCl3 và FeSO4, thu được kết tủa A. Nung A trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn B. Cho H2 dư qua B nung nóng , phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn C. C có chứa
A. Al và Fe	B. Al2O3 và Fe	C. Al, Al2O3, Fe và FeO	 D. Fe
12. Điện phân dung dịch FeCl2 , sản phẩm thu được là
A. Fe, O2, HCl	 B. H2, O2, Fe(OH)2	 C. Fe, Cl2	 D. H2, Fe, HCl.
13. Cho dung dịch chứa các ion: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-+. muốn loại được nhiều cation nhất ra khỏi dung dịch trên thì nên dùng hóa chất nào sau đây ?
A. dung dịch NaOH.	B. dung dịch Na2CO3.	
C. dung dịch KHCO3.	 	 	D. dung dịch Na2SO4.
14. Hòa tan hoàn toàn 2,32 gam Fe3O4 trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được V ml khí X (màu nâu) ở đktc. V có giá trị là
A. 336 ml	B. 112 ml	C. 224 ml	D. 448 ml
15. Trong nước tự nhiên thường có lẫn những lượng nhỏ các muối: Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thể dùng một hóa chất nào sau đây để loại đồng thời các cation trong các muối trên ?
A. NaHCO3	B. K2SO4	C. Na2SO4	D. NaOH
16. Điện phân dung dịch NaCl đến hết (có màng ngăn, điện cực trơ), cường độ dòng địên 1,61A thì hết 60 phút. Thêm 0,03 mol H2SO4 vào dung dịch sau điện phân thì thu được muối với khối lượng 
	A. 4,26 gam	 B. 8,52 gam	C. 6,39 gam	D. 2,13 gam
17. Cho 4 kim loại: Al, Fe, Mg, Cu và bốn dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, Al2(SO4)3, kim loại nào khử được cả 4 dung dịch muối trên:
	A. Mg	 B. Mg và Al	C. Mg và Fe	D. Cu
IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập (5 phút)
1. Tổng kết 
Về nhà làm các bài tập sau:
 1. Một vật bằng hợp kim Cu-Zn được nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng, hiện tượng xảy ra là
A. Zn bị ăn mòn, có khí H2 thóat ra.	 B. Zn bị ăn mòn, có khí SO2 thoát ra.
C. Cu bị ăn mòn, có khí H2 thoát ra	 D. Cu bị ăn mòn, có khí SO2 thoát ra.
 2. Một dung dịch chứa a mol NaAlO2 tác dụng với một dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa Al(OH)3 sau phản ứng là
A. a=2b	B. b<4a	C. a=b	. b<5a
 3. Cho 2 cặp oxi hóa khử: Xx+/X đứng trước cặp Yy+/Y trong dãy điện hóa. Phát biểu nào sau đây không dúng?
 A. tính oxi hóa của Yy+ mạnh hơn Xx+ 
 B. X có thể oxi hoá được Yy+đứng trước cặp Yy+/Y
 C. Yy+ có thể oxi hóa được X	
 D. tính khử của X mạnh hơn Y
 4. Có 3 dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4. thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dung dịch trên là
 A. Al	 B. CaCO3	 C. Na2CO3	 	 D. quỳ tím
5. Khi điện phân nóng chảy Al2O3 sản xuất Al, người ta thêm criolit (Na3AlF6) vào Al2O3 với mục đích 
A. tạo lớp màng bảo vệ cho nhôm lỏng B. tăng tính dẫn điện của chất điện phân
C. giảm nhiệt độ nóng chảy của chất điện phân	D. cả A, B, C đều đúng
6. Điện phân dung dịch FeCl2 , sản phẩm thu được là
A. Fe, O2, HCl	 B. H2, O2, Fe(OH)2	 C. Fe, Cl2	 D. H2, Fe, HCl.
7. Cho dung dịch chứa các ion: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-+. muốn loại được nhiều cation nhất ra khỏi dung dịch trên thì nên dùng hóa chất nào sau đây ?
A. dung dịch NaOH.	B. dung dịch Na2CO3.	
C. dung dịch KHCO3.	 	 	D. dung dịch Na2SO4.
8. Hòa tan hoàn toàn 2,32 gam Fe3O4 trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được V ml khí X (màu nâu) ở đktc. V có giá trị là
A. 336 ml	B. 112 ml	C. 224 ml	D. 448 ml
9. Trong nước tự nhiên thường có lẫn những lượng nhỏ các muối: Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thể dùng một hóa chất nào sau đây để loại đồng thời các cation trong các muối trên ?
A. NaHCO3	B. K2SO4	C. Na2SO4	D. NaOH
10. Điện phân dung dịch NaCl đến hết (có màng ngăn, điện cực trơ), cường độ dòng địên 1,61A thì hết 60 phút. Thêm 0,03 mol H2SO4 vào dung dịch sau điện phân thì thu được muối với khối lượng 
	A. 4,26 gam	 B. 8,52 gam	C. 6,39 gam	D. 2,13 gam
11. Cho 4 kim loại: Al, Fe, Mg, Cu và bốn dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, Al2(SO4)3, kim loại nào khử được cả 4 dung dịch muối trên:
	A. Mg	 B. Mg và Al	C. Mg và Fe	D. Cu
12. Hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn thu được chất rắn Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lit H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 26,88 lit khí H2 (đktc). Khối lượng Al và Fe3O4 trong hỗn hợp đầu bằng:
 A. 54g; 139,2g B. 29,7g; 69,6g C. 27g; 69,6g	 D. 59,4g ; 139,2g
13. Trong quá trình ăn mòn điện hóa, ở điện cực âm xảy ra:
 A. quá trình oxi hóa nước trong dd điện li B. quá trình khử kim loại
 C. qúa trình oxi hóa kim loại	 D. quá trình oxi hóa oxi trong dd điện li.
 2. Hướng dẫn học tập
Về nhà ôn lại các kiến thức đã ôn tập và làm lại các bài tập đã giải chuẩn bị kiến thức thi học kỳ II
Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố: MH = 1; MO = 16; MNa = 23; MZn = 65; MCu = 64; MFe = 56; MAg = 108; MAl = 27; MCa = 40; MCr = 52; MK = 39; MC = 12.
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,448 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là
A. 1,12.	B. 11,2.	C. 0,56.	D. 5,60.
Câu 2: Fe bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là
A. Zn.	B. Al.	C. Mg.	D. Cu.
Câu 3: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hóa học của muối đem điện phân là
A. LiCl.	B. NaCl.	C. KCl.	D. RbCl.
Câu 4: Hợp kim nào sau đây có thể tác dụng được hết với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Fe – Zn.	B. Zn – Ag.	C. Cu – Ag.	D. Zn – Cu.
Câu 5: Để phân biệt hai khí SO2 và CO2 có thể dùng hóa chất nào sau đây?
A. Dung dịch brom.	B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. Dung dịch HCl.	D. Dung dịch NaOH.
Câu 6: Bảo quản thực phẩm (thịt, cá,...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?
A. Dùng fomon, nước đá.
B. Dùng phân đạm, nước đá.
C. Dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô.
D. Dùng nước đá khô, fomon.
Câu 7: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?
A. Than đá.	B. Xăng, dầu.	C. Khí butan (gaz).	D. Khí hiđro.
Câu 8: Cho 5,4 gam kim loại Al tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24.	B. 4,48.	C. 6,72.	D. 3,36.
Câu 9: Cho 6,9 gam một kim loại M ở nhóm IA tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Kim loại đó là
A. Sr.	B. Li.	C. K.	D. Na.
Câu 10: Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (ở đktc) vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 sau phản ứng thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 2,24.	B. 3,36.	C. 4,48.	D. 6,72.
Câu 11: Ngâm một đinh sắt sạch trong 100(ml) dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch, sấy khô thấy đinh sắt tăng 0,8(g). Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là
A. 0,1M.	B. 1,5M.	C. 0,5M.	D. 1,0M.
Câu 12: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Be, K, Fe, Ag, Ba. Số kim loại trong dãy tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
A. 5.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 13: Có các dung dịch sau bị mất nhãn: AlCl3, FeCl3, MgCl2, NH4Cl, Na2SO4, hoá chất dùng để nhận biết tất cả các dung dịch trên là
A. BaCl2.	B. NaOH.	C. AgNO3.	D. Na2SO4.
Câu 14: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện
A. Kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan.
B. Kết tủa màu xanh.
C. Kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần.
D. Kết tủa màu nâu đỏ.
Câu 15: Cho 19,5 gam hợp kim Zn – Ag tác dụng với dung dịch HCl, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Thành phần trăm của hợp kim trên lần lượt là
A. 33,33% và 66,67%.	B. 34,35% và 65,65%.
C. 66,67% và 33,33%.	D. 33,39% và 66,61%.
Câu 16: Các kim loại Na, K, Ca được điều chết bằng phương pháp nào sau đây?
A. Thủy luyện.	B. Nhiệt luyện.
C. Điện phân nóng chảy.	D. Điện phân dung dịch.
Câu 17: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở catot xảy ra sự
A. Khử phân tử nước.	B. Khử ion Na+.
C. Oxi hóa phân tử nước.	D. Oxi hóa ion Na+.
Câu 18: Dung dịch nào sau đây có thể nhận biết được cả 3 ion sau: Ba2+, Fe3+, Cu2+?
A. Dung dịch Cu(OH)2.	B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch HCl.	D. Dung dịch CuSO4.
Câu 19: Nhiệt phân hoàn toàn sắt (III) hiđroxit ở nhiệt độ cao thì thu được chất rắn là
A. FeO.	B. Fe.	C. Fe3O4.	D. Fe2O3.
Câu 20: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3 hoặc HCl.	B. Na2CO3 hoặc Ca(OH)2.
C. Na2CO3 hoặc Na3PO4.	D. NaCl hoặc Ca(OH)2.
Câu 21: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hóa hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường là
A. 29,6 gam.	B. 29,4 gam.	C. 24,9 gam.	D. 59,2 gam.
Câu 22: Hiệu ứng nhà kính là hệ quả của
A. Sự phá hủy ozon trên tầng khí quyển.
B. Sự lưu giữ bức xạ hồng ngoại bởi lượng dư khí cacbonic trong khí quyển.
C. Sự chuyển động "xanh" duy trì trong sự bảo tồn rừng.
D. Sự hiện diện của lưu huỳnh oxit trong khí quyển.
Câu 23: Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối sắt(III)?
A. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư).
B. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl.
C. Fe tác dụng với dung dịch HCl.
D. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl.
Câu 24: Số oxi hóa của crom trong hợp chất K2Cr2O7 là
A. +4.	B. +6.	C. +3.	D. +2.
--- II. Tự luận
Câu 1: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. 
a. Xác định tên kim loại M, muối X, muối Y.
b. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.	
Câu 2: Dẫn 17,6 gam CO2 vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,6M. Phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa.	
 a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính giá trị m.
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_12_chuong_trinh_ca_nam_truong_thpt_meo_v.doc